Tử vi

Khái niệm về Âm dương ngũ hành (Phần 2)

Đức chủ hình phụ:

Một trong số nội dung chính của tư tưởng pháp chế của giai cấp thống trị phong kiến. Lấy lý luận âm dương ngũ hành làm cơ sở. Trời đất có hai khí âm dương, dương chủ sinh, là đức; âm chủ sát, là hình. Hai khí âm dương lại lấy khí dương làm chủ, thể hiện đức hiếu sinh của trời. Vì vậy, giai cấp thống trị cần lấy đức trời làm chính, lấy hình sát làm phương pháp phụ trợ. Tư tưởng đức chủ hình phụ mang màu sắc mê tín, nhưng có tác dụng nhất định trong việc hạn chế sự lạm sát bừa bãi của giai cấp thống tri, và giảm nhẹ mâu thuẫn giai cấp.

Âm dương ngũ hành thuyết:

Bạn đang xem: Khái niệm về Âm dương ngũ hành (Phần 2)

Hợp lưu thuyết âm dương với thuyết ngũ hành. Tức là lấy âm dương để khái quát qui luật thay đổi vật chất của hai loại đối lập và sinh diệt nhau trong giới tự nhiên, coi sự chuyển hóa âm dương là nguồn gốc thay đổi của mọi hiện tượng trong giới tự nhiên, lại dùng ngũ hành tương sinh tương khắc bổ sung cho việc thuyết minh sự biến đổi thủy, mộc, kim, hoả, thổ và các hiện tượng khác trong giới tự nhiên, đồng thời để dự báo nhân sự.

Thuyết âm dương ngũ hành xuất hiện vào cuối thời Tây Chu, Trâu Diễn thời Chiến Quốc đã soạn nên tập đại thành và phát triển thành một học phái. Thái bình ngự lãm quyển 17 ghi: thủy, mộc, kim, hoả, thổ đều có đặc tính riêng, thủy ở phương bắc, thuộc khí âm; mộc sinh ở phương đông, khí dương dần thịnh, vạn vật bắt đầu sinh; hỏa ở phương nam, thuộc khí dương, vạn vật tươi tổt; kim ở phương tây, khí âm dần thịnh, vạn vật tiêu điều; thổ ở trung tâm, chủ sinh vạn vật.

Sự thay đổi giữa thủy, mộc, kim, hoả, thổ biểu hiện sự sinh diệt nhau của hai khí âm dương, tạo thành sự thay đổi của bốn mùa và sự sinh, thành, suy, diệt của vạn vật. Thuyết âm dương ngũ hành còn cố dùng hiện tượng tự nhiên để giải thích chính sự và cát hung họa phúc của xã hội loài người. Cho rằng thuận theo sự thay đổi của âm dương ngũ hành thì quốc thái dân an, bằng không sẽ nước mất nhà tan. Trâu Diễn còn đề xướng học thuyết “ ngũ đức chuyển di”, gọi thuộc tính của ngũ hành là ngũ đức, dùng nó lý giải sự biến động, thay thế của vương triều và lịch sử xã hội, đề cao lí luận tuần hoàn lịch sử. Thời Hán, thuyết âm dương ngũ hành đã trở thành bộ phận tổ thành của học thuyết Sấm Vĩ, được học thuyết thiên nhân cảm ứng tiếp thu.

Ngũ hành:

Chỉ khí của năm loại chất thủy, mộc, kim, hoả, thổ. Âm dương gia lấy tác dụng qua lại giữa năm loại khí này để lí giải qui luật thay đổi và phát triển của giới tự nhiên và xã hội loài người. Thời Chiến Quốc, thuyết ngũ hành rất thịnh hành, đồng thời xuất hiện nguyên lí ngũ hành tương sinh tương khắc. Tương sinh tức là sản sinh và thúc đẩy lẫn nhau, như thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Tương khắc tức là làm tiêu hao hoặc bài trừ lẫn nhau, như thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Trong đó diễn biến tương khắc bào hàm khả năng khắc trở lại. Ví dụ, thủy tuy khắc hỏa, nhưng hỏa thịnh cũng có thể khắc thủy. Sự sinh khắc của ngũ hành, khi phản ánh xã hội loài người, sẽ biểu hiện thành ngũ đức chuyển di, nên có sự thay đổi vương triều. Một vài quan điểm của học thuyết ngũ hành có yếu tố duy vật thô thiển và phép biện chứng tự phát.

Ngũ tài:

Tức ngũ hành thủy, mộc, kim, hoả, thổ.

Mộc:

Một trong ngũ hành. Chủ phương đông, ứng với mùa xuân. Tam mệnh thông hội quyển 1 – Luận ngũ hành sinh khắc viết: “ Nói đến mộc, là chỉ sự tiếp xúc. Khí dương động, nhô khỏi đất mà sinh vậy. Thủy chảy về phía đông, để sinh mộc vậy. Mộc vươn lên mà trùm xuống, là chất của tự nhiên vậy. Luận ngũ hành viết : “Mộc thích gọt tỉa, sinh phù, trợ hỏa, thổ bồi, đất đai màu mỡ, mọc nhiều thành rừng. Kỵ gãy đổ, rơi rụng, không vong, dao động, tử tuyệt, khô héo, tự cháy, mục rữa” .

Hỏa:

Một trong ngũ hành. Chủ phương nam, ứng với mùa hạ. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “ Nói đến Hỏa, là hóa, là hủy. Dương ở trên, âm ở dưới, phá hủy mạnh mà thay đổi vạn vật. Cưa mộc lấy hỏa, do mộc sinh vậy. Hỏa cháy không có chính thể, thể vốn là của mộc vậy. Xuất hiện để ứng với vật, tàn thì lại nhập vào, là khí của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Hỏa thích nóng, sinh trợ, không vong, bốc lên, cao xa, chiếu thổ, vượt thủy. Kỵ trói buộc, nôn nóng, lạnh lẽo, thủy thịnh, mộc khô, pha tạp, mộc nát, mộc đọng nước”.

Thồ:

Một trong ngũ hành. Chủ trung tâm, kiêm tây nam, ứng với mùa trưởng hạ. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến thổ, là xuất ra sinh ra vạn vật, thổ đưa vật sống ra, thu vật chết về, là nhà của vạn vật, nên thịnh vào cuối mùa hạ. Do hỏa sinh vậy”. Luận ngũ hành viết: “Thổ ưa sinh phù, dày chắc, sơ thông, sinh kim. Ky sụt lở, mộc thịnh, thủy nhiều, không vong, khí hàn, kim thịnh, trống rỗng”.

Kim:

Một trong ngũ hành. Chủ phương tây, ứng với mùa thu. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến kim, là nghiêm cấm. Khí âm bắt đầu ngăn cấm, buộc vạn vật thu lại, gạt đất tìm kim, do thổ sinh ra vậỵ, Sinh từ thổ mà rời khỏi thổ, là hình của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Kim ưa mộc tượng, thổ sinh, không vong, tôi luyện. Kỵ mộc vượng, hỏa vượng, hỏa ở đất mộ bại, thủy hàn, kim tiêu, hình sát khắc hại”.

Thủy:

Một trong ngũ hành. Chủ phương bắc, ứng với mùa đông. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến thủy, là nhuận vậy. Khí âm nhu nhuận, nuôi dưỡng vạn vật. Thủy chảy từ tây sang đông, do kim sinh vậy. Thủy chảy uốn lượn xuống chỗ thấp, là tính của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Thủy ưa trong sạch, xa rộng, tương sinh, vượt hỏa, tưới nhuần, tây bắc. Kỵ không vong, tràn lan khắc hại, mộc nhiều, khí hàn, tử tuyệt, thổ khô cằn”.

Ngũ tượng:

1) Chỉ năm loại hiện tượng tự nhiên do thay đổi âm dương sinh ra. Một là Đại âm, khí dương phục ờ dưới, về mùa là mùa đông. Hai là Đại dương, khí dương cực thịnh mà nuôi dưỡng vạn vật, mùa là mùa hạ. Ba là Thiếu âm, âm dương chuyển hóa, khí âm dần thịnh, về mùa là mùa thu. Bốn là Thiếu dương, âm dương chuyển hóa, khí dương dần thịnh, mùa là xuân. Năm là Trung tâm, âm dương điều hòa, ở giữa bốn phương. Ngũ tượng thực ra là năm loại hiện tượng do âm dương thay đổi mà sinh ra, phối hợp với ngũ hành, Đại âm là thủy, Đại dương là hỏa, Thiếu âm là kim, Thiếu dương là mộc, Trung tâm là thổ,

2) Chỉ tượng của năm phép đo lường trong các ngành nghề là quyền, hành, củ, quy, thằng. Quyền là tượng của Thái âm. Thái âm nằm ở phương bắc, khí dương phục ở dưới. Ngũ sự là mưu, ngũ thường là trí, mưu trí ắt phải nặng. Quyền là công cụ đo sự nặng nhẹ, nên quyền là tượng của Thái âm. Hành là tượng của Thái dương. Thái dương nằm ở phương nam, khí dương nuôi dưỡng vạn vật, ngũ sự là thị, ngũ thường là lễ, lễ là tề, tề nghĩa là cân bằng. Hành là công cụ cân bằng sự vật, nên hành là tượng của Thái dương. Củ là tượng của Thiếu ấm. Thiếu âm nằm ở phương tây, khí âm che vạn vật, mùa là thu, ngũ sự là ngôn, ngũ thường là nghĩa; Nghĩa thì thành thực, thành thực thì vuông vức. Củ là công cụ để vẽ hình vuông, nên củ là tượng của Thiếu âm. Quy là tượng của Thiếu dương. Thiếu dương sinh ở phương đông, khí dương làm động sự vật, mùa là xuân, ngũ sự là mạo, ngũ thường là nhãn; nhân thì sinh, mà sinh thì tròn. Quy là công cụ để vẽ hình tròn, nên Quy là tượng của Thiếu dương. Thằng là tượng của Trung tâm, đường kinh vĩ xuyên suốt mà ngay thẳng, ngũ sự là tư (tư duy) ngũ thường là tín, tín thì thành thực mà thẳng thắn, nên Thằng là tượng của Trung tâm.

Địa tượng:

Cổ nhân cho rằng sự thay đổi của vạn vật trên mặt đất tương thông với nhân sự, có thể qua đó dự đoán họa phúc của nhân sự. Ngũ hành là tượng của ngũ sự. Ngũ hành thuận, ắt biểu thị ngũ sự cử (được cử hành), ngũ thường hành (được thực hành); ngu hành nghịch, thì trong giới tự nhiên xuất hiện vô số hiện tượng quái dị, chứng tỏ ngũ sự bị phế bỏ, ngũ thường bị ngừng ngăn. Thổ là tượng của vua, kim lá tượng của bầy tôi, mộc là tượng của dân, hỏa là tượng của sự, thủy là tượng của vật.

Thiên tượng:

Cổ nhân cho rằng sự thay đổi của mặt trời, mặt trăng, tinh tú tượng trưng cho nhân sự, qua đó dự báo hoạ phúc. Mặt trời là tinh của dương, tượng trưng cho vua. Mặt trăng là tinh của âm, tượng trưng cho bầy tôi. Ngũ tinh là tinh của ngũ hành, tượng trưng cho sự được mất của ngũ sự. Sử ký, Thiên quan thư viết: “Các tinh tú, thể sinh ở đất, tinh thành trên trời. Ở chốn hoang dã, tượng trưng cho vật, trong triều đình tượng trưng cho quan lại, ở người tượng trưng cho sự việc”.

Lục khí:

Khí ngũ hành và khí trời, gọi chung là lục khí. Khí ngũ hành tức thủy, mộc, kim, hoả, thổ, là khí đất, đối với trời mà nói, thì là khí âm. Trời là, khí dương, là tượng chí tôn. Khí trời bị tổn thương thì mặt trời, mặt trăng và tinh tú vận hành hỗn loạn. Ở nhân sự, ắt vua yếu bầy tôi mạnh, gian thần đoạt ngôi giết vua. Đối với khí trời, khí ngũ hành là âm, bản thân nó lại chia ra âm dương, mộc, hỏa là dương, kim, thủy là âm, thổ sinh vạn vật, là âm dương hòa hợp. Một thuyết khác gọi âm, dương, phong, vũ, hối, minh là lục khí. Sử ký, Luật lịch chí viết: “Trời sinh lục khí” và chú giải “Lục khí, tức âm, dương, gió, mưa, tối, sáng vậy”.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Khái niệm về Âm dương ngũ hành (Phần 2)

Đức chủ hình phụ:

Một trong số nội dung chính của tư tưởng pháp chế của giai cấp thống trị phong kiến. Lấy lý luận âm dương ngũ hành làm cơ sở. Trời đất có hai khí âm dương, dương chủ sinh, là đức; âm chủ sát, là hình. Hai khí âm dương lại lấy khí dương làm chủ, thể hiện đức hiếu sinh của trời. Vì vậy, giai cấp thống trị cần lấy đức trời làm chính, lấy hình sát làm phương pháp phụ trợ. Tư tưởng đức chủ hình phụ mang màu sắc mê tín, nhưng có tác dụng nhất định trong việc hạn chế sự lạm sát bừa bãi của giai cấp thống tri, và giảm nhẹ mâu thuẫn giai cấp.

Âm dương ngũ hành thuyết:

Hợp lưu thuyết âm dương với thuyết ngũ hành. Tức là lấy âm dương để khái quát qui luật thay đổi vật chất của hai loại đối lập và sinh diệt nhau trong giới tự nhiên, coi sự chuyển hóa âm dương là nguồn gốc thay đổi của mọi hiện tượng trong giới tự nhiên, lại dùng ngũ hành tương sinh tương khắc bổ sung cho việc thuyết minh sự biến đổi thủy, mộc, kim, hoả, thổ và các hiện tượng khác trong giới tự nhiên, đồng thời để dự báo nhân sự.

Thuyết âm dương ngũ hành xuất hiện vào cuối thời Tây Chu, Trâu Diễn thời Chiến Quốc đã soạn nên tập đại thành và phát triển thành một học phái. Thái bình ngự lãm quyển 17 ghi: thủy, mộc, kim, hoả, thổ đều có đặc tính riêng, thủy ở phương bắc, thuộc khí âm; mộc sinh ở phương đông, khí dương dần thịnh, vạn vật bắt đầu sinh; hỏa ở phương nam, thuộc khí dương, vạn vật tươi tổt; kim ở phương tây, khí âm dần thịnh, vạn vật tiêu điều; thổ ở trung tâm, chủ sinh vạn vật.

Sự thay đổi giữa thủy, mộc, kim, hoả, thổ biểu hiện sự sinh diệt nhau của hai khí âm dương, tạo thành sự thay đổi của bốn mùa và sự sinh, thành, suy, diệt của vạn vật. Thuyết âm dương ngũ hành còn cố dùng hiện tượng tự nhiên để giải thích chính sự và cát hung họa phúc của xã hội loài người. Cho rằng thuận theo sự thay đổi của âm dương ngũ hành thì quốc thái dân an, bằng không sẽ nước mất nhà tan. Trâu Diễn còn đề xướng học thuyết “ ngũ đức chuyển di”, gọi thuộc tính của ngũ hành là ngũ đức, dùng nó lý giải sự biến động, thay thế của vương triều và lịch sử xã hội, đề cao lí luận tuần hoàn lịch sử. Thời Hán, thuyết âm dương ngũ hành đã trở thành bộ phận tổ thành của học thuyết Sấm Vĩ, được học thuyết thiên nhân cảm ứng tiếp thu.

Ngũ hành:

Chỉ khí của năm loại chất thủy, mộc, kim, hoả, thổ. Âm dương gia lấy tác dụng qua lại giữa năm loại khí này để lí giải qui luật thay đổi và phát triển của giới tự nhiên và xã hội loài người. Thời Chiến Quốc, thuyết ngũ hành rất thịnh hành, đồng thời xuất hiện nguyên lí ngũ hành tương sinh tương khắc. Tương sinh tức là sản sinh và thúc đẩy lẫn nhau, như thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Tương khắc tức là làm tiêu hao hoặc bài trừ lẫn nhau, như thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy. Trong đó diễn biến tương khắc bào hàm khả năng khắc trở lại. Ví dụ, thủy tuy khắc hỏa, nhưng hỏa thịnh cũng có thể khắc thủy. Sự sinh khắc của ngũ hành, khi phản ánh xã hội loài người, sẽ biểu hiện thành ngũ đức chuyển di, nên có sự thay đổi vương triều. Một vài quan điểm của học thuyết ngũ hành có yếu tố duy vật thô thiển và phép biện chứng tự phát.

Ngũ tài:

Tức ngũ hành thủy, mộc, kim, hoả, thổ.

Mộc:

Một trong ngũ hành. Chủ phương đông, ứng với mùa xuân. Tam mệnh thông hội quyển 1 – Luận ngũ hành sinh khắc viết: “ Nói đến mộc, là chỉ sự tiếp xúc. Khí dương động, nhô khỏi đất mà sinh vậy. Thủy chảy về phía đông, để sinh mộc vậy. Mộc vươn lên mà trùm xuống, là chất của tự nhiên vậy. Luận ngũ hành viết : “Mộc thích gọt tỉa, sinh phù, trợ hỏa, thổ bồi, đất đai màu mỡ, mọc nhiều thành rừng. Kỵ gãy đổ, rơi rụng, không vong, dao động, tử tuyệt, khô héo, tự cháy, mục rữa” .

Hỏa:

Một trong ngũ hành. Chủ phương nam, ứng với mùa hạ. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “ Nói đến Hỏa, là hóa, là hủy. Dương ở trên, âm ở dưới, phá hủy mạnh mà thay đổi vạn vật. Cưa mộc lấy hỏa, do mộc sinh vậy. Hỏa cháy không có chính thể, thể vốn là của mộc vậy. Xuất hiện để ứng với vật, tàn thì lại nhập vào, là khí của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Hỏa thích nóng, sinh trợ, không vong, bốc lên, cao xa, chiếu thổ, vượt thủy. Kỵ trói buộc, nôn nóng, lạnh lẽo, thủy thịnh, mộc khô, pha tạp, mộc nát, mộc đọng nước”.

Thồ:

Một trong ngũ hành. Chủ trung tâm, kiêm tây nam, ứng với mùa trưởng hạ. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến thổ, là xuất ra sinh ra vạn vật, thổ đưa vật sống ra, thu vật chết về, là nhà của vạn vật, nên thịnh vào cuối mùa hạ. Do hỏa sinh vậy”. Luận ngũ hành viết: “Thổ ưa sinh phù, dày chắc, sơ thông, sinh kim. Ky sụt lở, mộc thịnh, thủy nhiều, không vong, khí hàn, kim thịnh, trống rỗng”.

Kim:

Một trong ngũ hành. Chủ phương tây, ứng với mùa thu. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến kim, là nghiêm cấm. Khí âm bắt đầu ngăn cấm, buộc vạn vật thu lại, gạt đất tìm kim, do thổ sinh ra vậỵ, Sinh từ thổ mà rời khỏi thổ, là hình của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Kim ưa mộc tượng, thổ sinh, không vong, tôi luyện. Kỵ mộc vượng, hỏa vượng, hỏa ở đất mộ bại, thủy hàn, kim tiêu, hình sát khắc hại”.

Thủy:

Một trong ngũ hành. Chủ phương bắc, ứng với mùa đông. Tam mệnh thông hội quyển 1, Luận ngũ hành sinh khắc viết: “Nói đến thủy, là nhuận vậy. Khí âm nhu nhuận, nuôi dưỡng vạn vật. Thủy chảy từ tây sang đông, do kim sinh vậy. Thủy chảy uốn lượn xuống chỗ thấp, là tính của tự nhiên vậy”. Luận ngũ hành viết: “Thủy ưa trong sạch, xa rộng, tương sinh, vượt hỏa, tưới nhuần, tây bắc. Kỵ không vong, tràn lan khắc hại, mộc nhiều, khí hàn, tử tuyệt, thổ khô cằn”.

Ngũ tượng:

1) Chỉ năm loại hiện tượng tự nhiên do thay đổi âm dương sinh ra. Một là Đại âm, khí dương phục ờ dưới, về mùa là mùa đông. Hai là Đại dương, khí dương cực thịnh mà nuôi dưỡng vạn vật, mùa là mùa hạ. Ba là Thiếu âm, âm dương chuyển hóa, khí âm dần thịnh, về mùa là mùa thu. Bốn là Thiếu dương, âm dương chuyển hóa, khí dương dần thịnh, mùa là xuân. Năm là Trung tâm, âm dương điều hòa, ở giữa bốn phương. Ngũ tượng thực ra là năm loại hiện tượng do âm dương thay đổi mà sinh ra, phối hợp với ngũ hành, Đại âm là thủy, Đại dương là hỏa, Thiếu âm là kim, Thiếu dương là mộc, Trung tâm là thổ,

2) Chỉ tượng của năm phép đo lường trong các ngành nghề là quyền, hành, củ, quy, thằng. Quyền là tượng của Thái âm. Thái âm nằm ở phương bắc, khí dương phục ở dưới. Ngũ sự là mưu, ngũ thường là trí, mưu trí ắt phải nặng. Quyền là công cụ đo sự nặng nhẹ, nên quyền là tượng của Thái âm. Hành là tượng của Thái dương. Thái dương nằm ở phương nam, khí dương nuôi dưỡng vạn vật, ngũ sự là thị, ngũ thường là lễ, lễ là tề, tề nghĩa là cân bằng. Hành là công cụ cân bằng sự vật, nên hành là tượng của Thái dương. Củ là tượng của Thiếu ấm. Thiếu âm nằm ở phương tây, khí âm che vạn vật, mùa là thu, ngũ sự là ngôn, ngũ thường là nghĩa; Nghĩa thì thành thực, thành thực thì vuông vức. Củ là công cụ để vẽ hình vuông, nên củ là tượng của Thiếu âm. Quy là tượng của Thiếu dương. Thiếu dương sinh ở phương đông, khí dương làm động sự vật, mùa là xuân, ngũ sự là mạo, ngũ thường là nhãn; nhân thì sinh, mà sinh thì tròn. Quy là công cụ để vẽ hình tròn, nên Quy là tượng của Thiếu dương. Thằng là tượng của Trung tâm, đường kinh vĩ xuyên suốt mà ngay thẳng, ngũ sự là tư (tư duy) ngũ thường là tín, tín thì thành thực mà thẳng thắn, nên Thằng là tượng của Trung tâm.

Địa tượng:

Cổ nhân cho rằng sự thay đổi của vạn vật trên mặt đất tương thông với nhân sự, có thể qua đó dự đoán họa phúc của nhân sự. Ngũ hành là tượng của ngũ sự. Ngũ hành thuận, ắt biểu thị ngũ sự cử (được cử hành), ngũ thường hành (được thực hành); ngu hành nghịch, thì trong giới tự nhiên xuất hiện vô số hiện tượng quái dị, chứng tỏ ngũ sự bị phế bỏ, ngũ thường bị ngừng ngăn. Thổ là tượng của vua, kim lá tượng của bầy tôi, mộc là tượng của dân, hỏa là tượng của sự, thủy là tượng của vật.

Thiên tượng:

Cổ nhân cho rằng sự thay đổi của mặt trời, mặt trăng, tinh tú tượng trưng cho nhân sự, qua đó dự báo hoạ phúc. Mặt trời là tinh của dương, tượng trưng cho vua. Mặt trăng là tinh của âm, tượng trưng cho bầy tôi. Ngũ tinh là tinh của ngũ hành, tượng trưng cho sự được mất của ngũ sự. Sử ký, Thiên quan thư viết: “Các tinh tú, thể sinh ở đất, tinh thành trên trời. Ở chốn hoang dã, tượng trưng cho vật, trong triều đình tượng trưng cho quan lại, ở người tượng trưng cho sự việc”.

Lục khí:

Khí ngũ hành và khí trời, gọi chung là lục khí. Khí ngũ hành tức thủy, mộc, kim, hoả, thổ, là khí đất, đối với trời mà nói, thì là khí âm. Trời là, khí dương, là tượng chí tôn. Khí trời bị tổn thương thì mặt trời, mặt trăng và tinh tú vận hành hỗn loạn. Ở nhân sự, ắt vua yếu bầy tôi mạnh, gian thần đoạt ngôi giết vua. Đối với khí trời, khí ngũ hành là âm, bản thân nó lại chia ra âm dương, mộc, hỏa là dương, kim, thủy là âm, thổ sinh vạn vật, là âm dương hòa hợp. Một thuyết khác gọi âm, dương, phong, vũ, hối, minh là lục khí. Sử ký, Luật lịch chí viết: “Trời sinh lục khí” và chú giải “Lục khí, tức âm, dương, gió, mưa, tối, sáng vậy”.

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button