Nghiên cứu

Thiền Định (Thiền Chỉ – Samatha) là gì? Các giai đoạn tu chứng và 5 chướng ngại khi thiền

Toàn bộ công phu tu học của một Phật tử, bất kể Tăng tục, có thể gói gọn trong 5 phận sự là Nghiên cứu Kinh, Tu Phước (Ba La Mật), Tu Giới, Tu Định và Tu Tuệ.

Nội dung chính

    THIỀN ĐỊNH là gì?

    Giới Thiệu

    Bạn đang xem: Thiền Định (Thiền Chỉ – Samatha) là gì? Các giai đoạn tu chứng và 5 chướng ngại khi thiền

    Thiền Định (Thiền Chỉ) là sự định tâm trong một đề mục Thiền Định duy nhất làm đối tượng, có khả năng chế ngự, làm vắng lặng tạm thời được 5 pháp chướng ngại bằng  5  chi  thiền,  làm  cho  tâm  an  tĩnh  vững  chắc  trong một  đề  mục  Thiền  Định  ấy,  dẫn  đến  tuần  tự  các  bậc Thiền Sắc giới và Vô Sắc giới.

    Có 5 bậc thiền Sắc giới (với hành giả có tuệ chậm):

    • Sơ thiền: Có 5 chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.
    • Nhị thiền: Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm, do bỏ chi Tầm.
    • Tam thiền: Hỷ, Lạc, Nhất tâm, do bỏ thêm chi Tứ.
    • Tứ thiền: Lạc và Nhất tâm, do bỏ thêm chi Hỷ.
    • Ngũ thiền: Xả, Nhất tâm, (thay Lạc bằng Xả).

    Có 4 bậc thiền Sắc giới (với hành giả có tuệ nhanh):

    • Sơ thiền: Có 5 chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.
    • Nhị thiền: Hỷ, Lạc, Nhất tâm, do bỏ 2 chi Tầm, Tứ.
    • Tam thiền: Lạc và Nhất tâm, do bỏ thêm chi Hỷ.
    • Tứ thiền: Xả, Nhất tâm, (thay Lạc bằng Xả).

    Có 4 bậc thiền Vô Sắc giới:

    • Không vô biên xứ,
    • Thức vô biên xứ,
    • Vô sở hữu xứ,
    • Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

    Mỗi bậc thiền có 2 chi là Xả và Nhất tâm.

    5 Chướng Ngại khi Thiền

    Năm Chướng Ngại (Nivaraṇa – Năm Triền Cái)

    Năm Pháp chướng ngại tinh thần làm cản trở việc tiến hành Thiền Định, Thiền Tuệ làm cho tâm không thể an trú trên đề mục Thiền, đó là: Tham dục, Sân, Hôn trầm, Phóng dật và Hoài nghi.

    Tham dục

    Tham dục là ham muốn nhục dục, luyến ái ngũ trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc). Phàm phu thường chạy theo những dục vọng nhất thời, tạm bợ, nếu không đủ Định tâm để kiểm soát và kiềm chế, chắc chắn phải bị sa đọa. Tham dục được khắc phục phần lớn khi hành giả  đắc  Quả  vị  Tư  Đà  Hàm,  và  chỉ  hoàn  toàn  được chế ngự ở Quả vị A Na Hàm. Còn những phần vi tế của tham ái như tham đắm vào cảnh Sắc giới hay Vô Sắc giới, chỉ được trọn vẹn tiêu trừ khi hành giả đắc Thánh Quả A La Hán.

    Sáu điều kiện sau giúp ngăn tham dục:

    1. Nhận thức mối nguy hại của đối tượng,

    2. Kiên trì quán tưởng về những nguy hại ấy,

    3. Thu thúc lục căn,

    4. Ăn uống điều độ,

    5. Giữ giới, gần môi trường tốt,

    6. Luận Pháp hữu ích.

    Sân hận và sân giận

    Sân: Sân hận là thù ghét, sợ hay sân giận là không hài lòng, bất mãn. Điều ưa thích dẫn đến luyến ái, còn điều trái với sở thích đưa đến tâm ghét bỏ. Tham ái và sân là hai ngọn lửa lớn, thiêu đốt thế gian. Được sự hỗ trợ của vô minh, cả hai tạo lên những bất hạnh trong đời. Tâm Hỷ có khả năng chế ngự tâm sân. Chướng ngại này được diệt trừ nhiều khi hành giả đắc Quả vị Tư Đà Hàm, và được tận diệt ở Quả vị A Na Hàm.

    Sáu điều kiện sau giúp ngăn tâm sân:

    1. Hay biết đối tượng với thiện ý,

    2. Kiên trì quán tưởng tâm Từ,

    3. Suy nghiệm rằng Nghiệp là do chính ta tạo nên,

    4. Sống theo quan điểm ấy,

    5. Giữ giới, gần môi trường tốt,

    6. Luận Pháp hữu ích.

    Hôn Trầm

    Hôn trầm – Dã dượi: là trạng thái thân thể uể oải, tâm thức mê mờ, buồn ngủ, giống như vật vô tri, vô giác. Không nên hiểu Hôn trầm – Dã dượi là trạng thái mỏi mệt không muốn cử động, vì chư vị A La Hán, đã tận diệt hai Pháp triền cái này, đôi khi vẫn còn cảm thấy thân thể mệt mỏi. Hai chướng ngại này đưa đến tâm lười biếng, thiếu tinh tấn, kém kiên trì và bị chế ngự tạm thời bởi nỗ lực hướng tâm đến đề mục thiền (Tầm), cũng như bị tận diệt ở Quả vị A La Hán.

    Sáu yếu tố sau giúp ngăn hai chướng ngại này:

    1. Ăn uống vừa phải,

    2. Thay đổi oai nghi, tư thế,

    3. Quán tưởng đối tượng ánh sáng,

    4. Sống ngoài trời,

    5. Giữ giới, gần môi trường tốt,

    6. Luận Pháp hữu ích.

    Phóng dật và trạo hối

    Phóng dật, Trạo hối: Phóng dật là trạng thái bất ổn, hay dao động của tâm, có liên quan đến tất cả những tâm bất thiện. Trạo hối hay Hối tiếc là sự hối hận việc bất thiện đã làm hay tiếc nuối việc thiện Pháp đã bỏ qua, hay làm không trọn vẹn. Tuy nhiên, Hối tiếc ở mức độ vừa phải là một bài học kinh nghiệm để không tái phạm hành động như cũ. Phóng dật, Trạo hối  sẽ  bị  đè  nén  bởi  chi  thiền  Lạc. Hành  giả  sẽ  tận diệt Phóng dật khi đắc Quả vị A La Hán, và chấm dứt Trạo hối ở Đạo Quả A Na Hàm.

    Sáu điều kiện sau giúp chế ngự hai tâm trạng này:

    1. Thông suốt Pháp Học,

    2. Nghiên cứu, học hỏi, thảo luận,

    3. Thấu triệt Giới Luật,

    4. Thân cận với những vị Sư cao Hạ,

    5. Thân cận với người tốt,

    6. Luận Pháp hữu ích.

    Hoài Nghi

    Hoài nghi: là tâm trạng nghi ngờ, bất định thiếu trí tuệ mà có nhiều thắc mắc. Ở đây, Hoài Nghi không có nghĩa  là  mất niềm tin,  mà  chỉ  là  một tâm  trạng  lỏng lẻo, không nhất quyết về điều mình đang làm. Hoài nghi được khắc phục bằng chi Thiền Tứ (bám chặt trên đề mục thiền). Hành giả tận diệt Hoài nghi khi đắc Quả Tu Đà Hoàn.

    Sáu điều kiện sau giúp ngăn Hoài nghi:

    1. Thông suốt Giáo Pháp và Giới Luật,

    2. Nghiên cứu tìm học và thảo luận,

    3. Thấu triệt tinh thần của Giới Luật,

    4. Niềm tin hoàn toàn vững chắc,

    5. Thân cận người tốt,

    6. Luận Pháp hữu ích.

    Năm chi thiền (jhānaṅga)

    Năm chi thiền là 5 tâm sở đồng sinh trong Sơ thiền Sắc giới tâm.

    Năm chi thiền là:

    • Tầm (Vitakka): Sự hướng tâm đến một đối tượng.
    • Tứ (Vicāra): Sự dán tâm vào đối tượng ấy.
    • Hỷ (Pīti): Sự hứng thú trong đối tượng ấy.
    • Lạc (Sukha): Trạng thái thoải mái với đối tượng ấy.
    • Nhất tâm (Ekaggatā): Sự an trú trên đối tượng ấy.

    Năm chi thiền chế ngự 5 Pháp chướng ngại:

    • Tầm chế ngự Hôn trầm
    • Tứ chế ngự Hoài nghi
    • Hỷ chế ngự Sân
    • Lạc chế ngự Phóng dật
    • Nhất tâm chế ngự Tham dục

    Đối Tượng Của Pháp Hành Thiền Định

    Đối tượng của Thiền Định gồm có 40 đề mục:

    • 10 đề mục hình tròn (kasiṇa): Đất, nước, lửa, gió, màu xanh, đỏ, vàng, trắng, hư không, ánh sáng.
    • 10 đề mục tử thi bất tịnh: Tử thi qua vài ngày; biến sang màu tím thâm; chảy máu mủ; bị chặt thành từng mảnh; bị  chó, quạ,… xé  xác; bị  chặt tay,  chân, đầu, mình rải rác; bị đâm lủng nhiều lỗ; máu chảy lai láng; giòi đục khoét; xương trắng.
    • 10 đề mục cận định, quán niệm: 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Giới trong sạch, Bố thí, Pháp của Chư Thiên, Sự chết, Vật thực đáng gớm, Trạng thái an lạc Niết Bàn, Phân tích tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa).
    • 4 đề mục Tứ vô lượng tâm: Niệm Từ (Mong chúng sinh an lạc), Bi (Đồng cảm nỗi khổ của chúng sinh), Hỷ (Vui với hạnh phúc của chúng sinh), chỉ dẫn đến Tứ Thiền. Niệm Xả (Bình tâm trước mọi sự đời vì tin hiểu nghiệp báo) có thể dẫn đến Ngũ Thiền.
    • 1 đề mục 32 thể trược (Thân hành niệm).
    • 1 đề mục hơi thở.
    • 4 đề mục Vô Sắc giới: Hư không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng Phi Phi tưởng, dẫn đến các tầng thiền Vô Sắc giới tương ứng.

    Cơ Tánh Hành Giả Và Đề Mục Thích Hợp

    Nói gọn, tất cả chúng sinh chỉ nằm trong 6 cơ tánh: Dục tánh (nhiều tham), Nộ tánh (nhiều sân), Độn tánh (nhiều si), Đãng tánh (lăng xăng), Mộ tánh (dễ tin) và Ngộ tánh (nhiều trí tuệ). Một người có thể có nhiều tánh, nếu tánh nào nổi trội nhất thì người ấy thuộc tánh ấy.

    • Người dục tánh thích hợp với 10 đề mục Bất tịnh và Thân hành niệm (32 Thể trược).
    • Người nộ tánh thích hợp với 4 Vô lượng tâm và 4 đề mục màu (xanh, vàng, đỏ, trắng).
    • Hai Ioại người độn tánh đãng tánh thích hợp với đề mục hơi thở vì nó thích hợp với tất cả cơ tánh.
    • Người mộ tánh thích hợp với 6 đề mục suy niệm (Phật, Pháp, Tăng, Thí, Giới, Thiên).
    • Người ngộ tánh thích hợp với đề mục niệm sự chết, Niết Bàn, Vật thực, 4 Đại trong 32 thể trược. Các đề mục này rất sâu sắc nên không thể dẫn đến tầng Thiền Định nào nhưng có thể làm tăng trưởng trí tuệ.

    Các đề mục thích hợp cho cả 6 tánh: Sáu đề mục hình tròn kasiṇa (đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, hư không), Bốn đề mục Vô Sắc giới và hơi thở vô ra.

    Đề Mục – Cơ Tánh – Tầng Thiền Chứng Đắc

    40 Đề mục Cơ tánh Tầng thiền chứng đắc
    10 Hoàn Tịnh:

    • Xanh, vàng, đỏ, trắng
    • Đất, nước, lửa, gió
    • Hư không, ánh sáng
    • Nộ tánh
    • Cả 6 cơ tánh
    • Cả 6 Cơ tánh
    • Ngũ thiền
    • Ngũ thiền
    • Ngũ thiền
    10 Bất Mỹ (bất tịnh) Dục tánh Sơ thiền
    10 đề mục Cận Định:

    • 6 đề mục suy niệm
    • Niệm Niết Bàn, Sự chết, Vật thực, Tứ đại
    • Mộ tánh
    • Ngộ tánh
    • Cận Định
    • Cận Định
    4 Vô lượng Tâm Nộ tánh Ngũ thiền
    4 Vô sắc Cơ tánh đã đắc ngũ thiền 4 thiền Vô sắc

     

    1 Niệm 32 Thể trược Dục tánh Sơ thiền
    1 Niệm hơi thở Cả 6 cơ tánh Ngũ thiền

     

    Ba Giai Đoạn Tu Chứng Trong Thiền Định

    • Chuẩn Bị (Parikammabhāvanā):

    Hành giả làm quen với đề mục, ví như muốn tu đề mục đất thì hành giả tạo một khuôn đất hình tròn (khoảng 1 gang tay), để trước mặt, cách mặt đất 5 tấc, rồi chú tâm vào đó niệm: paṭhavī, paṭhavī (đất, đất)… đến khi xả thiền. Các đề mục Thiền tùy mỗi giai đoạn sẽ biến đổi hình ảnh khác nhau, tương ứng với trình độ tu tập. Hình ảnh nhìn thấy khi mở mắt là Sơ tướng. Tiếp tục chú niệm đến khi hình ảnh in sâu vào tư tưởng nên khi nhắm mắt lại, hành giả vẫn thấy rõ đề mục đó (Nhiếp tướng).

    • Cận Định (Upacārabhāvanā):

    Tiếp tục chú niệm đến khi hình ảnh đó chói sáng hay thành một hình ảnh nào đó mang tính biểu trưng cho đề mục (với đề mục hơi thở ở giai đoạn này, hành giả thấy hơi thở vào ra ở mũi như hai làn khói hay một miếng bông gòn), gọi là Quang Tướng (Paṭibhāgamitta). Lúc này, định tâm đã thuần thục, sẵn sàng cho việc chứng thiền.

    • Kiên Cố Định (Appanābhāvanā):

    Giai đoạn này, hành giả đắc Sơ thiền trở lên. Khi đó, hành giả phải có được 5 Pháp Tự Tại (Thuần thục) để tiến lên các tầng thiền cao hơn:

    • Dễ dàng sử dụng tính năng của các chi thiền.
    • Nhập thiền mau lẹ, lúc nào cũng được.
    • Muốn nhập định bao lâu cũng được.
    • Xuất thiền lúc nào cũng được.
    • Quan sát bản chất thô tế giữa các chi thiền.

    Chỉ với 5 khả năng này thì hành giả mới có thể dễ dàng đắc lên các tầng thiền cao hơn.

    Bốn Pháp Thiền Bảo Hộ

    Để tự bảo vệ mình và bảo vệ thiền của mình dù hành thiền với đề mục nào thì trước hết và mỗi ngày, hành giả nên dành thời giờ để chuyên chú vào 4 đề mục: Niệm Tâm Từ, Quán Bất Tịnh, Niệm Phật, Niệm Sự Chết để hỗ trợ cho việc tu tập trước mắt nhằm trấn áp những phiền não lớn như tham lam, thù hận và ngăn tránh được những bất trắc đến từ thế giới chung quanh:

    Pháp Niệm Tâm Từ

    Niệm Tâm Từ là ban rải lòng từ đến tất cả chúng sinh, mong ai cũng được an lạc, như ý. Trước hết hành giả chọn một tư thế thích hợp, thoải mái, với thân tâm đang an lạc, không thù oán ai, rồi tưởng đến người mình thương kính nhất qua những chi tiết về họ như giới hạnh, trí tuệ,… và lắng lòng ban rải Tâm Từ đến họ, mong họ cũng được như mình ngay lúc này là vô oán, vô hối, thân tâm an lạc.

    Nếu hành giả đắc thiền thì sau khi nhập và xuất thiền, mới dùng định tâm lúc đó để rải Tâm Từ như trên. Hành giả chỉ có thể xuất nhập đến Tam thiền để làm việc này vì từ Tứ thiền trở lên không thích hợp cho Tâm Từ nữa. Từ đối tượng đáng kính, hành giả chuyển sang các đối tượng dễ thương, đáng yêu và các đối tượng khác. Hành giả hãy quên những người làm mình không thoải mái và nên tự hiểu rằng Vô Lượng Tâm của mình chưa thật sự là vô lượng. Khi hành giả thấy người thân kẻ thù, người lạ và chính mình không khác nhau thì đây chính là lúc Tâm Từ của mình đã đạt tới trình độ không biên giới.

    Pháp Niệm Hồng Ân Phật Bảo

    Niệm Phật là Niệm tưởng 9 hồng danh của Đức Phật (Thế Tôn, Thiện Thệ, Vô Thượng Sĩ,…) hoặc ba đức lớn tiêu biểu của Ngài (Bi đức là ai Ngài cũng thương, Trí đức là điều gì Ngài cũng biết và Tịnh đức là ở chỗ nào Ngài cũng thanh tịnh như nhau, có thể hiểu là đức lành nào Ngài cũng có). Hành giả nghĩ tưởng về hồng ân của Đức Phật qua một ảnh tượng nào đó mà mình ưng ý bằng niềm tín tâm cụ thể như đang nhìn thấy Đức Phật hiện tiền.

    Hành giả lần lượt suy tưởng về từng hồng danh của Ngài với những ý nghĩa trong đó như Arahaṁ (A La Hán) là gì, Sugato (Thiện Thệ) là như thế nào, sao gọi là Bhagavā (Thế Tôn) hay Sammāsambudho (Chánh Đẳng Chánh Giác). Hành giả sẽ thấy như mình đang chìm sâu trong biển ân đức Phật. Hành giả nhờ vậy sẽ được thủ hộ khỏi các nguy hiểm nếu đó không phải là trọng nghiệp.

    Pháp Quán Niệm Bất Tịnh

    Đây là sự quán niệm tử thi hay xác chết trong các tình trạng khác nhau hay quan sát sự dơ bẩn, bất tịnh của 32 thể trược (tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, lá lách, phổi, bao tử, ruột già, ruột non, vật thực mới, phân, óc, mật, đàm, máu, mủ, mồ hôi, mỡ đặc, mỡ lỏng, nước mắt, nước miếng, nước mũi, nước nhờn, nước tiểu). Hành giả chú tâm Quán Niệm các tử thi và hài cốt nhằm thấy được sự đáng gớm và đáng sợ của tấm thân này “Người sao, ta vậy”. Với người hữu duyên thì đây cũng là một đề mục hộ thân rất hữu hiệu. Nhờ thường xuyên Quán Niệm tử thi, hành giả sẽ không còn nặng lòng với bao chuyện trên đời như tiền tài, danh lợi, nhan sắc, tuổi trẻ… và cũng như thành tựu Thánh Quả.

    Pháp Niệm Sự Chết

    Niệm Sự Chết là ngày nào trước lúc tu thiền, hành giả cũng phải tâm niệm rằng: “Cái chết chắc chắn sẽ phải đến, không sớm thì muộn. Ta có thể sống tới trăm tuổi hoặc vài phút nữa là phải ra đi rồi”. Hành giả niệm sự chết bằng sự hình dung, liên tưởng, suy xét, quán chiếu mối liên lạc giữa tấm thân này với cái chết, nhìn thân người sống nghĩ đến xác người chết. Sự sống và chết lúc này là hai giai đoạn dính liền nhau, gần kề nhau, cụ thể và hiện tiền, không phải cái gì xa xôi, lâu lắc.

    Trong kinh có cho mấy câu Niệm gợi ý: Cái chết là chắc chắn, mạng sống là bất trắc. Hay cái gì cũng có sự kết thúc, sinh mạng của ta sẽ kết thúc bằng cái chết… Với định lực của mình, hành giả thấy rõ cái chết của tâm lý và sinh lý liên tục trong từng khoảnh khắc hay sát na. Đề mục Niệm sự chết chỉ dẫn đến Cận Định, vì nặng về suy  tư,  quán  xét  hơn  là  định  tâm  một  cách  máy  móc. Pháp Niệm Sự Chết giúp hành giả sống buông bỏ, tinh tấn hơn, tâm không nhỏ nhặt, chật hẹp nữa và cốt yếu là có dịp nhận thức sâu sắc về Tam Tướng của đời sống.

    Kết Quả Của Pháp Hành Thiền Định

    Hành giả đã chứng các bậc thiền nào sẽ hưởng được quả báu ngay cả trong kiếp hiện tại lẫn kiếp vị lai:

    • Nhập định để hưởng sự an lạc trong kiếp hiện tại.
    • Chứng đắc được Bát thiền có thể luyện Ngũ thông.
    • Bậc thiền làm nền tảng để tiến hành Thiền Tuệ: Hành giả nhập rồi xả bậc thiền chứng, làm nền tảng hành Thiền Tuệ bằng cách quan sát sự sinh diệt, thấy được thực tánh Khổ, Vô thường, Vô ngã của các chi thiền hay các hiện tượng đang diễn ra trong thân tâm mình.
    • Bậc thiền hỗ trợ bậc Thánh nhập Thánh Quả định.
    • Bát thiền hỗ trợ bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh A La Hán nhập Diệt thọ tưởng định. Tái sinh kiếp sau ở cõi Sắc giới và Vô Sắc giới.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm Thiền Định (Thiền Chỉ – Samatha) là gì? Các giai đoạn tu chứng và 5 chướng ngại khi thiền

    Toàn bộ công phu tu học của một Phật tử, bất kể Tăng tục, có thể gói gọn trong 5 phận sự là Nghiên cứu Kinh, Tu Phước (Ba La Mật), Tu Giới, Tu Định và Tu Tuệ.

    Nội dung chính

      THIỀN ĐỊNH là gì?

      Giới Thiệu

      Thiền Định (Thiền Chỉ) là sự định tâm trong một đề mục Thiền Định duy nhất làm đối tượng, có khả năng chế ngự, làm vắng lặng tạm thời được 5 pháp chướng ngại bằng  5  chi  thiền,  làm  cho  tâm  an  tĩnh  vững  chắc  trong một  đề  mục  Thiền  Định  ấy,  dẫn  đến  tuần  tự  các  bậc Thiền Sắc giới và Vô Sắc giới.

      Có 5 bậc thiền Sắc giới (với hành giả có tuệ chậm):

      • Sơ thiền: Có 5 chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.
      • Nhị thiền: Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất tâm, do bỏ chi Tầm.
      • Tam thiền: Hỷ, Lạc, Nhất tâm, do bỏ thêm chi Tứ.
      • Tứ thiền: Lạc và Nhất tâm, do bỏ thêm chi Hỷ.
      • Ngũ thiền: Xả, Nhất tâm, (thay Lạc bằng Xả).

      Có 4 bậc thiền Sắc giới (với hành giả có tuệ nhanh):

      • Sơ thiền: Có 5 chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm.
      • Nhị thiền: Hỷ, Lạc, Nhất tâm, do bỏ 2 chi Tầm, Tứ.
      • Tam thiền: Lạc và Nhất tâm, do bỏ thêm chi Hỷ.
      • Tứ thiền: Xả, Nhất tâm, (thay Lạc bằng Xả).

      Có 4 bậc thiền Vô Sắc giới:

      • Không vô biên xứ,
      • Thức vô biên xứ,
      • Vô sở hữu xứ,
      • Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

      Mỗi bậc thiền có 2 chi là Xả và Nhất tâm.

      5 Chướng Ngại khi Thiền

      Năm Chướng Ngại (Nivaraṇa – Năm Triền Cái)

      Năm Pháp chướng ngại tinh thần làm cản trở việc tiến hành Thiền Định, Thiền Tuệ làm cho tâm không thể an trú trên đề mục Thiền, đó là: Tham dục, Sân, Hôn trầm, Phóng dật và Hoài nghi.

      Tham dục

      Tham dục là ham muốn nhục dục, luyến ái ngũ trần (Sắc, thanh, hương, vị, xúc). Phàm phu thường chạy theo những dục vọng nhất thời, tạm bợ, nếu không đủ Định tâm để kiểm soát và kiềm chế, chắc chắn phải bị sa đọa. Tham dục được khắc phục phần lớn khi hành giả  đắc  Quả  vị  Tư  Đà  Hàm,  và  chỉ  hoàn  toàn  được chế ngự ở Quả vị A Na Hàm. Còn những phần vi tế của tham ái như tham đắm vào cảnh Sắc giới hay Vô Sắc giới, chỉ được trọn vẹn tiêu trừ khi hành giả đắc Thánh Quả A La Hán.

      Sáu điều kiện sau giúp ngăn tham dục:

      1. Nhận thức mối nguy hại của đối tượng,

      2. Kiên trì quán tưởng về những nguy hại ấy,

      3. Thu thúc lục căn,

      4. Ăn uống điều độ,

      5. Giữ giới, gần môi trường tốt,

      6. Luận Pháp hữu ích.

      Sân hận và sân giận

      Sân: Sân hận là thù ghét, sợ hay sân giận là không hài lòng, bất mãn. Điều ưa thích dẫn đến luyến ái, còn điều trái với sở thích đưa đến tâm ghét bỏ. Tham ái và sân là hai ngọn lửa lớn, thiêu đốt thế gian. Được sự hỗ trợ của vô minh, cả hai tạo lên những bất hạnh trong đời. Tâm Hỷ có khả năng chế ngự tâm sân. Chướng ngại này được diệt trừ nhiều khi hành giả đắc Quả vị Tư Đà Hàm, và được tận diệt ở Quả vị A Na Hàm.

      Sáu điều kiện sau giúp ngăn tâm sân:

      1. Hay biết đối tượng với thiện ý,

      2. Kiên trì quán tưởng tâm Từ,

      3. Suy nghiệm rằng Nghiệp là do chính ta tạo nên,

      4. Sống theo quan điểm ấy,

      5. Giữ giới, gần môi trường tốt,

      6. Luận Pháp hữu ích.

      Hôn Trầm

      Hôn trầm – Dã dượi: là trạng thái thân thể uể oải, tâm thức mê mờ, buồn ngủ, giống như vật vô tri, vô giác. Không nên hiểu Hôn trầm – Dã dượi là trạng thái mỏi mệt không muốn cử động, vì chư vị A La Hán, đã tận diệt hai Pháp triền cái này, đôi khi vẫn còn cảm thấy thân thể mệt mỏi. Hai chướng ngại này đưa đến tâm lười biếng, thiếu tinh tấn, kém kiên trì và bị chế ngự tạm thời bởi nỗ lực hướng tâm đến đề mục thiền (Tầm), cũng như bị tận diệt ở Quả vị A La Hán.

      Sáu yếu tố sau giúp ngăn hai chướng ngại này:

      1. Ăn uống vừa phải,

      2. Thay đổi oai nghi, tư thế,

      3. Quán tưởng đối tượng ánh sáng,

      4. Sống ngoài trời,

      5. Giữ giới, gần môi trường tốt,

      6. Luận Pháp hữu ích.

      Phóng dật và trạo hối

      Phóng dật, Trạo hối: Phóng dật là trạng thái bất ổn, hay dao động của tâm, có liên quan đến tất cả những tâm bất thiện. Trạo hối hay Hối tiếc là sự hối hận việc bất thiện đã làm hay tiếc nuối việc thiện Pháp đã bỏ qua, hay làm không trọn vẹn. Tuy nhiên, Hối tiếc ở mức độ vừa phải là một bài học kinh nghiệm để không tái phạm hành động như cũ. Phóng dật, Trạo hối  sẽ  bị  đè  nén  bởi  chi  thiền  Lạc. Hành  giả  sẽ  tận diệt Phóng dật khi đắc Quả vị A La Hán, và chấm dứt Trạo hối ở Đạo Quả A Na Hàm.

      Sáu điều kiện sau giúp chế ngự hai tâm trạng này:

      1. Thông suốt Pháp Học,

      2. Nghiên cứu, học hỏi, thảo luận,

      3. Thấu triệt Giới Luật,

      4. Thân cận với những vị Sư cao Hạ,

      5. Thân cận với người tốt,

      6. Luận Pháp hữu ích.

      Hoài Nghi

      Hoài nghi: là tâm trạng nghi ngờ, bất định thiếu trí tuệ mà có nhiều thắc mắc. Ở đây, Hoài Nghi không có nghĩa  là  mất niềm tin,  mà  chỉ  là  một tâm  trạng  lỏng lẻo, không nhất quyết về điều mình đang làm. Hoài nghi được khắc phục bằng chi Thiền Tứ (bám chặt trên đề mục thiền). Hành giả tận diệt Hoài nghi khi đắc Quả Tu Đà Hoàn.

      Sáu điều kiện sau giúp ngăn Hoài nghi:

      1. Thông suốt Giáo Pháp và Giới Luật,

      2. Nghiên cứu tìm học và thảo luận,

      3. Thấu triệt tinh thần của Giới Luật,

      4. Niềm tin hoàn toàn vững chắc,

      5. Thân cận người tốt,

      6. Luận Pháp hữu ích.

      Năm chi thiền (jhānaṅga)

      Năm chi thiền là 5 tâm sở đồng sinh trong Sơ thiền Sắc giới tâm.

      Năm chi thiền là:

      • Tầm (Vitakka): Sự hướng tâm đến một đối tượng.
      • Tứ (Vicāra): Sự dán tâm vào đối tượng ấy.
      • Hỷ (Pīti): Sự hứng thú trong đối tượng ấy.
      • Lạc (Sukha): Trạng thái thoải mái với đối tượng ấy.
      • Nhất tâm (Ekaggatā): Sự an trú trên đối tượng ấy.

      Năm chi thiền chế ngự 5 Pháp chướng ngại:

      • Tầm chế ngự Hôn trầm
      • Tứ chế ngự Hoài nghi
      • Hỷ chế ngự Sân
      • Lạc chế ngự Phóng dật
      • Nhất tâm chế ngự Tham dục

      Đối Tượng Của Pháp Hành Thiền Định

      Đối tượng của Thiền Định gồm có 40 đề mục:

      • 10 đề mục hình tròn (kasiṇa): Đất, nước, lửa, gió, màu xanh, đỏ, vàng, trắng, hư không, ánh sáng.
      • 10 đề mục tử thi bất tịnh: Tử thi qua vài ngày; biến sang màu tím thâm; chảy máu mủ; bị chặt thành từng mảnh; bị  chó, quạ,… xé  xác; bị  chặt tay,  chân, đầu, mình rải rác; bị đâm lủng nhiều lỗ; máu chảy lai láng; giòi đục khoét; xương trắng.
      • 10 đề mục cận định, quán niệm: 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Giới trong sạch, Bố thí, Pháp của Chư Thiên, Sự chết, Vật thực đáng gớm, Trạng thái an lạc Niết Bàn, Phân tích tứ đại (Đất, Nước, Gió, Lửa).
      • 4 đề mục Tứ vô lượng tâm: Niệm Từ (Mong chúng sinh an lạc), Bi (Đồng cảm nỗi khổ của chúng sinh), Hỷ (Vui với hạnh phúc của chúng sinh), chỉ dẫn đến Tứ Thiền. Niệm Xả (Bình tâm trước mọi sự đời vì tin hiểu nghiệp báo) có thể dẫn đến Ngũ Thiền.
      • 1 đề mục 32 thể trược (Thân hành niệm).
      • 1 đề mục hơi thở.
      • 4 đề mục Vô Sắc giới: Hư không vô biên, Thức vô biên, Vô sở hữu, Phi tưởng Phi Phi tưởng, dẫn đến các tầng thiền Vô Sắc giới tương ứng.

      Cơ Tánh Hành Giả Và Đề Mục Thích Hợp

      Nói gọn, tất cả chúng sinh chỉ nằm trong 6 cơ tánh: Dục tánh (nhiều tham), Nộ tánh (nhiều sân), Độn tánh (nhiều si), Đãng tánh (lăng xăng), Mộ tánh (dễ tin) và Ngộ tánh (nhiều trí tuệ). Một người có thể có nhiều tánh, nếu tánh nào nổi trội nhất thì người ấy thuộc tánh ấy.

      • Người dục tánh thích hợp với 10 đề mục Bất tịnh và Thân hành niệm (32 Thể trược).
      • Người nộ tánh thích hợp với 4 Vô lượng tâm và 4 đề mục màu (xanh, vàng, đỏ, trắng).
      • Hai Ioại người độn tánh đãng tánh thích hợp với đề mục hơi thở vì nó thích hợp với tất cả cơ tánh.
      • Người mộ tánh thích hợp với 6 đề mục suy niệm (Phật, Pháp, Tăng, Thí, Giới, Thiên).
      • Người ngộ tánh thích hợp với đề mục niệm sự chết, Niết Bàn, Vật thực, 4 Đại trong 32 thể trược. Các đề mục này rất sâu sắc nên không thể dẫn đến tầng Thiền Định nào nhưng có thể làm tăng trưởng trí tuệ.

      Các đề mục thích hợp cho cả 6 tánh: Sáu đề mục hình tròn kasiṇa (đất, nước, lửa, gió, ánh sáng, hư không), Bốn đề mục Vô Sắc giới và hơi thở vô ra.

      Đề Mục – Cơ Tánh – Tầng Thiền Chứng Đắc

      40 Đề mục Cơ tánh Tầng thiền chứng đắc
      10 Hoàn Tịnh:

      • Xanh, vàng, đỏ, trắng
      • Đất, nước, lửa, gió
      • Hư không, ánh sáng
      • Nộ tánh
      • Cả 6 cơ tánh
      • Cả 6 Cơ tánh
      • Ngũ thiền
      • Ngũ thiền
      • Ngũ thiền
      10 Bất Mỹ (bất tịnh) Dục tánh Sơ thiền
      10 đề mục Cận Định:

      • 6 đề mục suy niệm
      • Niệm Niết Bàn, Sự chết, Vật thực, Tứ đại
      • Mộ tánh
      • Ngộ tánh
      • Cận Định
      • Cận Định
      4 Vô lượng Tâm Nộ tánh Ngũ thiền
      4 Vô sắc Cơ tánh đã đắc ngũ thiền 4 thiền Vô sắc

       

      1 Niệm 32 Thể trược Dục tánh Sơ thiền
      1 Niệm hơi thở Cả 6 cơ tánh Ngũ thiền

       

      Ba Giai Đoạn Tu Chứng Trong Thiền Định

      • Chuẩn Bị (Parikammabhāvanā):

      Hành giả làm quen với đề mục, ví như muốn tu đề mục đất thì hành giả tạo một khuôn đất hình tròn (khoảng 1 gang tay), để trước mặt, cách mặt đất 5 tấc, rồi chú tâm vào đó niệm: paṭhavī, paṭhavī (đất, đất)… đến khi xả thiền. Các đề mục Thiền tùy mỗi giai đoạn sẽ biến đổi hình ảnh khác nhau, tương ứng với trình độ tu tập. Hình ảnh nhìn thấy khi mở mắt là Sơ tướng. Tiếp tục chú niệm đến khi hình ảnh in sâu vào tư tưởng nên khi nhắm mắt lại, hành giả vẫn thấy rõ đề mục đó (Nhiếp tướng).

      • Cận Định (Upacārabhāvanā):

      Tiếp tục chú niệm đến khi hình ảnh đó chói sáng hay thành một hình ảnh nào đó mang tính biểu trưng cho đề mục (với đề mục hơi thở ở giai đoạn này, hành giả thấy hơi thở vào ra ở mũi như hai làn khói hay một miếng bông gòn), gọi là Quang Tướng (Paṭibhāgamitta). Lúc này, định tâm đã thuần thục, sẵn sàng cho việc chứng thiền.

      • Kiên Cố Định (Appanābhāvanā):

      Giai đoạn này, hành giả đắc Sơ thiền trở lên. Khi đó, hành giả phải có được 5 Pháp Tự Tại (Thuần thục) để tiến lên các tầng thiền cao hơn:

      • Dễ dàng sử dụng tính năng của các chi thiền.
      • Nhập thiền mau lẹ, lúc nào cũng được.
      • Muốn nhập định bao lâu cũng được.
      • Xuất thiền lúc nào cũng được.
      • Quan sát bản chất thô tế giữa các chi thiền.

      Chỉ với 5 khả năng này thì hành giả mới có thể dễ dàng đắc lên các tầng thiền cao hơn.

      Bốn Pháp Thiền Bảo Hộ

      Để tự bảo vệ mình và bảo vệ thiền của mình dù hành thiền với đề mục nào thì trước hết và mỗi ngày, hành giả nên dành thời giờ để chuyên chú vào 4 đề mục: Niệm Tâm Từ, Quán Bất Tịnh, Niệm Phật, Niệm Sự Chết để hỗ trợ cho việc tu tập trước mắt nhằm trấn áp những phiền não lớn như tham lam, thù hận và ngăn tránh được những bất trắc đến từ thế giới chung quanh:

      Pháp Niệm Tâm Từ

      Niệm Tâm Từ là ban rải lòng từ đến tất cả chúng sinh, mong ai cũng được an lạc, như ý. Trước hết hành giả chọn một tư thế thích hợp, thoải mái, với thân tâm đang an lạc, không thù oán ai, rồi tưởng đến người mình thương kính nhất qua những chi tiết về họ như giới hạnh, trí tuệ,… và lắng lòng ban rải Tâm Từ đến họ, mong họ cũng được như mình ngay lúc này là vô oán, vô hối, thân tâm an lạc.

      Nếu hành giả đắc thiền thì sau khi nhập và xuất thiền, mới dùng định tâm lúc đó để rải Tâm Từ như trên. Hành giả chỉ có thể xuất nhập đến Tam thiền để làm việc này vì từ Tứ thiền trở lên không thích hợp cho Tâm Từ nữa. Từ đối tượng đáng kính, hành giả chuyển sang các đối tượng dễ thương, đáng yêu và các đối tượng khác. Hành giả hãy quên những người làm mình không thoải mái và nên tự hiểu rằng Vô Lượng Tâm của mình chưa thật sự là vô lượng. Khi hành giả thấy người thân kẻ thù, người lạ và chính mình không khác nhau thì đây chính là lúc Tâm Từ của mình đã đạt tới trình độ không biên giới.

      Pháp Niệm Hồng Ân Phật Bảo

      Niệm Phật là Niệm tưởng 9 hồng danh của Đức Phật (Thế Tôn, Thiện Thệ, Vô Thượng Sĩ,…) hoặc ba đức lớn tiêu biểu của Ngài (Bi đức là ai Ngài cũng thương, Trí đức là điều gì Ngài cũng biết và Tịnh đức là ở chỗ nào Ngài cũng thanh tịnh như nhau, có thể hiểu là đức lành nào Ngài cũng có). Hành giả nghĩ tưởng về hồng ân của Đức Phật qua một ảnh tượng nào đó mà mình ưng ý bằng niềm tín tâm cụ thể như đang nhìn thấy Đức Phật hiện tiền.

      Hành giả lần lượt suy tưởng về từng hồng danh của Ngài với những ý nghĩa trong đó như Arahaṁ (A La Hán) là gì, Sugato (Thiện Thệ) là như thế nào, sao gọi là Bhagavā (Thế Tôn) hay Sammāsambudho (Chánh Đẳng Chánh Giác). Hành giả sẽ thấy như mình đang chìm sâu trong biển ân đức Phật. Hành giả nhờ vậy sẽ được thủ hộ khỏi các nguy hiểm nếu đó không phải là trọng nghiệp.

      Pháp Quán Niệm Bất Tịnh

      Đây là sự quán niệm tử thi hay xác chết trong các tình trạng khác nhau hay quan sát sự dơ bẩn, bất tịnh của 32 thể trược (tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, lá lách, phổi, bao tử, ruột già, ruột non, vật thực mới, phân, óc, mật, đàm, máu, mủ, mồ hôi, mỡ đặc, mỡ lỏng, nước mắt, nước miếng, nước mũi, nước nhờn, nước tiểu). Hành giả chú tâm Quán Niệm các tử thi và hài cốt nhằm thấy được sự đáng gớm và đáng sợ của tấm thân này “Người sao, ta vậy”. Với người hữu duyên thì đây cũng là một đề mục hộ thân rất hữu hiệu. Nhờ thường xuyên Quán Niệm tử thi, hành giả sẽ không còn nặng lòng với bao chuyện trên đời như tiền tài, danh lợi, nhan sắc, tuổi trẻ… và cũng như thành tựu Thánh Quả.

      Pháp Niệm Sự Chết

      Niệm Sự Chết là ngày nào trước lúc tu thiền, hành giả cũng phải tâm niệm rằng: “Cái chết chắc chắn sẽ phải đến, không sớm thì muộn. Ta có thể sống tới trăm tuổi hoặc vài phút nữa là phải ra đi rồi”. Hành giả niệm sự chết bằng sự hình dung, liên tưởng, suy xét, quán chiếu mối liên lạc giữa tấm thân này với cái chết, nhìn thân người sống nghĩ đến xác người chết. Sự sống và chết lúc này là hai giai đoạn dính liền nhau, gần kề nhau, cụ thể và hiện tiền, không phải cái gì xa xôi, lâu lắc.

      Trong kinh có cho mấy câu Niệm gợi ý: Cái chết là chắc chắn, mạng sống là bất trắc. Hay cái gì cũng có sự kết thúc, sinh mạng của ta sẽ kết thúc bằng cái chết… Với định lực của mình, hành giả thấy rõ cái chết của tâm lý và sinh lý liên tục trong từng khoảnh khắc hay sát na. Đề mục Niệm sự chết chỉ dẫn đến Cận Định, vì nặng về suy  tư,  quán  xét  hơn  là  định  tâm  một  cách  máy  móc. Pháp Niệm Sự Chết giúp hành giả sống buông bỏ, tinh tấn hơn, tâm không nhỏ nhặt, chật hẹp nữa và cốt yếu là có dịp nhận thức sâu sắc về Tam Tướng của đời sống.

      Kết Quả Của Pháp Hành Thiền Định

      Hành giả đã chứng các bậc thiền nào sẽ hưởng được quả báu ngay cả trong kiếp hiện tại lẫn kiếp vị lai:

      • Nhập định để hưởng sự an lạc trong kiếp hiện tại.
      • Chứng đắc được Bát thiền có thể luyện Ngũ thông.
      • Bậc thiền làm nền tảng để tiến hành Thiền Tuệ: Hành giả nhập rồi xả bậc thiền chứng, làm nền tảng hành Thiền Tuệ bằng cách quan sát sự sinh diệt, thấy được thực tánh Khổ, Vô thường, Vô ngã của các chi thiền hay các hiện tượng đang diễn ra trong thân tâm mình.
      • Bậc thiền hỗ trợ bậc Thánh nhập Thánh Quả định.
      • Bát thiền hỗ trợ bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh A La Hán nhập Diệt thọ tưởng định. Tái sinh kiếp sau ở cõi Sắc giới và Vô Sắc giới.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button