Nghiên cứu

KINH VÔ NGÃ TƯỚNG | Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều là vô ngã

Nội dung chính

    TÌM HIỂU KINH VÔ NGÃ TƯỚNG (Anattalakkhaṇasutta)

    Sau 5 ngày nghe Kinh Chuyển Pháp Luân tại Vườn Nai, cả  năm vị  nhóm Kiều  Trần  Như  đều  trở  thành  bậc Thánh Nhập Lưu. Cho nên, Đức Phật tiếp tục thuyết Kinh Vô Ngã Tướng để tế độ năm vị tiến đến Quả vị A La Hán.

    Trong bài Kinh này, Đức Thế Tôn dạy rằng Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức đều vô ngã. Tất cả ngũ uẩn này cần phải được nhận thức với tri kiến chân chánh theo thực tướng của chúng: ‘Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Nhờ vậy, mà hành giả nhàm chán ngũ uẩn, dứt bỏ, không tham ái và được giải thoát hoàn toàn khỏi khổ đau.

    Bạn đang xem: KINH VÔ NGÃ TƯỚNG | Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều là vô ngã

    Sắc uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

    Sắc uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu sắc uẩn này là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh hoạn, xấu xí, mà phải khỏe mạnh, đẹp đẽ như ý.

    Sắc uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Sắc uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

    Thọ uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

    Thọ uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu thọ uẩn này là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh thân, bệnh tâm và khổ đau, mà phải an lạc như ý.

    Thọ uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Thọ uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

    Tưởng uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

    Tưởng uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu tưởng uẩn này là ta (ngã) thì nó không bị biến  đổi, bệnh  tâm, nghĩ  tưởng  những  điều  xấu  ác,  mà chỉ luôn nghĩ những điều thiện lành, tốt đẹp .

    Tưởng uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Tưởng uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

    Hành uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

    Hành uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu hành uẩn là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh tâm, hành ác nghiệp, mà chỉ hành thiện nghiệp.

    Hành uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Hành uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

    Thức uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

    Thức uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu thức uẩn là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh tâm, biết điều xấu ác, mà chỉ biết điều thiện lành.

    Thức uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Thức uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

    Trí Tuệ Thiền Tuệ Không Chấp Thủ Ngũ Uẩn

    Bằng trí tuệ Thiền Tuệ, hành giả thấy rõ, biết rõ theo thực tánh của tất cả các ngũ uẩn rằng uẩn ấy (Sắc, thọ, tưởng, hành hay thức) không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta dù cho uẩn ấy đã sinh từ quá  khứ,  sẽ  sinh  ở  vị  lai,  đang  sinh  hiện  tại,  hoặc  bên trong mình, hay bên ngoài người, hoặc thô thiển, hay vi tế, hoặc thấp hèn, hay cao quý, hoặc ở xa, hay ở gần.

    Sau khi Đức Phật giảng xong Kinh Vô Ngã Tướng, tất cả năm vị tiến đều đạt Thánh Quả A La Hán.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm KINH VÔ NGÃ TƯỚNG | Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều là vô ngã

    Nội dung chính

      TÌM HIỂU KINH VÔ NGÃ TƯỚNG (Anattalakkhaṇasutta)

      Sau 5 ngày nghe Kinh Chuyển Pháp Luân tại Vườn Nai, cả  năm vị  nhóm Kiều  Trần  Như  đều  trở  thành  bậc Thánh Nhập Lưu. Cho nên, Đức Phật tiếp tục thuyết Kinh Vô Ngã Tướng để tế độ năm vị tiến đến Quả vị A La Hán.

      Trong bài Kinh này, Đức Thế Tôn dạy rằng Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức đều vô ngã. Tất cả ngũ uẩn này cần phải được nhận thức với tri kiến chân chánh theo thực tướng của chúng: ‘Cái này không phải của tôi, đây không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Nhờ vậy, mà hành giả nhàm chán ngũ uẩn, dứt bỏ, không tham ái và được giải thoát hoàn toàn khỏi khổ đau.

      Sắc uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

      Sắc uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu sắc uẩn này là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh hoạn, xấu xí, mà phải khỏe mạnh, đẹp đẽ như ý.

      Sắc uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Sắc uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

      Thọ uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

      Thọ uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu thọ uẩn này là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh thân, bệnh tâm và khổ đau, mà phải an lạc như ý.

      Thọ uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Thọ uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

      Tưởng uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

      Tưởng uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu tưởng uẩn này là ta (ngã) thì nó không bị biến  đổi, bệnh  tâm, nghĩ  tưởng  những  điều  xấu  ác,  mà chỉ luôn nghĩ những điều thiện lành, tốt đẹp .

      Tưởng uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Tưởng uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

      Hành uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

      Hành uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu hành uẩn là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh tâm, hành ác nghiệp, mà chỉ hành thiện nghiệp.

      Hành uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Hành uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

      Thức uẩn là vô ngã, vô thường và khổ đau

      Thức uẩn này là vô ngã, do nhân duyên mà sinh, mà diệt nên nó không phải ta, không chiều theo ý muốn của ta. Vì nếu thức uẩn là ta (ngã) thì nó không bị biến đổi, bệnh tâm, biết điều xấu ác, mà chỉ biết điều thiện lành.

      Thức uẩn này sinh rồi diệt, luôn biến đổi, vô thường và khổ đau nên hành giả không nên chấp thủ rằng: Thức uẩn này là của ta (do tâm tham ái), là ta (do tâm ngã mạn) hay là tự ngã của ta (do tâm tà kiến).

      Trí Tuệ Thiền Tuệ Không Chấp Thủ Ngũ Uẩn

      Bằng trí tuệ Thiền Tuệ, hành giả thấy rõ, biết rõ theo thực tánh của tất cả các ngũ uẩn rằng uẩn ấy (Sắc, thọ, tưởng, hành hay thức) không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta dù cho uẩn ấy đã sinh từ quá  khứ,  sẽ  sinh  ở  vị  lai,  đang  sinh  hiện  tại,  hoặc  bên trong mình, hay bên ngoài người, hoặc thô thiển, hay vi tế, hoặc thấp hèn, hay cao quý, hoặc ở xa, hay ở gần.

      Sau khi Đức Phật giảng xong Kinh Vô Ngã Tướng, tất cả năm vị tiến đều đạt Thánh Quả A La Hán.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button