Nghiên cứu

THIỀN TUỆ (Vipassanā) là gì? Thân Thọ Tâm Pháp là gì? 16 trí tuệ đạt được khi thiền

Nội dung chính

    THIỀN TUỆ (Vipassanā) là gì?

    Giới Thiệu

    Thiền Tuệ (Thiền Quán, Thiền Tứ Niệm Xứ) là trí tuệ thấy rõ và biết rõ Danh Pháp (tâm), Sắc Pháp (thân) sinh rồi diệt, nên hiện thấy rõ biết rõ ba trạng thái chung: Vô thường, khổ, vô ngã, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Tứ Thánh Đạo, Tứ Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi tham ái cùng mọi phiền não và mọi ác pháp, giải thoát khổ tử sinh luân hồi.

    Bạn đang xem: THIỀN TUỆ (Vipassanā) là gì? Thân Thọ Tâm Pháp là gì? 16 trí tuệ đạt được khi thiền

    Qua cuộc đời của Đức Phật, khi còn là Đức Bồ Tát, Ngài đã từng thọ giáo với vị Đạo Sư Ālāra Kālāmagotta và vị Đạo sư Udaka Rāmaputta về Pháp hành Thiền Định. Đức Bồ Tát đã chứng đắc Tứ thiền Sắc giới và Tứ thiền Vô Sắc giới, là thành tựu cao nhất lúc bấy giờ, nhưng Ngài vẫn chưa giác ngộ. Nhờ Pháp Hành Thiền Tuệ, do tự mình khám phá, thực hành, Ngài đã thành tựu Phật Quả Chánh Đẳng Giác. Cho nên đây là Pháp hành chỉ có trong Phật giáo, không có ngoài Phật giáo.

    Đối Tượng Của Pháp Hành Thiền Tuệ

    Danh Pháp (Tâm) và Sắc Pháp (Thân) là đối tượng chính của Thiền Tuệ được phân ra cụ thể trong 4 đối tượng: Thân, Thọ, Tâm, Pháp theo Kinh Đại Niệm Xứ. Thân, Thọ, Tâm, Pháp là 4 đối tượng của chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác cụ thể như sau:

    Thân

    Thân quán niệm xứ: Có 14 đối tượng:

    1. Niệm hơi thở vô, hơi thở ra.
    2. Niệm tứ oai nghi chính: đi, đứng, ngồi, nằm.
    3. Niệm tất cả các oai nghi phụ: co, duỗi, quay….
    4. Niệm 32 thể trược trong thân.
    5. Niệm tứ đại: đất, nước, lửa, gió.
    6. Niệm tưởng thân mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, đã trải qua 1-2-3 ngày.
    7. Niệm tưởng thân mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, bị quạ, diều, chó rừng… cắn xé ăn thịt.
    8. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bộ xương dính thịt và máu, có gân ràng rịt.
    9. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn xương dính máu thịt rã rời….
    10. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương khô, không có máu và thịt nữa.
    11. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương rời rã, rải rác mọi nơi.
    12. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương màu trắng.
    13. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn một đống xương.
    14. Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bột xương trắng.

    Đó là 14 đối tượng của Thân quán niệm xứ thuộc về Sắc Pháp.

    Thọ

    Thọ quán niệm xứ: Có 1 đối tượng, chia 9 loại thọ:

    1. Thọ khổ;
    2. Thọ lạc;
    3. Thọ không khổ, không lạc (thọ xả).
    4. Thọ khổ hợp với ngũ dục;
    5. Thọ lạc hợp với ngũ dục.
    6. Thọ không khổ không lạc hợp với ngũ dục.
    7. Thọ khổ không hợp với ngũ dục.
    8. Thọ lạc không hợp với ngũ dục.
    9. Thọ không khổ không lạc không hợp với ngũ dục.

    Đó là 1 đối tượng Thọ quán niệm xứ, thuộc Danh Pháp.

    Tâm

    Tâm quán niệm xứ: Có 1 đối tượng, chia 16 loại tâm:

    1- Tâm tham.

    2- Tâm không tham.

    3- Tâm sân.

    4- Tâm không sân.

    5- Tâm si.

    6- Tâm không si.

    7- Tâm buồn ngủ.

    8- Tâm phóng tâm.

    9- Đại hành tâm (tâm thiền Sắc giới, Vô Sắc giới).

    10- Tâm không phải đại hành tâm (tâm Dục giới).

    11- Tâm bậc thấp (tâm Dục giới).

    12- Tâm bậc cao (tâm Sắc giới, Vô Sắc giới).

    13- Tâm định (tâm cận định, tâm an định).

    14- Tâm không định.

    15- Tâm thoát khỏi phiền não từng thời (tâm Dục giới).

    16- Tâm không thoát khỏi phiền não.

    Đó là 1 đối tượng Tâm quán niệm xứ, thuộc Danh Pháp.

    Pháp

    Pháp quán niệm xứ: Có 5 đối tượng:

    Một là 5 Pháp chướng ngại

    Năm pháp chướng ngại: Tham dục, sân (sân hận và sân giận), hôn trầm, trạo hối, hoài nghi. Năm pháp chướng ngại thuộc về Danh pháp.

    Hai là ngũ uẩn cháp thủ

    Ngũ uẩn chấp thủ: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn chấp thủ. Ngũ uẩn thuộc về Sắc Pháp và Danh pháp.

    Ba là 12 xứ

    Mười Hai xứ:

    – 6 xứ bên ngoài: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

    – 6 xứ bên trong: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

    12 xứ thuộc về Sắc pháp và Danh pháp.

    Bốn là thất giác chi

    Thất giác chi: Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, lạc giác chi, định giác chi, xả giác chi. Thất giác chi thuộc về Danh Pháp.

    Năm là Tứ Đế

    Tứ đế:

    • Khổ Thánh đế: Đó là Danh Pháp, Sắc Pháp ở tam giới.
    • Tập Thánh đế: Đó là tham ái, nhân sinh Khổ Thánh đế.
    • Diệt Thánh đế: Đó là Niết Bàn, Pháp diệt Khổ Thánh đế.
    • Đạo Thánh đế: Đó là Bát chánh đạo, là Pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn.

    Tứ Thánh Đế thuộc về Danh Pháp, Sắc Pháp, chia làm 2 loại:

    • Khổ Thánh đế và Tập Thánh đế thuộc Danh Pháp, Sắc Pháp trong tam giới.
    • Diệt Thánh đế và Đạo Thánh đế thuộc Danh pháp trong siêu tam giới

    Trên đây là 5 đối tượng của Pháp quán niệm xứ, thuộc về Danh Pháp và Sắc Pháp.

    Pháp Hành Thiền Tuệ có 21 đối tượng của Pháp hành Tứ niệm xứ. Trong 21 đối tượng này, đối tượng nào cũng có khả năng dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Đạo Quả tùy theo 5 pháp chủ (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) và trí tuệ Ba La Mật của hành giả.

    Bốn Loại Tánh Của Hành Giả Hành Thiền Tuệ

    Về Thiền Tuệ, hành giả được phân loại có 2 bản tánh, gồm có 4 hạng người:

    1. Có tánh tham ái, trí tuệ kém thích hợp niệm Thân.
    2. Có tánh tham ái, trí tuệ nhiều thích hợp niệm Thọ.
    3. Có tánh tà kiến, trí tuệ kém thích hợp niệm Tâm.
    4. Có tánh tà kiến, trí tuệ nhiều thích hợp niệm Pháp.

    Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng Thiền Tuệ thích hợp với tánh và trí tuệ của mình, thì việc tiến hành Thiền Tuệ ở giai đoạn ban đầu rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ Thiền Tuệ. Đến giai đoạn giữa và cuối còn tùy thuộc vào căn duyên mỗi hành giả trong kiếp quá khứ.

    Trong Chú giải Kinh Đại niệm xứ dạy rằng:

    • Hành giả có tánh tham ái, trí tuệ kém, thì thích hợp niệm thân (Sắc Pháp) để thấy biết rõ thân này bất tịnh nên diệt được tâm tham ái vào thân đẹp.
    • Hành giả có tánh tham ái, có trí tuệ nhiều, thì thích hợp niệm thọ (Danh Pháp) để thấy biết rõ thọ này khổ, mới diệt được tham ái vào thọ lạc.
    • Hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ kém, thì thích hợp niệm tâm (Danh Pháp) để thấy biết rõ tâm này vô thường, nên diệt tâm tà kiến về tâm cho là thường.
    • Hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ nhiều, thích hợp niệm pháp (Danh Pháp, Sắc Pháp) sẽ thấy biết rõ pháp này vô ngã, nên diệt được tâm tà kiến về pháp có ngã.

    Tuy bốn đối tượng: “thân là bất tịnh, thọ là khổ, tâm là  vô  thường, pháp  là  vô  ngã” chỉ  đề  cập  đến  tính  chất đặc biệt của mỗi đối tượng. Nhưng thực ra, tất cả 4 đối tượng “Thân, Thọ, Tâm, Pháp” đều có trạng thái vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh. Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng thích hợp với tánh và trí tuệ của mình, thì việc tiến hành Thiền Tuệ rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ Thiền Tuệ, để thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng, sự sanh diệt và trạng thái chung của Danh Pháp, Sắc Pháp; dẫn đến chứng ngộ 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

    Phương Pháp Diệt Trừ Tà Kiến, Tham Ái, Ngã Mạn

    Hành giả hành Thiền Tuệ, không tiến bộ được là do phiền não làm tâm ô nhiễm, nhất là Tà kiến (diṭṭhi), Ngã mạn (māna) và Tham ái (taṇhā).

    Khi trí tuệ Thiền Tuệ có năng lực thấy rõ bản chất của Danh Sắc là Vô thường, Khổ và Vô ngã, thì hành giả có thể diệt trừ từng thời các phiền não như sau: Vô thường diệt trừ tâm Ngã mạn, Khổ diệt trừ tâm Tham ái và Vô ngã diệt trừ tâm Tà kiến. Chỉ có vị Thánh A La Hán mới diệt trừ hoàn toàn tâm Ngã mạn và Tham ái. Còn vị Thánh Tu Đà Hoàn có thể diệt trừ hoàn toàn tâm Tà kiến.

    Kết Quả Của Pháp Hành Thiền Tuệ

    Kết quả của Pháp Hành Thiền Tuệ là những kết quả diễn tiến theo nhân quả tuần tự như sau:

    • Đầu tiên hành giả nên tìm đến một bậc Thiện trí trong Phật Giáo, là một vị Thiền Sư thông thạo về Pháp học, có đầy đủ kinh nghiệm về Pháp Hành Thiền Tuệ để làm nơi nương nhờ.
    • Hành giả là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có đức tính nhẫn nại, lắng nghe, học hỏi, nghiên cứu để hiểu rõ đối tượng của Thiền Tuệ là tất cả mọi Danh Pháp, Sắc Pháp thuộc về Thực tánh Pháp.
    • Hành giả là người có giới hạnh trong sạch để làm nền tảng cho Định và Tuệ.
    • Khi tiến hành Thiền Tuệ, hành giả cần phải hiểu biết rõ về Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm bằng trí tuệ đúng theo 4 trạng thái của mọi Danh Pháp, Sắc Pháp, để ngăn ngừa tâm vô minh che án thực tánh của Danh Pháp, Sắc Pháp và những điều hư ảo.
    • Hành giả tiến hành Thiền Tuệ đúng theo Pháp hành Trung đạo, để diệt được tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng) ở đối tượng Danh Pháp, Sắc Pháp.
    • Hành giả tiến hành Thiền Tuệ đúng, có khả năng dẫn đến kết quả là phát sinh trí tuệ Thiền Tuệ theo tuần tự, từ thấp lên cao, từ trí tuệ Thiền Tuệ tam giới, đến trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới, gồm có 16 trí tuệ Thiền Tuệ.

    Mười sáu trí tuệ Thiền Tuệ (Vipassanāñāṇa)

    1. Tuệ Phân Biệt Danh Sắc;

    2.Tuệ Phân Tích Nhân Duyên;

    3.Tuệ Thẩm Sát Tam Tướng;

    4.Tuệ Sinh Diệt;

    5.Tuệ Diệt;

    6.Tuệ Kinh Sợ;

    7.Tuệ Nguy Hại;

    8.Tuệ Nhàm Chán;

    9.Tuệ Cầu Thoát;

    10. Tuệ Quán Chiếu;

    11.Tuệ Hành Xả;

    12.Tuệ Thuận Thứ;

    13.Tuệ Chuyển Tộc;

    14.Tuệ Thánh Đạo;

    15. Tuệ Thánh Quả;

    16. Tuệ Phản Khán.

    Chỉ có Pháp môn Vipassanā (với sự hỗ trợ ít nhiều của Samatha) mới có thể dẫn đến cứu cánh giải thoát. Nếu  chỉ  tu  tập  Samatha  (Thiền  Định)  mà  không  có Vipassanā (Thiền Tuệ) thì cái đạt được nhiều lắm chỉ là Thiền  Định,  thần  thông  và  sự  tái  sinh  về  các  cõi  Phạm Thiên. Vì Samatha là sự tập trung tư tưởng vào một đề mục  nào  đó,  nhằm  đạt  khả  năng  định  tâm  đủ  làm  lắng yên các phiền não thuộc Dục giới. Đây là đường đi của những ai chán sợ và muốn lìa bỏ đời sống Dục giới.

    Với người không cầu giải thoát tuyệt đối, tức sự chứng ngộ Niết Bàn bằng Thánh trí, nhổ bỏ tận gốc tất cả phiền não tiềm tàng, thì họ xem Samatha là con đường dẫn đến thần thông và các cõi Phạm thiên.

    Người cầu đạo giải thoát thì tu tập Samatha nhằm có được khả năng định tâm, rồi lấy đó làm nền tảng cho trí tuệ Vipassanā để nhổ bỏ tận gốc tất cả mầm mống sanh tử, không riêng gì những phiền não thuộc về cõi dục (sự thích ghét trong Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc).

    Từ đó, có hai hạng hành giả:

    • Samathayānika: Hạng hành giả có chứng thiền Samatha, ít nhất từ Sơ thiền, trước khi tu tập Vipassanā.
    • Vipassanāyānika: Hạng hành giả chưa chứng qua một bậc thiền Samatha nào, khả năng định tâm của họ tối đa chỉ là Cận Định hoặc Sát na định.

    Trong Chánh Tạng xác định rõ ràng thời  Đức Phật có cả hai hạng hành giả này, dù chính Đức Phật luôn có vẻ khích lệ và đặc biệt đề cao hạng hành giả có tu tập Samatha trước hoặc đang khi tu tập Vipassanā (Chỉ Quán song tu – Yuganaddha). Đức Phật gọi chung Samatha và Vipassanā là hai Pháp thuộc Minh Phần (Vijābhāgiya), tức điều kiện bắt buộc cho Thánh Đạo, cho sự chấm dứt Vô minh. Phiền não có ba dạng:

    • Phiền não tác động ta làm các nghiệp bất thiện qua thân, khẩu mà ai cũng có thể nhìn thấy ta bất thiện.
    • Phiền não chỉ xuất hiện trong tâm mỗi người mà chỉ mình mới biết hay người có Tha tâm thông mới biết.
    • Phiền não ngủ ngầm ngay mỗi phàm phu, dù đang sống trong thiện tâm thì khả năng ấy vẫn kín đáo tồn tại và chờ cơ hội phát tác.

    Tu tập Samatha đến mức có thể chứng các bậc thiền cao nhất, thì hành giả cũng chỉ tạm thời làm vắng mặt hai dạng phiền não đầu tiên. Dù họ có về cõi Phạm Thiên  sống  thanh  tịnh  suốt  mấy  chục  ngàn  đại  kiếp, thì sau đó chính dạng phiền não thứ ba sẽ khiến họ quay lại làm một người bình thường, với đầy đủ các thứ phiền não như chưa có gì xảy ra. Riêng một hành giả tu tập Vipassanā nếu đủ duyên lành thì từ sự quan sát và chán sợ Danh Sắc qua Tam Tướng, sẽ chứng đắc tối thiểu là Sơ Đạo, nhổ bỏ tận gốc hai phiền não quan trọng nhất trong việc dẫn sanh ba cõi là Thân Kiến và Hoài Nghi.

    Từ nền tảng này, vị Thánh Tu Đà Hoàn nếu có phải tái sinh thêm nữa thì cũng không thể vượt quá bảy lần. Nghĩa là sự thành tựu rốt ráo trong Pháp môn Vipassanā có thể giúp hành giả loại bỏ triệt để cả dạng phiền não thứ ba vừa nói trên đây. Nói gì thì trong thực tế tu chứng, ta phải thấy rằng Định (Samatha) có một tác dụng rất lớn trong việc đối phó Tham ái (rāga), và Tuệ (Vipassanā) thì lại đặc biệt cần thiết trong việc đối phó Vô minh (Avijja).

    Hai phiền não này, dĩ nhiên, không rời nhau nên dù ta nhắm vào cái nào thì cũng là nhắm đến cả hai. Do Vô minh mới có Tham ái và chính Tham ái làm nền tảng nuôi dưỡng Vô minh. Do không biết mới thích, càng thích thì cái không biết càng lớn. Do đó, Samatha và Vipassanā được xem là một cặp công phu để dẹp bỏ thành trì phiền não mà chủ chốt là Tham ái, Vô minh.

    Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

    Chuyên mục: Nghiên cứu

    Xem thêm THIỀN TUỆ (Vipassanā) là gì? Thân Thọ Tâm Pháp là gì? 16 trí tuệ đạt được khi thiền

    Nội dung chính

      THIỀN TUỆ (Vipassanā) là gì?

      Giới Thiệu

      Thiền Tuệ (Thiền Quán, Thiền Tứ Niệm Xứ) là trí tuệ thấy rõ và biết rõ Danh Pháp (tâm), Sắc Pháp (thân) sinh rồi diệt, nên hiện thấy rõ biết rõ ba trạng thái chung: Vô thường, khổ, vô ngã, dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Tứ Thánh Đạo, Tứ Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt được mọi tham ái cùng mọi phiền não và mọi ác pháp, giải thoát khổ tử sinh luân hồi.

      Qua cuộc đời của Đức Phật, khi còn là Đức Bồ Tát, Ngài đã từng thọ giáo với vị Đạo Sư Ālāra Kālāmagotta và vị Đạo sư Udaka Rāmaputta về Pháp hành Thiền Định. Đức Bồ Tát đã chứng đắc Tứ thiền Sắc giới và Tứ thiền Vô Sắc giới, là thành tựu cao nhất lúc bấy giờ, nhưng Ngài vẫn chưa giác ngộ. Nhờ Pháp Hành Thiền Tuệ, do tự mình khám phá, thực hành, Ngài đã thành tựu Phật Quả Chánh Đẳng Giác. Cho nên đây là Pháp hành chỉ có trong Phật giáo, không có ngoài Phật giáo.

      Đối Tượng Của Pháp Hành Thiền Tuệ

      Danh Pháp (Tâm) và Sắc Pháp (Thân) là đối tượng chính của Thiền Tuệ được phân ra cụ thể trong 4 đối tượng: Thân, Thọ, Tâm, Pháp theo Kinh Đại Niệm Xứ. Thân, Thọ, Tâm, Pháp là 4 đối tượng của chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác cụ thể như sau:

      Thân

      Thân quán niệm xứ: Có 14 đối tượng:

      1. Niệm hơi thở vô, hơi thở ra.
      2. Niệm tứ oai nghi chính: đi, đứng, ngồi, nằm.
      3. Niệm tất cả các oai nghi phụ: co, duỗi, quay….
      4. Niệm 32 thể trược trong thân.
      5. Niệm tứ đại: đất, nước, lửa, gió.
      6. Niệm tưởng thân mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, đã trải qua 1-2-3 ngày.
      7. Niệm tưởng thân mình như tử thi bỏ ở nghĩa địa, bị quạ, diều, chó rừng… cắn xé ăn thịt.
      8. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bộ xương dính thịt và máu, có gân ràng rịt.
      9. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn xương dính máu thịt rã rời….
      10. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương khô, không có máu và thịt nữa.
      11. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương rời rã, rải rác mọi nơi.
      12. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn bộ xương màu trắng.
      13. Niệm tưởng thân mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn một đống xương.
      14. Niệm tưởng thân của mình, như tử thi bỏ ở nghĩa địa, chỉ còn là bột xương trắng.

      Đó là 14 đối tượng của Thân quán niệm xứ thuộc về Sắc Pháp.

      Thọ

      Thọ quán niệm xứ: Có 1 đối tượng, chia 9 loại thọ:

      1. Thọ khổ;
      2. Thọ lạc;
      3. Thọ không khổ, không lạc (thọ xả).
      4. Thọ khổ hợp với ngũ dục;
      5. Thọ lạc hợp với ngũ dục.
      6. Thọ không khổ không lạc hợp với ngũ dục.
      7. Thọ khổ không hợp với ngũ dục.
      8. Thọ lạc không hợp với ngũ dục.
      9. Thọ không khổ không lạc không hợp với ngũ dục.

      Đó là 1 đối tượng Thọ quán niệm xứ, thuộc Danh Pháp.

      Tâm

      Tâm quán niệm xứ: Có 1 đối tượng, chia 16 loại tâm:

      1- Tâm tham.

      2- Tâm không tham.

      3- Tâm sân.

      4- Tâm không sân.

      5- Tâm si.

      6- Tâm không si.

      7- Tâm buồn ngủ.

      8- Tâm phóng tâm.

      9- Đại hành tâm (tâm thiền Sắc giới, Vô Sắc giới).

      10- Tâm không phải đại hành tâm (tâm Dục giới).

      11- Tâm bậc thấp (tâm Dục giới).

      12- Tâm bậc cao (tâm Sắc giới, Vô Sắc giới).

      13- Tâm định (tâm cận định, tâm an định).

      14- Tâm không định.

      15- Tâm thoát khỏi phiền não từng thời (tâm Dục giới).

      16- Tâm không thoát khỏi phiền não.

      Đó là 1 đối tượng Tâm quán niệm xứ, thuộc Danh Pháp.

      Pháp

      Pháp quán niệm xứ: Có 5 đối tượng:

      Một là 5 Pháp chướng ngại

      Năm pháp chướng ngại: Tham dục, sân (sân hận và sân giận), hôn trầm, trạo hối, hoài nghi. Năm pháp chướng ngại thuộc về Danh pháp.

      Hai là ngũ uẩn cháp thủ

      Ngũ uẩn chấp thủ: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn chấp thủ. Ngũ uẩn thuộc về Sắc Pháp và Danh pháp.

      Ba là 12 xứ

      Mười Hai xứ:

      – 6 xứ bên ngoài: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

      – 6 xứ bên trong: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý.

      12 xứ thuộc về Sắc pháp và Danh pháp.

      Bốn là thất giác chi

      Thất giác chi: Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, lạc giác chi, định giác chi, xả giác chi. Thất giác chi thuộc về Danh Pháp.

      Năm là Tứ Đế

      Tứ đế:

      • Khổ Thánh đế: Đó là Danh Pháp, Sắc Pháp ở tam giới.
      • Tập Thánh đế: Đó là tham ái, nhân sinh Khổ Thánh đế.
      • Diệt Thánh đế: Đó là Niết Bàn, Pháp diệt Khổ Thánh đế.
      • Đạo Thánh đế: Đó là Bát chánh đạo, là Pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn.

      Tứ Thánh Đế thuộc về Danh Pháp, Sắc Pháp, chia làm 2 loại:

      • Khổ Thánh đế và Tập Thánh đế thuộc Danh Pháp, Sắc Pháp trong tam giới.
      • Diệt Thánh đế và Đạo Thánh đế thuộc Danh pháp trong siêu tam giới

      Trên đây là 5 đối tượng của Pháp quán niệm xứ, thuộc về Danh Pháp và Sắc Pháp.

      Pháp Hành Thiền Tuệ có 21 đối tượng của Pháp hành Tứ niệm xứ. Trong 21 đối tượng này, đối tượng nào cũng có khả năng dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Đạo Quả tùy theo 5 pháp chủ (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) và trí tuệ Ba La Mật của hành giả.

      Bốn Loại Tánh Của Hành Giả Hành Thiền Tuệ

      Về Thiền Tuệ, hành giả được phân loại có 2 bản tánh, gồm có 4 hạng người:

      1. Có tánh tham ái, trí tuệ kém thích hợp niệm Thân.
      2. Có tánh tham ái, trí tuệ nhiều thích hợp niệm Thọ.
      3. Có tánh tà kiến, trí tuệ kém thích hợp niệm Tâm.
      4. Có tánh tà kiến, trí tuệ nhiều thích hợp niệm Pháp.

      Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng Thiền Tuệ thích hợp với tánh và trí tuệ của mình, thì việc tiến hành Thiền Tuệ ở giai đoạn ban đầu rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ Thiền Tuệ. Đến giai đoạn giữa và cuối còn tùy thuộc vào căn duyên mỗi hành giả trong kiếp quá khứ.

      Trong Chú giải Kinh Đại niệm xứ dạy rằng:

      • Hành giả có tánh tham ái, trí tuệ kém, thì thích hợp niệm thân (Sắc Pháp) để thấy biết rõ thân này bất tịnh nên diệt được tâm tham ái vào thân đẹp.
      • Hành giả có tánh tham ái, có trí tuệ nhiều, thì thích hợp niệm thọ (Danh Pháp) để thấy biết rõ thọ này khổ, mới diệt được tham ái vào thọ lạc.
      • Hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ kém, thì thích hợp niệm tâm (Danh Pháp) để thấy biết rõ tâm này vô thường, nên diệt tâm tà kiến về tâm cho là thường.
      • Hành giả có tánh tà kiến, trí tuệ nhiều, thích hợp niệm pháp (Danh Pháp, Sắc Pháp) sẽ thấy biết rõ pháp này vô ngã, nên diệt được tâm tà kiến về pháp có ngã.

      Tuy bốn đối tượng: “thân là bất tịnh, thọ là khổ, tâm là  vô  thường, pháp  là  vô  ngã” chỉ  đề  cập  đến  tính  chất đặc biệt của mỗi đối tượng. Nhưng thực ra, tất cả 4 đối tượng “Thân, Thọ, Tâm, Pháp” đều có trạng thái vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh. Nếu hành giả biết chọn đúng đối tượng thích hợp với tánh và trí tuệ của mình, thì việc tiến hành Thiền Tuệ rất thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ Thiền Tuệ, để thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng, sự sanh diệt và trạng thái chung của Danh Pháp, Sắc Pháp; dẫn đến chứng ngộ 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

      Phương Pháp Diệt Trừ Tà Kiến, Tham Ái, Ngã Mạn

      Hành giả hành Thiền Tuệ, không tiến bộ được là do phiền não làm tâm ô nhiễm, nhất là Tà kiến (diṭṭhi), Ngã mạn (māna) và Tham ái (taṇhā).

      Khi trí tuệ Thiền Tuệ có năng lực thấy rõ bản chất của Danh Sắc là Vô thường, Khổ và Vô ngã, thì hành giả có thể diệt trừ từng thời các phiền não như sau: Vô thường diệt trừ tâm Ngã mạn, Khổ diệt trừ tâm Tham ái và Vô ngã diệt trừ tâm Tà kiến. Chỉ có vị Thánh A La Hán mới diệt trừ hoàn toàn tâm Ngã mạn và Tham ái. Còn vị Thánh Tu Đà Hoàn có thể diệt trừ hoàn toàn tâm Tà kiến.

      Kết Quả Của Pháp Hành Thiền Tuệ

      Kết quả của Pháp Hành Thiền Tuệ là những kết quả diễn tiến theo nhân quả tuần tự như sau:

      • Đầu tiên hành giả nên tìm đến một bậc Thiện trí trong Phật Giáo, là một vị Thiền Sư thông thạo về Pháp học, có đầy đủ kinh nghiệm về Pháp Hành Thiền Tuệ để làm nơi nương nhờ.
      • Hành giả là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có đức tính nhẫn nại, lắng nghe, học hỏi, nghiên cứu để hiểu rõ đối tượng của Thiền Tuệ là tất cả mọi Danh Pháp, Sắc Pháp thuộc về Thực tánh Pháp.
      • Hành giả là người có giới hạnh trong sạch để làm nền tảng cho Định và Tuệ.
      • Khi tiến hành Thiền Tuệ, hành giả cần phải hiểu biết rõ về Yonisomanasikāra: Sự hiểu biết trong tâm bằng trí tuệ đúng theo 4 trạng thái của mọi Danh Pháp, Sắc Pháp, để ngăn ngừa tâm vô minh che án thực tánh của Danh Pháp, Sắc Pháp và những điều hư ảo.
      • Hành giả tiến hành Thiền Tuệ đúng theo Pháp hành Trung đạo, để diệt được tham tâm (hài lòng) và sân tâm (không hài lòng) ở đối tượng Danh Pháp, Sắc Pháp.
      • Hành giả tiến hành Thiền Tuệ đúng, có khả năng dẫn đến kết quả là phát sinh trí tuệ Thiền Tuệ theo tuần tự, từ thấp lên cao, từ trí tuệ Thiền Tuệ tam giới, đến trí tuệ Thiền Tuệ siêu tam giới, gồm có 16 trí tuệ Thiền Tuệ.

      Mười sáu trí tuệ Thiền Tuệ (Vipassanāñāṇa)

      1. Tuệ Phân Biệt Danh Sắc;

      2.Tuệ Phân Tích Nhân Duyên;

      3.Tuệ Thẩm Sát Tam Tướng;

      4.Tuệ Sinh Diệt;

      5.Tuệ Diệt;

      6.Tuệ Kinh Sợ;

      7.Tuệ Nguy Hại;

      8.Tuệ Nhàm Chán;

      9.Tuệ Cầu Thoát;

      10. Tuệ Quán Chiếu;

      11.Tuệ Hành Xả;

      12.Tuệ Thuận Thứ;

      13.Tuệ Chuyển Tộc;

      14.Tuệ Thánh Đạo;

      15. Tuệ Thánh Quả;

      16. Tuệ Phản Khán.

      Chỉ có Pháp môn Vipassanā (với sự hỗ trợ ít nhiều của Samatha) mới có thể dẫn đến cứu cánh giải thoát. Nếu  chỉ  tu  tập  Samatha  (Thiền  Định)  mà  không  có Vipassanā (Thiền Tuệ) thì cái đạt được nhiều lắm chỉ là Thiền  Định,  thần  thông  và  sự  tái  sinh  về  các  cõi  Phạm Thiên. Vì Samatha là sự tập trung tư tưởng vào một đề mục  nào  đó,  nhằm  đạt  khả  năng  định  tâm  đủ  làm  lắng yên các phiền não thuộc Dục giới. Đây là đường đi của những ai chán sợ và muốn lìa bỏ đời sống Dục giới.

      Với người không cầu giải thoát tuyệt đối, tức sự chứng ngộ Niết Bàn bằng Thánh trí, nhổ bỏ tận gốc tất cả phiền não tiềm tàng, thì họ xem Samatha là con đường dẫn đến thần thông và các cõi Phạm thiên.

      Người cầu đạo giải thoát thì tu tập Samatha nhằm có được khả năng định tâm, rồi lấy đó làm nền tảng cho trí tuệ Vipassanā để nhổ bỏ tận gốc tất cả mầm mống sanh tử, không riêng gì những phiền não thuộc về cõi dục (sự thích ghét trong Sắc, Thanh, Mùi, Vị, Xúc).

      Từ đó, có hai hạng hành giả:

      • Samathayānika: Hạng hành giả có chứng thiền Samatha, ít nhất từ Sơ thiền, trước khi tu tập Vipassanā.
      • Vipassanāyānika: Hạng hành giả chưa chứng qua một bậc thiền Samatha nào, khả năng định tâm của họ tối đa chỉ là Cận Định hoặc Sát na định.

      Trong Chánh Tạng xác định rõ ràng thời  Đức Phật có cả hai hạng hành giả này, dù chính Đức Phật luôn có vẻ khích lệ và đặc biệt đề cao hạng hành giả có tu tập Samatha trước hoặc đang khi tu tập Vipassanā (Chỉ Quán song tu – Yuganaddha). Đức Phật gọi chung Samatha và Vipassanā là hai Pháp thuộc Minh Phần (Vijābhāgiya), tức điều kiện bắt buộc cho Thánh Đạo, cho sự chấm dứt Vô minh. Phiền não có ba dạng:

      • Phiền não tác động ta làm các nghiệp bất thiện qua thân, khẩu mà ai cũng có thể nhìn thấy ta bất thiện.
      • Phiền não chỉ xuất hiện trong tâm mỗi người mà chỉ mình mới biết hay người có Tha tâm thông mới biết.
      • Phiền não ngủ ngầm ngay mỗi phàm phu, dù đang sống trong thiện tâm thì khả năng ấy vẫn kín đáo tồn tại và chờ cơ hội phát tác.

      Tu tập Samatha đến mức có thể chứng các bậc thiền cao nhất, thì hành giả cũng chỉ tạm thời làm vắng mặt hai dạng phiền não đầu tiên. Dù họ có về cõi Phạm Thiên  sống  thanh  tịnh  suốt  mấy  chục  ngàn  đại  kiếp, thì sau đó chính dạng phiền não thứ ba sẽ khiến họ quay lại làm một người bình thường, với đầy đủ các thứ phiền não như chưa có gì xảy ra. Riêng một hành giả tu tập Vipassanā nếu đủ duyên lành thì từ sự quan sát và chán sợ Danh Sắc qua Tam Tướng, sẽ chứng đắc tối thiểu là Sơ Đạo, nhổ bỏ tận gốc hai phiền não quan trọng nhất trong việc dẫn sanh ba cõi là Thân Kiến và Hoài Nghi.

      Từ nền tảng này, vị Thánh Tu Đà Hoàn nếu có phải tái sinh thêm nữa thì cũng không thể vượt quá bảy lần. Nghĩa là sự thành tựu rốt ráo trong Pháp môn Vipassanā có thể giúp hành giả loại bỏ triệt để cả dạng phiền não thứ ba vừa nói trên đây. Nói gì thì trong thực tế tu chứng, ta phải thấy rằng Định (Samatha) có một tác dụng rất lớn trong việc đối phó Tham ái (rāga), và Tuệ (Vipassanā) thì lại đặc biệt cần thiết trong việc đối phó Vô minh (Avijja).

      Hai phiền não này, dĩ nhiên, không rời nhau nên dù ta nhắm vào cái nào thì cũng là nhắm đến cả hai. Do Vô minh mới có Tham ái và chính Tham ái làm nền tảng nuôi dưỡng Vô minh. Do không biết mới thích, càng thích thì cái không biết càng lớn. Do đó, Samatha và Vipassanā được xem là một cặp công phu để dẹp bỏ thành trì phiền não mà chủ chốt là Tham ái, Vô minh.

      Related Articles

      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button