Nghiên cứu

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN | Con đường Trung Đạo và Tứ Thánh Đế

Nội dung chính

    TÌM HIỂU KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN (Dhammacakkappavattanasutta)

    Con Đường Trung Đạo

    Hai tháng sau khi giác ngộ, Đức Thế Tôn đến Vườn Nai, thuyết bài Pháp đầu tiên là Kinh Chuyển Pháp Luân cho năm Ngài Kiều Trần Như (Koṇḍañña). Mở đầu bài Kinh, Đức Phật giảng dạy con đường “Trung Đạo” mà Ngài đã khám phá, và cũng là tinh hoa Giáo lý đạo Phật sau này.

    Mở đầu bài Pháp, dựa trên kinh nghiệm bản thân, Đức Thế Tôn khuyên năm Ngài đang tu khổ hạnh nên từ bỏ hai lối tu cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh vì cả hai không thể dẫn đến trạng thái giải thoát. Lợi dưỡng, hưởng thụ an lạc trong ngũ dục (Sắc, thanh, mùi, vị, xúc) làm  chậm  trễ  tiến  bộ  tinh  thần.  Khổ  hạnh  như  nhịn  ăn nhiều ngày, nằm trên gai nhọn, ngâm mình trong nước lạnh,…. làm sức khỏe cạn kiệt, trí tuệ suy giảm.

    Bạn đang xem: KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN | Con đường Trung Đạo và Tứ Thánh Đế

    Từ đó, Đức Phật chỉ ra con đường duy nhất để giác ngộ đó là Trung Đạo và Bát Chánh Đạo, hợp đủ 8 Chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

    Chánh Kiến:

    • Về Pháp học: Hiểu biết đúng đắn, chân chánh Giáo Pháp như Luật Nhân Quả, Thuyết Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế, Pháp Thiền Định, Thiền Minh Sát,……
    • Về Pháp hành: Chứng nghiệm Tứ Diệu Đế hay thực tánh Pháp (Vô thường, Khổ, Vô ngã).

    Chánh tư duy:

    • Về Pháp học: Suy nghiệm về ly dục, vô sân, bất hại.
    • Về Pháp hành: Hướng tâm về đối tượng thiền.

    Chánh ngữ:

    • Nói lời chân chánh, lợi mình, lợi người.
    • Không nói dối, nói lời vô ích, nói lời thô ác, nói lời chia rẽ gây hại đến chính mình và người khác.

    Chánh nghiệp:

    • Không sát sinh, trộm cướp và tà dâm
    • Bảo vệ sự sống, tài sản và sống đoan chính.

    Chánh mạng:

    • Nuôi mạng chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện đúng theo luật đời, giới Đạo.
    • Tránh các nghề nghiệp trực tiếp hay gián tiếp phạm ngũ giới như đồ tể, thợ săn, buôn bán vũ khí, rượu bia, thuốc phiện, thịt cá, …..

    Chánh tinh tấn:

    • Không ngừng nỗ lực trong việc ngăn ác, diệt ác, làm thiện và tăng thiện.
    • Khi hành thiền: Nỗ lực duy trì chánh niệm trên đối tượng thiền trong tất cả tư thế, đi, đứng, nằm, ngồi.

    Chánh niệm:

    Dựa trên Pháp Thiền Tứ Niệm Xứ, hành giả hay biết, ghi nhận liên tục các đối tượng thuộc về Danh Sắc (thân-tâm) trong tất cả các tư thế nhằm thấy được thực tánh Khổ, Vô thường, Vô ngã, ngăn chặn phiền não cũ và phiền não mới phát sinh.

    Chánh định:

    Sự trụ tâm trên đối tượng thiền.

    • Thiền Tuệ: Đạt được mức Sát Na Định.
    • Thiền Định: Đạt Cận định hay các bậc thiền.

    Tóm Tắt Tứ Thánh Đế

    Sau đó, Đức Phật giảng giải chi tiết Tứ Thánh Đế, bốn Chân Lý cao thượng mà bậc Thánh Nhân đã chứng ngộ. Đây là giáo lý nền tảng của Phật Giáo, lấy con người làm trung tâm để hướng đến hạnh phúc tối thượng. Dù chư Phật có xuất hiện trên thế gian hay không, những Chân Lý này vẫn hiện hữu.

    Cho nên, một vị Phật không sáng tạo mà chỉ khám phá ra Chân Lý ấy bằng cách trực nhận, chứng nghiệm, rồi truyền dạy lại cho những người vô minh, đang chịu khổ đau.

    Tứ Thánh Đế có bốn Pháp đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

    Khổ đế (Dukkha ariyasacca):

    Đối với bậc Thánh Nhân, đời sống này là đau khổ, không  thể  sống  mà  không  chịu  khổ, không  thể  có  hạnh phúc thật sự, vững bền, trong một thế gian tạm bợ.

    Có tám nỗi khổ căn bản: Sinh, Già, Bệnh, Chết, Muốn không được, Thương mà xa, Ghét mà gần, Chấp thủ vào Thân Tâm sinh diệt liên tục.

    Sự khổ cũng được chia làm 3 loại:

    • Khổ khổ: Sự khổ thân, khổ tâm
    • Hoại khổ: Mất đi sự an lạc của thân tâm
    • Hành khổ: Thân tâm thay đổi liên tục do nhân duyên.

    Tập khổ đế (Dukkhasamudaya ariyasacca)

    Nguyên nhân sinh khổ đau là 3 loại Tham ái:

    • Dục ái (Kamataṅha): Tham ái ngũ dục (Sắc, thanh, mùi, vị, xúc) trong cõi dục giới (trời hay người).
    • Hữu ái (Bhavataṅha): Tham ái hợp với Thường kiến, tin rằng chúng sinh là thường còn hay một cái ngã (linh hồn) trường cửu hoặc Tham ái vào trạng thái an lạc của các cõi Phạm Thiên Sắc Giới và Vô Sắc giới.
    • Phi hữu ái (Vibhavataṅha): Tham ái hợp với Đoạn kiến, tin rằng chúng sinh chết là hết, chẳng còn gì trong tương lai.

    Diệt khổ đế (Dukkhanirodha ariyasacca)

    Trạng thái Niết Bàn, tận diệt Tham ái, không còn phiền não, chấm dứt khổ đau tùy theo mức độ giác ngộ: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán.

    Đạo đế (Dukkhanirodhagāminī paṭipadāariyasacca):

    Con đường dẫn đến diệt khổ là Bát Chánh Đạo (Giới-Định-Tuệ), trực tiếp qua Pháp Hành Thiền Tuệ (Vipassanā) để diệt trừ mọi phiền não, nhiễm ô.

    Hành giả muốn chấm dứt khổ đau, thoát khỏi luân hồi, chứng đạt Niết Bàn phải: Thấu hiểu Khổ đế, Diệt trừ Tập đế, Chứng nghiệm Diệt đế Tu tập Đạo đế bằng ba loại trí tuệ:

    • Trí tuệ học: Học hiểu rõ Khổ, Tập, Diệt và Đạo đế
    • Trí tuệ hành: Khi hành thiền Minh Sát (Vipassanā), hành giả có trí tuệ thấy rõ Khổ đế là Pháp nên biết, Tập đế là pháp nên diệt, Diệt đế là Pháp nên chứng ngộ và Đạo đế là Pháp nên tu tập.
    • Trí tuệ thành: Hành giả đắc Trí tuệ Thánh Đạo, chứng Niết Bàn nên đã biết rõ Khổ đế, đã diệt được Tập đế, đã chứng ngộ Đạo đế và đã tu tập Đạo đế.

    Cuối cùng, Đức Phật xác nhận rằng Ngài đã tri kiến tuyệt đối như thực về Tứ Thánh Đế dưới ba loại trí tuệ trên (hay 12 phương thức = 3 tuệ x 4 đế) nên đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn đời sống nào khác nữa. Khi thời Pháp chấm dứt, Trưởng lão Koṇḍañña, lớn tuổi nhất trong năm vị, đắc Quả Tu Đà Hoàn, tầng Thánh đầu tiên, nhờ chứng ngộ rằng cái gì đã có sinh ra tức phải hoại diệt. Sau đó, các Chư Thiên, Phạm Thiên tán thán công đức của Đức Thế Tôn. Ánh sáng của Giáo Pháp làm tỏ rạng toàn thể dân gian và đem trạng thái thanh bình, an lạc và hạnh phúc đến cho tất cả chúng sinh.

    Vài Nhận Xét Từ Kinh Chuyển Pháp Luân

    • Phật Giáo căn cứ trên kinh nghiệm bản thân thực chứng chứ không phải là một lý thuyết chỉ dựa trên suy niệm và lý luận suông.
    • Phật Giáo là một con đường để con người tu tập thoát khổ dựa trên lý trí, chứ không phải là một Tôn giáo dựa trên tín ngưỡng và giáo điều mù quáng.
    • Không có Thần Linh để con người phải khép nép kính sợ nên con người không cần các nghi thức, cúng tế.
    • Giới – Định – Tuệ hay Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất thành tựu mục đích giải thoát.
    • Tứ Thánh Đế nằm trong mỗi người, là nền tảng của Phật Giáo có thể kiểm nhận bằng kinh nghiệm.
    • Đã là Chân Lý thì không thể biến đổi với thời gian.
    • Niết Bàn không phải được tạo nên mà phải được đạt đến và có thể được thành tựu ngay kiếp sống này.
    • Không có một chúng sinh hay một thực thể thuần nhất và trường tồn trong Phật Giáo mà chỉ có một luồng tâm xem như một dòng nước luôn trôi chảy. Như vậy, đúng hơn, ta phải nói rằng luồng tâm đã được thanh lọc, trở nên hoàn toàn tinh khiết bằng cách tận diệt tham ái và loại trừ mọi ô nhiễm.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN | Con đường Trung Đạo và Tứ Thánh Đế

    Nội dung chính

      TÌM HIỂU KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN (Dhammacakkappavattanasutta)

      Con Đường Trung Đạo

      Hai tháng sau khi giác ngộ, Đức Thế Tôn đến Vườn Nai, thuyết bài Pháp đầu tiên là Kinh Chuyển Pháp Luân cho năm Ngài Kiều Trần Như (Koṇḍañña). Mở đầu bài Kinh, Đức Phật giảng dạy con đường “Trung Đạo” mà Ngài đã khám phá, và cũng là tinh hoa Giáo lý đạo Phật sau này.

      Mở đầu bài Pháp, dựa trên kinh nghiệm bản thân, Đức Thế Tôn khuyên năm Ngài đang tu khổ hạnh nên từ bỏ hai lối tu cực đoan là lợi dưỡng và khổ hạnh vì cả hai không thể dẫn đến trạng thái giải thoát. Lợi dưỡng, hưởng thụ an lạc trong ngũ dục (Sắc, thanh, mùi, vị, xúc) làm  chậm  trễ  tiến  bộ  tinh  thần.  Khổ  hạnh  như  nhịn  ăn nhiều ngày, nằm trên gai nhọn, ngâm mình trong nước lạnh,…. làm sức khỏe cạn kiệt, trí tuệ suy giảm.

      Từ đó, Đức Phật chỉ ra con đường duy nhất để giác ngộ đó là Trung Đạo và Bát Chánh Đạo, hợp đủ 8 Chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định.

      Chánh Kiến:

      • Về Pháp học: Hiểu biết đúng đắn, chân chánh Giáo Pháp như Luật Nhân Quả, Thuyết Nhân Duyên, Tứ Diệu Đế, Pháp Thiền Định, Thiền Minh Sát,……
      • Về Pháp hành: Chứng nghiệm Tứ Diệu Đế hay thực tánh Pháp (Vô thường, Khổ, Vô ngã).

      Chánh tư duy:

      • Về Pháp học: Suy nghiệm về ly dục, vô sân, bất hại.
      • Về Pháp hành: Hướng tâm về đối tượng thiền.

      Chánh ngữ:

      • Nói lời chân chánh, lợi mình, lợi người.
      • Không nói dối, nói lời vô ích, nói lời thô ác, nói lời chia rẽ gây hại đến chính mình và người khác.

      Chánh nghiệp:

      • Không sát sinh, trộm cướp và tà dâm
      • Bảo vệ sự sống, tài sản và sống đoan chính.

      Chánh mạng:

      • Nuôi mạng chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện đúng theo luật đời, giới Đạo.
      • Tránh các nghề nghiệp trực tiếp hay gián tiếp phạm ngũ giới như đồ tể, thợ săn, buôn bán vũ khí, rượu bia, thuốc phiện, thịt cá, …..

      Chánh tinh tấn:

      • Không ngừng nỗ lực trong việc ngăn ác, diệt ác, làm thiện và tăng thiện.
      • Khi hành thiền: Nỗ lực duy trì chánh niệm trên đối tượng thiền trong tất cả tư thế, đi, đứng, nằm, ngồi.

      Chánh niệm:

      Dựa trên Pháp Thiền Tứ Niệm Xứ, hành giả hay biết, ghi nhận liên tục các đối tượng thuộc về Danh Sắc (thân-tâm) trong tất cả các tư thế nhằm thấy được thực tánh Khổ, Vô thường, Vô ngã, ngăn chặn phiền não cũ và phiền não mới phát sinh.

      Chánh định:

      Sự trụ tâm trên đối tượng thiền.

      • Thiền Tuệ: Đạt được mức Sát Na Định.
      • Thiền Định: Đạt Cận định hay các bậc thiền.

      Tóm Tắt Tứ Thánh Đế

      Sau đó, Đức Phật giảng giải chi tiết Tứ Thánh Đế, bốn Chân Lý cao thượng mà bậc Thánh Nhân đã chứng ngộ. Đây là giáo lý nền tảng của Phật Giáo, lấy con người làm trung tâm để hướng đến hạnh phúc tối thượng. Dù chư Phật có xuất hiện trên thế gian hay không, những Chân Lý này vẫn hiện hữu.

      Cho nên, một vị Phật không sáng tạo mà chỉ khám phá ra Chân Lý ấy bằng cách trực nhận, chứng nghiệm, rồi truyền dạy lại cho những người vô minh, đang chịu khổ đau.

      Tứ Thánh Đế có bốn Pháp đó là: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.

      Khổ đế (Dukkha ariyasacca):

      Đối với bậc Thánh Nhân, đời sống này là đau khổ, không  thể  sống  mà  không  chịu  khổ, không  thể  có  hạnh phúc thật sự, vững bền, trong một thế gian tạm bợ.

      Có tám nỗi khổ căn bản: Sinh, Già, Bệnh, Chết, Muốn không được, Thương mà xa, Ghét mà gần, Chấp thủ vào Thân Tâm sinh diệt liên tục.

      Sự khổ cũng được chia làm 3 loại:

      • Khổ khổ: Sự khổ thân, khổ tâm
      • Hoại khổ: Mất đi sự an lạc của thân tâm
      • Hành khổ: Thân tâm thay đổi liên tục do nhân duyên.

      Tập khổ đế (Dukkhasamudaya ariyasacca)

      Nguyên nhân sinh khổ đau là 3 loại Tham ái:

      • Dục ái (Kamataṅha): Tham ái ngũ dục (Sắc, thanh, mùi, vị, xúc) trong cõi dục giới (trời hay người).
      • Hữu ái (Bhavataṅha): Tham ái hợp với Thường kiến, tin rằng chúng sinh là thường còn hay một cái ngã (linh hồn) trường cửu hoặc Tham ái vào trạng thái an lạc của các cõi Phạm Thiên Sắc Giới và Vô Sắc giới.
      • Phi hữu ái (Vibhavataṅha): Tham ái hợp với Đoạn kiến, tin rằng chúng sinh chết là hết, chẳng còn gì trong tương lai.

      Diệt khổ đế (Dukkhanirodha ariyasacca)

      Trạng thái Niết Bàn, tận diệt Tham ái, không còn phiền não, chấm dứt khổ đau tùy theo mức độ giác ngộ: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán.

      Đạo đế (Dukkhanirodhagāminī paṭipadāariyasacca):

      Con đường dẫn đến diệt khổ là Bát Chánh Đạo (Giới-Định-Tuệ), trực tiếp qua Pháp Hành Thiền Tuệ (Vipassanā) để diệt trừ mọi phiền não, nhiễm ô.

      Hành giả muốn chấm dứt khổ đau, thoát khỏi luân hồi, chứng đạt Niết Bàn phải: Thấu hiểu Khổ đế, Diệt trừ Tập đế, Chứng nghiệm Diệt đế Tu tập Đạo đế bằng ba loại trí tuệ:

      • Trí tuệ học: Học hiểu rõ Khổ, Tập, Diệt và Đạo đế
      • Trí tuệ hành: Khi hành thiền Minh Sát (Vipassanā), hành giả có trí tuệ thấy rõ Khổ đế là Pháp nên biết, Tập đế là pháp nên diệt, Diệt đế là Pháp nên chứng ngộ và Đạo đế là Pháp nên tu tập.
      • Trí tuệ thành: Hành giả đắc Trí tuệ Thánh Đạo, chứng Niết Bàn nên đã biết rõ Khổ đế, đã diệt được Tập đế, đã chứng ngộ Đạo đế và đã tu tập Đạo đế.

      Cuối cùng, Đức Phật xác nhận rằng Ngài đã tri kiến tuyệt đối như thực về Tứ Thánh Đế dưới ba loại trí tuệ trên (hay 12 phương thức = 3 tuệ x 4 đế) nên đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn đời sống nào khác nữa. Khi thời Pháp chấm dứt, Trưởng lão Koṇḍañña, lớn tuổi nhất trong năm vị, đắc Quả Tu Đà Hoàn, tầng Thánh đầu tiên, nhờ chứng ngộ rằng cái gì đã có sinh ra tức phải hoại diệt. Sau đó, các Chư Thiên, Phạm Thiên tán thán công đức của Đức Thế Tôn. Ánh sáng của Giáo Pháp làm tỏ rạng toàn thể dân gian và đem trạng thái thanh bình, an lạc và hạnh phúc đến cho tất cả chúng sinh.

      Vài Nhận Xét Từ Kinh Chuyển Pháp Luân

      • Phật Giáo căn cứ trên kinh nghiệm bản thân thực chứng chứ không phải là một lý thuyết chỉ dựa trên suy niệm và lý luận suông.
      • Phật Giáo là một con đường để con người tu tập thoát khổ dựa trên lý trí, chứ không phải là một Tôn giáo dựa trên tín ngưỡng và giáo điều mù quáng.
      • Không có Thần Linh để con người phải khép nép kính sợ nên con người không cần các nghi thức, cúng tế.
      • Giới – Định – Tuệ hay Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất thành tựu mục đích giải thoát.
      • Tứ Thánh Đế nằm trong mỗi người, là nền tảng của Phật Giáo có thể kiểm nhận bằng kinh nghiệm.
      • Đã là Chân Lý thì không thể biến đổi với thời gian.
      • Niết Bàn không phải được tạo nên mà phải được đạt đến và có thể được thành tựu ngay kiếp sống này.
      • Không có một chúng sinh hay một thực thể thuần nhất và trường tồn trong Phật Giáo mà chỉ có một luồng tâm xem như một dòng nước luôn trôi chảy. Như vậy, đúng hơn, ta phải nói rằng luồng tâm đã được thanh lọc, trở nên hoàn toàn tinh khiết bằng cách tận diệt tham ái và loại trừ mọi ô nhiễm.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button