Tử vi

Cung cường, cung nhược trong khoa Tử vi

Tùy theo nam hay nữ, có những cung quan trọng-được gọi là cung cường; và kém quan trọng hơn-được gọi là cung nhược.

1) Đối với phái Nam, các cung cường gồm có: Phúc, Mệnh, Thân, Quan, Tài, Di, Thê

2) Đối với phái Nữ, các cung cường gồm có: Phúc, Mệnh, Thân, Phu, Tài, Tử.

Bạn đang xem: Cung cường, cung nhược trong khoa Tử vi

Các cung còn lại được xem như không mấy quan trọng.

Cung Thân được người xưa xem như quan trọng hơn cung Mệnh. Lý do sâu xa la vì Thân tượng trưng cho hậu vận, từ 30 tuổi trở đi, tức là giai đoạn con người chín mùi về trí tuệ, tình cảm, năng lực, có thể bắt đầu thụ hưởng công lao sự nghiệp mà mình đã tạo ra lúc thiếu thời. Bấy giờ, con người ý thức được sâu sắc cái sướng, cái khổ, có khả năng tự tạo cho mình một hạnh phúc riêng và gây hạnh phúc cho người khác. Tầm ảnh hưởng của hậu vận vì vậy nên rộng rãi, mạnh mẽ hơn tầm ảnh hưởng của tiền vận mà hầu hết thời gian xảy ra trong khung cảnh gia đình. Cho nên, người xưa hay nói “Mệnh tốt không bằng Thân tốt”, chính cũng vì Thân tốt bảo đảm cho trung vận và hậu vận con người được hanh thông, tỏa được hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Vì vậy, cung Thân bao hàm một ý nghĩa tích cực hơn cung Mệnh rất nhiều.

Trong tinh thần đó, Thân đóng ở cung nào càng làm cho sự quan trọng của cung đó tăng thêm. Cái hay, cái dở của cung có Thân tọa thủ sẽ được nhân lên theo 1 hệ số nào đó, chớ không còn cái hai, cái dở nguyên thủy.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà khoa Tử – Vi bị giải đoán trong khung cảnh của 2 khoảng thời gian tiền và hậu vận. Ở mỗi thời kỳ, có những đại hạn 10 năm khác nhau. Những đại hạn này nói lên sự thăng tiến hay suy trầm, trong vòng 10 năm đó và trong khuôn khổ cái hay cái dở của thời kỳ tiền hay hậu vận. Thành thử, khoa Tử – Vi rất linh động, chẳng những vì nó nói lên được ác ảnh hưởng phức tạp chi phối con người, mà còn diễn xuất ảnh hưởng đó qua thời gian. Cho nên, người xem Tử – Vi nhất định phải đánh giá 1 lần 2 hệ thống yếu tố chi phối:

– Hệ thống yếu tố của mỗi lãnh vực sinh hoạt.

– Hệ thống yếu tố của các lãnh vực đó qua thời gian, dài và ngắn.

Nguồn TuviGLOBAL lược trích từ “Tử vi Hàm số” của Nguyễn Phát Lộc.

Hiện sách E-book có bán tại TuviGLOBAL.

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Cung cường, cung nhược trong khoa Tử vi

Tùy theo nam hay nữ, có những cung quan trọng-được gọi là cung cường; và kém quan trọng hơn-được gọi là cung nhược.

1) Đối với phái Nam, các cung cường gồm có: Phúc, Mệnh, Thân, Quan, Tài, Di, Thê

2) Đối với phái Nữ, các cung cường gồm có: Phúc, Mệnh, Thân, Phu, Tài, Tử.

Các cung còn lại được xem như không mấy quan trọng.

Cung Thân được người xưa xem như quan trọng hơn cung Mệnh. Lý do sâu xa la vì Thân tượng trưng cho hậu vận, từ 30 tuổi trở đi, tức là giai đoạn con người chín mùi về trí tuệ, tình cảm, năng lực, có thể bắt đầu thụ hưởng công lao sự nghiệp mà mình đã tạo ra lúc thiếu thời. Bấy giờ, con người ý thức được sâu sắc cái sướng, cái khổ, có khả năng tự tạo cho mình một hạnh phúc riêng và gây hạnh phúc cho người khác. Tầm ảnh hưởng của hậu vận vì vậy nên rộng rãi, mạnh mẽ hơn tầm ảnh hưởng của tiền vận mà hầu hết thời gian xảy ra trong khung cảnh gia đình. Cho nên, người xưa hay nói “Mệnh tốt không bằng Thân tốt”, chính cũng vì Thân tốt bảo đảm cho trung vận và hậu vận con người được hanh thông, tỏa được hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Vì vậy, cung Thân bao hàm một ý nghĩa tích cực hơn cung Mệnh rất nhiều.

Trong tinh thần đó, Thân đóng ở cung nào càng làm cho sự quan trọng của cung đó tăng thêm. Cái hay, cái dở của cung có Thân tọa thủ sẽ được nhân lên theo 1 hệ số nào đó, chớ không còn cái hai, cái dở nguyên thủy.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà khoa Tử – Vi bị giải đoán trong khung cảnh của 2 khoảng thời gian tiền và hậu vận. Ở mỗi thời kỳ, có những đại hạn 10 năm khác nhau. Những đại hạn này nói lên sự thăng tiến hay suy trầm, trong vòng 10 năm đó và trong khuôn khổ cái hay cái dở của thời kỳ tiền hay hậu vận. Thành thử, khoa Tử – Vi rất linh động, chẳng những vì nó nói lên được ác ảnh hưởng phức tạp chi phối con người, mà còn diễn xuất ảnh hưởng đó qua thời gian. Cho nên, người xem Tử – Vi nhất định phải đánh giá 1 lần 2 hệ thống yếu tố chi phối:

– Hệ thống yếu tố của mỗi lãnh vực sinh hoạt.

– Hệ thống yếu tố của các lãnh vực đó qua thời gian, dài và ngắn.

Nguồn TuviGLOBAL lược trích từ “Tử vi Hàm số” của Nguyễn Phát Lộc.

Hiện sách E-book có bán tại TuviGLOBAL.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button