Nghiên cứu

Lục hòa là gì? Lục hòa gồm những gì? Tác hại của sự bất hòa

Lục hòa là bài học mà duyên khởi là Đức Phật dạy cho các thầy tỳ kheo nhưng thật ra thì bất cứ một gia đình, đội nhóm, một tổ chức, một đoàn thể nào cũng nên áp dụng làm theo. Lục hòa là căn bản, là nền tảng, là đạo đức ứng xử giữa người với người trong cùng một tổ chức.

Lục Hòa – Cách sống an bình giữa chốn nhân gian.

Lục hòa là gì?

Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ tinh thần tới vật chất, từ lời nói tới việc làm.

Chữ “Hòa” ở đây không có nghĩa là: “ai sao tôi vậy, ai bậy tôi theo”, không có nghĩa là ba phải ai nói gì cũng đồng ý, ai nói bậy mình cũng làm theo. Chữ “Hòa” trong nhà Phật không phải là sự nhu nhược thụ động.

Trong xã hội có một loại người vì không muốn làm mất lòng ai nên khi ai nói gì họ cũng đều đồng ý, dạ vâng và khen ngợi. Nhưng khi không có mặt họ ở đó thì lại đi đánh giá, phê bình, chỉ trích họ. Đây không phải là chữ “Hòa” mà Đức Phật đã dạy.

Đức Phật dạy chữ “Hòa” phải xuất phát từ suy nghĩ tới lời nói và hành động chứ không phải là một kỹ năng giao tiếp để mọi người đối phó hay ứng phó với hoàn cảnh.

Lục hòa gồm những gì?

Đức Phật dạy về công đức sáu pháp hòa kính (lục hòa)

Lục hòa bao gồm 6 điều là:

“1. Thân hòa đồng chú
2. Khẩu hòa vô tranh
3. Ý hòa đồng duyệt
4. Giới hòa đồng tu
5. Kiến hòa đồng giải
6. Lợi hòa đồng quân”

Có một bài thơ về lục hòa để cho các bạn dễ thuộc như sau:

“Thân hòa luôn ở cùng nhau
Khẩu hòa ăn nói trước sau dịu dàng

Ý hòa thảo luận suy bàn
Kiến hòa đồng giải hoàn toàn hiểu chung
Lợi hòa phân chia khắp cùng
Giới hòa cố giữ nguyện chung tu trì”

Thân hòa đồng chú (Thân hòa cùng ở)

Là sự ở cùng nhau một cách hòa thuận dưới một mái nhà, không sử dụng bạo lực để ăn hiếp lẫn nhau trong một phạm vi tổ chức.

Nếu là phật tử, những người bạn đồng tu khi sinh hoạt cùng với nhau trong một mái chùa hay một đạo tràng thì những người con chung của Phật thì phải cùng chung một lý tưởng. Lấy hòa khí làm đầu, không chia phe phái, ỷ mạnh ăn hiếp người yếu hay ỷ thế hiếp cô, mạnh ai lấy được.

Nếu là đồng bào, cùng nhau chung sống ở trong một nước thì hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, luôn lấy sự đoàn kết làm kim chỉ nam vì những nhân duyên từ những kiếp sống trước mà kiếp này đang phải chịu hoặc hưởng cùng một nghiệp chung, cùng hít thở chung một bầu không khí ở trong một quốc gia.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Khẩu hòa vô tranh – Khẩu hành từ bi (Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi với nhau)

**Khẩu hành vô tranh là dịch theo tiếng hán, còn khẩu hành từ bi là dịch theo kinh chữ pali.

Giữ lời nói dịu dàng, ồn tồn hòa nhã khi ở gần nhau. Nếu có điều gì khúc mắc với nhau cũng phải giữ lời nói dịu dàng hòa nhã khi bàn luận để tìm ra tiếng nói chung.

Không nói mỉa mai, châm chọc, bới móc lỗi của nhau. Không lấy lý do thẳng tính hay câu “khẩu xà tâm Phật” để ngụy biện cho những lời nói không dễ thương của mình.

Một lời khi nói ra đều reo một duyên vào “vũ trụ” và có một “phản lực” sẽ trở lại với ta. Nếu bạn không muốn nghe những lời chỉ trích, đánh giá, chê bai từ người khác thì hãy luôn cân nhắc sử dụng ái ngữ đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. 

“Lời nói không là dao
Mà cắt lòng đau nhói
Lời nói không là khói
Mà sao mắt cay cay”

Ý hòa đồng duyệt (Ý hòa cùng vui)

Muốn tâm ý hòa hiệp phải tu hạnh hỷ xả, không chấp nhặt những lỗi lầm của kẻ khác. Bỏ qua mọi sự hờn giận, buồn phiền đối với kẻ khác vì những suy nghĩ như vậy không đem lại tác dụng gì cả mà chỉ làm tăng sự sân hận. Mình không thể nào thay đổi được người khác, nghiệp của ai người đó phải chịu, người duy nhất trên thế gian này mình có thể thay đổi được đó chính mà bản thân mình. Thực sự thì việc thay đổi bản thân mình cũng đã quá khó rồi chứ đừng nói tới việc có thể thay đổi được người khác.

Ý dẫn đầu các pháp, là động lực thúc đẩy miệng và thân (lời nói và hành vi).

Giới hòa đồng tu (Giới hòa cùng vui)

  • Trong bất kỳ một gia đình, tổ chức, đoàn thể nào đó thì cũng nên cần có những quy định, quy củ để mọi người tuân theo rèn luyện tính kỷ luật từ đó giữ gìn được sự trật tự trong tổ chức.
  • Đối với trong Đạo Phật thì các phật tử càng phải giữ gìn giới luật mà Đức Phật đã đề ra. Người Phật tử tại gia thì thọ ngũ giới, người mới xuất gia thì thọ 10 giới Sa Di, người Tỳ Kheo thì phải thọ 250 giới, còn Tỳ Kheo Ni phải thọ tới 348 giới.

Mỗi người trong một tổ chức đều phải tự giác thực hiện những quy tắc chung đã được đề ra. Nếu như mọi người không cùng nhau giữ gìn những quy định chung mà tổ chức đã thống nhất đề ra để mọi người tuân theo thì sẽ rất khó chung sống hòa thuận được với nhau vì các vấn đề sẽ phát sinh. Nếu người này hay người kia vi phạm giới luật, quy định sẽ rất dễ nảy sinh tâm sân trong đoàn thể.

Để thực hiện được việc này trong một gia đình bình thường, đòi hỏi người vợ chồng cần phải có sự hòa hợp dựa trên một nền tảng chung. Đức Phật đã dạy khi lựa chọn người vợ chồng cùng nhau chung sống với mình cả đời thì nên phải có 4 điều sau:

  • Đồng trí: cùng suy nghĩ, trình độ, tư tưởng tương ứng với nhau
  • Đồng tín: cùng một niềm tin
  • Đồng khí: cùng tâm nguyện rộng lượng bao dung bố thí yêu thương
  • Đồng đức: đức hạnh tương đồng với nhau

Như ông bà ta có câu “nồi nào úp vung lấy”. Có nghĩa là nếu như mình không ngừng rèn luyện bản thân để nâng tầm mình lên trở thành một con người hiền lành dễ thương tới đâu thì đối phương tiếp cận mình sẽ cùng một tần số như vậy, đây là một sự thật chắc chắn từ vũ trụ mà Đức Phật đã chỉ cho chúng ta.

Kiến hòa đồng giải (Thấy biết giãi bày cho nhau hiểu)

Trong khi chung sống, sinh hoạt cùng với nhau, mỗi người sẽ đều khám phá, hiểu biết ra những điều khác nhau, những điều đó khi có cơ hội nên giãi bày chỉ bảo cho nhau để mọi người cùng hiểu biết hơn cùng nhau phát triển. Nếu như ai cũng chỉ giữ cho riêng mình thì dần dần sẽ có sự sai lệch về sự hiểu biết, từ đó dẫn tới việc không cùng chung suy nghĩ, chí hướng, không đồng thuận về tư tưởng dẫn tới sự mâu thuẫn ngày càng lớn không thể hóa giải.

Sự chia sẻ, giãi bày với nhau giữa các thành viên trong gia đình hay tổ chức cũng là để tăng sự kết nối, tương tác giữa các thành viên, giúp cho mọi người hiểu nhau hơn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có câu: “Có hiểu mới có thương, nếu không thể thấu hiểu thì chúng ta chẳng thể yêu thương”, điều này hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. 

Tuy nhiên cũng phải lưu ý là không chia sẻ những thông tin sai sự thật, không được kiểm chứng, thông tin sai lệch dẫn đến tà kiến.

Lợi hòa đồng quân (Tài lợi, vật thực cùng chia sẻ với nhau)

Bằng tinh thần bình đẳng lợi tha, từ bi cứu khổ và trí tuệ rõ thấu vô thường, Đức Phật đã dạy: “Có tài lợi nên tùy phận chia cho nhau”.

Kết luận

Tổng hợp kiến thức về Lục hòa và cách thực hành Lục hòa trong đạo tràng

6 điều sau hãy cần nhớ

  1. Hãy chung sống với nhau một cách hòa hợp, chung lưng đấu cật đùm bọc cho nhau, không dùng vũ lực để đàn áp nhau.
  2. Hãy sử dụng ngôn từ một cách dịu dàng hòa nhã, nếu như có điều gì khúc mắc cần thống nhất với nhau thì hãy tranh luận trên tinh thần hòa nhã, sử dụng ái ngữ, không để cảm xúc tiêu cực chi phối trong khi tranh luận để tìm ra được phương án tốt nhất.
  3. Hãy nuôi dưỡng ý niệm tốt đẹp dành cho nhau, rèn luyện đức hỷ xả, không ganh tỵ, thù hằn nhau.
  4. Hãy giữ gìn sự kỷ luật, giới luật một cách nghiêm túc, sự vô kỷ luật của mình không chỉ ảnh hưởng tới mình mà còn làm ảnh hưởng tới những người xung quanh từ đó phá hỏng một tổ chức.
  5. Hãy giãi bày những sự hiểu biết mà mình đã ngộ ra, học được cho những người cần biết. Trong một gia đình hay tổ chức, người có hiểu biết nhiều phải có bổn phận chỉ bày cho những người hậu tiến và dắt họ đi kịp mình. Nếu không sẽ có sự sai lệch về tư tưởng, suy nghĩ dần dần dẫn tới sự không thể hiểu nhau làm nảy sinh mâu thuẫn không thể nào hòa hợp được.
  6. Hãy chia đồng đều tài lợi thu thập được nếu có cho nhau để mọi người cùng thỏa mãn và vui vẻ với nhau chứ không được giữ cho riêng mình.

Tác hại của sự bất hòa

Gia đình bất hòa, đây sẽ là 4 kết cục khó tránh: Ai đã kết hôn đều nên biết

Nếu ở trong một gia đình, đội nhóm, tổ chức hay đoàn thể bất kỳ nào đó có sự bất hòa giữa các thành viên trong đó thì sẽ rất khó để làm nên một việc gì lớn thành công cùng nhau trong thời gian dài.

Người ta có câu: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.

Sự “đi cùng nhau” phải dựa trên nền tảng hòa thuận cùng với nhau, không thể nói rằng nếu ở trong một gia đình mà mỗi người làm theo một ý và không hòa thuận mà gia đình đó hạnh phúc và con cái phát triển tốt được.

Bất hạnh phía sau cuộc hôn nhân "giả tạo"

Ở trong một tổ chức cũng vậy. Một công ty, cơ quan hay đoàn thể bất kỳ nào đó mà xào xáo thì không thể nào mà đi lên được.

Hòa thượng Thích Thiện Hoa viết rằng: Sự bất hòa là “ung độc” của cuộc sống chung, làm cho người ta bắt buộc phải xa nhau. Nếu ở gần nhau thì chỉ làm thêm khổ cho nhau mà thôi.

Trong xã hội ngày nay, đa số mọi người đều làm ở trong một công ty chung với rất nhiều người khác. Mà khi mình đến công ty chỉ phải tiếp xúc với họ 8 tiếng mỗi ngày thôi, mà nếu như bạn không thích họ thì rõ ràng bạn sẽ cảm thấy “ngột ngạt” khó chịu. Nghiêm trọng hơn khi sự bất hòa diễn ra ở trong một gia đình thì thực sự cuộc sống dường như đã trở thành một “địa ngục”, nếu ở với nhau mà không thể hòa thuận thì thực sự chỉ làm khổ nhau mà thôi. Đặc biệt là vợ chồng hoặc anh chị em ruột cũng vậy. Mở rộng hơn là tới hàng xóm láng giềng và xa hơn là trong một quốc gia.

Sự quan trọng của nhu hòa

Nhu hòa là một vẻ đẹp, người nhu hòa sẽ có tương lai xán lạn - Trí Thức VN

Người xưa có câu: “Dĩ hòa vi quý” tức là lấy cái hòa làm quý, lấy sự hòa thuận làm phương châm trong gia đình và xã hội thì làm bất cứ việc gì cũng có thể dễ dàng đạt được những thành tựu lớn. Ngược lại nếu như ai coi thường việc lấy sự hòa thuận làm kim chỉ nam trong một tổ chức thì những công việc chung sẽ không bao giờ có kết quả tốt.

Trong Nho giáo có câu: 

“Thời thế thuận không bằng địa thế lợi; địa thế lợi không bằng nhân tâm hòa”

Thiên thời địa lợi như là những hoàn cảnh môi trường bên ngoài thuận lợi cũng không quan trọng bằng yếu tố nhân hòa, tức là tâm con người phải đồng lòng với nhau. Tâm hòa chính là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một công việc lớn khi làm chung với người khác.

-Theo Sư Cô Giác Lệ Hiếu giảng

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Nghiên cứu

Xem thêm Lục hòa là gì? Lục hòa gồm những gì? Tác hại của sự bất hòa

Lục hòa là bài học mà duyên khởi là Đức Phật dạy cho các thầy tỳ kheo nhưng thật ra thì bất cứ một gia đình, đội nhóm, một tổ chức, một đoàn thể nào cũng nên áp dụng làm theo. Lục hòa là căn bản, là nền tảng, là đạo đức ứng xử giữa người với người trong cùng một tổ chức.

Lục Hòa – Cách sống an bình giữa chốn nhân gian.

Nội dung chính

    Lục hòa là gì?

    Lục hòa là 6 phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ tinh thần tới vật chất, từ lời nói tới việc làm.

    Chữ “Hòa” ở đây không có nghĩa là: “ai sao tôi vậy, ai bậy tôi theo”, không có nghĩa là ba phải ai nói gì cũng đồng ý, ai nói bậy mình cũng làm theo. Chữ “Hòa” trong nhà Phật không phải là sự nhu nhược thụ động.

    Trong xã hội có một loại người vì không muốn làm mất lòng ai nên khi ai nói gì họ cũng đều đồng ý, dạ vâng và khen ngợi. Nhưng khi không có mặt họ ở đó thì lại đi đánh giá, phê bình, chỉ trích họ. Đây không phải là chữ “Hòa” mà Đức Phật đã dạy.

    Đức Phật dạy chữ “Hòa” phải xuất phát từ suy nghĩ tới lời nói và hành động chứ không phải là một kỹ năng giao tiếp để mọi người đối phó hay ứng phó với hoàn cảnh.

    Lục hòa gồm những gì?

    Đức Phật dạy về công đức sáu pháp hòa kính (lục hòa)

    Lục hòa bao gồm 6 điều là:

    “1. Thân hòa đồng chú
    2. Khẩu hòa vô tranh
    3. Ý hòa đồng duyệt
    4. Giới hòa đồng tu
    5. Kiến hòa đồng giải
    6. Lợi hòa đồng quân”

    Có một bài thơ về lục hòa để cho các bạn dễ thuộc như sau:

    “Thân hòa luôn ở cùng nhau
    Khẩu hòa ăn nói trước sau dịu dàng

    Ý hòa thảo luận suy bàn
    Kiến hòa đồng giải hoàn toàn hiểu chung
    Lợi hòa phân chia khắp cùng
    Giới hòa cố giữ nguyện chung tu trì”

    Thân hòa đồng chú (Thân hòa cùng ở)

    Là sự ở cùng nhau một cách hòa thuận dưới một mái nhà, không sử dụng bạo lực để ăn hiếp lẫn nhau trong một phạm vi tổ chức.

    Nếu là phật tử, những người bạn đồng tu khi sinh hoạt cùng với nhau trong một mái chùa hay một đạo tràng thì những người con chung của Phật thì phải cùng chung một lý tưởng. Lấy hòa khí làm đầu, không chia phe phái, ỷ mạnh ăn hiếp người yếu hay ỷ thế hiếp cô, mạnh ai lấy được.

    Nếu là đồng bào, cùng nhau chung sống ở trong một nước thì hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, luôn lấy sự đoàn kết làm kim chỉ nam vì những nhân duyên từ những kiếp sống trước mà kiếp này đang phải chịu hoặc hưởng cùng một nghiệp chung, cùng hít thở chung một bầu không khí ở trong một quốc gia.

    “Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

    Khẩu hòa vô tranh – Khẩu hành từ bi (Lời nói hòa hiệp, không tranh cãi với nhau)

    **Khẩu hành vô tranh là dịch theo tiếng hán, còn khẩu hành từ bi là dịch theo kinh chữ pali.

    Giữ lời nói dịu dàng, ồn tồn hòa nhã khi ở gần nhau. Nếu có điều gì khúc mắc với nhau cũng phải giữ lời nói dịu dàng hòa nhã khi bàn luận để tìm ra tiếng nói chung.

    Không nói mỉa mai, châm chọc, bới móc lỗi của nhau. Không lấy lý do thẳng tính hay câu “khẩu xà tâm Phật” để ngụy biện cho những lời nói không dễ thương của mình.

    Một lời khi nói ra đều reo một duyên vào “vũ trụ” và có một “phản lực” sẽ trở lại với ta. Nếu bạn không muốn nghe những lời chỉ trích, đánh giá, chê bai từ người khác thì hãy luôn cân nhắc sử dụng ái ngữ đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. 

    “Lời nói không là dao
    Mà cắt lòng đau nhói
    Lời nói không là khói
    Mà sao mắt cay cay”

    Ý hòa đồng duyệt (Ý hòa cùng vui)

    Muốn tâm ý hòa hiệp phải tu hạnh hỷ xả, không chấp nhặt những lỗi lầm của kẻ khác. Bỏ qua mọi sự hờn giận, buồn phiền đối với kẻ khác vì những suy nghĩ như vậy không đem lại tác dụng gì cả mà chỉ làm tăng sự sân hận. Mình không thể nào thay đổi được người khác, nghiệp của ai người đó phải chịu, người duy nhất trên thế gian này mình có thể thay đổi được đó chính mà bản thân mình. Thực sự thì việc thay đổi bản thân mình cũng đã quá khó rồi chứ đừng nói tới việc có thể thay đổi được người khác.

    Ý dẫn đầu các pháp, là động lực thúc đẩy miệng và thân (lời nói và hành vi).

    Giới hòa đồng tu (Giới hòa cùng vui)

    • Trong bất kỳ một gia đình, tổ chức, đoàn thể nào đó thì cũng nên cần có những quy định, quy củ để mọi người tuân theo rèn luyện tính kỷ luật từ đó giữ gìn được sự trật tự trong tổ chức.
    • Đối với trong Đạo Phật thì các phật tử càng phải giữ gìn giới luật mà Đức Phật đã đề ra. Người Phật tử tại gia thì thọ ngũ giới, người mới xuất gia thì thọ 10 giới Sa Di, người Tỳ Kheo thì phải thọ 250 giới, còn Tỳ Kheo Ni phải thọ tới 348 giới.

    Mỗi người trong một tổ chức đều phải tự giác thực hiện những quy tắc chung đã được đề ra. Nếu như mọi người không cùng nhau giữ gìn những quy định chung mà tổ chức đã thống nhất đề ra để mọi người tuân theo thì sẽ rất khó chung sống hòa thuận được với nhau vì các vấn đề sẽ phát sinh. Nếu người này hay người kia vi phạm giới luật, quy định sẽ rất dễ nảy sinh tâm sân trong đoàn thể.

    Để thực hiện được việc này trong một gia đình bình thường, đòi hỏi người vợ chồng cần phải có sự hòa hợp dựa trên một nền tảng chung. Đức Phật đã dạy khi lựa chọn người vợ chồng cùng nhau chung sống với mình cả đời thì nên phải có 4 điều sau:

    • Đồng trí: cùng suy nghĩ, trình độ, tư tưởng tương ứng với nhau
    • Đồng tín: cùng một niềm tin
    • Đồng khí: cùng tâm nguyện rộng lượng bao dung bố thí yêu thương
    • Đồng đức: đức hạnh tương đồng với nhau

    Như ông bà ta có câu “nồi nào úp vung lấy”. Có nghĩa là nếu như mình không ngừng rèn luyện bản thân để nâng tầm mình lên trở thành một con người hiền lành dễ thương tới đâu thì đối phương tiếp cận mình sẽ cùng một tần số như vậy, đây là một sự thật chắc chắn từ vũ trụ mà Đức Phật đã chỉ cho chúng ta.

    Kiến hòa đồng giải (Thấy biết giãi bày cho nhau hiểu)

    Trong khi chung sống, sinh hoạt cùng với nhau, mỗi người sẽ đều khám phá, hiểu biết ra những điều khác nhau, những điều đó khi có cơ hội nên giãi bày chỉ bảo cho nhau để mọi người cùng hiểu biết hơn cùng nhau phát triển. Nếu như ai cũng chỉ giữ cho riêng mình thì dần dần sẽ có sự sai lệch về sự hiểu biết, từ đó dẫn tới việc không cùng chung suy nghĩ, chí hướng, không đồng thuận về tư tưởng dẫn tới sự mâu thuẫn ngày càng lớn không thể hóa giải.

    Sự chia sẻ, giãi bày với nhau giữa các thành viên trong gia đình hay tổ chức cũng là để tăng sự kết nối, tương tác giữa các thành viên, giúp cho mọi người hiểu nhau hơn. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có câu: “Có hiểu mới có thương, nếu không thể thấu hiểu thì chúng ta chẳng thể yêu thương”, điều này hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. 

    Tuy nhiên cũng phải lưu ý là không chia sẻ những thông tin sai sự thật, không được kiểm chứng, thông tin sai lệch dẫn đến tà kiến.

    Lợi hòa đồng quân (Tài lợi, vật thực cùng chia sẻ với nhau)

    Bằng tinh thần bình đẳng lợi tha, từ bi cứu khổ và trí tuệ rõ thấu vô thường, Đức Phật đã dạy: “Có tài lợi nên tùy phận chia cho nhau”.

    Kết luận

    Tổng hợp kiến thức về Lục hòa và cách thực hành Lục hòa trong đạo tràng

    6 điều sau hãy cần nhớ

    1. Hãy chung sống với nhau một cách hòa hợp, chung lưng đấu cật đùm bọc cho nhau, không dùng vũ lực để đàn áp nhau.
    2. Hãy sử dụng ngôn từ một cách dịu dàng hòa nhã, nếu như có điều gì khúc mắc cần thống nhất với nhau thì hãy tranh luận trên tinh thần hòa nhã, sử dụng ái ngữ, không để cảm xúc tiêu cực chi phối trong khi tranh luận để tìm ra được phương án tốt nhất.
    3. Hãy nuôi dưỡng ý niệm tốt đẹp dành cho nhau, rèn luyện đức hỷ xả, không ganh tỵ, thù hằn nhau.
    4. Hãy giữ gìn sự kỷ luật, giới luật một cách nghiêm túc, sự vô kỷ luật của mình không chỉ ảnh hưởng tới mình mà còn làm ảnh hưởng tới những người xung quanh từ đó phá hỏng một tổ chức.
    5. Hãy giãi bày những sự hiểu biết mà mình đã ngộ ra, học được cho những người cần biết. Trong một gia đình hay tổ chức, người có hiểu biết nhiều phải có bổn phận chỉ bày cho những người hậu tiến và dắt họ đi kịp mình. Nếu không sẽ có sự sai lệch về tư tưởng, suy nghĩ dần dần dẫn tới sự không thể hiểu nhau làm nảy sinh mâu thuẫn không thể nào hòa hợp được.
    6. Hãy chia đồng đều tài lợi thu thập được nếu có cho nhau để mọi người cùng thỏa mãn và vui vẻ với nhau chứ không được giữ cho riêng mình.

    Tác hại của sự bất hòa

    Gia đình bất hòa, đây sẽ là 4 kết cục khó tránh: Ai đã kết hôn đều nên biết

    Nếu ở trong một gia đình, đội nhóm, tổ chức hay đoàn thể bất kỳ nào đó có sự bất hòa giữa các thành viên trong đó thì sẽ rất khó để làm nên một việc gì lớn thành công cùng nhau trong thời gian dài.

    Người ta có câu: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.

    Sự “đi cùng nhau” phải dựa trên nền tảng hòa thuận cùng với nhau, không thể nói rằng nếu ở trong một gia đình mà mỗi người làm theo một ý và không hòa thuận mà gia đình đó hạnh phúc và con cái phát triển tốt được.

    Bất hạnh phía sau cuộc hôn nhân "giả tạo"

    Ở trong một tổ chức cũng vậy. Một công ty, cơ quan hay đoàn thể bất kỳ nào đó mà xào xáo thì không thể nào mà đi lên được.

    Hòa thượng Thích Thiện Hoa viết rằng: Sự bất hòa là “ung độc” của cuộc sống chung, làm cho người ta bắt buộc phải xa nhau. Nếu ở gần nhau thì chỉ làm thêm khổ cho nhau mà thôi.

    Trong xã hội ngày nay, đa số mọi người đều làm ở trong một công ty chung với rất nhiều người khác. Mà khi mình đến công ty chỉ phải tiếp xúc với họ 8 tiếng mỗi ngày thôi, mà nếu như bạn không thích họ thì rõ ràng bạn sẽ cảm thấy “ngột ngạt” khó chịu. Nghiêm trọng hơn khi sự bất hòa diễn ra ở trong một gia đình thì thực sự cuộc sống dường như đã trở thành một “địa ngục”, nếu ở với nhau mà không thể hòa thuận thì thực sự chỉ làm khổ nhau mà thôi. Đặc biệt là vợ chồng hoặc anh chị em ruột cũng vậy. Mở rộng hơn là tới hàng xóm láng giềng và xa hơn là trong một quốc gia.

    Sự quan trọng của nhu hòa

    Nhu hòa là một vẻ đẹp, người nhu hòa sẽ có tương lai xán lạn - Trí Thức VN

    Người xưa có câu: “Dĩ hòa vi quý” tức là lấy cái hòa làm quý, lấy sự hòa thuận làm phương châm trong gia đình và xã hội thì làm bất cứ việc gì cũng có thể dễ dàng đạt được những thành tựu lớn. Ngược lại nếu như ai coi thường việc lấy sự hòa thuận làm kim chỉ nam trong một tổ chức thì những công việc chung sẽ không bao giờ có kết quả tốt.

    Trong Nho giáo có câu: 

    “Thời thế thuận không bằng địa thế lợi; địa thế lợi không bằng nhân tâm hòa”

    Thiên thời địa lợi như là những hoàn cảnh môi trường bên ngoài thuận lợi cũng không quan trọng bằng yếu tố nhân hòa, tức là tâm con người phải đồng lòng với nhau. Tâm hòa chính là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một công việc lớn khi làm chung với người khác.

    -Theo Sư Cô Giác Lệ Hiếu giảng

    Related Articles

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button