Nghiên cứu

Phước Thiện Cung kính, Hỗ trợ, Hồi Hướng, Hoan Hỷ là gì?

Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

Nội dung chính

    PHƯỚC THIỆN CUNG KÍNH là gì?

    Những người đảnh lễ, cúi đầu với thiện tâm trong sạch (không mong danh lợi) đến cha, mẹ, ông, bà, thầy, cô, những bậc trưởng lão tuổi, Tỳ Khưu, Sadi,… là những bậc đáng tôn kính. Đó là phước thiện cung kính.

    Bạn đang xem: Phước Thiện Cung kính, Hỗ trợ, Hồi Hướng, Hoan Hỷ là gì?

    Phước thiện cung kính có 2 loại:

    1- Phước thiện cung kính thông thường: là sự cúi đầu cung kính, đảnh lễ những bậc đáng tôn kính ấy theo bổn phận với thiện tâm trong sạch, không mong danh lợi.
    2- Phước thiện cung kính đặc biệt: là sự cúi đầu cung kính, đảnh lễ Tam Bảo: Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, với thiện tâm niệm tưởng đến Ân Đức Tam Bảo hợp với trí tuệ.

    Bậc đáng tôn kính có 3 hạng:

    ⦁ Bậc đáng tôn kính có 5 đức cao thượng là Giới đức, Định đức, Tuệ đức, Giải thoát đức, Giải thoát tri kiến đức.
    ⦁ Bậc đáng tôn kính có tuổi cao là bậc Đại Trưởng lão, bậc Trưởng lão.
    ⦁ Bậc đáng tôn kính sinh trong dòng dõi cao quý.

    Trong 3 bậc đáng tôn kính này, chỉ có sự cung kính, đảnh lễ bậc đáng tôn kính có 5 đức cao thượng và bậc đáng tôn kính có tuổi cao, bậc Đại trưởng lão, bậc Trưởng lão là phước thiện cung kính thật sự. Nếu người dân nào cung kính bậc đáng tôn kính sinh trong dòng dõi hoàng tộc vì sợ bị trị tội bất kính, hay muốn được phong chức tước,… thì sự cung kính ấy không phải phước thiện cung kính thật sự, mà đó là theo phong tục, truyền thống.

    Nếu họ cung kính bậc đáng tôn kính do sinh trong dòng dõi hoàng tộc, với tâm nghĩ đến ân đức của Đức Vua trị vì đem lại sự an lành thịnh vượng cho đất nước thì sự cung kính ấy được gọi là phước thiện cung kính.

    Đức Phật Gotama có đầy đủ cả 3 Bậc đáng tôn kính: Bậc đáng tôn kính có đầy đủ 5 đức cao thượng, Bậc đáng tôn kính do có tuổi cao và Bậc đáng tôn kính do sinh trong dòng dõi hoàng tộc Sakya (Thích Ca) cao quý.

    Chư bậc Thánh A La Hán có 2 bậc đáng tôn kính: bậc đáng tôn kính có 5 đức cao thượng, bậc đáng tôn kính do có tuổi cao là Bậc Đại Trưởng lão.

    Trong pháp luật của Đức Phật, Tỳ Khưu nhỏ hạ phải cung kính đảnh lễ Tỳ Khưu cao hạ. Nếu 2 Tỳ Khưu có hạ bằng nhau thì Tỳ Khưu thọ giới sau phải cung kính đảnh lễ Tỳ Khưu thọ giới trước, thậm chí chỉ ít phút.

    Người tại gia là cư sĩ nam, cư sĩ nữ dù là bậc Thánh Nhân cũng phải nên cung kính đảnh lễ Tỳ khưu phàm nhân. Người con phải có bổn phận cúi đầu cung kính, đảnh lễ cha mẹ, ông bà, nhưng nếu người con trai ấy đã xuất gia trở thành Tỳ Khưu có giới của Tỳ Khưu, thì không nên đảnh lễ cha mẹ, ông bà là người tại gia nữa, vị Tỳ Khưu chỉ cần tỏ vẻ cung kính trong tâm là đủ.

    Phước báu của pháp cung kính

    Đức Phật dạy rằng: “Bốn pháp là tuổi thọ sống lâu, sắc đẹp tuyệt vời, thân tâm an lạc, sức mạnh của thân tâm được tăng trưởng đối với người thường có Pháp cung kính, đảnh lễ bậc đáng tôn kính. Bậc đáng tôn kính là bậc xuất gia, Sadi, Tỳ Khưu có giới đức trong sạch, Pháp hạnh cao thượng hay người tại gia có giới hạnh, trong sạch, phước thiện đầy đủ, tuổi cao cũng là bậc đáng tôn kính đối với người tại gia. Tuổi thọ sống lâu nghĩa là sống hết thọ mạng, không bị chết bất ngờ. Sắc đẹp, sự an lạc, sức mạnh tùy theo tuổi thọ của người ấy.

    PHƯỚC THIỆN HỖ TRỢ

    Phước thiện hỗ trợ là hành động hỗ trợ tạo mọi thiện Pháp thông qua thân, khẩu, ý. Người nào cố gắng quan tâm đặc biệt đến công việc tạo phước thiện là người hỗ trợ tạo phước thiện. Phước thiện hỗ trợ tạo phước như:

    ⦁ Hỗ trợ người theo học Pháp học Phật giáo.
    ⦁ Hỗ trợ, phục vụ hành giả hành thiền.
    ⦁ Hỗ trợ, giúp đỡ thí chủ tạo phước thiện bố thí.
    ⦁ Hỗ trợ, phục vụ, nuôi dưỡng Tỳ Khưu bệnh.
    ⦁ Hỗ trợ, quét dọn, làm sạch sẽ Chùa, Tháp,…
    ⦁ Hỗ trợ, giúp đỡ xây, sửa chùa chiền, Cốc, Liêu …
    ⦁ Hỗ trợ giúp mọi công việc trong đời, không hại mình, hại người hay chúng sinh khác, để đem lợi ích như chữa bệnh, nuôi bệnh, dạy học, công quả, ….

    Nếu thí chủ xuất ra tiền của tạo phước thiện bố thí mà không tự tay mình bố thí đến cho người thọ thí, dù có xuất ra tiền của nhiều bao nhiêu cũng không thể sánh với người bỏ công tạo phước thiện, hỗ trợ giúp công việc bố thí. Nếu thí chủ có thiện tâm trong sạch, tin nghiệp và quả của nghiệp, xuất ra tiền của bố thí, rồi tự tay bố thí đến cho người thọ thí, một cách cung kính thì chắc chắn quả báu của phước hiện bố thí ấy vô lượng, đem lại sự lợi ích, tiến hoá an lạc trong hiện tại và vị lai.

    PHƯỚC THIỆN HỒI HƯỚNG

    Phước thiện hồi hướng là hồi hướng phần phước thiện bố thí, giữ giới, hành thiền,… của mình đến cho ông bà, cha mẹ, Thầy Tổ, bà con thân quyến đã quá vãng, đến cho tất cả chúng sinh.

    Hỏi:

    Một người đã tạo phước thiện, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho nhiều người khác và chúng sinh khác, thì phần phước thiện của mình như thế nào?

    Đáp:

    Khi vị ấy đã tạo phước thiện nào, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho càng nhiều người, càng nhiều chúng sinh bao nhiêu, thì phần phước thiện ấy càng tăng thêm phần xán lạn, vững chắc thêm nhiều, đặc biệt vị ấy có thêm phước thiện hồi hướng nữa. Ví như một ngọn đèn mồi càng nhiều cây đèn bao nhiêu, thì ánh sáng càng tỏa rộng ra bấy nhiêu.

    Hồi hướng phước và nhận phước hồi hướng Người hồi hướng: Khi tạo phước thiện nào đó, chúng ta có thể hồi hướng phần phước thiện ấy cho người thân ngay lúc ấy (tốt nhất) hay sau đó bằng cách khởi tâm trong sạch, phát ra lời nói:

    “Do sự phước báu mà con đã trong sạch làm đây, xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng (ông, bà tên là…., mất ngày,……, ở…….), cùng tất cả các chúng sinh hữu duyên nghe thấy được, cầu mong cho tất cả các vị ấy siêu sanh về nơi nhàn cảnh.
    Do sự phước báu mà con đã trong sạch làm đây, xin cầu an đến thân bằng quyến thuộc (ông, bà tên là….., ở…..) còn hiện tại, cùng tất cả các chúng sinh hữu duyên nghe thấy được, cầu mong cho các vị ấy hằng được sự yên vui, bệnh tật tiêu trừ, tai qua, nạn khỏi,…”.

    Người nhận phước hồi hướng: Phải hay biết (tốt nhất là chứng kiến cảnh tạo phước) có người đang chia phước cho mình, và khởi tâm trong sạch, hoan hỷ với phước báu ấy bằng cách niệm: Sādhu! Sādhu! Lành thay!

    PHƯỚC THIỆN HOAN HỶ

    Phước thiện hoan hỷ là sự khởi sinh thiện tâm hoan hỷ nhận phần phước thiện của người khác hồi hướng cho mình bằng cách nói lên lời hoan hỷ: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!” để nhận phước hồi hướng. Tâm của người nhận phước hồi hướng càng hoan hỷ, trong sạch (không có ác tâm) hợp với trí tuệ (tin hiểu nghiệp báo) thì phần phước báu nhận được càng trọn vẹn.

    Phước thiện tùy hỷ: là phước thiện hoan hỷ khi thấy biết người khác đã, đang hay tạo thiện Pháp như nhìn thấy, nghe nói người khác đang tạo phước thiện bố thí, giữ gìn giới trong sạch, hành thiền tinh tấn, hỗ trợ, công quả, học Pháp, thuyết Pháp…, rồi người ấy phát sinh thiện tâm vô cùng hoan hỷ trước thiện pháp của người khác bằng cách khởi tâm, nói lên lời hoan hỷ: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!”.

    Hồi hướng phước thiện cho chúng sinh riêng biệt

    Sau khi đã tạo được phước thiện, thí chủ hồi hướng phước thiện ấy đến cho bà con, thân quyến của mình đã quá vãng thời gian lâu mau không giới hạn. Nếu bà con, thân quyến quá vãng nào hay biết có thân nhân hồi hướng phước thiện ấy cho mình, thì khởi thiện tâm nhận phước thiện ấy trong sạch vô cùng hoan hỷ nói: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!”. Ngay tức thì bà con, thân quyến quá vãng ấy hưởng được phước báu ấy, thoát khỏi kiếp khổ cực thiếu thốn, hưởng kiếp sống an lạc, đầy đủ.

    Tích Sāriputtattheramātupeta

    Chuyện kể về ngạ quỷ, thân mẫu trong tiền kiếp của Ngài Trưởng Lão Sāriputta (Xá Lợi Phất) được tóm lược như sau:

    Trong tiền kiếp nữ ngạ quỷ này là thân mẫu của Ngài Sāriputta, là vợ của một ông Bà La Môn giàu có và từ bi. Hằng ngày ông tự tay bố thí cho người nghèo, cúng dường cho Chư Tăng và các Bà La Môn. Một hôm, ông bận việc đi vắng nên nhờ vợ ở nhà thay ông tạo phước thiện. Tuy nhiên, bà vợ lại xua đuổi tất cả và mắng nhiếc họ đủ điều. Sau khi chết, ác nghiệp ấy khiến bà tái sinh làm ngạ quỷ đói khát, ăn uống bẩn thỉu, lạnh lẽo, khổ đau,… Biết mình là thân mẫu tiền kiếp của Ngài Sāriputta, nên bà đến nương nhờ Ngài từ bi tế độ, bằng cách tạo phước thiện bố thí rồi hồi hướng phước ấy cho bà.

    Được sự trợ duyên của Đức Vua Bimbisāra, Ngài đã dâng 4 cái cốc có đủ tứ vật dụng cần thiết cho Chư Tỳ Khưu Tăng, có Đức Phật chủ trì, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến nữ ngạ quỷ đó. Bà phát sinh thiện tâm vô cùng hoan hỷ nhận phước và nói lên: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!” . Ngay tức thì, bà thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, hóa sinh thành thiên nữ xinh đẹp, có hào quang sáng ngời, y phục lộng lẫy, lâu đài nguy nga, …. và hưởng mọi an lạc ở cõi Dục Thiên.

    Hồi hướng thành tựu khi nào?

    Thí chủ hồi hướng phước thiện đến cho người quá vãng được thành tựu khi hội đủ 3 điều kiện:

    ⦁ Thí chủ có thiện tâm trong sạch hồi hướng phần phước thiện của mình cho hàng ngạ quỷ.

    ⦁ Chỉ có nhóm ngạ quỷ sống gần với loài người (paradattupajīvikapeta), nương nhờ người khác cho phước, mới có cơ hội hay biết và hoan hỷ nhận được phần phước thiện bố thí do người khác hồi hướng.

    ⦁ Bậc thọ thí có đầy đủ giới đức cao thượng như Chư Phật, Chư Thánh, Chư Đại Đức Tỳ Khưu Tăng có giới đức trong sạch, đang hành thiện Pháp.

    Hồi hướng thành tựu hay không?

    Những chúng sinh không thể nhận được phước thiện mà người khác hồi hướng cho như chúng sinh ở địa ngục, loài súc sinh, người xa lạ, các loài ngạ quỷ ở xa con người, (vì họ không thể biết và hoan hỷ nhận) và Chư Thiên (vì không quan tâm). Còn những chúng sinh có thể nhận được phước do người khác hồi hướng là những chúng sinh sống gần gũi với loài người như loài ngạ quỷ sống nhờ người ban phước; ngạ quỷ chịu khổ nhẹ ban ngày, còn ban đêm hưởng lạc; loài Asura như Chư Thiên ở mặt đất và những người thân sống gần gũi với thí chủ hay cùng tạo phước thiện ấy.

    Nếu bà con thân quyến đã quá vãng (mà thí chủ hồi hướng cho họ) không thuộc về loài ngạ quỷ được nhận phước do hồi hướng thì thân quyến nhiều đời trước đã quá vãng thuộc về loài ngạ quỷ ấy, có cơ hội đến nhận được phần phước thiện do thí chủ mình hồi hướng.

    Dù có chúng sinh nào hưởng được phước thiện do thí chủ hồi hướng hay không thì chắc chắn thí chủ đó hưởng được quả báu của phước thiện bố thí ấy. Nếu người nào sống không giữ gìn giới luật trong sạch, nhưng biết bố thí, cúng dường đến bậc đáng kính, khi chết, nếu ác nghiệp không giữ giới có cơ hội cho quả tái sinh thì người ấy có thể làm súc sinh, nhưng nhờ thiện nghiệp bố thí nên súc sinh ấy có cuộc sống tương đối đầy đủ, được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo (chó, mèo được nuôi ở nhà giàu). Còn nếu người nào sống giữ gìn giới luật trong sạch, trọn vẹn và cũng biết bố thí, cúng dường đến bậc đáng kính, khi chết, nếu thiện nghiệp giữ giới và bố thí ấy có cơ hội cho quả tái sinh thì người ấy sinh ở cõi người hay 6 cõi Dục Thiên, hưởng mọi sự an lạc ở cõi ấy.

    Phước thiện bố thí, hồi hướng và hoan hỷ

    Cả 3 loại phước thiện bố thí, hồi hướng và hoan hỷ chỉ thuận lợi nhất đối với người trong cõi Nam thiện bộ châu (Trái đất của chúng ta), còn đối với các chúng sinh trong các cõi giới khác thì khó có cơ hội, thậm chí không có cơ hội thực hiện được theo ý muốn của mình.

    Trong Kinh Pháp Cú số 345, Đức Thế Tôn đã dạy: “Pháp thí là sự bố thí cao thượng nhất. Pháp vị là vị cao thượng nhất. Pháp hỷ lạc là cao thượng nhất và sự đoạn tận mọi tham ái là cao thượng thật sự.”

    Pháp thí nghĩa là chia sẻ, truyền dạy Chánh Pháp của Đức Phật bằng cách viết sách, ấn hành, phân phát Kinh sách Chánh Pháp, … Chánh Pháp có 10 Pháp là:

    ⦁ Pháp Học Chánh Pháp đó là học Tam Tạng Kinh Pāḷi.
    ⦁ 9 Pháp Siêu tam giới đó là 4 Đạo, 4 Quả và Niết Bàn.

    Pháp thí là nhân sinh trí tuệ thấy biết rõ thật tánh sinh diệt, tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Danh Pháp, Sắc Pháp và chứng ngộ Đạo Quả và Niết Bàn.

    Pháp vị là vị của Chánh Pháp 37 phẩm trợ đạo, dẫn đến chứng ngộ Đạo Quả và Niết Bàn. Pháp vị là vị giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, là vị cao thượng nhất. Thất Bồ Đề Phần (37 phẩm trợ đạo) bao gồm Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo.

    Pháp lạc là trạng thái an lạc tuyệt đối của Niết Bàn, niềm hạnh phúc thật sự vô điều kiện, cao thượng hơn tất cả mọi hỷ lạc.

    Diệt tận được mọi tham ái, không còn dư sót nhờ 4 Thánh Đạo Tuệ (Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A La Hán) thì đó là bậc Thánh A La Hán, giải thoát khỏi khổ đau sinh tử. Cho nên, sự tận diệt mọi tham ái là cao thượng nhất.

    Cả 3 loại phước thiện bố thí, hồi hướng và hoan hỷ có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu thí chủ nào đã tạo phước thiện bố thí, rồi hồi hướng phước thiện ấy cho tất cả chúng sinh thì vị ấy có thêm phước thiện hồi hướng. Còn chúng sinh có thiện tâm hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện ấy thì chúng sinh đó có phước thiện hoan hỷ.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Phước Thiện Cung kính, Hỗ trợ, Hồi Hướng, Hoan Hỷ là gì?

    Phước thiện là quả của thiện Pháp, cho thân tâm an lạc ở hiện tại và vị lai, ở thế gian và siêu thế.
    Có 10 Pháp phát sinh phước thiện là: Bố thí, Giữ giới, Hành thiền, Cung kính, Hỗ trợ, Hồi hướng, Hoan hỷ, Nghe pháp, Thuyết Pháp, Chánh kiến, mà bậc thiện trí nên tạo, để phát sinh phước thiện cho quả báu an lạc.

    Nội dung chính

      PHƯỚC THIỆN CUNG KÍNH là gì?

      Những người đảnh lễ, cúi đầu với thiện tâm trong sạch (không mong danh lợi) đến cha, mẹ, ông, bà, thầy, cô, những bậc trưởng lão tuổi, Tỳ Khưu, Sadi,… là những bậc đáng tôn kính. Đó là phước thiện cung kính.

      Phước thiện cung kính có 2 loại:

      1- Phước thiện cung kính thông thường: là sự cúi đầu cung kính, đảnh lễ những bậc đáng tôn kính ấy theo bổn phận với thiện tâm trong sạch, không mong danh lợi.
      2- Phước thiện cung kính đặc biệt: là sự cúi đầu cung kính, đảnh lễ Tam Bảo: Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, với thiện tâm niệm tưởng đến Ân Đức Tam Bảo hợp với trí tuệ.

      Bậc đáng tôn kính có 3 hạng:

      ⦁ Bậc đáng tôn kính có 5 đức cao thượng là Giới đức, Định đức, Tuệ đức, Giải thoát đức, Giải thoát tri kiến đức.
      ⦁ Bậc đáng tôn kính có tuổi cao là bậc Đại Trưởng lão, bậc Trưởng lão.
      ⦁ Bậc đáng tôn kính sinh trong dòng dõi cao quý.

      Trong 3 bậc đáng tôn kính này, chỉ có sự cung kính, đảnh lễ bậc đáng tôn kính có 5 đức cao thượng và bậc đáng tôn kính có tuổi cao, bậc Đại trưởng lão, bậc Trưởng lão là phước thiện cung kính thật sự. Nếu người dân nào cung kính bậc đáng tôn kính sinh trong dòng dõi hoàng tộc vì sợ bị trị tội bất kính, hay muốn được phong chức tước,… thì sự cung kính ấy không phải phước thiện cung kính thật sự, mà đó là theo phong tục, truyền thống.

      Nếu họ cung kính bậc đáng tôn kính do sinh trong dòng dõi hoàng tộc, với tâm nghĩ đến ân đức của Đức Vua trị vì đem lại sự an lành thịnh vượng cho đất nước thì sự cung kính ấy được gọi là phước thiện cung kính.

      Đức Phật Gotama có đầy đủ cả 3 Bậc đáng tôn kính: Bậc đáng tôn kính có đầy đủ 5 đức cao thượng, Bậc đáng tôn kính do có tuổi cao và Bậc đáng tôn kính do sinh trong dòng dõi hoàng tộc Sakya (Thích Ca) cao quý.

      Chư bậc Thánh A La Hán có 2 bậc đáng tôn kính: bậc đáng tôn kính có 5 đức cao thượng, bậc đáng tôn kính do có tuổi cao là Bậc Đại Trưởng lão.

      Trong pháp luật của Đức Phật, Tỳ Khưu nhỏ hạ phải cung kính đảnh lễ Tỳ Khưu cao hạ. Nếu 2 Tỳ Khưu có hạ bằng nhau thì Tỳ Khưu thọ giới sau phải cung kính đảnh lễ Tỳ Khưu thọ giới trước, thậm chí chỉ ít phút.

      Người tại gia là cư sĩ nam, cư sĩ nữ dù là bậc Thánh Nhân cũng phải nên cung kính đảnh lễ Tỳ khưu phàm nhân. Người con phải có bổn phận cúi đầu cung kính, đảnh lễ cha mẹ, ông bà, nhưng nếu người con trai ấy đã xuất gia trở thành Tỳ Khưu có giới của Tỳ Khưu, thì không nên đảnh lễ cha mẹ, ông bà là người tại gia nữa, vị Tỳ Khưu chỉ cần tỏ vẻ cung kính trong tâm là đủ.

      Phước báu của pháp cung kính

      Đức Phật dạy rằng: “Bốn pháp là tuổi thọ sống lâu, sắc đẹp tuyệt vời, thân tâm an lạc, sức mạnh của thân tâm được tăng trưởng đối với người thường có Pháp cung kính, đảnh lễ bậc đáng tôn kính. Bậc đáng tôn kính là bậc xuất gia, Sadi, Tỳ Khưu có giới đức trong sạch, Pháp hạnh cao thượng hay người tại gia có giới hạnh, trong sạch, phước thiện đầy đủ, tuổi cao cũng là bậc đáng tôn kính đối với người tại gia. Tuổi thọ sống lâu nghĩa là sống hết thọ mạng, không bị chết bất ngờ. Sắc đẹp, sự an lạc, sức mạnh tùy theo tuổi thọ của người ấy.

      PHƯỚC THIỆN HỖ TRỢ

      Phước thiện hỗ trợ là hành động hỗ trợ tạo mọi thiện Pháp thông qua thân, khẩu, ý. Người nào cố gắng quan tâm đặc biệt đến công việc tạo phước thiện là người hỗ trợ tạo phước thiện. Phước thiện hỗ trợ tạo phước như:

      ⦁ Hỗ trợ người theo học Pháp học Phật giáo.
      ⦁ Hỗ trợ, phục vụ hành giả hành thiền.
      ⦁ Hỗ trợ, giúp đỡ thí chủ tạo phước thiện bố thí.
      ⦁ Hỗ trợ, phục vụ, nuôi dưỡng Tỳ Khưu bệnh.
      ⦁ Hỗ trợ, quét dọn, làm sạch sẽ Chùa, Tháp,…
      ⦁ Hỗ trợ, giúp đỡ xây, sửa chùa chiền, Cốc, Liêu …
      ⦁ Hỗ trợ giúp mọi công việc trong đời, không hại mình, hại người hay chúng sinh khác, để đem lợi ích như chữa bệnh, nuôi bệnh, dạy học, công quả, ….

      Nếu thí chủ xuất ra tiền của tạo phước thiện bố thí mà không tự tay mình bố thí đến cho người thọ thí, dù có xuất ra tiền của nhiều bao nhiêu cũng không thể sánh với người bỏ công tạo phước thiện, hỗ trợ giúp công việc bố thí. Nếu thí chủ có thiện tâm trong sạch, tin nghiệp và quả của nghiệp, xuất ra tiền của bố thí, rồi tự tay bố thí đến cho người thọ thí, một cách cung kính thì chắc chắn quả báu của phước hiện bố thí ấy vô lượng, đem lại sự lợi ích, tiến hoá an lạc trong hiện tại và vị lai.

      PHƯỚC THIỆN HỒI HƯỚNG

      Phước thiện hồi hướng là hồi hướng phần phước thiện bố thí, giữ giới, hành thiền,… của mình đến cho ông bà, cha mẹ, Thầy Tổ, bà con thân quyến đã quá vãng, đến cho tất cả chúng sinh.

      Hỏi:

      Một người đã tạo phước thiện, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho nhiều người khác và chúng sinh khác, thì phần phước thiện của mình như thế nào?

      Đáp:

      Khi vị ấy đã tạo phước thiện nào, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến cho càng nhiều người, càng nhiều chúng sinh bao nhiêu, thì phần phước thiện ấy càng tăng thêm phần xán lạn, vững chắc thêm nhiều, đặc biệt vị ấy có thêm phước thiện hồi hướng nữa. Ví như một ngọn đèn mồi càng nhiều cây đèn bao nhiêu, thì ánh sáng càng tỏa rộng ra bấy nhiêu.

      Hồi hướng phước và nhận phước hồi hướng Người hồi hướng: Khi tạo phước thiện nào đó, chúng ta có thể hồi hướng phần phước thiện ấy cho người thân ngay lúc ấy (tốt nhất) hay sau đó bằng cách khởi tâm trong sạch, phát ra lời nói:

      “Do sự phước báu mà con đã trong sạch làm đây, xin hồi hướng đến thân bằng quyến thuộc đã quá vãng (ông, bà tên là…., mất ngày,……, ở…….), cùng tất cả các chúng sinh hữu duyên nghe thấy được, cầu mong cho tất cả các vị ấy siêu sanh về nơi nhàn cảnh.
      Do sự phước báu mà con đã trong sạch làm đây, xin cầu an đến thân bằng quyến thuộc (ông, bà tên là….., ở…..) còn hiện tại, cùng tất cả các chúng sinh hữu duyên nghe thấy được, cầu mong cho các vị ấy hằng được sự yên vui, bệnh tật tiêu trừ, tai qua, nạn khỏi,…”.

      Người nhận phước hồi hướng: Phải hay biết (tốt nhất là chứng kiến cảnh tạo phước) có người đang chia phước cho mình, và khởi tâm trong sạch, hoan hỷ với phước báu ấy bằng cách niệm: Sādhu! Sādhu! Lành thay!

      PHƯỚC THIỆN HOAN HỶ

      Phước thiện hoan hỷ là sự khởi sinh thiện tâm hoan hỷ nhận phần phước thiện của người khác hồi hướng cho mình bằng cách nói lên lời hoan hỷ: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!” để nhận phước hồi hướng. Tâm của người nhận phước hồi hướng càng hoan hỷ, trong sạch (không có ác tâm) hợp với trí tuệ (tin hiểu nghiệp báo) thì phần phước báu nhận được càng trọn vẹn.

      Phước thiện tùy hỷ: là phước thiện hoan hỷ khi thấy biết người khác đã, đang hay tạo thiện Pháp như nhìn thấy, nghe nói người khác đang tạo phước thiện bố thí, giữ gìn giới trong sạch, hành thiền tinh tấn, hỗ trợ, công quả, học Pháp, thuyết Pháp…, rồi người ấy phát sinh thiện tâm vô cùng hoan hỷ trước thiện pháp của người khác bằng cách khởi tâm, nói lên lời hoan hỷ: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!”.

      Hồi hướng phước thiện cho chúng sinh riêng biệt

      Sau khi đã tạo được phước thiện, thí chủ hồi hướng phước thiện ấy đến cho bà con, thân quyến của mình đã quá vãng thời gian lâu mau không giới hạn. Nếu bà con, thân quyến quá vãng nào hay biết có thân nhân hồi hướng phước thiện ấy cho mình, thì khởi thiện tâm nhận phước thiện ấy trong sạch vô cùng hoan hỷ nói: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!”. Ngay tức thì bà con, thân quyến quá vãng ấy hưởng được phước báu ấy, thoát khỏi kiếp khổ cực thiếu thốn, hưởng kiếp sống an lạc, đầy đủ.

      Tích Sāriputtattheramātupeta

      Chuyện kể về ngạ quỷ, thân mẫu trong tiền kiếp của Ngài Trưởng Lão Sāriputta (Xá Lợi Phất) được tóm lược như sau:

      Trong tiền kiếp nữ ngạ quỷ này là thân mẫu của Ngài Sāriputta, là vợ của một ông Bà La Môn giàu có và từ bi. Hằng ngày ông tự tay bố thí cho người nghèo, cúng dường cho Chư Tăng và các Bà La Môn. Một hôm, ông bận việc đi vắng nên nhờ vợ ở nhà thay ông tạo phước thiện. Tuy nhiên, bà vợ lại xua đuổi tất cả và mắng nhiếc họ đủ điều. Sau khi chết, ác nghiệp ấy khiến bà tái sinh làm ngạ quỷ đói khát, ăn uống bẩn thỉu, lạnh lẽo, khổ đau,… Biết mình là thân mẫu tiền kiếp của Ngài Sāriputta, nên bà đến nương nhờ Ngài từ bi tế độ, bằng cách tạo phước thiện bố thí rồi hồi hướng phước ấy cho bà.

      Được sự trợ duyên của Đức Vua Bimbisāra, Ngài đã dâng 4 cái cốc có đủ tứ vật dụng cần thiết cho Chư Tỳ Khưu Tăng, có Đức Phật chủ trì, rồi hồi hướng phần phước thiện ấy đến nữ ngạ quỷ đó. Bà phát sinh thiện tâm vô cùng hoan hỷ nhận phước và nói lên: “Sādhu! Sādhu! Lành thay!” . Ngay tức thì, bà thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, hóa sinh thành thiên nữ xinh đẹp, có hào quang sáng ngời, y phục lộng lẫy, lâu đài nguy nga, …. và hưởng mọi an lạc ở cõi Dục Thiên.

      Hồi hướng thành tựu khi nào?

      Thí chủ hồi hướng phước thiện đến cho người quá vãng được thành tựu khi hội đủ 3 điều kiện:

      ⦁ Thí chủ có thiện tâm trong sạch hồi hướng phần phước thiện của mình cho hàng ngạ quỷ.

      ⦁ Chỉ có nhóm ngạ quỷ sống gần với loài người (paradattupajīvikapeta), nương nhờ người khác cho phước, mới có cơ hội hay biết và hoan hỷ nhận được phần phước thiện bố thí do người khác hồi hướng.

      ⦁ Bậc thọ thí có đầy đủ giới đức cao thượng như Chư Phật, Chư Thánh, Chư Đại Đức Tỳ Khưu Tăng có giới đức trong sạch, đang hành thiện Pháp.

      Hồi hướng thành tựu hay không?

      Những chúng sinh không thể nhận được phước thiện mà người khác hồi hướng cho như chúng sinh ở địa ngục, loài súc sinh, người xa lạ, các loài ngạ quỷ ở xa con người, (vì họ không thể biết và hoan hỷ nhận) và Chư Thiên (vì không quan tâm). Còn những chúng sinh có thể nhận được phước do người khác hồi hướng là những chúng sinh sống gần gũi với loài người như loài ngạ quỷ sống nhờ người ban phước; ngạ quỷ chịu khổ nhẹ ban ngày, còn ban đêm hưởng lạc; loài Asura như Chư Thiên ở mặt đất và những người thân sống gần gũi với thí chủ hay cùng tạo phước thiện ấy.

      Nếu bà con thân quyến đã quá vãng (mà thí chủ hồi hướng cho họ) không thuộc về loài ngạ quỷ được nhận phước do hồi hướng thì thân quyến nhiều đời trước đã quá vãng thuộc về loài ngạ quỷ ấy, có cơ hội đến nhận được phần phước thiện do thí chủ mình hồi hướng.

      Dù có chúng sinh nào hưởng được phước thiện do thí chủ hồi hướng hay không thì chắc chắn thí chủ đó hưởng được quả báu của phước thiện bố thí ấy. Nếu người nào sống không giữ gìn giới luật trong sạch, nhưng biết bố thí, cúng dường đến bậc đáng kính, khi chết, nếu ác nghiệp không giữ giới có cơ hội cho quả tái sinh thì người ấy có thể làm súc sinh, nhưng nhờ thiện nghiệp bố thí nên súc sinh ấy có cuộc sống tương đối đầy đủ, được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo (chó, mèo được nuôi ở nhà giàu). Còn nếu người nào sống giữ gìn giới luật trong sạch, trọn vẹn và cũng biết bố thí, cúng dường đến bậc đáng kính, khi chết, nếu thiện nghiệp giữ giới và bố thí ấy có cơ hội cho quả tái sinh thì người ấy sinh ở cõi người hay 6 cõi Dục Thiên, hưởng mọi sự an lạc ở cõi ấy.

      Phước thiện bố thí, hồi hướng và hoan hỷ

      Cả 3 loại phước thiện bố thí, hồi hướng và hoan hỷ chỉ thuận lợi nhất đối với người trong cõi Nam thiện bộ châu (Trái đất của chúng ta), còn đối với các chúng sinh trong các cõi giới khác thì khó có cơ hội, thậm chí không có cơ hội thực hiện được theo ý muốn của mình.

      Trong Kinh Pháp Cú số 345, Đức Thế Tôn đã dạy: “Pháp thí là sự bố thí cao thượng nhất. Pháp vị là vị cao thượng nhất. Pháp hỷ lạc là cao thượng nhất và sự đoạn tận mọi tham ái là cao thượng thật sự.”

      Pháp thí nghĩa là chia sẻ, truyền dạy Chánh Pháp của Đức Phật bằng cách viết sách, ấn hành, phân phát Kinh sách Chánh Pháp, … Chánh Pháp có 10 Pháp là:

      ⦁ Pháp Học Chánh Pháp đó là học Tam Tạng Kinh Pāḷi.
      ⦁ 9 Pháp Siêu tam giới đó là 4 Đạo, 4 Quả và Niết Bàn.

      Pháp thí là nhân sinh trí tuệ thấy biết rõ thật tánh sinh diệt, tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) của Danh Pháp, Sắc Pháp và chứng ngộ Đạo Quả và Niết Bàn.

      Pháp vị là vị của Chánh Pháp 37 phẩm trợ đạo, dẫn đến chứng ngộ Đạo Quả và Niết Bàn. Pháp vị là vị giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, là vị cao thượng nhất. Thất Bồ Đề Phần (37 phẩm trợ đạo) bao gồm Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi và Bát Chánh Đạo.

      Pháp lạc là trạng thái an lạc tuyệt đối của Niết Bàn, niềm hạnh phúc thật sự vô điều kiện, cao thượng hơn tất cả mọi hỷ lạc.

      Diệt tận được mọi tham ái, không còn dư sót nhờ 4 Thánh Đạo Tuệ (Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A La Hán) thì đó là bậc Thánh A La Hán, giải thoát khỏi khổ đau sinh tử. Cho nên, sự tận diệt mọi tham ái là cao thượng nhất.

      Cả 3 loại phước thiện bố thí, hồi hướng và hoan hỷ có liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu thí chủ nào đã tạo phước thiện bố thí, rồi hồi hướng phước thiện ấy cho tất cả chúng sinh thì vị ấy có thêm phước thiện hồi hướng. Còn chúng sinh có thiện tâm hoan hỷ thọ nhận phần phước thiện ấy thì chúng sinh đó có phước thiện hoan hỷ.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button