Tử vi

Chuyện kể về những năm tháng ấy của Tử Vi Bắc Phái

𝑲𝒚̀ 𝟏:

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́ 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒃𝒂̆́𝒕 đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒖̛̀ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒖𝒐̂́𝒏 𝒔𝒂́𝒄𝒉 𝒍𝒂̣̂𝒖 𝒗𝒆𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈

Do sự phức tạp trong quá trình phát triển hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số, cho nên nội dung bài viết này chỉ giới thiệu sơ lược về tình hình phát triển Tử Vi Bắc Phái trong khoảng thời gian đầu những năm 1980…

Bạn đang xem: Chuyện kể về những năm tháng ấy của Tử Vi Bắc Phái

𝐋𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́?

Tôi tin rằng trong mỗi chúng ta khi mới bắt đầu học Tử vi đẩu số, nhiều bạn học thường dựa vào sách và video do người khác giới thiệu. Khi họ đã nắm vững những kiến thức cơ bản và sẵn sàng đi sâu vào nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng trên thị trường có vô số thông tin tài liệu về Tử vi đẩu số, những thước phim bài giảng của các thầy mệnh lý nổi tiếng, thêm vào đó là nhiều hệ phái khác nhau. Nhìn từ góc độ tổng quan, Tử vi đẩu số được chia thành 2 hệ phái chính là Nam – Bắc phái. Bắc phái lại được phân chia thành Hoa sơn Khâm Thiên tứ hóa, Khâm Thiên tứ hóa, Phi tinh Lương phái, Hà Lạc phái, Khâm Thiên vô cực môn, v.v.. Khiến cho người học cảm thấy choáng ngợp, chưa biết ngã ngũ ra sao.

Năm ấy, bản thân tôi cũng chưa biết phải bắt đầu từ đâu với đống tài liệu vô vàn ấy. Những ngày tháng sau đó, để làm rõ sự phát triển của Tử vi đẩu số, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và hiểu về xuất phát điểm trong hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số. Tôi đã lên mạng tìm kiếm thu thập tài liệu, tiến hành phân tích, sắp xếp lại thông tin…

Quay trở lại khoảng thời gian năm 1996, khi đó tôi có mua một cuốn sách ở sạp ven đường, chất lượng in tương đối kém và sai nhiều lỗi chính tả – “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧” (tác giả 𝐓𝐮̛ Đ𝐨̂̀ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚̂𝐧). Nội dung cuốn sách giới thiệu về hệ phái Hà Lạc, tôi tin rằng đây là cuốn sách đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc đại lục viết về hệ thống Bắc phái, và đó cũng là cuốn sách giấy được lưu hành rộng rãi nhất vào khoảng thời điểm đó.

Vì lúc ấy tôi vẫn còn đang đi học và chương trình học tương đối nặng. Cho nên tôi không nghiên cứu quá sâu về cuốn sách mà chỉ đọc lướt qua nội dung cuốn sách. Tuy nhiên, có một vài chi tiết trong cuốn sách khiến tôi ấn tượng sâu sắc:

“𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑎̂̀𝑛, 𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑘ℎ𝑎́𝑐ℎ 𝑠𝑎̣𝑛 𝑇𝑎̂𝑛 𝑈𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑜̛̉ 𝑇𝑎̂𝑛 𝑇𝑟𝑢́𝑐 𝑣𝑜̣̂𝑖 đ𝑖 𝑡𝑖̀𝑚 𝑣𝑜̛̣ 𝑛𝑒̂𝑛 đ𝑒̂́𝑛 đ𝑎̂𝑦 ℎ𝑜̉𝑖 𝑡ℎ𝑎̆𝑚. 𝐾ℎ𝑖 đ𝑜́, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑥𝑒́𝑡 𝐿𝑢̛𝑢 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑃ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑒̂, 𝑐𝑎𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝐵𝑖́𝑛ℎ 𝐿𝑖𝑒̂𝑚 𝑇𝑟𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜́𝑎 𝐾𝑖̣ 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑝 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝐷𝑎̣̂𝑢, 𝑡𝑜̂̉ ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝐷𝑎̣̂𝑢 𝑙𝑎̀ 𝐿𝑖𝑒̂𝑚 𝑃ℎ𝑎́. 𝑉𝑖̀ 𝑣𝑎̣̂𝑦, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ đ𝑢̛𝑎 𝑟𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑔𝑖𝑎̉ đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑡𝑎́𝑜 𝑏𝑎̣𝑜: 𝐶𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢̛̉𝑎 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖̣𝑡 𝑙𝑜̛̣𝑛 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑐𝑢̛̉𝑎 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑐𝑎̂𝑦 𝑜̛̉ 𝑐ℎ𝑜̛̣ 𝑇𝑎̂𝑦 𝑀𝑜̂𝑛. 𝑆𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑑𝑜̃𝑖 𝑠𝑢̛̣ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐, 𝑞𝑢𝑎̉ đ𝑢́𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑑𝑢̛̣ đ𝑜𝑎́𝑛. 𝑇ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖̃ 𝑛𝑎̆𝑚 đ𝑜́ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ 𝐻𝑎̀ (đ𝑎̃ 𝑞𝑢𝑎 đ𝑜̛̀𝑖) 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑠𝑢̛̣ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛, 𝑐ℎ𝑎̆́𝑐 ℎ𝑎̆̉𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑑𝑢̀𝑛𝑔 𝑘𝑦̃ 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑛𝑎̀𝑦 𝑟𝑜̂̀𝑖!”

“𝑇𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑏𝑎̣𝑛 ℎ𝑢̛̃𝑢, 𝑛𝑎̆𝑚 𝑁ℎ𝑎̂𝑚 𝑇𝑢𝑎̂́𝑡 1982 𝑑𝑜 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑎̆𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑡 𝑏𝑎̣𝑖. 𝐶𝑢̀𝑛𝑔 𝑐𝑢̛̣𝑐, 𝑐ℎ𝑎́𝑛 𝑛𝑎̉𝑛 𝑙𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑡𝑖̀𝑚 đ𝑒̂́𝑛 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ 𝐻𝑎̀ đ𝑜𝑎́𝑛 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ 8 𝑙𝑎̂̀𝑛, 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂ 𝑡𝑎̀𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢. 𝑇ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑙𝑎̀ “𝐿𝑎̂𝑚 𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑔𝑢̛ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑜̂́𝑖 𝑛ℎ𝑖 𝑘𝑒̂́𝑡 𝑣𝑜̃𝑛𝑔” (𝑇𝑜̛́𝑖 𝑣𝑢̛̣𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑚𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑣𝑒̂̀ đ𝑎𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛́𝑖 – 𝑐𝑜𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛ℎ đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑐𝑢̣ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑒̂̉ đ𝑎̣𝑡 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑚𝑢̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑖̀𝑛ℎ), 𝑠𝑎𝑢 đ𝑜́ 𝑙𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑣𝑒̂̀ 𝑚𝑢𝑎 𝑠𝑎́𝑐ℎ 𝑡𝑢̛̣ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢. 𝑁𝑎̆𝑚 𝑄𝑢́𝑦 𝐻𝑜̛̣𝑖 1983, 𝑑𝑜 𝑛𝑜̛̣ 𝑛𝑎̂̀𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑟𝑜̂́𝑛 𝑐ℎ𝑎̣𝑦, 𝑙𝑢́𝑐 𝑛𝑎̀𝑜 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑛𝑜̛𝑚 𝑛𝑜̛́𝑝 𝑙𝑜 𝑠𝑜̛̣ đ𝑢̣𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑛𝑜̛̣, đ𝑢́𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑛𝑎́𝑡 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑖́𝑛ℎ, 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑐𝑎̉ 𝑙𝑢́𝑐 𝑛𝑔𝑢̉ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑜 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝑎̂𝑢 𝑙𝑜. Đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑎̆𝑚 𝐺𝑖𝑎́𝑝 𝑇𝑦́ 1984, 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑡𝑜̛́𝑖 2 𝑛𝑎̆𝑚 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑇𝑢̛̉ 𝑣𝑖, 𝑙𝑎̂̀𝑛 đ𝑎̂̀𝑢 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑡𝑜̂𝑖, 𝑠𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑠𝑜 𝑡𝑎̀𝑖, 𝑡𝑟𝑖̀𝑛ℎ đ𝑜̣̂ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑣𝑎̂̃𝑛 ℎ𝑜̛𝑛 ℎ𝑎̆̉𝑛 𝑡𝑜̂𝑖.”

“𝑁𝑎̆𝑚 𝑛𝑔𝑜𝑎́𝑖, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑜̛̀ 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑔𝑜̛̃ 𝑻𝒖̛̀ 𝑻𝒊̃𝒏𝒉 𝑸𝒖𝒂𝒏, 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑛𝑜́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ 𝑜̛̉ 𝑘ℎ𝑢 𝑣𝑢̛̣𝑐 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝐻𝑜̀𝑎 đ𝑜𝑎́𝑛 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛, 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑜𝑎́𝑛 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑥𝑎́𝑐 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 đ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑠𝑒̃ 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡, 𝑘𝑒̂́𝑡 𝑞𝑢𝑎̉ ℎ𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑟𝑢̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̛́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑑𝑖 𝑛𝑔𝑜̂𝑛 𝑜̂𝑛𝑔 𝑎̂́𝑦 đ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̣𝑖.”

Thông qua nội dung trong cuốn sách, có thể thấy kiến thức Tứ hóa đẩu số của tác giả chủ yếu được học từ 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧.

“Đ𝑎̂̀𝑢 𝐻𝑎̣ 𝑛𝑎̆𝑚 1984”, 𝑇𝑢̛̀ 𝑇𝑖̃𝑛ℎ 𝑄𝑢𝑎𝑛 (𝑇𝑢́ 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛) đ𝑒̂́𝑛 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑠𝑜 𝑡𝑎̀𝑖, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑝ℎ𝑎́𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑟𝑎 𝑘𝑖𝑒̂́𝑛 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝑇𝑢̛́ ℎ𝑜́𝑎 𝑐𝑢̉𝑎 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑐𝑜́ 𝑛𝑒́𝑡 𝑘ℎ𝑎́ đ𝑜̣̂𝑐 đ𝑎́𝑜, 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑛𝑎𝑦 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦. 𝑆𝑎𝑢 đ𝑜́ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑢̛̀𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑏𝑎̣𝑛, 𝑣𝑢̛̀𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦, 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐 ℎ𝑜̉𝑖 𝑙𝑎̂̃𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑢. 𝑇𝑜̂𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑢̛́ ℎ𝑜́𝑎 𝑡𝑢̛̀ 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦, đ𝑎̂𝑦 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑢̛́ 4 𝑏𝑎́𝑖 𝑠𝑢̛ 𝑡ℎ𝑒𝑜 ℎ𝑜̣𝑐 𝑇𝑢̛̉ 𝑣𝑖 đ𝑎̂̉𝑢 𝑠𝑜̂́.”

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ 𝐥𝐚̀ 𝐚𝐢?

Người có thể khiến cho tác giả cuốn “Phương thuật dị văn” đưa ra những lời nhận xét, đánh giá cao như vậy. Có thể khiến cho một người 8 lần đến gặp để xem đoán mệnh, và bắt đầu theo học Tử vi đẩu số.

Hơn nữa, thầy Chu Thanh Hà có thể phán đoán chính xác ngày mất của mình. Đây là một dấu hỏi lớn đọng lại trong đầu tôi sau khi đọc xong cuốn sách này.

Tuy nhiên, do thiếu hụt thông tin tài liệu, những ngày tháng sau đó phải ra ngoài làm việc, học tập. Tôi đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Bát tự tứ trụ, Kỳ môn độn giáp, Thiết bản số. Cái tên Tử vi đẩu số Hà Lạc thần bí đó đã lặng lẽ chôn giấu vào một góc trái tim.

Chớp mắt đã hơn 20 năm trôi qua…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑪𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒃𝒊́ 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́ 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒃𝒊́ 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀

Thời gian trôi qua, chớp mắt đã hơn 20 năm…

Năm 2016, tôi may mắn được xem tác phẩm của thầy Lương Nhược Du “𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐜𝐨̛ 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐦𝐨̛̉ 𝐫𝐨̣̂𝐧𝐠 𝟏𝟐 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝟔𝟕𝟐 𝐭𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠”, trang 382 có viết rằng:

“Tưởng nhớ tiên hiền – Bậc thầy Tử vi đẩu số phi tinh thiên cổ 𝐓𝐢𝐞̂𝐧 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀

Trung thu năm 1982, tôi (𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮) ngưỡng mộ danh tiếng mà tìm đến khu vực Trung Hòa – Đài Bắc, lần đầu tiên nhìn thấy thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ liền cảm thấy kinh ngạc tán thán.

Từ đó trở đi, bản thân đam mê hứng thú “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡” mà không thể nào thoát ra được. Năm đó, tôi có đến tìm thầy 2 lần để theo học. Nhưng đối với tôi mà nói, thầy giống như một ngôi sao băng xán lạn, tuy ngắn ngủi nhưng thật đẹp. Cuối năm đó, thầy qua đời vì xuất huyết não.

Ấn tượng mà thầy Chu để lại cho tôi là sự hòa nhã dễ gần, thầy luôn giải đáp mọi thắc mắc mỗi khi tôi hỏi.

Có một người phụ nữ chưa lập gia đình ở vùng quê Miêu Lật, tại Tân Bắc Đài Loan, đến gặp thầy Chu để hỏi về chuyện hôn nhân.

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐧𝐨́𝐢: Sắp rồi, đầu năm sau đính hôn, cuối năm kết hôn.

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐜𝐚𝐮 𝐦𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐮̛𝐚: Bây giờ cũng đã gần cuối năm rồi. Đến Bát tự của tôi thầy còn chưa ngó qua, phải chăng là thầy đang kể chuyện thần thoại?

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 đ𝐚́𝐩: Cô có muốn nghiệm chứng không?

Người phụ nữ háo hức gật đầu.

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐨́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩: Nghe kỹ đây. Chồng sắp cưới của cô là người làng bên cạnh, bây giờ anh ta bao nhiêu tuổi? Tướng mạo như thế nào? Vào ngày này giờ này tháng sau, anh ta sẽ đi ngang qua ngã ba trước cửa nhà cô.

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐡𝐨̉𝐢: Giờ đó đâu chỉ có một người ngang qua nhà tôi, làm sao có thể phân biệt được đây?

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 đ𝐚́𝐩:Chồng sắp cưới của cô có một nốt ruồi đỏ trên bụng.

Người phụ nữ làm theo chỉ dẫn và chờ đợi, quả đúng như dự đoán, cô nhìn thấy một người đàn ông đi ngang qua giống như trong mô tả của thầy Chu Thanh Hà.

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐛𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐡𝐨̉𝐢: Anh có phải là người ở làng kế bên không? Năm nay tuổi này phải không?

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐚̀𝐧 𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̣𝐜 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐨́𝐢: Đây là lần đầu chúng ta gặp, làm sao mà cô biết được?

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐨́𝐢 𝐭𝐨̛́𝐢: Tôi không chỉ biết những điều này mà còn biết trên bụng anh có một nốt ruồi đỏ ít người biết.

Người đàn ông ngạc nhiên và hỏi nguyên do tại sao? Người phụ nữ xấu hổ mặt đỏ bừng, kể về câu chuyện đến gặp thầy Chu Thanh Hà, tiếp đó hai người trò chuyện vui vẻ, thật đúng là có duyên với nhau.

Không lâu sau đó hai người họ đã đính hôn và kết hôn với nhau, lời của thầy Chu quả thật ứng nghiệm.”

Sau khi đọc bài viết trên, tôi chợt nhớ đến “𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚” được nhắc đến trong cuốn “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”, chẳng lẽ là thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ ở Trung Hòa được nhắc đến trong bài viết này?

Vì vậy, tôi đã tìm kiếm thông tin tài liệu của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, không ngờ rằng đây lại mở ra một cánh cửa chói lọi dẫn tới hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟑

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟏)

Thông qua việc tìm kiếm từ khoá “𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀” trên mạng Internet, tôi đã nhìn thấy rất nhiều câu chuyện luận mệnh ly kỳ lưu truyền về thầy Chu. Nếu như những câu chuyện ly kỳ được nhiều người đồn đại này là sự thật, thì đối với Tử Vi Bắc Phái mà nói thầy Chu Thanh Hà chính là một vị thần sống.

Tất cả những câu chuyện này liệu có phải là thật không?

𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐥𝐮̛𝐮 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 đ𝐚̂𝐲:

“Một ngày nọ, có hai người phụ nữ ăn mặc rất thời trang tìm đến thầy Chu muốn xem luận mệnh. Thầy Chu đã luận giải về sự nghiệp, tiền bạc của hai người này vô cùng chính xác. Nhưng hai người phụ nữ này lại đùng đùng tức giận nói rằng, những thầy mệnh lý khác cũng đều nói qua những điều này rồi, không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Lúc này thầy Chu Thanh Hà liền nói: “ Không sao, đợi tôi một chút, để tôi xem kỹ lại mệnh bàn.”

Một lúc sau, thầy Chu Thanh Hà chậm rãi nói với cô gái thứ nhất: “Cô là gái làng chơi, hôm qua cô tiếp được 3 khách hàng và kiếm được 1.500 tệ, mỗi khách hàng kiếm được 500 tệ”.

Ngẫm nghĩ một lúc, thầy Chu lại nói với cô gái thứ hai : “Cô cũng tiếp 3 khách hàng và kiếm được 1.800 tệ, mỗi khách hàng cũng kiếm được 500 tệ.

Cô gái thứ nhất liền vặc hỏi lại : “Tại sao hai chúng tôi đều là tiếp 3 khách mà cô ấy lại kiếm được 1.800 tệ? Còn tôi chỉ có 1500 tệ?

Thầy Chu đáp: “ Bởi vì cô ta giúp vị khách thứ 3 làm tình bằng miệng, nên được bo thêm 300 tệ.”

Hai người phụ nữ sững sờ và thốt lên rằng đúng là thần tiên, danh tiếng của thầy Chu Thanh Hà cũng nổi lên từ đó.

Câu chuyện này được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 chia sẻ lại, có lẽ có rất nhiều người sau khi đọc xong câu chuyện này sẽ nghi ngờ về tính xác thực của nó. Về vấn đề này, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 (học trò của thầy Chu Thanh Hà) từng giải thích trong trang 45 cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐒𝐨̂́ 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡” như sau:

“Câu chuyện lan truyền trên mạng về khả năng luận mệnh như thần của thầy Chu Thanh Hà, đó là câu chuyện luận đoán về thu nhập trong ngày của hai cô gái làng chơi. Bọn họ đều tiếp khách cùng thời gian, vậy mà thầy Chu luận đoán rằng một cô gái trong số họ kiếm được thêm 500 tệ, bởi vì cô ấy đã giúp một vị khách hàng cung cấp thêm dịch vụ đặc biệt. Do đó khách hàng rất vui vẻ hài lòng, còn bo cho cô ấy thêm 500 tệ, chuyện như vậy cũng có thể luận đoán được!

Rốt cục, một chuyện riêng tư như vậy cũng có thể luận đoán được sao? ? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Còn tôi (Từ Tăng Sinh) đã từng có thời gian đứng cạnh thầy Chu coi luận mệnh cho khách hàng, vì vậy đối với những câu chuyện như thế này đều là chắc chắn mà không nghi ngờ gì nữa. Tử vi đẩu số thực sự có khả năng suy luận được ra những sự vật, sự việc chi tiết như vậy. Trong trường hợp trên, một loại dịch vụ rất đặc biệt, rất tế nhị như “thổi kèn”, nó sử dụng tinh diệu nào? Hóa tượng nào thể hiện như vậy? Tôi vẫn đang tò mò suy nghĩ về chủ đề này.

Đồng thời, thầy Từ Tăng Sinh tiếp tục liệt kê 1 câu chuyện khác mà đích thân thầy đã từng quan sát nghiệm lý ở trong cuốn sách, mà chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn ở số tiếp theo.

(Lưu ý: Thông tin trong bài viết này được tác giả lấy từ Internet và nhiều thông tin tài liệu khác nhau. Nếu có sai sót gì, các bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới)

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟐)”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟒

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (2)

Câu chuyện của hai cô gái làng chơi đến tìm thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ luận mệnh, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 bày tỏ đó đều là chuyện thật mà không có gì phải nghi ngờ. Trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 – 𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́” có kể về một câu chuyện khác ít người biết đến.

Nhắc tới những câu chuyện này, tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 còn có một câu chuyện khác tương tự trong bộ tài liệu sưu tập. Đó là một cô gái Tử – Tham tọa Mệnh tại Dậu, vừa nhìn thoáng qua có thể biết đây là cách cục Đào hoa phạm chủ. Năm nay hơn 40 tuổi vẫn còn đến xem mệnh, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ liền nghĩ chắc hẳn là đến hỏi về chuyện tình cảm.

Nhìn qua cung Phu Thê ngoại trừ Liêm Trinh, Thất Sát, còn có Thiên Diêu, và không còn sao gì khác. Kết hợp với cung Mệnh có thể hình dung ra được cô gái này có đời sống tình cảm phong phú, muôn màu muôn vẻ.

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐧𝐨́𝐢 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠: “Cô ấy hả! Một chồng không đủ.”

Tôi chỉ thấy cô ấy gật đầu, hai má đỏ hồng. Quả đúng thật, cô ấy che dấu sau lưng chồng có tình nhân bên ngoài. Vì vậy, tự mình bị mắc kẹt trong ham muốn của dục vọng. Chồng cô là người thật thà, đáng tin cậy nhưng nhạt nhẽo, còn người tình có thể nói là cao thủ tình trường, giỏi chuyện “ấy”, cho nên có thể đáp ứng được ham muốn của cô. Nhưng người tình này ngoài cô ra còn có thêm một người con gái khác, cho nên không dám ly hôn. Không biết phải làm thế nào cho phải?

Lúc đó, thầy Chu có nói một câu: “Cô không nhận thấy anh ta là kẻ biến thái tình dục à. Làm tình còn phải sử dụng “给西”- Tiếng Đài có nghĩa là dụng cụ”.

Cô gái mắt sáng lên và thưa rằng: “Đúng thế! Anh ta dùng gậy massage, còn…”

Tôi xin phép lược qua phần sau vì đó đều là tình tiết tế nhị. Tại đây, tôi lại một lần nữa được mở mang kiến thức, tận mắt thấy được phong cách luận mệnh về Đào hoa phạm chủ. Những lời luận giải mô tả chi tiết về quá trình cô ta và người tình làm chuyện “ấy”. Thầy Chu thoáng qua nhìn tôi thấy vẻ mặt nghi ngờ liền chỉ tay vào mệnh bàn, tôi chợt lĩnh ngộ ra tổ hợp tinh diệu nào kết hợp với nhau sẽ đại diện cho “công cụ xxxtoy”. Người ta vẫn nói “𝐺𝑖𝑎𝑛𝑔 ℎ𝑜̂̀ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 đ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡, 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑝ℎ𝑎́ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛” (Ý nói: Thủ đoạn giang hồ đâu có nhiều, nói trắng ra thì không còn giá trị gì hết). Do trước đó thầy đã có kinh nghiệm luận mệnh cho cô gái PG tiếp thị rượu nên khi luận về Đào hoa, thầy có thể nắm rõ ràng các hiện tượng trên mệnh bàn.

Tại sao thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ có thể đạt đến trình độ xuất thần nhập hóa như vậy, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 đưa ra những lý do sau đây:

Vì thầy Chu khi còn trẻ làm thầu xây dựng, làm nhà thầu muốn có được hợp đồng dự án thì cần phải làm tốt nghiệp vụ, việc xã giao tiếp khách là điều khó tránh khỏi. Khi đó thầy đã học được Tử vi đẩu số, những cũng chỉ là hứng thú cá nhân. Trong những buổi xã giao, ăn uống tại nhà hàng sẽ có những nữ nhân viên tiếp rượu. Vừa nghe thầy Chu có thể đoán mệnh, họ đổ xô tới để xem. Dù sao cũng đều là xã giao, lại còn miễn phí, liền đi tới nửa giỡn nửa nghe luận mệnh. Một khi đoán sai, PG sẽ nói thẳng ra là năm nào mới đúng vậy. Vì vậy thầy Chu đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về phương diện này. Cho nên, năm nào lưu lạc dấn thân làm gái? Thời gian nào bị mất trinh? Đều là những chuyện riêng tư cá nhân thì không thể thoát khỏi suy luận của thầy Chu. Nhiều luận đoán bí mật riêng tư cũng đều được đúc kết từ đây. Ví dụ: Năm nào bạn đi phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín? Những điều bí mật tương tự như vậy cũng có thể đoán ra được. Tất nhiên là có thể rồi!

Độ chính xác trong suy luận của Mệnh lý đến từ việc tích lũy kinh nghiệm cuộc sống, nếu thiếu đi nó dù bạn có nắm vững bí quyết thì kết quả suy luận cũng sẽ lệch lạc đi nhiều. Giống như trường hợp của thầy 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐚𝐦 𝐊𝐡𝐚́𝐜𝐡, đệ tử thì luận đoán là vợ chồng cãi nhau, thầy Trương lại đoán người chồng bị vợ cào vào mặt. Mức độ khác nhau chính là ở việc nắm bắt chi tiết và giải tượng.

Thầy 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ trong cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”, bài viết ghi lại cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và sư phụ 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, trong đó có nhắc đến thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: “Thầy có biết thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là ai không?”

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Ông ấy đã mất rồi, cũng là người theo học bên Tam hợp phái, không phải Tứ hóa phi tinh. Ông ấy luận về Đào hoa cực kỳ chính xác, nhưng khi luận về những chuyện khác thì không được tốt lắm. Tôi có quen những không giao thiệp.

Từ cuộc hội thoại trên, thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 quả thực không quen biết lắm với thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀. Cho rằng thầy Chu học bên Tam hợp phái. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác cũng xác nhận rằng thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ quả thực nổi tiếng trong việc luận đoán về Đào hoa.

Ngoài ra, về trình độ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 cho biết:

“Một hai năm trước khi thầy Chu qua đời, trình độ của thầy đã đạt đến cảnh giới cao thâm, lô hỏa thần thanh.”

Một cư dân mạng còn cho rằng: “Trong giới Tử vi đồn đại thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ sử dụng Tử vi đẩu số phi tinh có thể luận xuất thần nhập hóa đến vậy, chỉ xuất hiện trong vài năm cuối đời của ông ấy. Vì vậy, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không phải lúc nào cũng luận đoán chính xác như thế nên mọi người đừng có thần thánh hóa.”

Tôi nghĩ đánh giá này rất khách quan, việc nâng cao trình độ là cả một quá trình. Mọi người đều ghi nhận trình độ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ trong mấy năm gần đây quả thực rất xuất sắc.

Kỳ sau tôi sẽ chia sẻ với mọi người về ví dụ thực tế về Đào hoa trong sách của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡.

(𝐋𝐮̛𝐮 𝐲́: Thông tin trong bài viết này được tác giả lấy từ Internet và nhiều thông tin tài liệu khác nhau. Nếu có sai sót gì, các bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới)

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟒)”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟓

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟑)

Trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 – 𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́” của tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 có viết về một ví dụ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ luận Đào hoa như sau:

Một buổi sáng nọ, vào khoảng 10 giờ, trong lúc thầy Chu tản bộ tập thể dục ở khoảnh sân phía sau nhà. Vì từ sau khi bị trúng gió thì thầy Chu rất chú ý chăm chỉ tập thể dục, thường vận động tới khi thân thể toát giã mồ hôi. Lúc này, có hai cô gái thân hình cân đối, mặc đồ thể thao, trên tay cầm vợt tennis có vẻ như họ vừa mới đi chơi tennis về.

Chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ hai người phụ nữ này ắt là vợ của các đại gia giàu có thì mới có thể không cần phải đi làm mà vẫn có tiền để chơi tennis. Bởi vì lúc bấy giờ, bộ môn quần vợt đang rộ lên là một môn thể thao thời thượng, xung quanh thành phố mở ra rất nhiều sân chơi và câu lạc bộ quần vợt, phí tham gia hội viên cung rất đắt đỏ, nên những người tham gia chơi bộ môn này đều cần phải có nguồn lực tài chính tương đối.

Sau khi ngồi xuống lập xong mệnh bàn, thầy Chu liền nói bóng gió rằng: “𝐶𝑜̂ 𝑐𝑜́ 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑚𝑒̂̀𝑚 𝑦𝑒̂́𝑢, 𝑏𝑖̣ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑜̂𝑚 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑐 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜̂́𝑛𝑔 𝑐𝑢̛̣.”

Cô gái lặng lẽ gật đầu, rồi thầy Chu lại nói: “𝐿𝑢́𝑐 𝑙𝑒̂𝑛 6 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖, 𝑐𝑜̂ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑚𝑒̣ 𝑡𝑎́𝑖 ℎ𝑜̂𝑛.” Thầy tiếp tục từ tốn nói vào trọng điểm, chỉ thấy đối phương trợn tròn to hai mắt, người co rúm lại. Rốt cục trên mệnh bàn Tử vi của cô gái còn có những bí mật gì khác?

Lúc này thầy Chu thẳng thắn nói : ”𝐶𝑜̂ 18 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖 đ𝑎̃ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑚𝑢𝑎 𝑣𝑢𝑖 𝑐ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑜 đ𝑎̀𝑛 𝑜̂𝑛𝑔.”

Cô gái ăn mặc như một thiên kim tiểu thư thế này, thầy Chu nói vậy khác chi dội gáo nước lạnh vào mặt cô. Nếu câu nói đó của thầy Chu là sai thì chắc chắn không tránh khỏi bị trút một trận mắng chửi lôi đình, ai ngờ rằng mắt đối phương lại đỏ hoe, cô thì thào nói: “𝐿𝑒̃ 𝑛𝑎̀𝑜 đ𝑎̂𝑦 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ!”

Năm 15, 16 tuổi khi cô còn nhỏ, cha dượng nhân cơ hội xâm hại tình dục và sau đó uy hiếp đe doạ cô không được nói với ai, nên cô không dám nói với mẹ mình. Hơn một năm sống trong đau khổ tột cùng, sau đó cô đã quyết định bỏ nhà ra đi. Bởi lẽ cô vốn dĩ chẳng có trình độ học vấn, bằng cấp cũng không, nên cô chẳng còn sự lựa chọn nào khác, phải ngậm ngùi làm việc trong một nhà hàng làm PG gái tiếp rượu mua vui cho đàn ông. Sau đó, cô gặp một chủ doanh nghiệp lớn, ông ta chu cấp, và coi cô như vợ lẽ. Bây giờ cô còn xuân sắc, còn xinh đẹp vẫn có thể được người ta yêu thương cung phụng, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai khi cô không còn xinh đẹp nữa? Mang tâm trạng bất an đó nên hôm nay cô mới đi tìm thầy Chu đoán mệnh.

Trong những câu chuyện lan truyền trên mạng về thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không chỉ có tài luận về Đào hoa chính xác thần kỳ, mà những việc khác luận cũng rất tinh diệu.

Câu chuyện sau đây được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 kể lại:

“Anh trai của một người bạn mà tôi quen xa quê từ thuở thiếu thời, tình cờ lúc đó chúng tôi trong một lần gặp gỡ với thầy Chu, tôi đã nhờ thầy Chu giúp đỡ, và nhận được câu trả lời chính xác như thần khiến tôi vô cùng thán phục!

Từ sau đó, anh ấy thường lui tới chỗ thầy Chu Thanh Hà. Một ngày nọ, sắp đến ngày hết hạn hợp đồng thuê nhà cũ phải chuyển đi, lúc đó nóng lòng muốn tìm thuê nhà mới. Thầy Chu nói: “𝑁𝑒̂́𝑢 𝑐𝑎̣̂𝑢 đ𝑖 𝑡𝑖̀𝑚 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑣𝑎̀𝑜 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑐ℎ𝑎̆́𝑐 𝑐ℎ𝑎̆́𝑛 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑠𝑒̃ 𝑡𝑖̀𝑚 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑜̂𝑖 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑢̛𝑛𝑔 𝑦́! 𝑆𝑜̂́ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑛𝑔𝑜̃ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑐𝑎̆𝑛 ℎ𝑜̣̂ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡𝑎̂̀𝑛𝑔 4. 𝐶ℎ𝑢̉ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑎̆𝑛 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̀ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑡𝑢̛ 𝑝ℎ𝑎́𝑝 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 đ𝑎̣̆𝑐 𝑡ℎ𝑢̀. 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑎̆𝑚 𝑠𝑎𝑢, 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑚𝑢𝑎 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑛𝑜́ !”

Thời hạn kết thúc hợp đồng thuê sắp đến gần, anh ấy không có thời gian để suy nghĩ thêm, khó khăn lắm mới tìm thuê được một căn hộ mới. Thời gian gấp gáp, đành phải ký hợp đồng, dọn dẹp, thu xếp và chuyển đồ vào nhà mới.

Khi mọi thứ đã dọn dẹp xong, anh bước ra ngoài ban công, châm một điếu thuốc để thư giãn, bình tĩnh lại.

Ồ! Không phải thầy Chu một ngày nào đó sẽ tìm được nhà mới sao? Định thần nghĩ lại, anh đã hoảng hồn, vội vàng ngó xuống nhìn biển số nhà, rồi ngồi phịch ở trước cửa một hồi lâu sau mới đứng dậy được.

Sau khi điều tra dò hỏi, phát hiện ra rằng căn nhà thực sự thuộc sở hữu của một quan chức tư pháp. Một năm sau, anh mua lại nó với giá thấp và định cư ở đó.”

Nhân vật được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 nhắc đến ở trên, thầy Lương từng kể rằng có quan hệ tốt với thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Không biết nhân vật nhắc tới trong câu chuyện này có phải là anh trai của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 là 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 hay không? Ngoài ra, trong P.32 cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡” – Bản in thứ 5, 5/2018. Cũng có đề cấp tới câu chuyện tương tự:

“Sau kỳ nghỉ đầu xuân năm mới, một người bạn khác (anh trai thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 – ý chỉ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡) vì công việc kinh doanh máy dệt kim tròn hoạt động trì trệ, nên đã tìm đến thầy Chu để xin lời khuyên.

Thầy Chu nhìn mệnh bàn nói: “𝐶𝑎̣̂𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑛ℎ𝑎̀ đ𝑖, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛𝑎̀𝑦 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑥𝑜𝑛𝑔.”

Anh ấy nghĩ chỉ cần có tiền, thì việc chuyển nhà đâu có tốn nhiều thời gian như vậy để. Chẳng bao lâu sau đã tìm thấy một căn nhà phù hợp liền xuống tiền đặt cọc. Lúc ấy anh nghĩ rằng thầy Chu lần này đoán sai rồi. Anh ấy dự định khi nào cầm được giấy phép sử dụng nhà đất sẽ liền chuyển đi vào ngay.

Không ngờ sau hơn một tháng nhùng nhằng chờ đợi, mới nhận được cuộc gọi từ công ty xây dựng, nói rằng do đây là khu vực thuộc quân sự quản lý nên không cho cấp phép sử dụng. Vì vậy công ty sẽ hoàn lại tiền đặt cọc, anh ấy lại phải vội vã nhanh chóng đi tìm nhà mới.

Quả nhiên sau khi tìm được nhà, dọn dẹp vào ở thì cũng ứng với thời gian mà thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ đã dự đoán từ trước, vội vã báo lại cho thầy Chu biết. Ai ngờ thầy Chu lại đưa ra lời luận đoán còn kinh ngạc hơn: “𝐾ℎ𝑖 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑣𝑎̀𝑜 𝑜̛̉, 𝑡𝑎̀𝑖 𝑠𝑒̃ ℎ𝑜̣̂𝑖 𝑣𝑒̂̀.”

Chuyển nhà có liên quan đến việc kiếm tiền! Trên đời nào có chuyện như vậy. Chỉ có tổn thất thêm do phải mua thêm đồ mới hoặc bỏ đi một số đồ đạc cũ không dùng đến. Làm sao có lý do gì để tụ tài? Lúc ấy anh ấy vẫn nửa tin nửa ngờ. Ngày hôm đó chuyển nhà, sau khi tất cả đồ đạc, thiết bị đã được đóng gói và chờ công ty vận chuyển đến. Đột nhiên chuông điện thoại reo, đó là cuộc gọi từ một công ty thương mại, hỏi anh có một đơn đặt hàng muốn nhận hay không. Giá anh đặt ra tương đối cao vào mùa cao điểm nhưng hiện tại giá rớt nhiều hơn vào mùa thấp điểm. Nhưng công ty thương mại này vẫn giữ đơn đặt hàng với giá mùa cao điể. Vì thế mà anh đã kiếm được khoản tiền lớn. Điều này hoàn toàn khớp với luận đoán của thầy Chu: “𝐾ℎ𝑖 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑣𝑎̀𝑜 𝑜̛̉, 𝑡𝑎̀𝑖 𝑠𝑒̃ ℎ𝑜̣̂𝑖 𝑣𝑒̂̀” Anh ta đã dùng số tiền kiếm được từ đơn hàng này tới gặp thầy Chu bái sư theo học Tử vi đẩu số.

Câu chuyện này cũng chính là nói về quá trình thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 bái sư học nghệ.

(Trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 – 𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́” của tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 không chỉ giới thiệu những câu chuyện về Tử Vi Đẩu Số mà còn giải thích các quan niệm quan trọng về Phi tinh tứ hóa Đẩu số, nguồn gốc thay đổi chuyển hóa của tinh diệu (hóa chất, hóa dị, hóa loại, hóa khí), kỹ thuật phi tinh tứ hóa. Cuối cùng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, liệt kê 35 ví dụ. Đây là một cuốn sách tham khảo hiếm hoi về Tử vi phi tinh Tứ hóa. Sách gốc được in màu, mong các độc giả quan tâm có thể ủng hộ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 để có thể xuất bản nhiều tác phẩm hay hơn trong tương lai. Để nâng cao trải nghiệm đọc các bạn nên mua sách chính hãng (sách được bán trên JD..com)

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟒)”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟔

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟒)

Câu chuyện này cũng từng được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 chia sẻ. Phương pháp dùng chính là số của bản thân (thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀) để tiếp cận, trích xuất những đối tượng về người, sự vật, sự việc có liên quan trên mệnh bàn. Có thể đạt tới cảnh giới hễ khi có khách đến xem mệnh, không cần phải hỏi cũng biết trước, luận mệnh một cách xuất thần nhập hóa. Thầy Lương từng nói Tử vi đẩu số có 5 cảnh giới “𝐭𝐡𝐨̂”, “𝐭𝐞̂́”, “𝐯𝐢”, “𝐡𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧”, “𝐝𝐢𝐞̣̂𝐮”. Người thường thông qua việc nỗ lực học tập, có thể đạt được trình độ từ “𝐭𝐡𝐨̂” đến “𝐭𝐞̂́”; muốn đạt được trình độ cao hơn còn phải dựa vào khả năng thiên phú và ngộ tính. Còn thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là người đã đạt tới cảnh giới “𝐝𝐢𝐞̣̂𝐮”.

Có một lần, sau khi thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ vừa thức dậy, tắm gội và dùng xong bữa sáng. Đột nhiên ngẫu hứng đem mệnh bàn của mình ra ngẫm nghĩ suy luận. Hôm nay sẽ có bao nhiêu người tới coi mệnh? Thời gian nào có bao nhiêu người sẽ đến? Trong một ngày có tổng tất cả bao nhiêu người? Những người này sống ở quận, thành phố nào phía Nam? Mấy nam mấy nữ? Xe khởi hành lúc mấy giờ? Vào giờ nào có khách hỏi về hôn nhân? Giờ nào có khách hỏi về bệnh tình của cha? Tiếp theo sau đó, đối tượng khách sẽ như thế nào?

Mục đích của thầy Chu một phần là muốn kiểm tra trình độ của bản thân, một phần là dù sao cũng không có việc gì làm!

Vừa suy luận vừa ghi chép, viết đầy 1 trang giấy. Viết xong, thầy giấu nó dưới tấm thảm bàn rồi ra ngoài hít thở không khí trong lành.

Vị khách đầu tiên đúng như những gì thầy suy luận từ trước, tới vị khách thứ hai cũng khiến chính họ cảm thấy kinh ngạc. Hết người này đến người khác, cả chủ và khách đều sửng sốt, ngạc nhiên.

Ấy vậy mà tài tình chi lắm cho trời đất ghen, “𝐭𝐫𝐢𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̃ 𝐯𝐢𝐞̂̃𝐧” – thánh hiền đã khuất từ lâu.

Câu chuyện sau đây được thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 chia sẻ trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐌𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡”, có thể thấy Phong thủy và mệnh bàn có sự đồng nhất với nhau:

Khoảng thời gian năm 70 Dân Quốc (1981), nhân vật chính là một khách hàng trung niên vì liên tục xảy ra tranh chấp gia đình và bệnh tật triền miên. Đi khắp nơi tìm thầy khám chưa bệnh, những không không thể chữa trị dứt điểm. Đành tìm đến sự giúp đỡ của Tử vi đẩu số.

Thầy Chu vừa lập xong mệnh bàn, sau khi xem xét kỹ càng, thầy ngẩng đầu lên nói với vị khách bằng tiếng Đài: “𝑂̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑎̣̂𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑏𝑜̛𝑖 đ𝑜́!”

Vị khách sửng sốt một lát rồi trả lời: “𝑂̂𝑛𝑔 𝑛𝑜̣̂𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑚𝑎̂́𝑡 𝑟𝑜̂̀𝑖.”

Thầy Chu mỉm cười nói: “𝑌́ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑜̣̂𝑖 𝑐𝑎̣̂𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑏𝑖̣ 𝑛𝑔𝑎̂𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐. 𝑂̂𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑥𝑖𝑛 𝑐𝑜𝑛 𝑐ℎ𝑎́𝑢 𝑔𝑖𝑢́𝑝 đ𝑜̛̃, 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑥𝑢̛̉ 𝑙𝑦́ 𝑡𝑜̂́𝑡 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡𝑎̣̂𝑡 𝑐𝑢̉𝑎 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑠𝑒̃ 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑚 𝑡ℎ𝑜̂𝑖.”

Anh khách quay về với vẻ mặt nghi ngờ và khó hiểu. Vài tuần sau, anh ta gọi điện cho thầy Chu nói với giọng ngạc nhiên và biết ơn:

“𝐾ℎ𝑖 𝑟𝑎 𝑣𝑒̂̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜̀𝑛 𝑛𝑢̛̉𝑎 𝑡𝑖𝑛 𝑛𝑢̛̉𝑎 𝑛𝑔𝑜̛̀. 𝑆𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑘ℎ𝑎̉𝑜 𝑦́ 𝑘𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑚𝑎𝑖 𝑡𝑎́𝑛𝑔, 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑙𝑎̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂́𝑡 đ𝑒̂̉ đ𝑎̀𝑜 đ𝑎̂́𝑡 𝑚𝑜̣̂. 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑝ℎ𝑎́𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 đ𝑎̂́𝑡 𝑏𝑒̂𝑛 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑢̛𝑜̛́𝑡, đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜𝑎́𝑡 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑡𝑎̆́𝑐. 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑑𝑎̣𝑛 𝑐𝑎̣𝑦 𝑚𝑜̛̉ 𝑛𝑎̆́𝑝 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖, 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑜̣̂𝑖 đ𝑎𝑛𝑔 đ𝑎̆̃𝑚 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐. 𝑁𝑔𝑎𝑦 𝑠𝑎𝑢 đ𝑜́, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑥𝑜𝑛𝑔 𝑟𝑜̂̀𝑖. “

Hơn nửa năm sau khi vấn đề mai táng được giải quyết, mọi vấn đề bất an trong gia đình đều được xử lý ổn thỏa và bệnh tật cũng thuyên giảm đi nhiều.

Kể cho mọi người nhiều câu chuyện về thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ như vậy là muốn nói rõ việc nghiên cứu Tử vi đẩu số có thể đạt tới cảnh giới như thế nào. Tôi cũng hy vọng rằng nó có thể truyền cảm hứng cho mọi người để có thêm động lực học Tử vi đẩu số, và nỗ lực hơn trên con đường nghiên cứu mệnh lý. Suy cho cùng, việc học giống như “𝐍𝐠𝐡𝐢̣𝐜𝐡 𝐭𝐡𝐮̉𝐲 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐮, 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧 𝐭𝐚̆́𝐜 𝐭𝐡𝐨𝐚́𝐢”- Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược không tiến ắt lùi. Muốn giỏi Tử vi đẩu số cần phải không ngừng luyện tập, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nữa~

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐓𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ (𝟓)”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟕

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟓)

Đây là kỳ cuối của chuỗi bài “𝐓𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀”. Dành nhiều thời gian như vậy để giới thiệu về thầy Chu như vậy, chủ yếu là muốn cho chúng ta – những người học Tử vi đẩu số thấy được cảnh giới mà bộ môn này có thể đạt tới. Sau này, tôi sẽ tiếp tục kể những câu chuyện về quá trình lưu truyền Tử vi đẩu số Bắc phái, nội dung chính cũng dựa trên sự truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

Câu chuyện sau đây do thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 giới thiệu chi tiết trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐌𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡”. Những gì được trích dẫn ở đây là nguyên văn nội dung trong sách.

Ngày xưa trong phong tục đám cưới của người Đài Loan mỗi khi xem xét một cuộc hôn nhân thì gia đình đôi bên thường nhờ thầy mệnh lý xem Bát tự của hai người có hợp nhau không, sau đó mới có thể tiến tới hôn nhân.

Vào năm 67 Dân Quốc (1978), có một ông chủ tiệm ảnh ở quê tôi (𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡) muốn gả con gái đi lấy chồng. Đương nhiên theo phong tục xưa, ông ấy cũng muốn biết con gái của mình sau khi xuất giá thì hôn nhân có được hạnh phúc tốt đẹp hay không? Sau khi được bạn bè giới thiệu, ông ấy từ thị trấn miền núi ở miền trung đến Trung Hòa, Đài Bắc, để nhờ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ xem mệnh, đoán chuyện hôn nhân của con gái mình sẽ như thế nào? Nghĩ tưởng thầy Chu sẽ nói về tình hình con gái ông sẽ ra sao sau khi kết hôn? Nào ngờ đâu câu đầu tiên của thầy Chu nói: “𝐶𝑜𝑛 𝑔𝑎́𝑖 𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑖 𝑔𝑎̉ đ𝑖 𝑟𝑜̂̀𝑖, 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣𝑜̀𝑛𝑔 𝑏𝑎 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢 𝑏𝑎̀ 𝑛𝑜̣̂𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑠𝑒̃ 𝑞𝑢𝑎 đ𝑜̛̀𝑖.”

Nghe thấy lời này của thầy Chu tựa như sét đánh ngang tai, đầu óc trống rỗng, ông thậm chí không thể nhớ những gì mà thầy Chu đã nói với mình, ngoại trừ câu nói đó. Sau đó ông quay trở về nhà và không dám nhắc đến chuyện đó với bất kỳ ai, vì sợ chuyện hôn sự của con gái ông bị huỷ bỏ. Đương nhiên trong lòng ông vẫn luôn nghi ngờ liệu lời dự đoán của thầy Chu có trở thành sự thật hay không?

Thấp thỏm lo lắng tổ chức hôn lễ cho con gái, đã hai tháng trôi qua kể từ ngày tổ chức đám cưới, ông thầm nghĩ có lẽ thầy Chu đoán sai rồi. Ai ngờ tới tháng thứ ba, ông nhận được một phong thư từ gia đình thông gia, thông báo tang sự, quả đúng như những gì thầy Chu đã dự đoán.

Từ đó trở đi, ông chủ tiệm ảnh thường kể về câu chuyện này mỗi khi tụ tập nói chuyện với bạn bè, đồng thời ông ấy cũng giới thiệu rất nhiều khách xem Tử vi cho thầy Chu. Bạn bè xung quanh ông ấy cũng gián tiếp nhắc tôi (𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡) đi tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy Chu.

Trước đây, việc chôn cất người chết dưới đất là phổ biến, tất nhiên họ cũng sẽ nhờ các thầy địa lý xem xét vị trí thích hợp để đào huyệt an táng. Cô con gái trong câu chuyện dưới đây đã kể cho chồng mình nghe về luận đoán thần kỳ của thầy Chu Thanh Hà. Vì vậy, chồng cô cũng tới nhờ cậy thầy Chu xem giúp ngày giờ tốt và phương vị phù hợp để an táng cho bà. Sau khi đã chọn được giờ và vị trí chôn cất. Ra tới cửa, bọn họ xỏ giày chuẩn bị rời đi, thầy Chu cũng ra cửa tiễn khách, đột nhiên thầy nói thêm: “𝑇𝑜̂́𝑡 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑘ℎ𝑖𝑒̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖.”

Người khách chỉ thản nhiên đáp: “𝑉𝑎̂𝑛𝑔!”

Không nghĩ ngợi gì nhiều và cũng không hỏi tại sao rồi nói lời từ biệt thầy Chu.

Bởi vì theo phong tục việc khiêng quan tài lúc đưa xuống huyệt cần những thanh niên trẻ khỏe nhiều sức lực trong cùng dòng họ. Thời đó vẫn sử dụng sức người là chủ yếu, luôn cần người khoẻ mạnh để khiêng quan tài. Không như ngày nay, sử dụng xe tang chở quan tài. Lúc đưa tang, khiêng chuyển quan tài lại thiếu một người, không thể làm gì khác hơn đành lựa tạm một người trẻ tuổi không có kinh nghiệm trong dòng họ đến giúp một tay. Khi khiêng quan tới nghĩa địa, lúc đưa quan tài vào huyệt, người thanh niên này liền tiện tay ném đòn khiêng quan lên ngay trên mộ. Một vị trưởng bối lập tức ra hiệu dừng việc lấp huyệt, nhặt cây đòn đó lên rồi mới tiếp tục. Mọi chuyện đều diễn ra ổn thoả và không hề có chuyện gì xảy ra.

Sau khi chôn cất được ba tháng, con cháu đến viếng mộ để kiểm tra, nhân tiện tưởng nhớ cúng lễ người đã khuất. Liền phát hiện trên mộ có một cái hố do chó hoang đào bới, rất may quan tài không bị hư hại gì. Vị trí hố chính là nơi cậu thanh niên kia thuận tay ném gậy khiêng quan tài. Sau đó mọi người mới nhớ lại lời thầy Chu lúc trước đã nhắc nhở khi ở cửa ra về, có phải là ám chỉ chuyện này không?

Bởi vì sau đó cũng không còn theo dõi nên không thể chứng thức. Nhưng chuyện này xảy ra rất kỳ quái, có thể còn có quan hệ trùng hợp nào khác. Có lẽ thầy Chu biết trước được việc chôn cất sẽ có vấn đề nên đã đưa ra lời cảnh báo như thế.

Sở dĩ tôi kết thúc bằng câu chuyện này là vì thầy Từ Tăng Sinh đưa ra một câu hỏi trong câu chuyện này: 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐡𝐚̂̀𝐮 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ đ𝐞̂̀𝐮 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐡𝐨̣ 𝐓𝐮̛̀? 𝐓𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐡𝐨̣ đ𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐨̛̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐚̂́𝐧 𝐠𝐚̂̀𝐧 đ𝐨́?

Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong kỳ tiếp theo.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐬𝐨̛𝐧 𝐁𝐚̆́𝐜 đ𝐚̂̉𝐮 – 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ 𝐪𝐮𝐚 đ𝐨̛̀𝐢.”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟖

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝒔𝒐̛𝒏 𝑩𝒂̆́𝒄 đ𝒂̂̉𝒖 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ 𝒒𝒖𝒂 đ𝒐̛̀𝒊.

Thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời vào cuối năm 1982. Về hoàn cảnh trước khi thầy Chu qua đời, tôi đã tìm thấy những thông tin sau từ Internet và trong cuốn “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”, do thời gian trải qua đã lâu nên không thể xác minh tính xác thực của nó. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận những câu chuyện này một cách khách quan và hợp lý.

Trong “Lời nói đầu” thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 có nhắc đến:

Cuối năm 1982, tôi (𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡) được cử sang Đức và Thụy Sĩ để đào tạo 4 tháng. Trước khi đi, tôi nói với thầy Chu rằng mình sẽ ra nước ngoài, thầy nói rằng: “𝑁𝑒̂́𝑢 𝑡𝑜̂𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑜̛̉ đ𝑎̂𝑦, 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ ℎ𝑜̣𝑐 𝑣𝑜̛́𝑖 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡.”

Lúc đó tôi không suy nghĩ sâu xa tại sao thầy lại nói như vậy. Cho tới đầu năm 1983 khi trở về nước, ghé qua nhà thầy thì được biết thầy Chu đã qua đời vào cuối năm 1982. Tôi mới đi nước ngoài chưa được bao lâu mà thầy đã mất rồi. Nhớ lại câu nói của thầy trước lúc đi, tôi mới nhận ra rằng thầy đã đoán trước được đại hạn sắp đến. Chỉ trách mình lúc đó quá cẩu thả và không nhận ra kịp thời.

Chuyện thầy Chu mất cũng đã được đề cập trước đó trong số đầu tiên trong cuốn “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”:

Năm ngoái, tôi gặp 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, anh ấy nói với tôi rằng thầy Chu ở Trung Hòa đoán mệnh chuẩn vô cùng, bản thân đã tự suy luận ra khi nào mình sẽ mất, kết quả hoàn toàn trùng khớp với những lời cuối cùng của thầy trong di ngôn.

Về chi tiết trước khi thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 đã nói:

Chuyện kể rằng vào cuối năm thứ 71 Dân Quốc (1982), tiên sinh 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ ở Trung Hòa, đã tự mình tính toán mệnh của mình sắp kết thúc. Ông là người nghiện rượu và bị cao huyết áp nhiều năm nên rất chú trọng việc uống thuốc và đo huyết áp.

Có lẽ thầy nghĩ rằng: Trước đây, tôi đã luận đoán đúng không biết bao nhiêu người, nói rằng họ sẽ chết và quả đúng như vậy. Tất cả những người họ sau khi nghe xong vận số, chưa từng có một ai quay lại quở mắng (có thể là do trước đây thầy luận đoán quá chính xác nên không ai có lý do gì quở trách thầy). Đã là định số quả thực khó mà thay đổi được.

Trong lòng cảm thấy bất an, thầy liền đi tắm (có lẽ thầy muốn đặt một dấu chấm kết thúc đẹp đẽ cho cuộc đời mình). Tắm rửa xong, thầy đo lại huyết áp và nhận thấy không ổn nên lại uống thuốc.

Ngẫm nghĩ lại, quả đúng là kiếp số sắp tận, chỉ còn cách “𝐓𝐚̣̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐬𝐮̛̣”. Thầy nhờ con trai chở đến bệnh viện, có bác sĩ ở bên cạnh phòng bị trước sẽ tránh được hoạ. Nào có ngờ đâu, xe vừa rời khỏi nhà và quẹo một góc đườn, thầy liền chút hơi thở cuối cùng tại đây. Sở bá vương Hạng Vũ nói: “𝐓𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐭𝐚, 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐝𝐨 𝐥𝐨̂̃𝐢 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐚!”

Trong một tài liệu khác:

Tình trạng sức khỏe sau này của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không được tốt lắm hoặc thầy bị đột quỵ vào năm 1979, sau đó phải uống thuốc hàng ngày. Cuối cùng qua đời vì xuất huyết não trầm trọng. Lúc đó là giờ Sửu, ngày 12/12 năm Nhâm Tuất 1982 (Âm lịch).

Dưới đây là thông tin mệnh bàn đẩu số của thầy Chu:

𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, 𝐍𝐚𝐦 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡, 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐃𝐚̣̂𝐮, 𝟏𝟗/𝟎𝟔 𝐧𝐚̆𝐦 𝐓𝐚̂𝐧 𝐌𝐮̀𝐢

Từ đó, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐬𝐨̛𝐧 𝐁𝐚̆́𝐜 đ𝐚̂̉𝐮 – 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, giới Đẩu số Đài Loan chuẩn bị bước vào thời kỳ hỗn loạn, nhiều hệ phái khác nhau mọc lên như nấm, tranh đấu giành vị trí độc tôn…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟗

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 đ𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀

𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨? 𝐊𝐞̂́ 𝐭𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐮̛̀ đ𝐚̂𝐮?

40 năm trôi qua kể từ khi thầy Chu qua đời, những nhân vật trong cuộc cũng dần biến mất, không còn bất cứ tài liệu gì được lưu giữ lại. Nhiều câu chuyện trở lên bí ẩn, chưa có lời giải đáp. Dưới đây là nội dung giới thiệu ngắn gọn về tư liệu tôi đã tìm kiếm được.

Nội dung này được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 kể lại trên trang diễn đàn của mình:

“Thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là con một trong gia đình, được hưởng phúc từ cha mình để lại (tài sản). Khi còn trẻ, thầy đã làm qua công việc về lĩnh vực thiết bị điện lạnh, cũng có người nói rằng thầy làm nhà thầu xây dựng và từng thất bại nhiều lần trong sự nghiệp. Bản thân trước đây có theo học hai thầy mệnh lý bên 𝐓𝐚𝐦 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐩𝐡𝐚́𝐢 (Nam phái Tử vi đẩu số). Cuối cùng, phải từ bỏ sự nghiệp của mình sau khi nghe lời khuyên của sư phụ bên Phi tinh đẩu số. Theo chân sư phụ khổ tập mệnh lý, sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng thầy cũng đạt được thành tựu to lớn.

Thầy Chu chưa bao giờ chính thức nhận đệ tử, những người muốn học về kỹ thuật phi tinh có thể sử dụng mệnh bàn của mình để nhờ thầy giải thích quá trình phi hóa. Hoặc có thể giới thiệu bạn bè đến xem mệnh, đồng thời đứng bên cạnh xem thầy chỉ dạy, chỉ cần có câu hỏi thầy nhất định sẽ trả lời.”

Một học trò hỏi thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮: “Học trò rất ngưỡng mộ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀! Xin hỏi, thầy và thầy Chu có quan hệ sư đồ không ạ?”

Thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 đáp: “Tôi có quen hai người anh em họ Từ, cả hai người cùng đam mê học thuật Phi tinh đẩu số, họ thường xuyên lui tới nhà thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, và học được không ít kiến thức về kỹ thuật phi tinh. Người em là 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 mỗi lần từ chỗ thầy Chu ra về đều gặp tôi để giảng về kiến thức phi tinh đã học được, thành ra mưa dầm thấm lâu. Khi ấy, tôi thực sự bị say mê đắm chìm trong học thuật Tử vi đẩu số đến nỗi không thể tự thoát ra được. Đáng tiếc chỉ vài tháng sau liền nghe tin thầy Chu qua đời. Sau đó, vì để đạt đến trình độ cao hơn, tôi mới tìm tới thầy Thái Minh Hồng bái sư theo học. Kết hợp kiến thức có được từ hai thầy (𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ + 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠), tôi bắt đầu xây dựng lên hệ thống học thuật về Đẩu số. Sau nhiều năm kinh nghiệm luận mệnh, cho tới hôm nay mới có chút tâm đắc về Đẩu số phi tinh.”

Nghe nói thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã có một khoảng thời gian dài ở bên cạnh thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ nghe giảng. Mỗi khi có nội dung quan trọng, thầy đều ghi chép lại một cách cẩn thận. Sau mỗi lần thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ luận mệnh xong, anh em họ Từ thường chuẩn bị các món lẩu và rượu trắng mời thầy dùng bữa. Chè chén say sưa, thầy lại vui miệng nói thêm vài lời, tất cả những điều ấy giống như đạt được kỳ trân dị bảo. Tổng hợp lại liền có bản tài liệu ghi chép về Tử vi đẩu số phi tinh.

Năm 1982, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, và cũng trong một, hai năm trước khi mất, trình độ của thầy đã đạt đến cảnh giới cao thâm, lô hỏa thần thanh.

Về việc kế thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, các tài liệu lưu hành hiện nay đều không đề cập đến, duy chỉ có một điểm được nhắc đến trong “Lời nó đầu” của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡:

“Thầy Chu nói với tôi, nếu muốn học Tử vi đẩu số, có thể theo thầy học. Học phí là xxx tệ, thầy cũng nói rằng trước đây đã bỏ ra số tiền tương tự để theo học sư phụ Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧. Hồi đó tiền nhiều hơn bây giờ. Nhưng lúc đó, nhà tôi cách nơi thầy sống 3 quận, giao thông đi lại bất tiện. Tôi lại vừa ra ngoài xã hội, trong tay không có nhiều tiền nên không đi học nữa.”

Sư phụ Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧 hay còn gọi là Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧 𝐓𝐢𝐞̂𝐧, thường dùng để chỉ những thầy phong thủy, tướng số từ Trung Quốc di dời đến Đài Loan trước khi triều đại nhà Thanh sụp đổ. Có lẽ điều đó cũng cho thấy sư phụ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không phải là một bậc thầy nổi tiếng, mà đơn thuần chỉ là một cao nhân ẩn dật trong dân gian.

Một cư dân mạng bình luận:

“Ở Đài Loan thầy giỏi nhất là 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, dựa vào hai bản ghi chép tay 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 và 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡, từ đó trực tiếp tạo ra hai hệ phái lớn chủ yếu lấy can cung phi hóa làm trọng tâm: 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐚́𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚́𝐢.”

Giống như phái 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 trong 𝐓𝐢𝐞̂́𝐮 𝐧𝐠𝐚̣𝐨 𝐠𝐢𝐚𝐧𝐠 𝐡𝐨̂̀ đã phát triển thành hai hệ K𝐢𝐞̂́𝐦 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐊𝐡𝐢́ 𝐭𝐨̂𝐧𝐠.

Trình độ Đẩu số của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, có lẽ cho tới nay vẫn chưa ai có thể vượt qua được, giống như một ngọn núi cao sừng sững.

Theo ý kiến cá nhân tôi, để đạt tới cảnh giới cao như vậy tất nhiên sẽ có hai yếu tố là sự 𝐥𝐢̃𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐨̂̃ 𝐥𝐮̛̣𝐜. Nhưng quan trọng hơn, có rất ít người nắm được tinh túy Tử vi đẩu số Bắc phái, đồng thời nó luôn được lưu truyền một cách bí mật. Tất cả những kiến thức Đẩu số mà thầy Chu truyền lại đều là kinh nghiệm của bản thân, trải qua việc không ngừng luyện tập, nghiệm chứng. Nói một cách đơn giản, những kiến thức thầy học được đều mang tính thực tiễn. Còn lại kiến thức không thực tế đã được loại bỏ trong quá trình lưu truyền bí mật.

Nhưng kể từ giữa những năm 1980, Tử vi đẩu số Bắc phái sau khi thay đổi từ lưu truyền “𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐛𝐨̣̂” sang “𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚𝐢”. Có rất nhiều người chỉ thu thập được một phần nhỏ kiến thức, sau đó chắp vá vụn vặt liền đứng lên khai tông lập phái, dựng biển chiêu sinh. Cũng có một số người chỉ nắm được một chút khẩu quyết, lo sợ người khác cũng học được liền bóp méo, bẻ cong ý nghĩa của nó. Lại có người không hiểu nội dung, chỉ dựa vào khả năng tưởng tượng của bản thân, nói trắng thành đen. Một số người trong quá trình giảng dạy, để gây hứng thú cho học trò bất đắc dĩ vẽ voi vẽ vượn, hoa hòe hoa sói. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chúng ta thật khó có thể nhìn thấy được dáng vẻ ban đầu của hệ thống học thuật Bắc phái. Những người theo học Bắc phái giống như đang lạc vào mê cung, vùi đầu nghiên cứu cả đời cũng khó mà thoát ra được chứ đừng nói đến việc vượt qua nó?

Vì vậy, tất cả những thông tin tài liệu gần kề với hệ thống học thuật của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, có thể sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với diện mạo thật sự của Tử vi đẩu số Bắc phái.

Đã đến lúc chúng ta cùng khám phá sự truyền thừa trong hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟎

𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝑻𝒖̛́ 𝒉𝒐́𝒂 𝑷𝒉𝒊 𝒕𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀

Quay trở lại câu hỏi nghi vấn mà thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 đưa ra từ bài trước : “𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 đ𝐚 𝐩𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ đ𝐞̂̀𝐮 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐡𝐨̣ 𝐓𝐮̛̀ 𝐯𝐚̀ đ𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐠𝐚̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐚̂́𝐧?

Trả lời cho nghi vấn đó chính là câu chuyện về việc kết hôn con gái của ông chủ tiệm chụp ảnh như chúng ta đã biết ở bài kỳ trước. Bởi vì những luận đoán thần kỳ của thầy Chu, hàng năm mỗi khi đến dịp gia đình đoàn tụ, ông lại kể về những câu chuyện này cho mọi người nghe.

Ngay sau đó, câu chuyện 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 (còn có gọi là 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧) theo thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ học Tử vi đẩu số. Trong suốt quá trình đó, dù là lúc ăn lẩu hay uống rượu thì cũng đều là cơ hội để hai anh em họ Từ học hỏi kiến thức. Có lẽ hai người họ là những học trò được thầy Chu chỉ dạy trong thời gian dài.

𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 từng kể rằng bắt đầu từ năm 67 Dân Quốc (1978), ông đã mê mẩn với Tử vi đẩu số (đó cũng là khoảng thời gian đúng năm ông chủ tiệm ảnh nhờ thầy Chu đoán mệnh liên quan tới hôn sự của con gái mình). Nếu tính từ thời điểm đó, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã học với thầy Chu được 4 năm.

Ngoài ra, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 có mối quan hệ không chỉ là đồng nghiệp mà còn là bạn tốt của nhau với thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 (tham khảo trong Lời mở đầu của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, hoặc có lẽ hai người họ cũng có mối quan hệ họ hàng mà thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 không muốn nói ra). Thông qua giới thiệu của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, vào khoảng đầu Thu năm 1980 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 bắt đầu đến tìm thầy Chu luận mệnh rồi ngay lập tức bị sốc kinh ngạc trước khả năng luận mệnh của thầy Chu. Nhưng vì cơ duyên chưa đến, mãi cho tới năm 1981 mới chính thức bái sư theo học Tử vi đẩu số. Sau khi thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, nghe theo lời dặn dò của thầy trước đó, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 tiếp tục học Tử vi đẩu số từ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡.

Trang 310 của cuốn “𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐩𝐡𝐚́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐢”, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 có viết:

“𝐴𝑛ℎ 𝑒𝑚 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑡𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 6 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖, 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑏𝑜̂́𝑛 𝑛ℎ𝑜́𝑚 đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑐ℎ𝑢̉ đ𝑒̂̀”.

Có thể thấy, đúng ra là có 6 học trò chính thức được thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ thu nhận. Ngoài 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, vẫn còn có 3 đệ tử nữa.

Theo như những gì thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 viết trong cuốn 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐌𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡: “𝐶𝑎́𝑐 𝑏𝑎̣𝑛 đ𝑎̃ 𝑏𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑛𝑔ℎ𝑖̃ 𝑡𝑎̣𝑖 𝑠𝑎𝑜 𝑐𝑎́𝑐 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ 𝐻𝑎̀ đ𝑎 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 đ𝑒̂̀𝑢 𝑚𝑎𝑛𝑔 ℎ𝑜̣ 𝑇𝑢̛̀ 𝑣𝑎̀ đ𝑒̂̀𝑢 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑔𝑎̂̀𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡ℎ𝑖̣ 𝑡𝑟𝑎̂́𝑛?”

Như vậy, ba người còn lại có lẽ cũng mang họ Từ, chỉ là không nổi danh mà thôi.

Thầy 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦, người từng xuất bản cuốn sách “Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐜𝐡𝐢́ 𝐛𝐚̉𝐨”, trang 124 ông viết: “𝑆𝑎𝑢 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑑𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑜̛̀, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑏𝑎́𝑖 𝑠𝑢̛ 𝑡ℎ𝑒𝑜 ℎ𝑜̣𝑐 đ𝑒̣̂ 𝑡𝑢̛̉ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢, 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑖́𝑐ℎ, 𝑢̛́𝑛𝑔 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑇𝑢̛́ ℎ𝑜́𝑎.”

Tuy chưa nói rõ đích danh 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, nhưng 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦 có đề cập đến Tứ hoá trong nội dung cuốn sách. Hoặc cũng có thể là một trong những học trò của thầy Chu, tuy nhiên trong một số tư liệu chỉ ra rằng 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦 là đệ tử bên thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Hoặc có lẽ cũng giống như trường hợp 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 học từ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 thì 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 thay mặt thầy Chu truyền dạy Tử vi đẩu số cho 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦. Còn một trường hợp khác là có thể khi đó thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 mới bắt đầu lộ diện trong giới Đẩu Số nên dùng danh nghĩa của thầy Chu thu nạp học trò.

𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 lại có mối quan hệ bạn bè thân thiết với thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, vì vậy giới thiệu thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 tới chỗ thầy Chu để luận mệnh. Sau đó, thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 có qua chỗ thầy Chu hai lần. Rồi từ đó bị say mê, đắm chìm vào học thuật Đẩu Số.

Khoảng thời gian thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ thu nhận học trò chủ yếu tập trung vào 4 năm cuối đời, tức là từ sau năm 1978. 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 cũng từng nói trong Lời mở đầu là thầy Chu từng chủ động hỏi ông ấy nếu muốn học Tử vi đẩu số thì có thể theo thầy Chu học. Hoặc cũng có thể là do thầy Chu đoán trước được ngày tháng còn lại của mình không nhiều nên mới bắt đầu thu nhận đệ tử, ước nguyện truyền bá học thuật Đẩu số Bắc phái.

Ngoài ra, theo ghi chép trong “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”, tác giả là 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠. Mặc dù cuốn sách lấy tên là 𝐓𝐮̛ Đ𝐨̂̀ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚̂𝐧, nhưng thực ra ông ta là chính là 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠, hay 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 (nhân vật này chúng tôi sẽ đề cập trong các bài viết tiếp theo) nói rằng ông ta đã từng theo 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 học Tứ hoá Phi tinh.

Tổng hợp lại, ta có thể thấy tình hình truyền thừa học thuật Tứ hóa Phi tinh như sơ đồ dưới đây.

𝐆𝐡𝐢 𝐜𝐡𝐮́:

Sơ đồ này chỉ tổng hợp và ghi lại dựa trên thông tin hiện có về tình hình trong khoảng thời gian giữa những năm 1980, hoặc còn có một số thông tin bị thiếu sót. Sơ đồ này cũng không loại trừ trường hợp thầy 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦 và thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, hai người họ cũng từng muốn theo thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ học Tử vi đẩu số Tứ hoá Phi tinh nhưng sau đó lại học từ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Thông tin này tham khảo dựa trên cuốn sách “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 𝐜𝐡𝐢́ 𝐛𝐚̉𝐨”.

𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠, tất cả đều là người vùng Miêu Lật – Đài Loan. Thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 và 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠 chủ yếu học thông qua bản chép tay Tứ hoá Phi tinh của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 truyền lại, đồng thời 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 cũng đã từng mở lớp giảng dạy Tứ hoá Phi tinh. Đây là những thông tin hiện hành trong giới Đẩu số về mạch truyền thừa trong hệ phái của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ (Đ𝐚̂𝐲 đ𝐞̂̀𝐮 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐚̀𝐢 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐡𝐨̣𝐜 𝐦𝐚̀ 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐢̀𝐦 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜).

Mặc dù đã 40 năm trôi qua nhưng những tài liệu này vẫn chỉ nằm trong tay một số ít người và chưa được lưu hành rộng rãi ra ngoài.

Một giả thuyết khác chỉ mang tính tham khảo, người ta nói rằng thầy Chu muốn truyền thụ Tứ hoá Phi tinh lại cho con trai mình, nhưng con trai thầy không muốn học, không còn cách nào khác đành phải truyền lại vợ mình – bà 𝐋𝐮̛𝐮 𝐌𝐲̃ 𝐋𝐢𝐧𝐡.

Về việc giới thiệu quá trình truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ – Tử vi Bắc phái xin tạm dừng tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một mạch truyền thừa khác của Bắc phái trong các bài tiếp theo.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 & 𝑻𝒖𝒚𝒆̣̂𝒕 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊 Đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́.”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟏

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 & 𝑻𝒖𝒚𝒆̣̂𝒕 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊 Đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́.

Về việc truyền thừa học thuật của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, chúng ta tạm thời gác qua một bên và cùng đi tìm hiểu về câu chuyện khác gây chấn động giới Đẩu số tại Đài Loan – 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐢.

Trước những năm 1980, các cuốn sách, tài liệu về Tử vi đẩu số lưu hành trên thị trường chủ yếu là Nam phái Tử vi đẩu số như: Tử vi đẩu số toàn thư, Tử vi đẩu số toàn tập,…cùng các tài liệu cổ thư khác. Hầu hết đều dựa trên tính lý của tinh diệu; sự thay đổi trong các tổ hợp sao; trạng thái miếu, vượng, hãm, lạc; kết hợp tam phương tứ chính để tiến hành luận đoán cát hung.

Tài liệu về Bắc phái Tử vi đẩu số gần như chưa từng xuất hiện bất kỳ thông tin nào trên thị trường. Tuy nhiên, cổ thư không ghi chép không đồng nghĩa với việc nó không tồn tại. Trong tập tài liệu chép tay học thuật của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 do thầy 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠 (𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐧𝐡𝐚̂𝐧) trích dẫn có nói rõ Bắc phái được coi là “𝐚̂̉𝐧 𝐡𝐨̣𝐜”, quan niệm cốt lõi của “𝐚̂̉𝐧 𝐡𝐨̣𝐜” là che dấu không tiết lộ. Tình hình truyền thừa cụ thể ra sao, chỉ có bản thân người được truyền thụ trong nội bộ mới rõ, ngoài ra không ai biết được thực hư sự tình.

Hơn nữa, Bắc phái không hoàn toàn là đơn truyền, ngoài thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ ra, còn có những người khác nữa. Năm 1984, với sự xuất hiện của một tờ báo quảng cáo, Bắc phái Tử vi đẩu số dần dần có mặt trên toàn quốc.

Đây giống như một cuốn sách trong truyền thuyết có thể khai mở hai huyệt đạo Nhâm Đốc, cuốn sách bí nghi giúp người học sở hữu tuyệt thế võ công. Mặc dù giá bán là 15.000 Đài tệ ~ 11,4 triệu VNĐ (trước đây, khi nó được lưu hành lậu, thậm chí còn được rao bán với giá 50.000 Đài tệ ~ 37,8 triệu VNĐ). Tuy nhiên, vẫn có vô số người đổ xô tìm mua.

Trên thực tế, tập tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́” chính là bản chép tay bài giảng đã được chỉnh sửa lại, người dạy là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, người ghi chép và chỉnh sửa lại là thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠.

Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ là người tiên phong trong việc truyền bá học thuật Phi tinh Tứ hóa, ngay sau đó có rất nhiều hệ phái Phi tinh Tứ hóa lớn nhỏ dần xuất hiện trong giới Đẩu số Đài Loan. Hầu như toàn bộ nguồn gốc của nó đều bắt nguồn từ cuốn ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀.

Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ nói rằng ông học theo ” 𝐓𝐨̂́ 𝐭𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 “, vấn đề này đã được đặt ra trong cuộc phỏng vấn với thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ và trong cuốn sách của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧̀.

Mặc dù vẫn còn một số lời chỉ trích, nhưng bất luận thế nào, việc truyền thừa học thuạt Bắc phái Tử vi đẩu số đã được thay đổi từ “𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐛𝐨̣̂” sang “𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚𝐢”, cũng chính bởi thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀, nó giống với Vịnh Xuân của Diệp Vấn. Nhìn từ góc độ này, thật không quá lời khi gọi thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ là tông sư của Bắc phái Tử vi đẩu số.

Bắc phái Tử vi đẩu số của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ được gọi là “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚”. Còn thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ sáng tạo thêm ra hệ phái mới “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”. Kể từ đó, nhiều hệ phái ” 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 ” khác nhau mọc lên như nấm sau cơn mưa.

Một dân mạng đã để lại lời bình luận:

Nếu nhìn vào bản chép tay của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀, bạn sẽ biết ông ấy mạnh đến mức nào. Điểm mạnh của thầy ở chỗ hầu hết các kỹ thuật Tứ hóa đều do ông ấy truyền bá ra ngoài và các kỹ thuật này đều mang tính đột phá mới lạ. Hiện tại, những kỹ thuật về 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 đều có thể được tìm thấy trong tập chép tay của thầy.

Chúng ta hãy tiếp tục nói về bản chép tay bài giảng, thời gian giảng dạy bắt đầu từ ngày 19/7/1982 và kết thúc vào ngày 28/1/1984, tổng cộng 27 buổi (hoặc vẫn còn những buổi học sau đó nữa, thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ cũng nói rằng một số nội dung vẫn chưa bị hé lộ ra ngoài, số liệu ở đây dựa trên ngày tháng được viết trong ghi chép.)

Theo thông tin từ phía 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ (đệ tử của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀), sau khi đến thăm thầy Lý vào tháng 4/2007, đã viết cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”, nội dung nguồn gốc của sự việc như sau:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thưa thầy! Trong hoàn cảnh nào thầy đã tham gia lớp học Đẩu số của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀, học kiến thức gọi là 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Đó là nhân duyên, năm 1981 do đang muốn mở xưởng nên cần phải đăng ký doanh nghiệp, tôi đem hồ sơ đến văn phòng đăng ký doanh nghiệp để giải quyết. Trong lúc rảnh rỗi, ông chủ văn phòng có đề cập rằng bạn ông là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ muốn hợp tác mở lớp Tử vi đẩu số. Ông ấy nói rằng ngày mai thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ sẽ có buổi diễn thuyết tại văn phòng này và muốn tôi cùng tham dự nghe giảng. Ngày hôm sau tôi đến dự buổi giảng theo đúng thời gian đã định, vì trước đây tôi chưa từng nghe cách sử dụng về Phi tinh Tứ hóa nên cảm thấy rất thú vị. Ngay sau đó liền đóng học phí và bắt đầu tham gia lớp học của thầy.

Về quá trình giảng dạy, trong cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” viết rằng:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thưa thầy! Thầy là học trò của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀? Có chính thức bái sư chưa ạ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Năm đó thầy mở lớp, tôi là một trong những học trò tham dự lớp học, nhưng tôi vẫn chưa chính thức bái sư.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Năm ấy có bao nhiêu học sinh tham gia lớp học Tứ hóa phi tinh Đẩu số với thầy ạ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Lúc đầu có tất cả 10 người trong đó có tôi, nhưng cuối cùng chỉ còn 4, 5 người ở lại học.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thời gian học bao lâu? Tại sao lúc sau lại chỉ còn 4, 5 người?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Có một số vấn đề trong quá trình học, thời gian học không thống nhất, thường bị ngắt quãng. Trong ba, bốn năm, sau khi dạy được một khoảng thời gian, có một số kiến thức ông ấy không muốn truyền dạy, cho nên học sinh cũng không muốn tiếp tục theo học. Còn lại mấy người chúng tôi sau khi bàn bạc thống nhất, mỗi người sẽ đóng góp thêm 2.000 ~ 3.000 tệ (trả theo tháng). Gom đủ tiền nộp học phí, ông ấy mới tiếp tục dạy. Cứ như vậy cho đến cuối cùng chỉ còn lại 4, 5 người. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ví dụ như trong buổi học ông ấy thường hay giảng về đạo lý làm thế nào để ứng xử, đối nhân xử thế; làm thế nào để tu tâm dưỡng tính…v.v cùng nhiều chủ đề khác rất mất thời gian. Thiết nghĩ tuổi tác của mỗi người chúng tôi đều lớn hơn ông ấy rất nhiều, còn cần phải chỉ dạy nữa sao? Rồi sau mỗi lần ông ấy nói không dạy nữa, chúng tôi lại phải gom tiền nộp thì ông ấy mới tiếp tục dạy. Đây là tu tâm dưỡng tính sao? Những người khác không muốn tiếp tục theo học cũng bởi vì nguyên nhân này.

Còn về bản chép tay sau này bị lộ ra ngoài như thế nào, chúng ta có thể tham khảo thêm trong cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”.

Trong sách có nhắc tới một chi tiết:

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ nói: Tôi theo ông ấy học Phi tinh Tứ hóa, nói đúng ra thì là học trò của ông ấy. Cũng đơn thuần chỉ là học trò ngồi nghe ông ấy giảng, vì vậy tôi vẫn chưa chính thức bái sư. Sau tất cả, tôi luôn biết ơn ông ấy, những gì tôi học được đều là do ông ấy truyền dạy. Tôi không quan tâm ông ấy nghĩ gì về tôi. Vậy mà bây giờ ông ấy lên mạng nói tôi lấy cắp của ông ấy 2 tập tài liệu đem scan bán ra ngoài. Còn nói nếu đưa Phi tinh Tứ hóa tiết lộ ra ngoài sẽ gây chấn động giới Đẩu số. Tôi rất hy vọng rằng ông ấy sẽ nói sự thật và công khai nó với cộng đồng Đẩu số, đồng thời đừng cố gắng che giấu bí mật của mình hoặc cố làm cho nó trở lên huyền bí. Người ngay thẳng thường nói sự thật và không vòng vo. Thích nâng tầm quan trọng, đề cao vai trò cá nhân; vì mục đích kiếm tiền, lấy tôi ra làm công cụ để buộc tội? Nói vậy chứ đúng ra ông ấy nên cảm ơn tôi mới đúng, tài liệu ông ấy dùng để dạy học khá rời rạc, không đầy đủ. Cũng chính tôi là người đã ghi chép lại từng cái một rồi bổ sung, hoàn thiện lại một cách logic và có tính hệ thống. Tôi cũng đã sử dụng tài liệu ghi chép của mình để sắp xếp và biên soạn bìa cứng Tập 4 Tử vi đẩu số do nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 phát hành với giá 1500 tệ. Tôi chỉ có một yêu cầu, bìa bên trong phải có tên tôi để tiện cho việc quảng cáo. Ông ấy đồng ý với yêu cầu của tôi nên tôi đã giúp ông ấy hoàn thành nó, cuốn sách đề tên tác giả là 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀. Mở cuốn sách ra là bạn có thể thấy được điều này. Chỉ cần so sánh nội dung bản chép tay tôi cho bạn (bạn thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀) mượn để photo đem bán và bản chính là có thể thấy được khác biệt. Vậy mà sao ông ấy có thể vu oan cho tôi ăn cắp hai tập tài liệu sao chép bán ra ngoài?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Có phải thầy đang nói tới cuốn “𝐓𝐚̣̂𝐩 𝟒 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́” do nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 phát hành?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Đúng vậy. Chính là cuốn đó. Cuốn sách được xuất bản vào năm 1990. Mở trang sách bên trong sẽ thấy tên tôi 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thưa thầy, 6 tập này có phải đều do thầy ghi chép lại?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Đúng vậy. Cậu nhìn tài liệu xem có phải là bút tích của tôi? Những tài liệu đó tôi đã scan lại và cho bạn mượn, cũng chỉ có một phần thôi, không chia thành 6 tập. Sau đó, tài liệu được bạn tôi scan lại, đóng bìa để tiện bán.

Sáu tập kể trên cũng chính là “𝐜𝐮𝐨̂́𝐧 𝐬𝐚́𝐜𝐡 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝟔 𝐭𝐚̣̂𝐩” được nhắc đến trong tờ báo quảng cáo bên trên.

Về việc tập tài liệu này bị lộ ra bên ngoài như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong kỳ tiếp theo.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐕𝐮̣ 𝐫𝐨̀ 𝐫𝐢̉ 𝐯𝐚̀ 𝐥𝐮̛𝐮 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐚̀𝐢 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟐

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑽𝒖̣ 𝒓𝒐̀ 𝒓𝒊̉ 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒖̛𝒖 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒎𝒂̣̂𝒕 𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊 Đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́

Bài giảng do thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 trực tiếp giảng dạy, đồng thời thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 là người ghi chép và biên soạn đã nhanh chóng được lưu hành và rao bán ra bên ngoài với một số tiền lớn. Nội dung trong cuốn sách đã gây chấn động giới Đẩu số Đài Loan lúc bấy giờ. Theo như chia sẻ của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, nguyên nhân chủ yếu là do thầy đã đưa bản ghi chép cho một người bạn cùng trong lớp học Tử vi mượn, ngay sau đó tập tài liệu liền bị rò rỉ ra bên ngoài. Nội dung sau đây được trích từ cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 ghi lại:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy! Thầy có thể giải thích rõ ràng hơn một chút về người mà thầy đã cho mượn tập tài liệu được không? Làm thế nào mà ông ấy có thể sao chép và bán chúng? Và tập tài liệu được bán với giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đó là người bạn học cùng lớp Tử vi với tôi do thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 trực tiếp giảng dạy, ông ấy tên là 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nếu đã là bạn cùng lớp, tại sao ông ấy phải mượn bài giảng của thầy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Vì 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠 chỉ sử dụng ghi âm trong giờ học, không có chép tay. Một ngày nọ, ống ấy nói với tôi rằng có những đoạn ghi âm nghe không rõ ràng, có đoạn ghi đoạn không. Vì vậy ông ấy không muốn bật lên nghe lại nên hỏi tôi có thể cho ông ấy mượn bản chép tay của tôi để xem. Vì đều là bạn cùng lớp nên tôi cũng khó từ chối, đành phải photo lại một số nội dung để cho ông ấy mượn đọc. Sau này, bản chép tay đó của tôi đã thu hút sự chú ý của giới Đẩu số và nó được coi như báu vật. Tôi hỏi ông ấy tại sao lại rao bán tập tài liệu, ông ấy nói rằng đó là do con trai của chị gái tự ý rao bán. Có lần nó đến nhà ông ấy hỏi mượn đọc (cũng chính là cháu trai của 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠), thế là cháu trai của ông ấy đã lấy nó, scan lại đóng thành sách rao bán. Có điều đấy là do ông ấy nói vậy, nói không chừng chính họ Lý kia đã scan và rao bán ra ngoài. Nhưng tôi cũng không muốn bới móc, làm rõ vấn đề nên đã mặc kệ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết tập tài liệu đó bán như thế nào? Giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Theo những gì tôi được biết, vào thời điểm đó mỗi bản có giá 50.000 Đài tệ ~ 37,8 triệu VND. Chính ông ấy đã dùng cuốn sách Bí nghi để bán nó khắp nơi và kiếm được hàng triệu tiền lãi. Đó là năm 73 Trung Hoa Dân Quốc (1984), chuyện cũng đã xảy ra hơn 20 năm nay rồi. Khi đó giống như cuộc cách mạng vĩ đại trong giới Tử vi đẩu số, Phi tinh Tứ hóa trở lên nổi tiếng chỉ trong một đêm. Cũng bởi vậy, những người mà lúc trước chỉ biết sử dụng phương thức luận mệnh theo tam hợp, cho đến khi mua được tập tài liệu Bí nghi đó nghiên cứu cũng tự phi hóa lung tung, áp dụng lẫn lộn. Tự đứng ra mở các lớp dạy Tứ hóa, viết sách xuất bản, đọc những cuốn sách ấy vừa buồn cười, lại vừa đau lòng. Độc giả mù quáng nộp tiền theo học, mua hàng đống sách, nhưng vẫn không tài nào bay cao bay xa. Đến khi luận đoán sai liền buông lời nói Tứ hóa phái là giả dối, họ nên tìm một cái lỗ chuột và trốn vào trong đó. Chuối sau khi chín, bóc vỏ ăn mới cảm nhận được hương vị vô tận, ai đời cầm chuối xanh nhét cả vỏ vào miệng nói có nhựa, ăn không ngon. Điều đáng buồn và nực cười là có một vài người mua bản scan chép tay của tôi như 𝐇𝐮𝐞̣̂ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐓𝐮̛̉ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐋𝐢𝐞̂̃𝐮 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐗 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐗, 𝐗𝐗 𝐭𝐫𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐮̉…v.v. Theo tôi biết thì rất nhiều người sử dụng tập tài liệu đó để mở lớp dạy, biên soạn lung tung nhằm mục đích nổi danh. Kết quả càng dạy càng rối tinh rối mù, điều này đã dẫn đến sự chỉ trích rằng Phi tinh Tứ hóa là kiến thức giả tạo, tự biên tự diễn. Quả thật là ông trời có mắt, học thuật của Đạo gia chỉ dành cho những người có Đạo, kẻ vô Đạo có làm thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là vô ích.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 trước đây cũng đã xuất bản, mỗi cuốn sách có giá 3.000 tệ. Tập đầu tiên có nội dung tổng hợp của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”, “𝐓𝐚̂𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”, “𝐊𝐢𝐦 𝐭𝐡𝐚́𝐢 𝐛𝐚̣𝐜𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”. Cuốn sách không ghi rõ tên tác giả, chẳng lẽ đó cũng là tài liệu chép tay do cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠 lấy trộm và bán?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đó là do giám đốc nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 mua bản sao chép tay của tôi từ tay cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠, sau đó mang đi biên tập lại và xuất bản. Sau khi cuốn sách được xuất bản liền xuất hiện một số tin đồn, ông ấy lo lắng về vấn đề bản quyền nên đã tìm đến thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 để nói giúp. Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 nói ông ấy rằng đó là bản tài liệu chép tay của tôi, thế là thầy Thái đích thân đưa ông ấy đến gặp tôi để bàn bạc vấn đề, lúc đó tôi cũng không truy cứu thêm. Sau đó, 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 trả tiền bản quyền cho tôi và yêu cầu mua tất cả tài liệu ghi chép của tôi, nhưng tôi đã từ chối. Sau này, thầy Thái cũng yêu cầu tôi tổng hợp tất cả tài liệu nhưng tôi từ chối đưa cho ông ấy, điều này đã gây ra mâu thuẫn giữa hai người chúng tôi. Trên thực tế, thầy Thái cũng nhận thấy tập đầu tiên do NXB Kim Lăng phát hành đạt doanh thu rất tốt và có lãi nên thầy Thái hy vọng tôi có thể biên soạn lại bằng ghi chép của mình và sẽ lấy tên ông ấy làm tên tác giả. Suy cho cùng, ông ấy là thầy của tôi, kiến thức là do ông ấy dạy. Mặc dù tài liệu chứa đựng những ý tưởng ban đầu của cá nhân tôi dựa trên học thuật Dịch lý, bổ sung nhiều logic phù hợp, mạch lạc, có hệ thống. Tôi vẫn giúp ông ấy hoàn thành với tấm lòng biết ơn, và chỉ yêu cầu trang bìa bên trong được sử dụng làm quảng cáo cho tôi.

Từ tình hình thực tế, trong cuốn “𝐓𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – Tập 4” có một trang quảng cáo riêng cho thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠. Tôi nghe nói trước đây thầy Thái và Lý từng có mâu thuẫn với nhau. Rồi thấy tờ bìa quảng cáo của thầy Lý nằm trong sách của thầy Thái khiến tôi rất khó hiểu, cho tới khi đọc xong bài viết này, những nghi ngờ của tôi đã được giải tỏa.

Bởi vì bản chép tay này (𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢) hiện có thể dễ dàng tìm thấy được trên Internet, tôi tin rằng rất nhiều người đã đọc qua nhưng hầu hết đều không biết nguồn gốc của nó.

Nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt trong học thuật ban đầu của Tử vi đẩu số Bắc phái, tôi đã dành hơn một tháng để đọc từng câu từng chữ trong bản tài liệu chép tay này, sắp xếp lại một lần nữa và đã phát hiện thêm được một số câu chuyện khác. Sau này, tôi sẽ tiếp tục giải thích khi chúng ta thảo luận xem thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 có liên quan đến nhau hay không.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟑

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝑶̂𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒖́𝒄 𝑫𝒖̣ 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑳𝒚́ 𝑻𝒖̛̉ 𝑫𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 (𝟏)

Mối quan hệ giữa thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 vốn dĩ là thầy trò, sau này do vụ việc tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” bị rò rỉ ra ngoài và cùng với nhiều lý do khác khiến mối quan hệ giữa hai người dần trở nên căng thẳng, gay gắt kịch liệt. Sau vụ việc đó, vào khoảng thời gian năm 2006, cả hai đều tham gia phỏng vấn và phát biểu với giới học thuật Đẩu số. Hai cuộc phỏng vấn này đều liên quan đến vụ việc “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” bị rò rỉ, lưu truyền ra bên ngoài. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của Tử vi Đẩu số Bắc Phái vào khoảng thời gian từ đầu đến giữa những năm thập niên 80. Hai nhân vật chính là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đều là những người trong cuộc, và có liên quan trực tiếp với tập tài liệu chép tay kia.

Bài viết này ghi chép lại cuộc phỏng vấn giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣. Vì nội dung tương đối dài, nên chúng tôi tách thành hai bài viết. Theo thông tin trên mạng thì thầy 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đã qua đời vào cuối năm 2008. Ông từng theo nghiệp cảnh sát trong suốt quãng thời gian 35 năm, áp dụng học thuật Tử vi Đẩu số vào phá án. Người tôi nói rằng ông ấy đã phá giải được nhiều vụ án nên được mệnh danh là “𝐓𝐡𝐚́𝐦 𝐭𝐮̛̉ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢”.

“𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” – Tác giả 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣

Cách đây vài ngày, một học trò của tôi đã tìm thấy một bài viết trên trang web, cậu ấy liền chuyển một số nội dung của nó kèm theo link bài viết cho tôi xem. Cậu ấy hỏi tôi người được đề cập trong bài viết là 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 có phải là sư phụ của thầy hay không? Cuối cùng thì cơ hội cũng tới, tôi đã âm thầm chờ đợi cơ hội này từ rất lâu rồi, đây chính là thời điểm cần vén bức màn tối ra, để “ông ấy” (ý chỉ thầy Thái) lộ rõ bộ mặt thật của mình.

Tôi trả lời học trò rằng trước đây khi còn làm việc, bản thân tôi luôn tuân thủ nguyên tắc chỉ có một sự thật trong việc giải quyết các vụ án, lúc này đây tôi sẽ vực lại tinh thần để làm rõ vụ việc năm đó, lật tẩy bộ mặt giả dối, đưa sự thật ra ngoài ánh sáng. Qua đó đồng thời cũng có thể giúp đông đảo độc giả yêu thích nghiên cứu mệnh lý Tử vi Đẩu số – Phi tinh Tứ hoá, không nên tin tưởng, sùng bái một cách mù quáng, để người khác lôi kéo dắt mũi. Không nên lãng phí tiền bạc theo đuổi những cuốn sách được gọi là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”.

Tính ra cũng đã hơn một năm không gặp ân sư (tên thật 𝐋𝐲́ 𝐗𝐚́𝐧 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, bút danh 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠). Hôm trước, vào lúc 17h chiều (2/4/2007), tôi có gọi điện thoại cho thầy, hẹn sau bữa cơm tối sẽ đến thăm thầy. Thầy nói rằng vừa từ bên ngoài trở về nhà và bày tỏ sự chào đón bằng giọng điệu thân thiện. Khi tôi rời khỏi nhà, trời mưa to và đúng thời điểm tôin làm, xe cộ ngoài đường kẹt cứng, đến được tới nhà thầy cũng đã gần 20h tối. Người mở cửa chính là ân sư, mái tóc dù đã bạc trắng, nhưng tinh thần vẫn rất tinh tấn, khí sắc rạng rỡ. Tôi cúi chào thầy, hỏi thăm sức khỏe rồi ngồi vào ghế trong phòng khách. Sư mẫu lập tức mang trà dưỡng sinh đã chuẩn bị sẵn bưng lên. Hàn huyên một hồi, tất nhiên câu chuyện sau đây của chúng tôi không nằm ngoài phạm vi học thuật mệnh lý Tử vi Đẩu số.

Dưới đây, tôi sẽ lập hồ sơ trực tiếp dựa trên phương pháp “Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐚 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧” được sử dụng để điều tra các vụ án năm đó – để có thể đưa ra sự thật, đúng sai rõ ràng, bởi vốn dĩ sự thật thì chỉ có một. Để từ đó độc giả, bạn học quan tâm, yêu thích nghiên cứu Tử vi Đẩu số Tứ hóa cũng có thể đồng thời đối chiếu, xác minh sự thực. Hãy cùng nhau vén tấm màn đen che mắt chúng tôi bấy lâu nay, nhằm giúp cho giới Tử vi Đẩu số ngày một phát triển lành mạnh, tiến bộ hơn. Và đây cũng là chút tâm huyết nhỏ nhoi của tôi giúp cho việc học tập nghiên cứu một cách đúng đắn nhất, chân chính nhất, xoá đi những bóng mây đen che phủ. Từ đó lên án những kẻ hám lợi, bẻ cong học thuật mệnh lý, và chỉ biết trốn trong góc tối, phủ lên mệnh lý những ý đồ mờ ám thần bí, bám víu vào những lãnh thổ tự phong, xưng vương xưng bá. Thậm chí sử dụng mệnh lý học để trục lợi, thu vét tiền bạc và lừa đảo sắc dục.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa Thầy! Thầy từng là học trò của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, vậy thầy đã chính thức bái sư chưa?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Hồi đó ông ấy mở lớp giảng dạy, tôi chỉ là một trong những người học trò ngồi nghe giảng và chưa từng chính thức bái ông ấy làm sư phụ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy, năm đó có bao nhiêu học sinh tham gia lớp cùng với thầy học Tử vi Đẩu số Tứ hoá Phi tinh?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Lúc đầu tổng cộng có 10 người, nhưng đến cuối cùng kết thúc khoá học chỉ còn 4, 5 người.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thời gian của khoá học kéo dài trong bao lâu? Tại sao kết thúc khóa học chỉ còn lại 4,5 người?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Có một số vấn đề trong quá trình học, thời gian học không thống nhất, thường bị ngắt quãng. Trong ba, bốn năm, sau khi dạy được một khoảng thời gian, có một số kiến thức ông ấy không muốn truyền dạy, cho nên học sinh cũng không muốn tiếp tục theo học. Sau đó, mấy người chúng tôi thảo luận thống nhất cùng nhau mỗi người sẽ đóng 2000~3000 tệ theo tháng. Gom đủ tiền nộp học phí, ông ấy mới tiếp tục dạy. Cứ như vậy cho đến cuối cùng chỉ còn lại 4, 5 người. Ngoài ra, cũng còn có một số nguyên nhân khác nữa chẳng hạn như trong giờ học ông ấy thường hay giảng về đạo lý làm thế nào để ứng xử, đối nhân xử thế; làm thế nào để tu tâm dưỡng tính…v.v cùng nhiều chủ đề khác rất mất thời gian. Thiết nghĩ tuổi tác của mỗi người chúng tôi đều lớn hơn ông ấy rất nhiều, những điều này có cần thiết để ông ấy phải dạy? Thêm nữa, mỗi lần ông ấy nói không dạy, chúng tôi lại phải gom tiền nộp thì ông ấy mới tiếp tục dạy. Đây là tu tâm dưỡng tính sao? Đó cũng là một trong những lý do vì sao một số học trò không tiếp tục đến lớp nữa.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Xin hỏi là năm nay thầy và thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 bao nhiêu tuổi?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Năm nay tôi 74 tuổi, ông ấy cũng chỉ ngoài 60 tuổi thôi, chắc cùng tầm tuổi cậu thôi. Người học trò nhỏ tuổi nhất trong số chúng tôi còn lớn tuổi hơn ông ấy.

[Ghi chú: Trên đây mô tả về quá trình dạy “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠]

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy! Nhân duyên nào dẫn đến việc thầy tham gia lớp học Mệnh lý của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, học kiến thức gọi là Tử vi Đẩu số Khâm Thiên Tứ hoá?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đúng cũng là nhân duyên. Vào năm 1981, khi đó tôi đang muốn mở xưởng nên cần phải đăng ký doanh nghiệp. Tôi đã cầm hồ sơ giấy tờ đến văn phòng một công ty chuyên nhận uỷ quyền làm dịch vụ đăng ký kinh doanh, để giải quyết các vấn đề đăng ký doanh nghiệp. Trong lúc trò chuyện, giám đốc công ty có đề cập tới việc ông ấy và người bạn của mình là 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 muốn hợp tác cùng nhau để mở lớp giảng dạy về Tử vi Đẩu số. Ông ấy nói rằng ngày mai thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 sẽ có buổi giảng đầu tiên tại văn phòng, và muốn mời tôi tới tham dự nghe giảng. Ngày hôm sau, tôi đến dự buổi giảng theo đúng thời gian đã định. Vì trước đây tôi chưa từng nghe cách sử dụng về Phi tinh Tứ hóa nên cảm thấy rất thú vị. Ngay sau đó liền đóng học phí và bắt đầu tham gia lớp học của thầy.

[Ghi chú: Phần trên mô tả lý do tham gia lớp học “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣]

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Nếu đã chưa chính thức bái thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 làm sư phụ, tại sao sau đó thầy lại có bản “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” đưa cho chúng em.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Tôi lập ra “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” cho các các cậu, và lấy tên là“Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧”. Tôi hy vọng các cậu có thể tuân thủ, thường xuyên nhắc nhở bản thân, đồng thời khích lệ chính mình thực thi theo “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧”. Vì thế tôi đã đặt tên là “𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐕𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧 – Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 – 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐒𝐨̂́”, đồng thời nộp đơn xin Bộ Nội vụ phê duyệt đăng ký. Mục đích của tôi cũng chính là muốn tạo sự khác biệt với phong cách và tâm thái của ông ấy (𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠). Sau đó, ông ấy cũng đăng ký với tên là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 Phi tinh Tử vi Đẩu số Khâm Thiên môn – Hoa sơn phái”, và tiếp tục quảng bá nó. Mặc dù tôi mở quán chủ yếu để luận mệnh, chọn ngày, đặt tên, giảng dạy Tử vi nhưng trước nay chưa từng tuyên truyền, làm quảng cáo. Tất cả khách hàng đều là tuỳ duyên mà đến vì vậy bên ngoài ít ai biết chúng tôi là “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Tôi là người sáng lập bản môn, cậu là đệ tử chân truyền đời thứ 2 của Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠, học trò của cậu sẽ là đệ tử đời thứ 3. Nhưng nhất định phải tuân thủ theo “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” đề ra, và chỉ khi chính thức bái sư nhập môn thì mới được coi là đệ tử của bản phái.

Trước đây, cậu có một người học trò họ Hầu mở quán mệnh lý ở trung tâm thương mại Tình Quang, quận Trung Sơn. Tôi có đến xem qua cửa hàng của cậu tôi, trên biển chỉ ghi “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Cậu tôi là học trò tử của cậu, còn cậu là học trò của tôi, đương nhiên tôi đồng ý việc sử dụng tên hiệu “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Nhưng sau này cậu phải nói rõ cho học trò của cậu biết phía sau tên hiệu “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠” phải thêm “Đời thứ mấy” hoặc viết “Truyền nhân”, điều này là thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân tôi.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Vâng. Em sẽ thông báo và chỉ bảo học trò của mình về vấn đề này, mong thầy bao dung và lượng thứ.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Tốt! (Gật đầu và mỉm cười), học trò của cậu mở quán mệnh lý, cậu không ghé qua xem sao?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Cậu ấy có nói cho em biết, nhưng chưa có ghé qua thăm vì công việc bận quá, chỉ thi thoảng gọi điện hỏi thăm cậu ấy thôi ạ. Có điều, khách hàng của cậu ấy đã ổn định, hiện quán mệnh lý đã chuyển về phòng khách tại nhà, không còn mở ở Trung tâm thương mại Tình Quang nữa.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy, em có sửa đổi điều thứ 4 trong “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” cho đệ tử mới bắt đầu nhập môn. Trong điều 4, thầy nêu rõ: ” 𝐿𝑢̛̀𝑎 𝑑𝑜̂́𝑖 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑏𝑎̣𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑠𝑎̆́𝑐 𝑑𝑢̣𝑐 𝑙𝑎̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎̂́𝑚 𝑘𝑦̣ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̉𝑛 𝑚𝑜̂𝑛, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑖 𝑝ℎ𝑎̣𝑚 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑢𝑛𝑔 “, em sửa thành ” 𝐿𝑢̛̀𝑎 𝑑𝑜̂́𝑖 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑏𝑎̣𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑠𝑎̆́𝑐 𝑑𝑢̣𝑐 𝑙𝑎̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎̂́𝑚 𝑘𝑦̣ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̉𝑛 𝑚𝑜̂𝑛, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑣𝑖 𝑝ℎ𝑎̣𝑚 𝑠𝑒̃ 𝑏𝑖̣ 𝑡𝑟𝑢̣𝑐 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑜̉𝑖 𝑠𝑢̛ 𝑚𝑜̂𝑛”. Thầy thấy như vậy có ổn không ạ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Ha ha! Cậu còn nghiêm khắc hơn tôi, khiến cho người tôi không còn đường lui, nhưng cái cách cậu thực hiện “trục xuất” là bằng cách nào? Lời “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” đó thật ra chỉ là phương thức để cảnh báo. Tử vi Đẩu số là học thuật thuộc về Đạo gia, hiểu về số mệnh để có thể tu tâm dưỡng tính, chỉ khi đó mới có thể thực sự giúp đỡ và khuyến khích những người đang lạc lối, mất phương hướng. Đây mới là mục đích cuối cùng của học thuật mệnh lý, tìm hiểu bộ môn học thuật này. Tuyệt đối không được bịa đặt lý do để kiếm lợi, hoặc bị cuốn vào cám dỗ của sắc dục, tình ái.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy! Em có viết 5 cuốn sách, nội dung có công khai một số nguyên tắc chính tông sử dụng phương pháp Tứ hoá Phi tinh để luận mệnh, cũng có tạo ra một chút xáo động trong giới Mệnh lý. Trên mạng có một số người không quen đồng loạt cho rằng con là đệ tử của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, em đều đã phủ nhận điều này, nhưng họ vẫn cương quyết giữ quan điểm đó, khiến em rất là bức xúc. Em trước sau đều nói rằng chỉ là học trò của thầy, nhưng họ lại nói rằng thầy là học trò của thầy Thái, em học theo thầy thì về lý mà nói em cũng sẽ là đệ tử của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Thầy nghĩ sao về vấn đề này?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Tôi theo ông ấy học Tứ hoá Phi tinh, là học trò của ông ấy, điều đó không sai. Tuy nhiên, ngày đó chúng tôi chỉ là những học trò nghe giảng trên lớp, không chính thức bái sư, vì vậy đương nhiên cậu cũng không phải là môn hạ của ông ấy rồi. Còn cậu đã chính thức bái tôi làm thầy, không chỉ có nghi thức nhập môn mà còn có cả “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” – Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠, là môn hạ chính thức của 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐕𝐨̂ 𝐂𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧 – Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠. Vì thế, trong nghi thức nhập môn, các cậu chỉ đóng tiền một lần, sau đó bất kể các cậu có tham gia theo học trong mấy năm tiếp theo hay không, hoặc các cậu có vấn đề gì cần tìm đến tôi hỗ trợ, tôi sẽ không bao giờ yêu cầu các cậu phải trả thêm tiền vì bất kỳ lý do nào. Bởi vì các cậu đã có lời thề nhập môn, thân là một người thầy, tôi phải có trạch nhiệm dạy học trò cho thật tốt, tránh việc dạy nửa mà khiến các cậu hiểu sai, đi lầm đường. Vì vậy, trong “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” điều đầu tiên tôi quy định “Nghiên cứu mệnh lý nên tìm hiểu thấu đáo, kiến thức nửa vời, hiểu biết lơ mơ sẽ làm hại người”. Điều thứ 2, tôi quy định “Cần cù bù thông minh, nghiệm chứng nhiều mệnh bàn sẽ ngày một tiến bộ, hiểu được huyền cơ của tạo hoá”. Vì lẽ đó, người thầy như tôi há lại coi các cậu, đệ tử nhập môn như cây rút tiền được sao?? Tất nhiên, các lớp bổ túc giảng dạy dành cho lão sư, và các lớp bổ túc dành cho học trò sẽ có quan hệ không giống nhau. Thêm nữa việc không đóng học phí thì sẽ không dạy, cũng giống như việc học trò tuyên thệ nhập môn, những điều này không cần nói ra nhưng ai cũng biết. Câu chuyện của tôi với thầy Thái, dù sao tôi vẫn luôn biết ơn ông ấy đã dạy cho tôi, kiến thức về Tứ hóa Phi tinh cũng đều là do ông ấy truyền dạy lại. Tôi không quan tâm ông ấy nghĩ gì về tôi. Vậy mà bây giờ ông ấy lên mạng nói tôi lấy cắp của ông ấy 2 tập tài liệu đem scan bán ra ngoài. Còn nói nếu đưa Phi tinh Tứ hóa tiết lộ ra ngoài sẽ gây chấn động giới Đẩu số. Tôi rất hy vọng rằng ông ấy sẽ nói sự thật và công khai nó với cộng đồng Đẩu số, đồng thời đừng cố gắng che giấu bí mật của mình hoặc cố làm cho nó trở lên huyền bí. người quang minh chính đại không nói ẩn ngôn bóng gió mà cần lời lẽ rõ ràng chính trực. Thích nâng tầm quan trọng, đề cao vai trò cá nhân; vì mục đích kiếm tiền, Có cần thiết lôi tôi ra làm công cụ để quảng cáo cho mình không? Nói vậy chứ đúng ra ông ấy nên cảm ơn tôi mới đúng, tài liệu ông ấy dùng để dạy học khá rời rạc, không đầy đủ. Cũng chính tôi là người đã ghi chép lại từng cái một rồi bổ sung, hoàn thiện lại một cách logic và có tính hệ thống. Tôi cũng đã sử dụng tài liệu ghi chép của mình để sắp xếp và biên soạn bìa cứng Tập 4 Tử vi đẩu số do nhà xuất bản Kim Lăng phát hành với giá 1500 tệ. Tôi chỉ có một yêu cầu, bìa bên trong phải có tên tôi để tiện cho việc quảng cáo. Ông ấy đồng ý với yêu cầu của tôi nên tôi đã giúp ông ấy hoàn thành nó, cuốn sách đề tên tác giả là 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Mở cuốn sách ra là bạn có thể thấy được điều này. Chỉ cần so sánh nội dung bản chép tay tôi cho bạn (bạn thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣) mượn để photo đem bán và bản chính là có thể thấy được khác biệt. Vậy mà sao ông ấy có thể vu oan cho tôi ăn cắp hai tập tài liệu sao chép bán ra ngoài?

Đây là trang quảng cáo có tên của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠bên trong cuốn “Tử vi Đẩu số – Tập 4”

[Ghi chú : Liên quan đến những lời nói về việc gây chấn động giới Tử vi Đẩu số như trên đề cập, ý chỉ cuối năm 2006, một học trò của 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 tên “𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” đăng 2 bài viết trên blog 𝐁𝐨̣̂ 𝐋𝐚̣𝐜 𝐂𝐚́𝐜𝐡 với nội dung là cuộc trò chuyện với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Chúng tôi sẽ đăng lên để các bạn cùng tham khảo trong những kỳ sau, để bạn đọc có thêm góc nhìn về sự việc.]

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Có phải thầy đang nói tới cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐓𝐚̣̂𝐩 𝟒” do nhà xuất bản Kim Lăng phát hành?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đúng vậy. Chính là cuốn đó. Cuốn sách được xuất bản vào năm 1990. Mở trang sách bên trong sẽ thấy tên tôi 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy, 6 tập này có phải là các bản ghi chép của thầy không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đúng vậy, cậu nhìn xem đây có đúng là chữ viết tay của tôi không? Tôi đã photo lại một số nội dung ghi chép đưa cho bạn mượn, chứ không chia thành 6 tập. Đó là do bạn tôi chia ra đóng bìa, để tiện bán. Làm thế nào mà cậu có được nó?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Trước khi em gia nhập bản môn, trong kỳ nghỉ phép em có dịp tham dự hội thảo phục hồi chức năng xương của hiệp hội võ thuật quốc gia Đài Loan. Khi đó có một vị sư huynh bó xương của 𝐏𝐡𝐮̣𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐨̂𝐧 biết em đang nghiên cứu Bát tự Tử Bình và Tử vi Đẩu số, liền photo một bản làm quà tặng. Lúc đó, em đang theo học Tử vi của một thầy bên Tam hợp phái tên là 𝐇𝐨̂̀ 𝐁𝐚̂́𝐭 𝐐𝐮𝐲, nên không hiểu trong tài liệu này viết gì, bởi vì nội dung hoàn toàn khác biệt so với Tam hợp. Mặc dù cách đây 2,3 năm trước, em từng tiếp nhận vụ án cuốn “𝟏𝟒𝟒 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐁𝐨̣̂ 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐇𝐨̣̂𝐢” của thầy bị đánh cắp và đạo bản in bán. Thầy có đưa cho em một bản sao cuốn sách đó cùng con dấu ngà voi dùng để đóng dấu tác quyền trên tác phẩm nhằm đối chiếu điều tra. Nhưng vì lúc đó em bận xử lý nhiều vụ án quá nên chưa có cơ hội bái thầy theo học. Rồi sau nhân duyên đến, em mới có cơ hội được bái sư nhập môn. Khi nghe tất cả những gì thầy giảng trên lớp so sánh với tập tài liệu này có nhiều phần tương đồng, nét chữ cũng giống, lúc đó mới biết rằng đây là tài liệu do thầy chép lại, và bị người khác lén trộm sao chép đạo bản mang ra ngoài bán. Nhưng em cũng chưa từng dám hỏi qua thầy về việc này, vì thế những bản ghi chép này em vẫn luôn cất trên giá sách từ đó đến nay, hôm nay con mới có dịp mang nó đến để thầy trực tiếp xem xác nhận.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: “Nhận dạng” là thuật ngữ được cảnh sát hình sự hay sử dụng khi giải quyết vụ án! Chỉ cần nhìn thoáng qua là cậu có thể biết những bản ghi chép này không có sự nhất quán và mạch lạc. Những gì tôi dạy các cậu trên lớp đều rất logic tương quan lẫn nhau, nội dung cũng phong phú hơn nhiều có phải không?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Em luôn ghi lòng tạc dạ những gì mà thày truyền dạy, đó cũng đều là vì em với thầy có duyên sư đồ!

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Đúng, tất cả đều là nhân duyên, tốt hay xấu cũng đều là một chữ duyên. Vô duyên thì bất tương hội.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 (𝟐)”

-Ngọa Long –

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟒

𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝑶̂𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒖́𝒄 𝑫𝒖̣ 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑳𝒚́ 𝑻𝒖̛̉ 𝑫𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 (2)

Để thuận tiện cho việc tìm hiểu quá trình phát triển của Tử vi đẩu số Bắc phái, mọi người nên bắt đầu đọc từ kỳ đầu tiên.

Trong kỳ này, chúng ta tiếp tục nghe cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣, diễn ra vào tháng 4 năm 2007.

“𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” viết:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy! Thầy có thể giải thích rõ ràng hơn một chút về người mà thầy đã cho mượn tập tài liệu được không? Làm thế nào mà ông ấy có thể sao chép và bán chúng? Và tập tài liệu được bán với giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Đó là người bạn học cùng lớp Tử vi với tôi do thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ trực tiếp giảng dạy, anh ấy tên là 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nếu đã là bạn cùng lớp, tại sao ông ấy phải mượn bài giảng của thầy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Vì 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣ chỉ sử dụng ghi âm trong giờ học, không có chép tay. Một ngày nọ, ống ấy nói với tôi rằng có những đoạn ghi âm nghe không rõ ràng, có đoạn ghi đoạn không. Vì vậy ông ấy không muốn bật lên nghe lại nên hỏi tôi có thể cho ông ấy mượn bản chép tay của tôi để xem. Vì đều là bạn cùng lớp nên tôi cũng khó từ chối, đành phải photo lại một số nội dung để cho ông ấy mượn đọc. Sau này, bản chép tay đó của tôi đã thu hút sự chú ý của giới Đẩu số và nó được coi như báu vật. Tôi hỏi ông ấy tại sao lại rao bán tập tài liệu, ông ấy nói rằng đó là do con trai của chị gái tự ý rao bán. Có lần nó đến nhà ông ấy hỏi mượn đọc (cũng chính là cháu trai của 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣), thế là cháu trai của ông ấy đã lấy nó, scan lại đóng thành sách rao bán. Có điều đấy là do ông ấy nói vậy, nói không chừng chính họ Lý kia đã scan và rao bán ra ngoài. Nhưng tôi cũng không muốn bới móc, làm rõ vấn đề nên đã mặc kệ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết tập tài liệu đó bán như thế nào? Giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Theo những gì tôi được biết, vào thời điểm đó mỗi bản có giá 50.000 Đài tệ ~ 37,8 triệu VND. Chính ông ấy đã dùng cuốn sách 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ để bán nó khắp nơi và kiếm được hàng triệu tiền lãi. Đó là năm 73 Trung Hoa Dân Quốc (1984), chuyện cũng đã xảy ra hơn 20 năm nay rồi. Khi đó giống như cuộc cách mạng vĩ đại trong giới Tử vi đẩu số, Phi tinh Tứ hóa trở lên nổi tiếng chỉ trong một đêm. Cũng bởi vậy, những người mà lúc trước chỉ biết sử dụng phương thức luận mệnh theo tam hợp, cho đến khi mua được tập tài liệu 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ đó nghiên cứu cũng tự phi hóa lung tung, áp dụng lẫn lộn. Tự đứng ra mở các lớp dạy Tứ hóa, viết sách xuất bản, đọc những cuốn sách ấy vừa buồn cười, lại vừa đau lòng. Độc giả mù quáng nộp tiền theo học, mua hàng đống sách, nhưng vẫn không tài nào bay cao bay xa. Đến khi luận đoán sai liền buông lời nói Tứ hóa phái là giả dối, họ nên tìm một cái lỗ chuột và trốn vào trong đó. Chuối sau khi chín, bóc vỏ ăn mới cảm nhận được hương vị vô tận, ai đời cầm chuối xanh nhét cả vỏ vào miệng nói có nhựa, ăn không ngon. Điều đáng buồn và nực cười là có một vài người mua bản scan chép tay của tôi như 𝐇𝐮𝐞̣̂ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐓𝐮̛̉ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐋𝐢𝐞̂̃𝐮 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐗 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐗, 𝐗𝐗 𝐭𝐫𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐮̉ …v.v. Theo tôi biết thì rất nhiều người sử dụng tập tài liệu đó để mở lớp dạy, biên soạn lung tung nhằm mục đích nổi danh. Kết quả càng dạy càng rối tinh rối mù, điều này đã dẫn đến sự chỉ trích rằng Phi tinh Tứ hóa là kiến thức giả tạo, tự biên tự diễn. Quả thật là ông trời có mắt, học thuật của Đạo gia chỉ dành cho những người có Đạo, kẻ vô Đạo có làm thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là vô ích.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nhà xuất bản Kim Lăng trước đây cũng đã xuất bản, mỗi cuốn sách có giá 3.000 tệ. Tập đầu tiên có nội dung tổng hợp của 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, 𝐓𝐚̂𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, 𝐊𝐢𝐦 𝐭𝐡𝐚́𝐢 𝐛𝐚̣𝐜𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́. Cuốn sách không ghi rõ tên tác giả, chẳng lẽ đó cũng là tài liệu chép tay do cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣ lấy trộm và bán?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Đó là do giám đốc nhà xuất bản Kim Lăng mua bản sao chép tay của tôi từ tay cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣, sau đó mang đi biên tập lại và xuất bản. Sau khi cuốn sách được xuất bản liền xuất hiện một số tin đồn, ông ấy lo lắng về vấn đề bản quyền nên đã tìm đến thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ để nói giúp. Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ nói ông anh ấy rằng đó là bản tài liệu chép tay của tôi, thế là thầy Thái đích thân đưa ông ấy đến gặp tôi để bàn bạc vấn đề, lúc đó tôi cũng không truy cứu thêm. Sau đó, Kim Lăng trả tiền bản quyền cho tôi và yêu cầu mua tất cả tài liệu ghi chép của tôi, nhưng tôi đã từ chối. Sau này, thầy Thái cũng yêu cầu tôi tổng hợp tất cả tài liệu nhưng tôi từ chối đưa cho ông ấy, điều này đã gây ra mâu thuẫn giữa hai người chúng tôi. Trên thực tế, thầy Thái cũng nhận thấy tập đầu tiên do NXB Kim Lăng phát hành đạt doanh thu rất tốt và có lãi nên thầy Thái hy vọng tôi có thể biên soạn lại bằng ghi chép của mình và sẽ lấy tên ông ấy làm tên tác giả. Suy cho cùng, ông ấy là thầy của tôi, kiến thức là do ông ấy dạy. Mặc dù tài liệu chứa đựng những ý tưởng ban đầu của cá nhân tôi dựa trên học thuật Dịch lý, bổ sung nhiều logic phù hợp, mạch lạc, có hệ thống. Tôi vẫn giúp ông ấy hoàn thành với tấm lòng biết ơn, và chỉ yêu cầu trang bìa bên trong được sử dụng làm quảng cáo cho tôi.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết trình độ học vấn của thầy Thái không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Nghe nói ông ấy học ở trường dạy nghề công nghiệp, tôi không nhớ rõ lắm, điều này cũng không liên quan gì đến chúng ta. Trên thực tế, học lực cao hay thấp không tỷ lệ thuận với mức độ học vấn. Lý thuyết và kinh nghiệm cũng không tỉ lệ thuận với nhau. Ông ấy đã dạy chúng ta những phương pháp hay của Tứ hóa, chúng ta cũng nên cảm ơn ông ấy. Chỉ có điều…ông ấy có những…nhiều quá! Nói thế nào đây? Trên có thần minh soi xét, những gì ta làm đều không thoát khỏi tầm nhìn của thần minh. Ông trời có mắt mà!

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Chữ viết tay của thầy Thái như thế nào, thấy có giáo trình chép tay của thầy ấy ở đây không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Ông ấy không đưa cho chúng tôi bất kỳ tài liệu nào, tôi chỉ ghi âm và chép tay lại. Chữ viết của ông ấy giống như thể chữ khắc trên tấm thép, từng nét chữ đều rất gọn gàng, ngay ngắn.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy đã gặp qua 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 Đ𝐚̣𝐭 chưa?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Tôi chưa gặp, chúng tôi chỉ được nghe ông ấy kể lại, không ai biết được nhân vật này có thật hay không?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Hình như thầy Thái từng công bố trên mạng tên thật của 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 Đ𝐚̣𝐭 là 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐀 𝐓𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠. Trước đây từng dạy võ thuật ở Miêu Lật, nhận thấy thầy Thái là người thông minh, nên đã đem 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐨̂𝐧 truyền lại cho một mình thầy Thái. Thầy nghĩ thế nào dựa trên sự hiểu biết của thầy về ông ấy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ cười: Người khác có thể tin nhưng tôi thì không, những thứ tốt không bao giờ có chuyện đơn truyền 1-1. Cậu là cảnh sát chuyên phá án, thì chỉ cần có tên thật, địa chỉ thường trú, độ tuổi, trước đây từng làm gì? Đặc biệt nếu ông ấy là người từng dạy võ thuật, chắc hẳn cũng phải có chút danh tiếng, việc cậu muốn điều tra không phải rất dễ dàng hay sao? Phải nói rằng, thầy Thái rất thông minh và có đầu óc tốt, tuy nhiên lại có thói quen khi nhìn thấy những thứ tốt ở người khác, thưỡng sẽ chủ động thỉnh cầu, một khi đã thích ông ấy sẽ cố gắng để đạt được nó, sau đó sẽ nghiên cứu và biên soạn thành của riêng mình. Đặc biệt là những kiến thức về Bát Quái, Kinh Dịch, Trung Y, v.v. Những tài liệu luận mệnh Phi tinh Tứ hóa Tử vi đẩu số này đến từ đâu? Tất nhiên chỉ có mình ông ấy mới rõ, ông ấy sử dụng Bát quái để giảng Hà đồ Lạc thư, và nói Tử vi đẩu số là Thiên văn học. Đối với những điều này, tôi luôn bác bỏ quan điểm của ông ấy. Tử vi đẩu số sao có thể là Thiên văn học? Tử vi đẩu số bất luận là áp dụng Tam hợp hay Phi tinh tứ hóa, nó đều là những quy luật mà bậc tiên thánh, tiên hiền đã liên tục kiểm chứng trong nhiều năm qua. Sau đó, tổng hợp số liệu thống kê để trở thành nguyên tắc có thể tuân theo, thuộc về thống kê học. Đó là kinh nghiệm tích lũy của các bậc hiền nhân cổ xưa sử dụng Dịch lý, Dịch thuật. Cũng giống như phương pháp chẩn đoán của Y học cổ truyền Trung Quốc “𝐕𝐨̣𝐧𝐠 𝐯𝐚̆𝐧 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭” và “𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐥𝐲́ 𝐡𝐚̀𝐧 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜”. Cách kê đơn thuốc và số lượng, thành phần từng loại phần lớn dựa trên kinh nghiệm tích lũy, thông kê công dụng để tiến hành tổng hợp thành đơn thuốc, Mệnh lý cũng tương tự như vậy.

** 𝐓𝐨̂́ 𝐭𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 có tồn tại hay không? Trước nay chưa ai từng gặp qua? Cho nên nên có rất nhiều người đã đặt câu hỏi về nó. Nghe nói thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ qua đời vào năm 2014, câu chuyện truyền thừa học thuật Tử vi của ông có thể trở thành bí mật thiên cổ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Tên gọi “𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” và “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣” bắt nguồn từ đâu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ cười đáp: Là do ông ấy tự sáng tạo ra, đó là cách gọi mà ông ấy lấy từ trong văn bản cổ. Chúng đều là những từ được sử dụng trong một số sách địa lý phong thủy cổ thư. Không phải tôi đã nói ông ấy rất thông minh, có đầu óc tốt sao? Còn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣” cũng là do ông ấy tự đặt tên, “bí” – nghĩa là không biết, không lường trước được, “nghi” – nghĩa là âm dương lưỡng nghi. Phàm tất cả mọi chuyện hoặc luận mệnh đều dựa trên sự suy luận thay đổi của âm dương. Tôi thực sự khâm phục ông ấy vì đã đặt tên là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣”. Chỉ vỏn vẹn vài từ “𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” và “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣”, nó khiến cho người nghe cảm thấy là một thứ gì đó rất học vấn, cũng dễ dàng hấp dẫn thu hút người khác. Cho nên đối với những người không biết họ sẽ cảm thấy vô cùng sùng bái.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy! Thuật ngữ “Đ𝐨̣̂𝐜 𝐛𝐨̣̂ 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚”, “𝐁𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨̣̂𝐢”, “𝐓𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐨̛ 𝐇𝐚̀ 𝐥𝐚̣𝐜” có nguồn gốc từ đâu trong 2 cuốn sách thầy viết là “𝟏𝟒𝟒 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐁𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ Đ𝐨̣̂𝐜 𝐛𝐨̣̂ 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐋𝐚̣𝐜 𝐝𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧” và “𝟏𝟎𝟎 𝐜𝐚̂𝐮 𝐡𝐨̉𝐢 𝐓𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐨̛ 𝐇𝐚̀ 𝐥𝐚̣𝐜 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐋𝐚̣𝐜 𝐝𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧”

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ cười: Đây đều là do tôi sáng tạo ra, tôi tự đặt tên, nó cũng là những từ được sử dụng trong cổ thư phong thủy địa lý. Nhằm mục đích khác biệt với ông ấy, nghe nó cũng khá hấp dẫn phải không? Ha ha. Giống như giới truyền thông và cảnh sát gọi cậu là ” 𝐓𝐡𝐚́𝐦 𝐭𝐮̛̉ 𝐁𝐚́𝐭 𝐪𝐮𝐚́𝐢 𝐯𝐚̀ t𝐡𝐚́𝐦 𝐭𝐮̛̉ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 “. Tất cả đều là những thuật ngữ do họ tự nghĩ ra, không có gì độc lạ hết.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Cái gọi là “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐚𝐦 𝐱𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐥𝐮̣𝐜” từ đâu mà ra?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ nói: Tất cả đều được lấy từ trong cổ văn và cũng được trích dẫn từ các lý thuyết khảo sát địa lý.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, trong lời nói đầu cuốn sách của thầy không phải thầy luôn gọi thầy Thái là “gia sư”, viết lời cảm ơn và tôn trọng ông ấy như vậy. Tại sao ông ấy lại nói những điều không đúng sự thật và gây tổn hại đến thầy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ nói: Ông ấy biết rõ hơn ai hết, hoặc có thể bản thân sợ người khác sẽ giỏi hơn mình và thay thế vị trí tổ sư mà người khác đang sùng bái ông ấy! Bây giờ con trai của tôi cũng đều thành gia lập nghiệp, sự nghiệp có đủ cả, lại biết hiếu thuận với cha mẹ, không phải lo nghĩ chuyện tiền bạc. Bởi vì cách cục mệnh bàn của tôi cung Mệnh hóa Lộc nhập Tử Nữ, Tử Nữ lại hóa Lộc nhập Mệnh, đây gọi là “Lộc khứ Lộc lai”. Không giống như khi ông nói cung Mệnh của con trai có sao Thiên Lương tọa, tương lai nhất định sẽ làm bác sĩ. Thực tế thì con trai ông ấy hiện đang làm ngành gì? Bác sĩ? Điều này có chính xác không? Trước năm 69 Dân Quốc (1980), ông ấy cũng dạy Đẩu số Tam hợp phái, sau năm 70 Dân Quốc (1981) không biết lấy tài liệu từ đâu về cách sử dụng Phi tinh Tứ hóa, và bắt đầu mở lớp dạy Tứ hóa. Thầy mệnh lý có lúc đoán không đúng là chuyện thường tình! Tục ngữ nói “𝐻𝑢̛̃𝑢 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ, 𝑚𝑜̣̂𝑡 ℎ𝑢̛̃𝑢 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̃𝑜 𝑠𝑢̛”, người làm thầy phải có tấm lòng rộng mở “𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑣𝑢 𝑙𝑎𝑚 𝑛ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎̆́𝑛𝑔 𝑣𝑢 𝑙𝑎𝑚” – Tre già măng mọc. Làm gì có chuyện thấy người khác giỏi, lại đi nói những điều không thực tế, phải chăng là muốn che mắt những người đang sùng bái mù quáng, nhằm mục đích mưu cầu tư lợi cho bản thân mà quên đi người khác. Những lời nói dối sớm muộn cũng sẽ bị vạch trần, về không thể chịu đựng được thử thách, tôi sẽ không giống ông ấy. Tôi hiểu rõ ông ấy, nên muốn tạo sự khác biệt với ông ấy, đăng ký là “Đ𝐚̣𝐢 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Thực ra, chỉ cần bạn thấy cách ông ấy liên tục quảng cáo về bản thân và nói rằng những điều ông ấy dạy tôi trên lớp (tài liệu chép tay) đều sai. Những kiến thức chuẩn xác đều đã được ông ấy che giấu, cũng đủ hiểu ông ấy mưu mô thế nào. Cũng chỉ là cố làm ra vẻ huyền bí, nhằm tạo sự thu hút từ người khác mà thôi. Còn nữa, đây không phải là cái tát tự vả vào mặt hay sao? Thử hỏi, Tử vi đẩu số là pháp môn Đạo gia, Tứ hóa thuộc Bắc phái, Bắc phái là ẩn sĩ tu hành ẩn dật, đáng lẽ ra không nên tranh chấp với thế sự. Tại sao phải tự quảng cáo bản thân? Đây là cái tát đầu tiên vào mặt ông ấy. Thầy đã thu học phí, sao lại cố ý dạy kiến thức sai cho học trò, giấu diếm học thuật chân chính. Vẫn thu học phí một cách vô lương tâm? Liệu có đủ tư cách làm thầy? Đây là cái tát thứ hai. Nếu những bản tài liệu chép tay trên lớp của tôi là sai, tại sao ông ấy lại vội vàng muốn sử dụng tài liệu đó của tôi để giúp ông ấy biên soạn thành sách xuất bản? Chẳng lẽ ông ấy cũng đang cố tình lừa gạt mọi người? Đây chẳng phải là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác sao? Đây là cái tát thứ ba. Vì ông ấy đã nói “thời cơ đã đến” nên sẽ công khai học thuật từng được che dấu, mọi người hãy chờ xem đi! Tôi cũng muốn xem ông ấy có thể đưa ra những kiến thức vi diệu gì! Tôi chỉ khuyên một số người đang sùng bái mù quáng hãy coi chừng túi tiền của mình.

**Kiến thức thầy Thái dạy cho thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣, cũng chính là 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣. Nếu nó là thật, thì ông ấy đang cố tình nó sai sự thật, lừa đảo quần chúng. Nếu nó là giả, ông ấy cũng đã thu học phí và dạy sai kiến thức, lừa học trò. Có lẽ rất khó để biện minh cho điều đó.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 (𝟑)”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟓

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝑶̂𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒖́𝒄 𝑫𝒖̣ 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑳𝒚́ 𝑻𝒖̛̉ 𝑫𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 (𝟑)

Trong kỳ này chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu về Cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 (3)

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Một vị tổ sư tự cho rằng mình có tu vi, địa vị, tôn nghiêm khi nhận được cuộc gọi từ một độc giả mà mình chưa từng gặp hỏi mua sách. Nếu là thầy, thầy sẽ đích thân giao sách cho họ chứ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Nếu là cậu, cậu sẽ làm vậy chứ? Còn tôi thà ở nhà ngồi xem tivi, chứ không nhiệt tình đến mức tự tay đi giao sách cho họ. Cậu không biết gửi bưu phẩm hay sao?

** Điều này được đề cập đến trong bài viết của “Phi thiên”, anh ta thông qua sự giới thiệu của bạn bè trên mạng đã liên hệ mua sách “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐧𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧” của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Được biết thầy Thái sống ở gần khu nhà mình, anh ta nói rằng thấy Thái muốn đích thân giao cuốn sách đến nhà của mình. Nội dung chi tiết câu chuyện chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong kỳ sau.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Tại sao thầy Thái lại có thiên kiến lớn với thầy như vậy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 thở dài và nói: Đó là một câu chuyện dài, thực sự tôi không quan tâm, nhưng vì ông ấy lại lên mạng để nói những điều sai trái về tôi, và nó không đúng sự thật, giống như nếu Thượng Đế muốn tiêu diệt một người, trước tiên phải làm cho anh ta trở lên điên dại.

Hôm nay cậu đến nhà thăm tôi, tôi chỉ có một câu chuyện muốn kể với cậu. Có một lần tôi đến gặp ông ấy, lúc đó những học trò khác cũng đều có mặt, tình cờ có một vị khách đến xin ông ấy luận mệnh. Tất cả mọi người chúng tôi đều cùng nhau nghiên cứu mệnh bàn của vị khách này. Thầy Thái luận đoán họ có vấn đề sức khỏe, nhưng tôi khẳng định không phải. Theo quan điểm của tôi, vị khách này đang lo lắng vì bị vướng vào kiện cáo. Kết quả, người này cho biết họ đang thực sự lo lắng về vụ kiện và không biết kết quả vụ kiện tới đây sẽ ra sao. Từ đó trở đi, thầy Thái bắt đầu ghen tị với tôi và bảo những học trò khác sau này đừng nói với tôi quá nhiều, v.v. Thực ra tôi vẫn rất biết ơn ông ấy, trong số tất cả học trò trong lớp, tôi là người lớn tuổi nhất, còn người nhỏ tuổi nhất cũng lớn tuổi hơn ông ấy. Trước đây, tôi là người duy nhất mang quà đến thăm ông ấy vào mỗi dịp lễ tết, mãi cho tới khi người khác nói với tôi rằng ông ấy đang đố kị với tôi thì mới không đến nhà thăm nữa. Chúng tôi đều là người lớn tuổi, việc dạy những kiến thức tốt và truyền lại những điều tốt đẹp cho thế hệ sau là tâm thái và phong độ của một người thầy nên có. Lẽ nào ông ấy lại không biết đạo lý “𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝐺𝑖𝑎𝑛𝑔 𝑠𝑜́𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢 𝑥𝑜̂ 𝑠𝑜́𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐” vẫn không hề thay đổi trong suốt lịch sử từ xưa tới nay, giang sơn đại hữu hiền nhân xuất? Sự tiến bộ của khoa học cũng vậy, chẳng phải những công nghệ tiên tiến hiện đại đều do thế hệ trẻ tài năng hiện đại phát triển sao? Làm sao những người thế hệ trước có thể nói đó là sản phẩm của mình làm ra? Giống như con cái của chúng ta vậy, nếu chúng có thể đạt được nhiều thành tựu thì chúng ta nên vui mừng, và tự hào mới phải. Làm sao chúng ta có thể nói với con mình rằng: “Các con có được như ngày hôm nay đều là do cha sinh ra, tất cả đều là công lao của cha, con không nên sáng tạo và không thể giỏi hơn cha được.” Con cái đúng là do chúng ta sinh ra, dưỡng dục và dạy dỗ chúng. Chúng cũng cần phải biết tiến bộ, nỗ lực thì mới có thể đánh bại chúng ta! Không thể suốt ngày nói với con cái rằng: “Ngày xưa cha mẹ đã vất vả nuôi con khôn lớn, hôm nay con cũng phải vất vả như cha mẹ ngày trước, không nên chỉ biết theo đuổi sự tiến bộ và vui vẻ như vậy được.” Cậu thậm chí không thể nói cho người khác về số tiền cậu đã cho con trai mình, sau đó nó lại cho bạn của nó mượn tiền và cậu cũng biết người bạn này của nó. Cậu không hề biết rằng số tiền mà bạn của con trai cậu mượn đã bị cháu trai của anh ta lấy trộm để mua súng cướp ngân hàng. Cậu sẽ nói rằng do con trai lấy trộm tiền của tôi để mua súng cho người khác cướp ngân hàng không? Cậu sẽ nói con trai mình là thủ phạm chính trong vụ cướp ngân hàng sao? Cậu chuyên xử lý các vụ án hình sự, điều này chấp nhận được sao? Thử hỏi có người thầy nào lại như vậy không? Nếu thực sự muốn nói về nhân phẩm của ông ấy thì ngồi nguyên một ngày cũng không thể kể hết.

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣: Trong lớp học ông ấy không bao giờ đưa cho ai bất kỳ tài liệu gì. Tôi phải tự chép tay lại, sau đó nhìn thấy những tài liệu đó hay liền yêu cầu tôi trả lại tất cả các bản ghi chép đó cho ông ấy. Tất nhiên là tôi đã không làm vậy, tôi bỏ tiền ra để theo học, tài liệu mà tôi ghi lại sao phải trả cho ông ấy chứ? Thấy tôi như vậy ông ấy liền cảm thấy không vui, có đạo lý như vậy sao?

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣: Lúc đó tôi đang kinh doanh thất bại và muốn mở lớp dạy thêm để kiếm thêm thu nhập nhưng ông ấy không cho phép tôi làm vậy và gọi tôi đến nhà và nói rằng chỉ có thể dạy thêm cho những học trò thừa ra trong lớp cơ bản của ông ấy. Tất nhiên là tôi phớt lờ và ông ấy cũng cảm thấy không vui. Còn nhiều nữa… Bất cứ ai quen biết đều hiểu rõ tính cách con người ông ấy như thế nào. Ông ấy chỉ có thể đánh lừa thế hệ trẻ không biết ông ấy mà thôi…

Còn nữa, người tự phong cho mình là “đại sư”, có nhân cách, lại đi kể về mối hận thù của mình từ hơn 20 năm trước với một người độc giả chỉ mới gặp lần đầu sao? Tôi với ông ấy thì có ân oán gì chứ? Chỉ là ông ấy thấy người khác giỏi hơn mình nên bịa đặt ra câu chuyện để vu khống người khác. Nếu ông ấy vẫn muốn bịa chuyện, tôi sẽ kể cho cậu nghe từng câu chuyện khi có thời gian và cần thiết. Đồng thời công khai hết toàn bộ cho giới mệnh lý Đẩu số biết.

** Thông qua hai ví dụ trên có thể thấy thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đang đưa ra chất vấn về bài viết của Phi Thiên, nội dung cụ thể chúng ta cùng đón đọc trong kỳ tiếp theo để hiểu toàn diện về câu chuyện.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy là một trong những thành viên của “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”, vậy “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”. là như thế nào? Cửu là có 9 người hay sao?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 cười đáp: Không chỉ có 9 người, khi đó ông ấy tự đặt tên như vậy. Những người tham gia lớp học đều tự điền tên của mình, khoảng hơn 30 người. Hồi đó, có tạp chí tên là “𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐚̂𝐧 𝐓𝐮̛̀ 𝐇𝐚̀𝐧𝐠” cho biết nội dung của tập san được cung cấp bởi “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”. “𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐚̂𝐧 𝐓𝐮̛̀ 𝐇𝐚̀𝐧𝐠” là tên đã thay đổi sau này của “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”. Tất cả chỉ là chơi chữ thôi, những tên này đều được lấy từ trong văn bản cổ và thêm chút sáng tạo mà ra. Học trò của ông ấy đều là “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”, và tôi là một trong số đó, không có gì là thần bí hết. Bản thân có năng lực và có thể luận đoán chính xác không đó đều là bí mật.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, em giải thích chữ “bí” có nghĩa là “tìm kiếm”; “nghi” nghĩa là “mất”, “rò rỉ”, “thay đổi”. Có thể hiểu nó như một phương pháp áp dụng thay đổi để nghiên cứu và khám phá những gì bị mất, bỏ sót. Thầy xem như vậy có được không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 cười đáp: Tốt

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết xuất thân của thầy Thái không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Lúc đó ông ấy đang làm nghề trang trí.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là ai không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Ông ấy đã mất rồi, trước theo học bên Tam hợp phái, không phải Phi tinh Tứ hóa. Ông ấy luận về Đào hoa vô cùng chuẩn, nhưng luận về những chuyện khác lại không được tốt lắm. Tôi chỉ biết chứ không có quen thân.

** Trong cuộc nói chuyện giữa Phi thiên với thầy Thái, anh ta cũng hỏi rằng có quen biết với thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không? Thầy Thái nói có quen biết nhưng không rõ việc truyền thừa học thuật bên thầy Chu. Trong cuộc nói chuyện, cả hai dường như đang cố tình đề cập đến mối quan hệ với thầy Chu, nhưng lại cố ý bày tỏ rằng họ không liên quan gì đến thầy Chu. Có lẽ họ muốn chỉ ra rằng vì Phi tinh Tứ hóa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ quá nổi tiếng, nên việc kế thừa học thuật của bản thân không liên quan gì đến thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, em viết sách xuất bản có gây rắc rối gì cho thầy không, hay làm hại tới danh tiếng thầy không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Tất nhiên tôi biết, mỗi một cuốn sách cậu đều nhấn mạnh tôi là ân sư của cậu, thực sự tôi không dám nhận. Các đồng đạo Tử vi hay sư huynh, sư đệ của cậu mỗi khi đọc sách cậu xuất bản đều tới hỏi tôi xác minh. Không có rắc rối gì đâu, điều đó rất tốt, không ảnh hưởng gì đến danh tiếng của tôi hết. Mặc dù phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng luận đoán thì giống nhau, chuẩn là được. Đừng luận đoán sai mà làm tổn hại tới người khác. Năm ngoái tôi đã sửa đổi và cập nhật nội dung cuốn “𝟏𝟒𝟒 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭” mà tôi đã viết cách đây 20 năm. Nội dung có nhắc tới tên cậu, và nói rõ tài liệu do cậu cung cấp và cũng là đệ tử chân truyền của tôi.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói tiếp: Một lần, có một cô gái trước đây từng học Kinh dịch gieo quẻ, đến tìm tôi. Cô gái muốn học Phi tinh Tứ hóa Tử vi đẩu số, bản thân đã tự gieo 1 quẻ nên theo ai học thì tốt (𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣, 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠). Kết quả giải rằng nên theo tôi học. Sau đó, cô gái hỏi tôi học phí là bao nhiêu? Tôi nói học phí nhập môn là X0.000 Đài tệ. Cô ấy chỉ nói “Ồ” rồi bỏ đi, haha! Không có duyên.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ nói tới: Có phải vào 3 tháng trước không ạ? Một người phụ nữ trung niên khoảng 40 tuổi, mặc váy trắng cổ cao, mặt trắng, nhìn qua rất có phúc tướng. Cô ấy cũng đưa một thanh niên trẻ đến gặp em và nói điều tương tự. Cuối cùng, cô ấy nói muốn trả học phí theo tháng. Em không đồng ý thì liền bỏ ra về, chắc có lẽ là cùng một người.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Tôi nhớ cô ấy ăn mặc giống như cậu mô tả, chắc có lẽ là cùng một người.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 hỏi: Bây giờ cậu có bao nhiêu học trò? Dạy học như thế nào?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ trả lời: Em dạy 1 lớp chiều, 1 lớp tối, tổng cộng 2 lớp. Chủ yếu dạy vào thứ 5, e có thuê một phòng dưới lầu để làm phòng dạy học. Bây giờ tổng cộng có mười mấy học trò. Nhưng vì có người tham gia dự thính nên chỗ ngồi đôi không đủ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, giáo trình “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 Đ𝐚̣𝐢 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” mà thầy đưa cho chúng em tất cả tài liệu đều do thầy biên soạn phải không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 trả lời: Đúng vậy. Cậu có thể so sánh nội dung của tập đầu tiên và tập 4 do Kim Lăng xuất bản với những tài liệu chép tay bị đánh cắp mà tôi cho mượn, thì sẽ biết còn có một số kiến thức không nằm trong giáo trình tôi đưa cho các cậu. (lúc này, thầy mở ngăn kéo lấy ra một tập giấy đã ố vàng cho tôi xem)

Tôi nhìn đồng hồ thì thấy đã hơn 10 giờ tối, sợ ảnh hưởng đến việc thầy nghỉ ngơi nên vội đứng dậy chào tạm biệt và nói khi nào đến thăm thầy sẽ quay lại xem sau. Thầy đồng ý, sư mẫu thấy tôi sắp về thì ra khỏi phòng chào và tiễn tôi ra ngoài.

Trên đây là toàn bộ cuộc trò chuyện giữa tôi và ân sư. Về việc tên thật của 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 có phải là ” 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐀 𝐓𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 ” hay không, có đúng như lời thầy Thái nói ông ấy là thầy dạy võ thuật. Khi có thời gian tôi sẽ tìm hiểu qua việc liên hệ với công an và cơ quan đăng ký hộ khẩu (tôi mong thầy Thái có thể cho tôi biết cụ thể thông tin ông ấy sống ở thị trấn hay con đường nào). Hy vọng sẽ không giống với nhân vật Ngô Lạc Thiên nói dối rằng cha anh là một bác sĩ Trung y, thuốc của anh ấy là tổ truyền, xuất thân từ một gia đình Trung y, anh ấy là tiến sĩ dược học, ai cũng biết cha của anh ấy một chữ bẻ đôi không biết và chỉ mới tốt nghiệp tiểu học. Bởi vì bố của Ngô Lạc Thiên là thông gia với nhà tôi và là bố chồng của chị gái tôi. Anh cả của anh ấy là anh rể của tôi, Ngô Lạc Thiên phải gọi tôi là chú. Công chúng không hiểu biết thì dễ bị lừa, nhưng những người có hiểu biết thì không thể bị lừa. Trong vụ án Bạch Hiểu Yến bị Trần Tiến Hưng bắt cóc và giết hại. Khi Cục Hình sự tiến hành cuộc tìm kiếm quy mô lớn đối với Trần Tiến Hưng, hắn muốn thể hiện thủ đoạn của mình, thông qua một sĩ quan cảnh sát hình sự của Đội Cảnh sát hình sự Hoa Liên nói với Cục hình sự rằng Trần Tiến Hưng bảo anh ta đi cùng anh ra đầu thú. Muốn gặp trưởng Cục hình sự lúc bấy giờ là Dương Tử Kính để thảo luận về các điều kiện đầu thú. Dương Tử Kính được biết từ Lâm Côn Hoàng (một đội trưởng lúc đó) rằng Ngô Lạc Thiên và tôi có quan hệ họ hàng với nhau. Hỏi tôi người này có gặp Ngô Lạc Thiên chưa, tôi kiên quyết phản đối rằng Ngô Lạc Thiên không có khả năng làm được việc này, cũng không thể quen Trần Tiến Hưng, Trần Tiến Hưng càng không thể thông qua anh ta để đầu thú. May mắn cục trưởng Dương Tử Kính không bị lừa. Khi việc này không thành công, Ngô Lạc Thiên đã dùng Kênh 4 để bịa chuyện và mắng tôi 3 ngày liên tiếp…

**Cuối cùng, 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ đặt ra nghĩ vấn về sự tồn tại Tố Tâm lão nhân…

Ngày nay, việc quảng cáo truyền thông, Internet đều thuận tiện, chỉ cần bạn biết cách đóng gói sản phẩm, marketing thì sẽ nổi tiếng. Khi có “danh” thì sẽ có “lợi”. Nhưng đừng quên rằng trên đầu bạn luôn có thần minh, trong lòng bạn còn có một trái “lương tâm”, đừng vì lợi lộc trước mắt mà làm tổn hại người khác.

Cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 xin khép lại tại đây, kỳ sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 ”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟔

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 (𝟏)

Đề nghị mọi người đọc và so sánh nội dung bài viết này với bài viết trước về “Cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠”, hiếm khi cả hai bên liên quan đều lên tiếng phát biểu. Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được nội dung của toàn bộ sự việc thông qua lời nói của đôi bên.

Theo ý kiến cá nhân của tôi, những bài viết trước về “Cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠” tương đối đầy đủ và chi tiết, còn nội dung từ phía thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 hơi trống rỗng. Bài viết của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 giống như khẩu hiệu của các đệ tử phái Tinh Túc trong Thiên Long Bát Bộ “𝑇𝑖𝑛ℎ 𝑇𝑢́𝑐 𝑙𝑎̃𝑜 𝑡𝑖𝑒̂𝑛, 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑔𝑖𝑎́ 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛, 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̉𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑖, 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑣𝑜̂ 𝑏𝑖𝑒̂𝑛!”. Mọi người có thể tự mình đánh giá xem ai đúng ai sai, nội dung chi tiết như sau:

Trên blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã đăng hai bài viết về thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, lần lượt là “Nhân duyên một lần được gặp thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐦𝐨̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧” và “Diệc sư diệc hữu, sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠”, thười gian vào khoảng tháng 10 năm 2006 (bắt nguồn từ việc xuất bản cuốn “Tử vi Đẩu số – Ngộ/ngộ thập bát niên”), thầy 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 (cao nhân Phi tinh, xuất bản cuốn sách ” 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 “) đã ghi chú thích trong bài viết.

Có lẽ việc đăng bài viết này đã dẫn đến “Cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠” vào tháng 4 năm 2007, phản bác lại một số nội dung trong hai bài viết của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧.

Cửu Thiên chú thích: “Hôm nay tôi thấy hai bài viết trên blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 về cuộc gặp gỡ của cô ấy với tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – Tông sư Phi tinh Tử vi Đẩu số. Nội dung bài viết phân tích nhiều mối nghi ngờ của phái Phi tinh, mọi người không nên bỏ lỡ bài viết này nên tôi chia sẻ lại ở đây.”

Blog 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – Nhân duyên một lần được gặp thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – Khâm Thiên môn Hoa Sơn. Tác giả: 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧

Học thuật số là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧. Nhưng bất luận thế nào 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 cảm thấy trách nhiệm của mình là phải cho mọi người nhìn thấy trái của sự thật nên tôi quyết định viết bài viết này.

Ban đầu tôi dự định sẽ giữ nó mãi mãi trong ký ức của mình, nhưng bây giờ cảm thấy mình nên viết nó ra vì không có mấy ai có được cơ duyên như vậy.

Thứ nhất là để đính chính lại một số tin đồn, thứ hai là sợ rằng trí nhớ của tôi sẽ mờ nhạt dần sau thời gian dài.

Bài viết này có thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi nhưng có một số vấn đề nhạy cảm được đề cập trong đó, chính tôi đã lấy hết can đảm trực tiếp hỏi người trong cuộc, thầy Thái cũng thẳng thắn trả lời, không hề có sự giả dối, che giấu

Ngoài ra, có một số nội dung thầy Thái nổi giận nên tôi không tiện viết ra vì sợ một số dè dặt vì sợ gây náo loạn.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 là tiền bối của 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠. Đừng hỏi tại sao, hãy coi như tôi đoán mò đi

Câu chuyện xảy ra gần đây khiến 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nhớ đến thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, trưởng môn chân truyền duy nhất của ” 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧”. Người thầy giản dị, khiêm tốn và chân thật này là một học giả có vẻ ngoài không ưa nhìn, tính tình như lão ngoan đồng nhưng lại có tính cách cao ngạo và lòng tự tôn mạnh mẽ và kiên cường.

Đó là duyên phận hiếm hoi, vào ngày 7 tháng 10 năm 2006, lúc đó tôi đang bận rộn sắp xếp, dọn dẹp chuyển nhà. Liền được biết thầy Thái vừa xuất bản cuốn sách mới ” 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐍𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧”, sau đó tôi đã liên hệ với thầy Thái thông qua một người bạn trên mạng để giúp đặt mua sách. Đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng 10 năm sống ở khu vực này, hôm nay mới biết được nơi tôi ở và nhà thầy Thái chỉ cách nhau chưa đầy mười phút đi bộ. Thậm chí trong suốt 10 năm qua, tôi đã gặp thầy vài lần khi đi mua đồ gần đó.

Thầy Thái ban đầu muốn đích thân giao cuốn sách đến nhà tôi. Ôi trời ơi! Làm sao có thể để như vậy được! Tất nhiên chính tôi sẽ phải là người trực tiếp đến thăm thấy Thái rồi. Vì vậy, nhân duyên cơ ngộ được gặp thầy một lần từ đây. Chỉ là trong lòng có chút buồn, tại sao lại vào đúng lúc tôi chuyển nhà đi mới được gặp thầy. Tôi ngồi trò chuyện vui vẻ với thầy suốt 2 tiếng rưỡi, cho đến khi nhìn đồng hồ đã gần 0 giờ nên tôi vội chào tạm biệt thầy ra về.

**Trong bài viết trước, thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nhận xét rằng điều đó là không hợp lý.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣ hỏi: Một vị tổ sư tự cho rằng mình có tu vi, địa vị, tôn nghiêm khi nhận được cuộc gọi từ một độc giả mà mình chưa từng gặp hỏi mua sách. Nếu là thầy, thầy sẽ đích thân giao sách cho họ chứ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Nếu là cậu, cậu sẽ làm vậy chứ? Còn tôi thà ở nhà ngồi xem tivi, chứ không nhiệt tình đến mức tự tay đi giao sách cho họ. Cậu không biết gửi bưu phẩm hay sao?

Nghiên cứu Phi tinh hơn 10 năm qua, có quá nhiều tin đồn và nghi vấn.

Em nhớ trước đây đã tìm kiếm tên thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 trên mạng, người trong ảnh hoàn toàn khác với người mà 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nhìn thấy ngoài đời.

Người đó là ai? Thầy có biết chuyện này không ạ? Thầy không phản kháng sao?

Thầy Thái đáp: Hồi trước có nghe học trò nói qua nhưng tôi không quan tâm lắm, tôi là người không quan tâm đến thế tục. Tôi đã từng thề với với tổ sư rằng, nhất định phải mãn kỳ mới có thể công khai Phi tinh với giới học thuật. Bây giờ thời cơ đã đến, cũng gần tới lúc chuẩn bị truyền thừa lại rồi.

Thầy Thái không tranh giành danh tiếng với người khác: “Ai làm được thì phải qua sông rồi mới biết, không phải cứ nói làm được nghĩa là có thực lực.”

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Thầy nghĩ sao về “xúc cơ” (nghĩa là luận đoán trùng khớp, vừa vặn)

Tôi thấy thầy lấy giấy bút ra viết vài chữ lên đó, nhìn vào thấy có mấy chữ, thầy viết: Học thuật là thô, tế, vi, huyền, diệu. Người thường thông qua việc nỗ lực học tập, có thể đạt được trình độ từ “𝐭𝐡𝐨̂” đến “𝐭𝐞̂́”; căn bản sau khi đã vững vi, huyền, diệu tự khắc sẽ xuất hiện. Giống như Thái cực, cái gọi là “thục năng sinh xảo” cũng chính là “xúc cơ”. Nhưng căn bản nhất định phải vững và đủ mới có thể “dị tưởng thiên khai” – khơi gợi ý tưởng, suy nghĩ kỳ lạ. Học thuật số nếu không có “dị tưởng thiên khai”, vậy thì khó mà học tốt được.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tiếp tục hỏi: Nguồn gốc của 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧?

Sắc mặt thầy Thái tối sầm lại, thầy vẽ hình Lạc đồ: Tôi không quan tâm đến những tin đồn bên ngoài, nói cái gì 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧 là 9 người? 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧 là do tôi đặt, tôi cầm tinh con chuột, Lạc thư là 1, số 9 nằm bên trên, nghĩa là hy vọng học trò có thể lan rộng khắp thiên hạ. Chính là XXX (ý chỉ thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠) đã làm lộ kiến thức của tôi ra ngoài. Nhưng vấn đề ở đây, kiến thức của ông ấy đều không đúng.

** Câu nói “Kiến thức của ông ấy đều không đúng”, đã tự đặt mình vào thế bị động, bạn đọc có thể tham khảo nhận xét của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 trong bài viết trước – “Ông ấy đã thu học phí, sao lại cố ý dạy kiến thức sai cho học trò, che giấu học thuật chân chính. Vẫn thu học phí một cách vô lương tâm? Liệu có đủ tư cách làm thầy? Đây là cái tát thứ hai. Nếu những bản tài liệu chép tay trên lớp của tôi là sai, tại sao ông ấy lại vội vàng muốn sử dụng tài liệu đó của tôi để giúp ông ấy biên soạn thành sách xuất bản? Chẳng lẽ ông ấy cũng đang cố tình lừa gạt mọi người? Đây chẳng phải là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác sao? Đây là cái tát thứ ba.”

Trong tay tôi có tất cả những bản thảo do tổ sư để lại, đó mới là kiến thức quan trọng nhất của Khâm Thiên môn. Tôi để riêng ở một chỗ, tương lai có cơ hội, sẽ biên soạn lại và công khai với bên ngoài.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 có thực sự tồn tại?

Thầy Thái đáp: Hai chữ 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 là do tôi đặt, bởi vì khi đó tôi nghĩ nếu cứ mượn dùng tên của cổ nhân để truyền bá như vậy, người khác sẽ chỉ nghĩ đó là của cổ nhân, nhưng lại không hiểu rõ tình hình thực tế, 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 đã được gắn mác trong sách từ ngày xưa rồi.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Có phải là 9 người hay không điều đó không quan trọng. Ngược lại, nguồn gốc của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” lại có chút nghi hoặc. Cuốn sách đầu tiên “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧 – Tập 1” được viết bởi tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (thật đáng tiếc là cuốn sách này không có tập thứ 2).

Trang đầu tiên và trang thứ 6 viết rõ:

Trang 1: “Bí nghi Tử vi Đẩu số, chính danh là 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧”, ban đầu nó là một bản sao viết tay được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tác giả được kế thừa từ 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 (họ Viên, người Mai Huyện, tỉnh Quảng Đông), tiếp tục đơn truyền học thuật của cuốn sách này, không thể để cho học thuật của nó bị mai một. Được sự cho phép của ân sư, đồng thời tuân thủ môn quy “tùy duyên”, âm thầm mở 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧. Để thuận tiện trong việc thừa kế, viết tắt là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”.

Trang 6: “Thầy Viên học nghệ ở Lạc Dương, học được 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, đã đến Đài Loan được hơn 40 năm”. Nó được ghi rõ trong cuốn 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛n – Tập 1 xuất bản năm 1985, ân sư 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 đến từ Lạc Dương sư phụ của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 truyền thụ là cho thầy Thái. Sau đó được sự cho phép của 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” đã được rút gọn thành “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”. Những gì tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 nói với 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hơi khác so với nội dung cuốn sách ông xuất bản năm 1985, Điều này càng khiến cho Bi nghi Phi tinh trở nên bí ẩn hơn.”

** Chẳng có gì bí ẩn cả, lời mở đầu không khớp với phần tái bút, kiểu gì cũng có chỗ sai lệch.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tiếp tục hỏi: Có phải sau này Phi thinh mới được phát minh? Bởi vì những người hâm mộ khác của các hệ phái khác thường đặt câu hỏi về Phi tinh, nhưng có quá ít sách Phi tinh được xuất bản và thậm chí còn ít người hiểu về nó hơn.

Thầy Thái cưới lớn: Đương nhiên là không phải vậy. Đằng sau Phi tinh còn cả một hệ thống kiến thức vững chắc, cậu không cần phải bận tâm về điều đó. Đừng để ý đến những lời chỉ trích từ phe phái bên ngoài. Nếu thật sự tổ chức hội thảo, Phi tinh tuyệt đối không ngại chất vấn. Tôi không sợ người khác thách đấu, tôi có bằng chứng và chứng cứ rõ ràng. Tôi là người kế thừa duy nhất của Khâm Thiên môn, không ai có thể làm gì được tôi hết.

Nghe xong lời này, 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tôi cảm thấy thực sự vui mừng từ tận đáy lòng, cuối cùng cũng trút bỏ được sự oán giận và cảm thấy bản thân không còn là kẻ hèn nhát nữa.

Mỗi lần thầy nhắc tới ân sư của mình, tôi cảm nhận được rõ ràng những cảm xúc sâu sắc của thầy: Tổ sư nói, trong rừng lớn nhất định phải có cây khô chết, trong một đám người chắc chắn có một kẻ ngốc. Và tôi chỉ muốn trở thành kẻ ngốc đó, bởi vì chỉ khi có cây chết mới có thể thấy một mùa xuân đầy hy vọng, đây là suy nghĩ của tôi.

Kiến thức văn chương của thầy quả thực rất vững chắc, thầy nghe xong lại cười lớn: Đúng vậy. Nếu muốn làm học trò của tôi, cậu có thể phải đọc rất nhiều sách để tham khảo. Nhiều cuốn sách là sự kết tinh trí tuệ của tổ tiên ta, tất nhiên cô đều phải đọc nó.

Tôi cau mày, wow~~ Điều này có chút rắc rối đây.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Về việc thầy XXX làm lộ tài liệu ra ngoài, liệu thầy còn tin tường và thu nhận học trò nữa không?

Thầy Thái đáp: Phẩm chất của một người không được đánh giá từ góc độ này, ngay từ đầu tôi không có sự phân biệt đối xử với học trò, sau này mới nhìn vào căn khí mỗi người, chỉ khi đó mới có thể đánh giá xem ai có thể đủ năng lực để truyền thừa lại. Nếu ngăn chặn ngay từ đầu, cô sẽ không thể tìm thấy họ. Hơn nữa, ngay cả khi tôi dạy, họ cũng không chắc có thể lĩnh hội được.

Lúc này, thầy lấy ra chục cuốn tập ghi chú viết tay của mình, mỗi tập đều rất dày, trong đó còn có cả sách Y: Cậu xem đây, những tài liệu này tôi còn chưa biên soạn thành sách, trong tay học trò cũng không có.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tôi hận rằng không thể đọc nhanh và có trí nhớ tốt

Ôi trời ơi! Chữ thầy viết rất gọn gàng như dùng dao khắc vậy. Từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng đều rất tỉ mỉ, tôi nhìn thầy với ánh mắt ngạc nhiên, thầy nói: Tôi viết nó một cách chậm rãi, từng chữ một, vì trước đây chưa có máy tính.”

Thầy Thái tiếp tục nói: Cuốn sách “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐍𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧” cũng chỉ vừa mới biết cái gì gọi là Khâm Thiên môn, đằng sau “môn” tôi còn chưa viết, bây giờ tôi mới bắt đầu biên soạn lại. Nhưng nếu muốn học từ tôi không nên coi đó là sở thích, cũng không nên sử dụng cho việc luận mệnh, mà nên coi là nghiên cứu.”

Một một cuộc trò chuyện đáng đọc hàng vạn cuốn sách, tôi thực sự cảm nhận sâu sắc ngày hôm đó. Từ lời nói của thầy có thể thấy rõ thầy là một học giả tâm huyết với học thuật. Thầy coi thuật số như một môn học suốt đời, nhằm làm tròn trách nhiệm quan trọng mà tổ sư đã giao phó. Tuyệt đối không làm đứt mạch truyền thừa trong tay, thầy thực sự đã chịu đừng nhiều đau khổ. Bởi vì trong lòng thầy, thừa kế là một gánh nặng vô cùng nặng nề nhưng lại hạnh phúc.

Nghĩ đến tính cách của thầy, liền nói: Tôi là một người lôi thôi lếch thếch, chỉ thích tập trung vào học thuật, cậu nhìn cách ăn mặc của tôi là biết.

Phần tái bút:

Con đường đến với thuật số gập ghềnh khó đi, bản thân tôi hiện tại không còn ý định tiếp tục nữa. Thực sự nếu không thể đi theo con đường đúng đắn, chúng ta nên dứt khoát từ bỏ.

Nếu hỏi 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 có hối hận khi tiếp xúc thuật số không. Tại thời điểm này, câu trả lời của tôi là có. Cách nhìn nhận về người, sự vật, sự việc từ thuật số đều rất nguy hiểm nếu không có sự hướng dẫn chính xác của người thầy.

Bởi vì việc tự học sẽ dẫn đến nhiều quan niệm bị hiểu sai, khiến chúng ta dễ đi lầm đường lạc lối. Dù trong học tập hay thậm chí trong cuộc sống, do sự đánh giá sai lầm của bản thân, mà phải trả giá rất nhiều.

Đó là duyện phận thế nào? Tối hay xấu?

Thực ra tất cả đều là do bản thân tự chuốc vạ vào mình?

Trong kỳ sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu một bài viết khác của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – “Diệc sư diệc hữu, sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠”.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟕

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 (𝟐)

Trong kỳ này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bài viết thứ hai “Diệc sư diệc hữu – Sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠” mà 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã đăng trên blog của mình, thời gian vào khoảng cuối năm 2006. Để biết thêm thông tin liên quan, vui lòng tham khảo bài viết kỳ trước.

Blog 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – Diệc sư diệc hữu – Sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (Tác giả: 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧)

Gọi bằng thầy là sự tôn trọng đáng có, nhưng đồ tôn lại là tên được thầy dùng để gọi 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đầu tiên. Tuy 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 vẫn chưa nhập môn. Nhưng phải công nhận rằng nó gần gũi hơn việc gọi thầy bằng thầy. Bất luận gọi bằng thầy hay sư công cũng đều được.

Thành công của một người thực sự cần có cơ duyên, ngoài khả năng thiên phú, cũng cần thêm sự kiên trì và bền bỉ. Có lẽ học cả đời này, cũng chẳng có đủ thời gian để nghiên cứu thuật số.

Thầy nói rằng, lúc đầu là do bản thân hoàn toàn tin tưởng những gì tổ sư nói sau khi xem Bát tự cho thầy. Thầy quyết định đặt cược vào những lời nói đó mà không chút do dự và cũng chính lần cược này đã khiến thầy phải đánh đổi bằng nửa phần đời còn lại. Lúc đầu bản thân thầy không biết con đường này sẽ dẫn tới đâu.

Tôi đã trò chuyện rất lâu với thầy, từ việc thầy dấn thân vào thuật số cho đến công trình vĩ đại Phi tinh.

Sư công giống như 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, trong lúc chuyện trò thích sử dụng bút và giấy để vừa nói vừa viết giải thích. Cách sử dụng của Đẩu số khác với Bát tự không thể trộn lẫn vào nói chuyện được, càng không thể sử dụng ngũ hành. Địa chi của cung Phi tinh chỉ là Tượng, còn cần phải tham khảo tính lý của sao. Lý do tại sao tháng nhuận được phân biệt bằng giờ Tý ngày 15.

Đẩu số là việc quan sát sao từ trái đất, tham khảo tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông, đối với những thay đổi trên trái đất như thủy triều… Tất cả đều bị ảnh hưởng khác nhau bởi mặt trăng.

Các hình ô vông và trục xy liên tục vẽ đầy trên trang giấy, sau khi sư công điền vào đó các con số và nó liền trở thành hình kim tự tháp. Sư công còn sử dụng hình địa cầu bổ dọc để nói rõ cho ví dụ, mấu chốt ẩn giấu nằm ở trong đó…

Nhưng sư công ơi, em chỉ hiểu được một nửa thôi, sư công nói nhanh quá! Sự hiểu biết của em thật sự không thể bắt kịp.

Tôi nói tại sao Đẩu số lại chỉ toàn là con số. Sư công đáp: Vốn dĩ đó là trò chơi con số, tất cả ngôn ngữ trên khắp thế giới đều có rào cản riêng, nhưng con số lại là ngôn ngữ chung.

Tôi liên tục lẩm bẩm trong lòng: Sư công, em học kém môn toán. Sư công nhìn qua nói cho tôi nghe: Đây chỉ là những con số đơn giản, không phải hình học, 1+1 cô không biết sao? Vậy có gì mà khó khăn.

Tôi không thể nói gì thêm về Phi tinh vào lúc này vì tôi chưa đủ kiến thức, mặc dù thầy đã đề cập rất nhiều điểm kiến thức nhưng tôi thực sự không thể nhớ hết trong một lúc nên đành bỏ qua để tránh gây nhầm lẫn.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 có rất nhiều vấn đề, nhất định phải hỏi, sợ sau này sẽ quên: “Trong những năm gần đây, việc sử dụng thống kê để nghiên cứu các ví dụ mệnh lý đã trở nên phổ biến trong giới thuật số. Thưa sư công, Đẩu số có thể sử dụng thống kê không? Như em đã đề cập với thầy lần trước, có một người khác nói rằng Phi tinh là do hậu hối sáng tạo và truyền lại cho thế hệ sau dưới vỏ bọc danh nghĩa của cô nhân.”

Thầy Thái đáp: Đẩu số là thiên văn học, tại sao có thể sử dụng thống kê để nghiên cứu. Tất cả Dịch lý tương quan đều liên quan đến thiên văn học và không dính dáng gì đến thống kê.

Nói xong, sư công lấy giấy ra và bắt đầu kể về câu chuyện truyền thừa. Bắt đầu từ thời kỳ Chu Nguyên Chương, trải qua chiến loạn, hệ thống Phi tinh đã ẩn náu trong miếu đền như thế nào để tránh thế sự? Cho đến khi rút về Đài Loan, nó lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Ở thời kỳ đầu nhà Minh, thái độ đối với thuật số quả thực rất dè dặt, thận trọng. Thậm chí, đối với những người hiểu về lịch pháp trong dân gian đều bị đưa vào câm cung hoặc bị điều đi ra nước ngoài. Vì vậy giai đoạn lịch sử này rất phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Sư công, em muốn xác nhận thêm một số điều, cuốn sách màu đỏ 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 là do được truyền thừa lại hay sư công tự viết?

Thầy bước vào phòng mang ra một cuốn sách, mở trang lời mở đầu và nói rằng: Đương nhiên là do tôi viết rồi, cô xem ở đây tôi có viết rõ nguồn gốc từ đâu…

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Vậy XXX đúng là học trò của sư công, không phải đồng môn với sư công cùng được truyền thừa? Bởi vì bên ngoài đồn rằng sư công và XXX là đồng môn cùng học từ tổ sư, chỉ là lúc đó sư công đã bắt đầu mở lớp dạy rồi.

Thầy Thái đáp: Ông ấy là học trò của tôi, không phải là đồng môn. Những học trò học cùng với ông ấy không có mấy người, năm 1982 tôi bắt đầu mở lớp dạy học. Đến năm 1985, ông ấy mang bài giảng của tôi rao bán ra ngoài.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Sư công nên ra mặt nói rõ cho mọi người bên ngoài cùng biết, nếu không, giới học thuật bên ngoài sẽ bị xáo trộn, mọi người đều đang nghe nhầm đồn bậy. Nếu thầy không ra mặt giải thích thì lâu dần nó sẽ trở thành sự thật.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Người mà thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đang nhắc đến ở đây chính là thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Sư công có quen người tên là 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không? Ông ấy dường như cũng là một thầy Tử vi Phi tinh phái, sư công có biết ông ấy truyền từ từ ai không?

Thầy Thái đáp: Tôi có biết thầy Chu, ông ấy là bạn tôi, tuy nhiên việc truyền thừa học thuật của ông ấy thì tôi thật sự không rõ. Ông ấy cũng đã mất rồi, chưa chính thức thu nhận bất kỳ học trò nào. Chỉ là có một vài người cầm mệnh bàn tới nhờ ông ấy chỉ giáo mà thôi.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Đây được cho là phần quan trọng nhất trong cuộc trò chuyện giữa 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 và tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Một số người bên Tam hợp phái thường chỉ trích gay gắt tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, chỉ khống lý luận của Tử vi Đẩu số Phi tinh đều là do ông ấy “ngựa thần lướt gió tung mây” mà sáng tạo ra. Đoạn hội thoại trên chứng tỏ những lời tố cáo đối với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 là không có căn cứ. Bởi vì, ngay cả bản thân thầy Thái cũng thừa nhận Phi tinh còn có mạch truyền thừa khác. Trước đây, tôi vẫn luôn một mình đấu tranh chống lại những lời chỉ trích và buộc tội vô lý và không có căn cứ đối với Phi tinh. Nhưng chỉ với kiến thức hạn chế của tôi thì khó mà chống trả lại được. Bây giờ, thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đã đích thân xác nhận, có thể coi như giải quyết được nghi hoặc về người này đối với giới thuật số. Vấn đề nghi hoặc tiếp theo liên quan đến việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ .

** Điều này trùng khớp với những gì thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 đã nói: “Thầy Chu chưa chính thức thu nhận đệ tử, những người muốn học kỹ thuật Phi tinh có thể tự mang mệnh bàn của mình đến nhờ thầy Chu giải đáp quá trình Phi hóa. Hoặc đưa bạn bè đến coi mệnh, đồng thời nhờ thầy chỉ điểm, chỉ cần thắc mắc thầy Chu đều sẽ giải thích.” Ngoài ra, trong cuộc nói chuyện với thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 lần trước, 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ cũng từng hỏi có quen biết thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không. Có vẻ như câu hỏi này là do cả hai người cố tình sắp xếp chứ không phải tùy tiện hỏi ra. Cá nhân tôi đoán là cả hai người đều muốn làm rõ sự thật rằng họ không liên quan gì đến thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

Sau đó, sư công đứng dậy pha trà và trả lời điện thoại, động tác nhanh nhẹn và linh hoạt. Tôi hỏi không biết bao nhiêu câu hỏi về Phi tinh, sư công liền nói: Cô đừng có làm tôi rối vậy.

Điều này cũng không thể trách tôi được, bên ngoài không có nhiều tài liệu sách viết về Phi tinh, có quá nhiều điều sai lầm trong đó. Nếu sư công viết ra, chúng ta có thể nhìn đúng hướng và đi đúng đường.

Thầy Thái cười lớn: Nghe như là lỗi của tôi, do tôi không viết ra, cũng không thể trách cô được. Tôi dự định viết một cuốn sách khác vào năm tới, khoảng 1001 trang, nội dung chủ yếu nói về kiến thức chính xác của Phi tinh. Hầu hết mọi người đều gặp phải một vấn đề mà họ không hiểu và tôi sẽ viết ra câu trả lời. Có lẽ sau khi đọc xong 1001 trang, mọi người sẽ nghĩ đó là kiến thức viển vông.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Wow~ Không thể nào, 1001 trang. Vậy thầy sớm đặt bút viết đi ạ, năm nay viết 1001 trang thì hơi vội.

Thầy Thái nói: Tới lúc đó, cô có thể giúp tôi sắp xếp lại, tuy nhiên bố cục của cuốn sách có vẻ khác với bố cục chung, tôi sẽ hỏi kỹ lại.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Dạ được. Tuy nhiên, sư công phải viết sớm đi, bây giờ còn chưa viết thì sang năm sao xuất bản được ạ!

Tính cách của sư công giống với 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, giống với một đứa trẻ con vậy. Con đường đến với thuật số khá đơn độc, vừa là bạn vừa là thầy. Có một người bạn cùng chí hướng chúng ta có thể nói chuyện tiến xa hơn, đó là một điều vô cùng may mắn.

Vừa bước vào cửa, sư công bảo tôi theo thầy vào phòng làm việc, lấy trong tủ ra mấy tờ giấy rồi nói với tôi: Tôi đã đọc bài viết này của cô, học trò của tôi đã coppy lại và đưa cho tôi xem.

Khi đó 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đang trong tâm trạng bối rối, trước đó đã viết về cuộc gặp gỡ đầu tiên với sư công mà không có sự đồng ý của thầy. Tôi hỏi thầy: Thầy không tức giận chứ ạ?

Thầy Thái nói: Không sao đâu, tôi vui mà!

Nghe xong lòng tôi chùng xuống, vì tôi cũng chỉ muốn nói ra sự thật mà thôi.

Sau đó, sư công hỏi Bát tự của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Khi học trò coppy bài viết của cô và gửi cho tôi xem, tôi đoán cô hẳn là sinh năm XXX, quả đúng vậy.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Sư công, có nghĩ bây giờ nếu nhìn lại quá khứ, Mệnh rốt cuộc đã được định sẵn hay có thể thay đổi?

Thầy Thái nói: Nó được định sẵn rồi, tuy là được định sẵn, nhưng trong cuộc sống cần phải có mục tiêu mới được.

Sư công kể về lúc tổ sư xem mệnh bàn cho mình, đã bàn giao lại một số việc rất huyền bí…𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 rất thích nghe kể chuyện.

Tổ sư nói với thầy Thái rằng: “Nhìn vào mệnh bàn của cậu, đời này của cậu là “bang vượng”, nghĩa là phù chính cho người khác. Những người ở bên cạnh cậu sẽ trở lên thịnh vượng, chứ không lụi bại nên nếu cậu là người giúp đỡ thì đừng làm ông chủ. Tôi thực sự khuyên cậu, chúng ta rất giống nhau, cậu có thể học hỏi từ tôi và hãy đánh cược một lần đi.”

Than ôi, đánh bạc cũng cần phải có năng khiếu mới biết chơi, thầy đã nhấn mạnh nhiều lần và bảo tôi hãy quyết tâm đi theo con đường này, nhưng nếu tôi không đủ khả năng thiên bẩm thì cũng vô ích.

Lúc sau, sư công hỏi đia chỉ trang web Blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, chết tiệt, tôi thậm chí còn không thể ghi nhớ blog của mình, nên đã trả lời: Vậy để em gửi nó qua liên hệ trên trang web của thầy nhé ạ. À đúng rồi! Trang web của thầy sao em thấy không cập nhật gì thêm ạ?

Thầy Thái đáp: Bởi vì tôi chưa bao giờ lên web xem!

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Chẳng trách, tôi chỉ nghĩ, sao lần nào xem cũng giống như vậy, hình như không có ai quản lý? Vậy nếu người khác có vấn đề cần hỏi thầy cũng không biết, vậy thầy tạo web làm gì ạ?

Thầy Thái đáp: Tuyệt, cũng có người thực sự quan tâm đến tôi. Vậy đi, nếu sau này tôi viết gì đó, cô có thể xử lý giúp tôi biên tập lại.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Dạ được, vấn đề là thầy phải viết ra để em đưa nội dung vào website.

Điều xấu hổ nhất đã đến, sư công nhấc máy nghe điện thoại, đầu dây bên kia nhờ xem xét giúp chuyện mua nhà, sư công ghi lại thông tin Bát tự, quay qua kêu tôi lập mệnh bàn…

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: À, cái này em biết!

Thấy tôi như vậy, sư công chỉ biết cười. Tôi bắt đầu tự mình làm, nhìn thấy sư công lập mệnh bàn, kẻ vài đường thẳng, vừa làm vừa nói chuyện với tôi. Chưa đầy 5 phút sau, đã quay qua trả lời tin nhắn của khách.

Chao ôi, lợi hại quá, bên ngoài còn ái dám nói sư công chỉ có lý thuyết, chưa bao giờ thấy thực hành luận mệnh? Hôm nay 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã tận mắt chứng kiến trình độ thực sự của sư công rồi.

Gió đêm mát lạnh, vừa thưởng thức trà ngon, vừa bàn luận nhiều chủ đề thú vị, thời gian thực sự quá ngắn, 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 thật may mắn khi có thể thoải mái trò chuyện với một bậc thầy vĩ đại.

Trong tương lai, tôi sẽ còn nhiều thời gian để xin ý kiến của sư công. Thật vui vì sư công không cảm thấy tư chất kém cỏi của tôi làm khó chịu, mà vẫn có thể chịu đựng để nói chuyện với tôi.

Năm đó, tổ sư đã tặng sư công một câu nói: “Trị học nhượng cổ nhân vô chí, bất nhượng kim nhân vô lượng” – Học thức khiến người xưa không mất đi ý chí, nhưng không làm cho con người ngày nay trở nên vô lượng.

Nội dung Cuộc trò chuyện với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 xin khép lại tại đây.

Về những bất bình giữa thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, một cư dân mạng có tên “Thiển mặc viên minh” đã tóm tắt lại:

“Ân oán đúng sai vướng mắc mấy chục năm liền, khi Thái mở lớp, Lý tới học. Tuy nhiên, bài giảng của Thái chưa có tính hệ thống, chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Lý đã tóm tắt lại rất logic và hệ thống, theo thời gian, chúng được biên soạn thành một cuốn sách. Nhưng Thái giảng bài thì nói trước quên sau, vì vậy Thái muốn xin Lý tài liệu chép tay có hệ thống đó nhưng Lý từ chối đưa ra và mâu thuẫn nảy sinh từ đây.

Thái giảng bài tùy hứng và không ngờ rằng Lý là người chuyên tâm, chỉ tiếc rằng theo nhầm thầy. Thế là cuộc chiến đầy hận thù này đã xảy ra.

Kỹ pháp Phi tinh hoàn toàn không phải do Thái sáng tạo ra, chỉ là Thái dựa vào nhu cầu của thị trường Đẩu số, tiến hành đóng gói, gia công. Lý sắp xếp và biên soạn lại mang tính hệ thống.”

Trên đây đều là quá trình và nguyên do chính sự việc, thông qua đối chiếu buổi nói chuyện giữa đôi bên, cá nhân tôi cảm thấy có lẽ vẫn còn nguyên nhân về lới ích cá nhân. Trải qua nhiều bài viết giải thích, tôi tin rằng mọi người cũng phần nào hiểu được về việc truyền thừa trong mạch Bắc phái Đẩu số của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Ban đầu tôi dự định chia sẻ một số cách nhìn nhận về ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ ” Bắc phái trong kỳ tiếp theo. Nhưng trong lúc sắp xếp lại tài liệu, liền nhìn thấy một số thông tin về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Vốn dĩ sự xuất hiện của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 không thuộc vào khoảng thời gian từ đầu đến giữa năm1980. Nhưng vai trò và sự ảnh hưởng quan trọng của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đối với sự phát triển sau này của Tứ hóa Khâm thiên. Trong kỳ tiếp theo tôi sẽ nói về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧.

Trong kỳ sau, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sự truyền thừa của Đẩu số Bắc phái dưới góc nhìn của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ “.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟖

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑮𝒐́𝒄 𝒏𝒉𝒊̀𝒏 đ𝒖́𝒏𝒈 đ𝒂̆́𝒏 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑯𝒖̛́𝒂 𝑻𝒉𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝑵𝒉𝒂̂𝒏

Nội dung về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, ban đầu không được dự kiến trong loạt bài này. Chủ yếu vẫn là tìm hiểu về sự phát triển nhanh chóng của Bắc phái Đẩu số vào cuối những năm 1980. Do sự xuất hiện của nhiều hệ phái khác nhau, nhiều nội dung tài liệu không có cách nào kiểm chứng, ngoài ra phạm vi liên quan cũng tương đối rộng. Cho nên loạt bài này chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa những năm 1980.

Mặc dù thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 nổi lên vào cuối những năm 1980, tuy nhiên, sự đóng góp quan trọng của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 trong việc phát triển của Bắc phái Đẩu số và sự phân chia sau này thành hai hệ phái 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 và 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 trong học thuật Tử vi Đẩu số. Nếu thiếu đi thầy Hứa thì giống như chiếc xe bị mất một bánh. Làm sao có thể tiếp tục bàn luận, tìm hiểu về Bắc phái Đẩu số? Vì vậy, tôi sẽ bổ sung thêm phần giới thiệu về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 tại đây.

Cuốn sách đầu tiên của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 được xuất bản vào năm 1995.

Sau khi đọc xong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, tiếp tục đọc cuốn sách này mới phát hiện sự lợi hại của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Rất nhiều điểm kiến thức rời rạc đã được thầy Hứa sắp xếp, biên soạn lại một cách hệ thống, nhiều nguyên tắc khác nhau xuyên suốt trong toàn nội dung. Nó hỗ trợ rất nhiều trong việc nắm bắt kiến thức cơ sở cho người mới học. Ví dụ sử dụng những thay đổi vật lý và hóa học để so sánh tượng ý tứ hóa của tinh diệu. Nó thực sự giúp những người không có nền tảng kiến thức căn bản có thể dễ dàng hiểu được sự thay đổi của tinh diệu sau khi phi hóa. Trong lời nói đầu, thầy Hứa chia sẻ về việc bản thân từng phục vụ cho nền giáo dục trong suốt 20 năm. Khả năng tổng hợp, diễn dịch của thầy thực sự khiến cho người khác cảm thấy thán phục.

Tuy nhiên ở đây tôi chỉ có một gợi ý nhỏ, đề nghị mọi người nên đọc và nghiên cứu cuốn sách này cùng với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Ưu điểm của “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢” là tính hệ thống nhưng thiếu đi sự linh hoạt. Nói đơn giản, những nguyên tắc trong cuốn sách này không bao quát được mọi trường hợp, đối với trường hợp đặc biệt cũng cần phải được đặc biệt phân tích (có lẽ đây chính là điểm hấp dẫn trong giáo trình trung cấp và nâng cao, cụ thể thế nào mọi người hãy tự tìm hiểu nghiên cứu thêm). Ưu điểm của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” là các điểm kiến thức tương đối sâu rộng, nhưng vấn đề là không có tính hệ thống, chỉ đọc thôi cũng đã cảm thấy rối loạn rồi. Cả hai cuốn sách này có thể bổ sung và làm tài liệu tham khảo cho nhau; đồng thời nghiệm chứng trong thực tế. Nếu tách khỏi thực tiễn, chúng ta sẽ chỉ là những “nhà lý thuyết” nhắm mắt làm liều, theo ý chủ quan cá nhân, không cần biết đến thực tế khách quan.

Trong cuốn ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 “, thầy Hứa nói rằng sư phụ của thầy là 𝐇𝐨̂̃𝐧 Đ𝐨̣̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, cũng giống như lời tự thuật của thầy Thái về việc được 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 truyền dạy. Đó đều là những nội dung không thể kiểm chứng được.

Mọi người có thể thấy trang 319 ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 “, 𝐇𝐨̂̃𝐧 Đ𝐨̣̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 nói về số Thiên Địa, và nội dung trang 233 trong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” có vẻ như giống nhau?

Đồng thời, ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 ” không ngần ngại bộc lộ quan điểm của mình về một người nào đó:

“Điều khiến cho người khác không thể chịu nổi khi nhìn vào cái gọi là “người có lòng tốt”, là kẻ không có địa vị xã hội, nhưng lại làm trò mua danh trục lợi, cố tình vơ vét tiền bạc bừa bãi, thật đáng xấu hổ và lo ngại.” (Lời nói đầu)

“Sau đó do sự nổi tiếng của 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐗𝐗𝐗, “tự dụ ủng cáp tự ngạo” – kiêu ngạo, coi thường người khác và cho rằng mình là người giỏi nhất. Tự đặt ra một loạt khái niệm, thuật ngữ văn vẻ, bịa đặt câu truyện được truyền thừa từ XXX lão nhân (người không ai biết, chưa từng gặp mặt qua); và tự cho rằng bản thân mình có nền tảng nghiên cứu về quốc học, thậm chí tốt hơn so với học viện. Trong những năm gần đây, ông ta dạy lý học, phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh kết hợp với nguyên tắc Đẩu số. Thật xấu hổ vô cùng.” (Trang 7 – 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢)

Chỉ mấy năm gần đây, có người tự xưng mình là “Đại sư”, “Thái đẩu” trong giới Đẩu số. Nam Hạ tìm đến tác giả thảo luận về việc giảng dạy Đẩu số, đồng thời đưa ra mức giá 100.000 Đài tệ ~ 75 triệu VNĐ, tiền hoa hồng sẽ chia đôi. Tuy nhiên, tác giả lại là người không mưu cầu danh lợi, nên đã từ chối thẳng thừng. Không ngờ cái tên Nam Hạ này, lại dựng cờ hiệu lấy danh nghĩa thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, tìm cách đi đường vòng tham gia vào hiệp hội Mệnh lý. Liến kết với một nhóm phụ nữ chuyên moi vét, đào mỏ ở Chương Hóa – Đài Loan (kiếm tiền bẩn, với mục đích xấu xa thay đổi số mệnh), cùng với nhóm thuật sĩ giang hồ (tất cả đều là học trò và hội viên lớp cao cấp của tác giả) hành nghề lén lút ở thành phố Đài Trung. Lợi dụng việc ăn chia hoa hồng để tiện lấy danh sách hội viên, sau đó liên hệ từng người một qua điện thoại và yêu cầu họ không được cho thầy Hứa biết về hành vi mờ ám của mình. Và tăng học phí thêm 200.000 Đài tệ trong một cuộc thi kiếm tiền, ôm ấp dã tâm ngồi không hưởng lộc, há miệng chờ sung “ăn chặn” tiền người khác, thật không biết xấu hổ, trơ trẽn.” (Trang 310 – 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢)

Tôi tin rằng những ai theo dõi các bài viết trên page, dựa trên những thông tin được tiết lộ trong nội dung trên “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐗𝐗𝐗”, v.v. Không khó để đoán ra kẻ đến “割稻尾 – Cát đạo vĩ” – ngồi mát ăn bát vàng này là ai. Đây chính là nguyên nhân khiến hai người nảy sinh mâu thuẫn (Thái – Hứa). Kể từ đó trờ đi, cả hai lần lượt dựng cờ hiệu “𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐢𝐧𝐡” và “𝐓𝐮̛́ 𝐇𝐨́𝐚”. Giống như phái Hoa Sơn trong Tiếu ngạo giang hồ, chia thành hai phe phái Kiếm tông và Khí tông, khiến cho hậu thế dần rơi vào mê cung của Bắc phái Đẩu số.

Liên quan đến vụ việc “割稻尾 – Cát đạo vĩ”, một cư dân mạng tên “聞道有先後,術業有專攻” từng lên tiếng:

Hứa từng theo học Đẩu số từ Thái (giống như trường hợp của thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, đều là nghe danh “Đại sư” nên tìm đến học, kết quả sau cùng chẳng học được gì cả).

Thời gian đầu, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 dạy Đẩu số ở khu vực Chương Hóa, Đài Trung. Có nhiều học trò theo học được nhiều năm. Sau đó, nghe nói có học trò của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đang hợp tác với Thái, chuyển đến khu Chương Hóa – Đài Trung để tuyển học viên. Sau đó, tự xưng là thầy của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Thu học phí 20 – 30.000 Đài tệ ~ 120 – 220 triệu VNĐ. Cho nên thầy Hứa đã vô cùng tức giận, chửi bới Thái.

Trên đây là quá trình của vụ việc, mọi người cùng tham khảo.

Liên quan đến vụ rò rỉ ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” được đề cập trước đó, mẫu thuẫn giữa Thái và Lý, cùng với vụ việc “割稻尾 – Cát đạo vĩ”. Người quản lý “𝐟𝐥𝐲𝐬𝐭𝐚𝐫𝐜𝐡𝐨𝐮” trang web Mệnh lý 𝐃𝐞𝐬𝐭𝐢𝐧𝐲𝐍𝐞𝐭 cho biết (Nội dung văn bản gốc được đưa dưới đây, cá nhân tôi không đồng ý với nhận định về học thuật của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, bài viết sau sẽ thảo luận về vấn đề này):

“Tôi sẽ không có ý kiến gì về việc này! Chuyện này giao cho anh Trần bàn luận, dù sao anh ấy là người học Tứ hóa Khâm Thiên, còn tôi theo học Phi tinh Lương phái. Và cũng chỉ có anh Trần mới có quyền lên tiếng, chí nguyên của anh ấy là muốn kết hợp cả 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚.

𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐇𝐨́𝐚 “bản tự đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp” – vốn cùng một gốc, sao nỡ đốt thiêu nhau. Sau nhiều năm anh ấy điều tra nghe ngóng, phát hiện đều là giả tạo qua nhiều thế hệ. Anh ấy tìm thấy một vài kiến thức gì đó trong bản thảo của 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, sau đó, nó đã được chứng minh trong cuốn sách của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Có thể nói, cả hai hệ phái học thuật đều đến từ 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, chỉ có điều tại sao thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ lại truyền hai kỹ pháp cho những người khác nhau?

Anh ấy không hiểu được điều đó.

Bản thảo của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, đã tạo ra Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐚̀ 𝐋𝐚̣𝐜, 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐢, 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐢.

Về việc cùng thế hệ với 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, điều này là tôi nghe anh Trần nói. Trước tiên hãy nói về Cửu Tử kết lan, là học trò của 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Nghe nói, những người này đã gom tiền cho Thái đi học, sau đó quay lại dạy cho mọi người.

Lúc này, chỉ vì 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 không muốn giao tài liệu chép tay cho Thái nên đã dẫn đến mâu thuẫn giữa đôi bên. Đây cũng là thời kỳ Phi Tinh náo nhiệt nhất.

Hứa và Thái giống nhau, đều áp dụng phương pháp này để học. Chỉ vì có sự cố xảy ra, chính là Thái đã bí mật trực tiếp tiếp cận học trò của Hứa để tuyển học viên mà không có sự đồng ý của Hứa. Trong giới Đẩu số gọi vụ việc này là “割稻尾 – Cát đạo vĩ”. Vì thế, Hứa và Thái mẫu thuẫn cãi nhau và đây là thời kỳ Tứ hóa bắt đầu.

Vì vậy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 khá bất mãn, sau khi xuất bản sách đã vạch trần sự bê bối của Khâm Thiên.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bây giờ chúng ta phải tách biệt vai vế. Bởi vì, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đều đã qua đời. Chỉ những người thuộc thế hệ chúng tôi trở lên mới biết những điều này. Đương nhiên, 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 không muốn gây phiền toái cho Khâm Thiên, mà chỉ là mong muốn theo đuổi học thuật. Suy cho cùng, học thuật là thật, bắt nguồn từ 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀. Đó chỉ là quảng cáo đã được dàn dựng qua nhiều thế hệ, bạn chỉ nên tham khảo thôi.

Những thông tin trên được anh Trần và các thầy khác đưa ra để mọi người cùng tham khảo.

Hãy coi nó như một câu chuyện, nghe cho biết thôi.

Về phần truyền thừa của thầy Hứa, cá nhân tôi nghĩ có liên quan tới ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “, một cư dân mạng 触摸到的阳光 cho biết như sau:

“Học thuật của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 không loạn như 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, Có thể thấy nó giống với phương pháp ban đầu của Thái.”

Vì vậy, đây cũng chính là lý do tôi khuyên mọi người nên đọc và nghiên cứu “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢” kết hợp với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”.

Cuối cùng, thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đã qua đời vào tháng 3 năm 2014 (âm lịch) (hưởng thọ 65 tuổi), xin cảm ơn thầy đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy sự phát triển của Bắc phái Đẩu số!

Mệnh bàn của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧

Kỳ sau, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 có liên quan với nhau hay không?

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟗

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊” (𝟏)

Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 giảng dạy, đồng thời thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 ghi chép và biên soạn bài giảng – 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, gọi tắt là 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢. Vào thời điểm đó có thể nói nó là một cuốn sách “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” tương đối ổn. Đưa hệ thống Bắc phái hiện diện công khai với giới Đẩu số.

Với mong muốn hiểu sâu hơn về thời kỳ đẩu của Đẩu số Bắc phải, tôi muốn tìm ra một con đường đúng đắn để học Đẩu số Bắc phái. Đồng thời, tài liệu trong thời kỳ trước, chưa thông qua sự thay đổi, gia công lý luận của các “đại sư” sau này. Vì vậy, nó vẫn có thể giữ nguyên được diện mạo ban đầu của Đẩu số Bắc phái. Tôi đã bỏ ra gần hai tháng, đánh máy và sắp xếp lại cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Mặc dù Nhà xuất bản Kim Lăng sau đó đã xuất bản tập đầu tiên và tập 4 của bộ “𝐓𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”, biên soạn và xuất bản cuốn ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “. Nhưng một số nội dung đã bị xóa bỏ.

Đối với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ”, quan điểm cá nhân của tôi như sau:

Trước hết, việc giảng dạy “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” là một hình ảnh thu nhỏ trong quá trình học và nắm vững kiến thức Đẩu số Bắc phái của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Căn cứ vào tài liệu chép tay bài giảng mà tôi đã xem, toàn bộ quá trình học luôn trong tình trạng trì hoãn và mất nhiều thời gian. Bắt đầu từ buổi đầu tiên vào ngày 19/07/1982, cho đến hết buổi cuối cùng ngày 28/1/1984 (nghe nói có một số ghi chép sau đó vẫn chưa được cung cấp). Tổng cộng có 27 bài giảng, thời gian trì hoãn chậm nhất là 1 tuần, dài nhất là vài tháng.

Có người từng nói: “Thầy Thái vừa học vừa dạy, thu học phí của học trò, rồi đi tìm thầy theo học, học xong quay trở lại dạy cho học trò của mình.”

Dựa trên việc phân tích nội dung tài liệu ghi chép, tôi nhận thấy khả năng này là cực kỳ cao. Bởi vì, trong bản chép tay “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” ngày 28/1/1984 có ghi rằng: “Vẫn đang trong giai đoạn thu thập thông tin, không thể giải thích chi tiết, chờ cung cấp tài liệu, sẽ giải thích sau; bây giờ tôi không biết cách sử dụng nó, tôi sẽ dạy bạn khi tôi học được.” Nội dung này không có trong tập đầu tiên và tập 4 của bộ “𝐓𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́” do NXB Kim Lăng xuất bản, ảnh chụp bản thảo như dưới đây.

Vì vậy, có thể thấy kiến thức Đấu số Bắc phái của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 khi đó cũng đang trong giai đoạn học tập và nắm bắt.

𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐠𝐨𝐚̀𝐢 𝐥𝐞̂̀:

Việc vừa học vừa giảng dạy, dường như đang là xu hướng trong giới Đẩu số ở Đài Loan lúc bấy giờ. Thầy Thái mở lớp dạy học Tử vi Đẩu số cũng là khi ông bắt đầu theo học; sau khi thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 kết thúc khóa học, tài liệu chép tay của thầy bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài. Còn thầy 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠, sau khi lấy được tài liệu của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, ông đã sao chép gần như nguyên vẹn và bán cho học trò. Sau này, khi các thầy Tử vi khác có được cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ”, họ đã sao chép một số lượng lớn nội dung vào trong tác phẩm của mình và xuất bản. Vì vậy, rất nhiều cuốn sách Đẩu số từ cuối những năm 1980 đến 1990 gần như đều có bóng dáng “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” trong đó.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự truyền thừa của Tử vi Đẩu số Bắc phái thông qua cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “, vì nội dung tương đối nhiều nên tôi sẽ chia ra thảo luận thành nhiều vấn đề. Hẹn gặp lại các bạn trong kỳ tiếp theo.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟎

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊” (𝟐)

Trong kỳ này chúng ta sẽ tiếp tục nói về cách nhìn nhận của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”:

Ngay sau đó, sự xuất hiện của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” vào giữa những năm 1980 đã chứng tỏ sự lan rộng của Bắc phái Đẩu số ở Đài Loan. Trước những năm 1980, có ít nhất hai nhánh hệ Bắc phái (thậm chí còn nhiều hơn nữa). Một nhánh học từ bên thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, nhánh còn lại học bên thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Có thể nhánh bên thầy Thái thuộc hệ phái “𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭”, còn phía thầy Chu là phái “𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐧”. Điều này không có nghĩa là thầy Chu không chú ý đến lý thuyết, chỉ là tôi muốn nhấn mạnh sự khác biệt trong việc truyền thừa.

Kiến thức thầy Thái học được chính là những gì được miêu tả trong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, đầu tiên là tính trật tự, trình bày mạch lạc, nhiều nội dung tổng kết, và đặc biệt liên quan đến rất nhiều lời giải thích về Dịch lý và Đẩu số, cũng như độ sâu của lý thuyết. Rõ ràng là mạnh hơn nhánh của thầy Chu (cũng có thể học trò của thầy Chu chủ yếu nghiên cứu học thuật thông qua ví dụ thực tế cho nên thầy Chu ít khi nhắc về nội dung lý thuyết với họ). Ví dụ như Kỳ phổ thập nhị Kị tinh, phân loại các sao Kị. Thầy Thái lúc đó vẫn còn đang trong giai đoạn học Tử vi, trước tiên cũng thật khó để thầy tóm tắt một cách có hệ thống như vậy, kế đến độ sâu rộng trong nội dung lý thuyết rất khó có thể nắm bắt ngay đối với người mới học. Vì vậy, nhìn chung nội dung của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” chỉ có thể được truyền lại như vậy.

Vì không có thông tin tài liệu về những gì thầy Chu từng học nên chúng ta chỉ có thể hiểu gián tiếp qua các bài giảng của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và bản sao tài liệu mà thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 – 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠 chép tay lại của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧.

Đầu tiên, đánh giá từ hai bản tài liệu này, chúng ta sẽ thấy nó không có tính hệ thống cao và có cấu trúc lộn xộn. Nó phù hợp với phương pháp vừa học vừa hỏi, theo kiểu hỏi tới đâu, nghĩ tới đâu thì giảng tới đó. Ngoài ra, phần lớn nội dung còn mang tính “đoạn quyết”, có rất ít lời giải thích về nguyên tắc của những“đoạn quyết” này.

Thứ hai, nội dung mang tính lý luận học thuật Đẩu số dù được nhắc đến nhưng lại không có chiều sâu như “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”.

Thứ ba, hai tài liệu liên quan đến 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 không có nội dung nào về Kỳ phổ thập nhị Kị tinh. Vì vậy con đường thầy Chu đã đi có thể chỉ là luận mệnh trực tiếp cho người khác, những gì được tổng hợp, chắt lọc trong quá trình thực chiến cũng gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Vì thế, chúng ta gọi nó là phái “𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐧”.

Còn con đường mà thầy Thái đi đa phần đều được nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết học thuật. Giống như những gì 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã từng nói trong cuộc trò chuyện với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 rằng: “Thầy từng nói học Tử vi Đẩu số không chỉ sử dụng cho việc luận mệnh, mà còn cần phải nghiên cứu.” Vì thế, chúng ta gọi nó là phái “𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭” cũng tương đối phù hợp.

Đây là phương pháp quan trọng để nhìn vào sự khác biệt trong việc truyền thừa khác nhau từ hai nhánh hệ Bắc phái Đẩu số.

Ngoài ra, xét về khía cạnh vận dụng thủ pháp cụ thể, nội dung trong cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” cũng có một số điểm khác biệt với hai tài liệu mà thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 để lại (nhưng tựu chung là như nhau). Nội dung của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, có những luận đoán về vận hạn lưu niên hôn nhân cũng gần với diện mạo cuộc sống lúc bấy giờ hơn. Còn thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 thì mang tính truyền thống (có lẽ vì lý do này mà nhiều luận đoán sẽ chính xác hơn nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, “𝑃ℎ𝑢̣ 𝑚𝑎̂̃𝑢 𝑐ℎ𝑖 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ, 𝑚𝑜̂𝑖 𝑐ℎ𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐ℎ𝑖 𝑛𝑔𝑜̂𝑛” – khi mà con cái đến tuổi thường bị cha mẹ ép buộc phải kết hôn. Tuy nhiên, quan điểm của xã hội ngày nay về hôn nhân và tình yêu đã khác xa với quan điểm thời xưa, nếu bảo thủ áp dụng những luận đoán đó sẽ làm sai lệch so với thực tế).

Một ví dụ khác về luận đoán tử vong, trong cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” của thầy Thái, chủ yếu là “𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐢́ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐮̛̉ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭”, nhưng trong tài liệu của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 lại không có cách nói như vậy. Thay vào đó là quan tâm nhiều hơn đến cung Điền Trạch (một trong những nhân tố liên quan tử vong).

Liên quan đến tử vong phải xét cung Điền Trạch, tôi có thấy một câu chuyện được cư dân mạng có tên là “魏什么斗数研究” giới thiệu, xin chia sẻ lại với mọi người:

“𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, đều là những bậc tiền bối trong giới Đẩu số nổi tiếng ở Đài Loan, họ đã có được một cuộc đời viên mãn ở độ tuổi năm mươi, sáu mươi, và qua đời đều là do mắc bệnh.

Trên mang lưu truyền rất nhiều câu chuyện luận mệnh kinh ngạc của 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, khiến cho người nghe phải trầm trồ, thán phục, chỉ cần bạn lên mạng gõ là sẽ ra. Tôi nghe thầy giáo kể chuyện trong giờ học, thầy Chu qua đời vì đột quỵ, trước khi qua đời, ông đã suy luận được năm, tháng, ngày, giờ mình sẽ mất.

Nhớ lại câu chuyện thầy kể cách đây mấy năm trước, có thể có một số điểm khác biệt. Một ngày nọ, thầy Chu thức dậy và đi tắm như thường lệ. Nhưng hôm đó thầy ăn mặc rất gọn gàng, chỉnh tề. Sau khi dùng bữa trưa xong, thầy đột nhiên ngất lịm, thầy qua đời trên đường đến bệnh viện. Sau đó, người nhà tìm thấy một tờ giấy trong túi của thầy Chu, trên đó ghi rõ thời gian mất mà thầy đã dự đoán. Nhưng tại sao thầy Chu không thông báo trước cho gia đình hay chuẩn bị trước cho bản thân thì không ai rõ. Có lẽ đó là phong thái của bậc cao nhân.

Sau khi thầy Chu qua đời, không một ai trong số những học trò biết làm thế nào mà thầy lại suy luận ra được ngày mất của mình. Thầy Chu chưa có dạy điều này. Sau khi cùng nhau nghiên cứu và thảo luận, các học trò nhận ra rằng điều mà thầy Chu quan tâm chủ yếu chính là “cung Điền Trạch”. Điền Trạch là nơi sống, trú ngụ, khi nơi sống bị thay đổi, cũng là lúc lên thiên đàng.”

Vậy mối liên hệ giữa hai nhánh hệ Bắc phái này là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong kỳ sau nha.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟏

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊” (𝟑)

Về mối quan hệ trong việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, cá nhân tôi có một suy đoán táo bạo như sau:

Nhìn chung hai người đều có cùng hướng về mặt kỹ pháp, có lẽ là sư công của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ truyền dạy lại cho hai người, một là sư phụ của thầy Chu (trong lời mở đẩu của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 từng nhắc đến sư phụ Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧) sau đó truyền lại cho thầy Chu. Nhánh này dựa trên việc không ngừng luận mệnh thực tế, sau đó được tổng hợp lại để sát với thực tế. Vì vậy nó có độ chính xác cao hơn. Người còn lại chính là sư phụ của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (hoặc sư công của ông ấy), nhánh này có trình độ văn hóa cao hơn và hoàn cảnh sống cũng tốt hơn hẳn. Cho nên họ sẽ ít khi luận mệnh cho người khác, phần lớn thiên về nghiên cứu học thuật và có trình độ lý luận tương đối cao.

Sở dĩ tại sao lại suy đoán nguồn gốc từ sư công của thầy Chu. Đầu tiên, nó được gắn liền với thời điểm chính quyền Quốc dân đảng rút về Đài Loan với một số lượng lớn nhân sự trước khi giải phóng. Thứ hai, tư duy luận đoán của cả hai nhánh Bắc phái Đẩu số đều có cùng hướng chung, cho thấy thời gian truyền thừa giữa hai nhánh cách nhau không xa. Ví dụ, giống với việc học thuật của Đẩu số ngày nay đang không ngừng đổi mới. Nói cách khác, vài thập kỷ sau, “mẹ anh ấy thậm chí còn không nhận ra anh ấy nữa”. Mọi người hãy nhìn vào “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, tiếp tục nhìn vào các môn phái hiện nay, học thuật mới lạ đang tràn ngập khắp nơi, rốt cuộc còn bao nhiêu phiên bản khác của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” nữa?

Nói cách khác, có lẽ sự đổi mới về mặt học thuật nhằm mục đích:

Một là gây giật gân, thu hút sự chú ý, sau đó trở nên nổi tiếng để bạn có thể xuất bản sách và bắt đầu mở lớp học kiếm tiền.

Thứ hai là vá lại mắt xích còn thiếu trong hệ thống học thuật của bản thân, còn việc miếng vá đó có thực sự hữu dụng hay không thì không ai biết. Nếu không hữu dụng thì tiếp tục đưa ra học thuật mới và nâng cấp bản vá lên v2.0. …Cách tân, đổi mới càng nhiều, bản vá cũng nhiều hơn. Vậy mới có “mẹ” của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, người mẹ này thậm chí không còn nhận ra được những đứa con 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 của mình.

Chẳng phải trước đây Bắc phái Đẩu số không có những học thuật đổi mới này sao? Nếu không có những bản vá này, việc luận đoán sẽ không còn chính xác? Đây là điểm mấu chốt chúng ta cần suy nghĩ, làm thế nào để học Đẩu số? Học những gì?

Một số cư dân mạng trước đây đã để lại lời nhắn rằng phương pháp “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” áp dụng đã lạc hậu. Sau này có 𝐍𝐠𝐨̂ 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡, 𝐂𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮 và một vài đệ tự khác của thầy Thái; gần đây nhất là 𝐋𝐮̛𝐮 𝐊𝐢𝐦 𝐏𝐡𝐮̉ cũng tương đối tốt.

Nói thật tài liệu của những thầy này tôi không đi sâu nghiên cứu cụ thể nên không có quyền lên tiếng.

Tuy nhiên, gợi ý cá nhân của tôi là khi bạn đọc rất nhiều lý thuyết mà vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã học được, bạn có thể quay lại và đọc kỹ hơn nội dung cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Mặc dù “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” có những hạn chế nhưng nó cũng là tài liệu ít bị tạp nham, lẫn lộn nhất. Đáng để bạn bỏ thời gian, công sức để tìm đọc, nghiên cứu, chắt lọc hấp thụ tinh hoa từ đó. Hãy tìm ra những hạn chế của nó và sau đó điều chỉnh nội dung dựa trên sự hiểu biết của bạn về xã hội thực tế.

Hoặc sau khi bạn đã có nền tảng kiến thức cơ bản rồi hãy nghiên cứu tài liệu ghi chép “𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭” của thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Có rất nhiều đoạn quyết “khó hiểu” trong đó, khoảng 60 – 70% được sao chép lại từ ghi chú của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Giúp bạn có thể nhìn sơ qua dược phong mạo ban đầu trong nhánh phái của thầy Chu (Chú thích: Có hai phiên bản ghi chép của thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 một là sao chép trực tiếp từ tài liệu chép tay của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và bán cho học trò, sau đó đã bị người bên ngoài chỉ trích. Bản ghi chép này về cơ bản phản ánh rõ rệt dáng vẻ ban đầu trong tài liệu ghi chép gốc của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, ít được lưu truyền ra ngoài và có giá trị học thuật cao. Một phiên bản khác có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường, nội dung mang lối hành văn gãy gọn, dứt khoát, đi thẳng vào vấn đề, nhiều kiến thức tự bản thân thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 khai triển. Bản này chép lại 60 -70% ghi chép của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, nhưng một có số nội dung đã thay đổi…)

Giả thuyết nêu trên cho rằng thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đều xuất thân từ cùng một nhánh phái. Do không có tài liệu bằng chứng, nên chỉ dừng lại ở giả thuyết, có lẽ sau này cũng không còn cách nào có thể xác thực được. Hầu hết không có tài liệu và bằng chứng nào cho việc truyền thừa này, hoặc nó chỉ có thể được ghi chép lại trong nội bộ phái, người bên ngoài không biết, hoặc nó cũng có thể là do con người tự tạo dựng lên. Giống như nhiều năm trước, có người họ Thiệu tự nhận mình là cháu trai đời thứ 29 của Thiệu Ung và một người họ Trần tự nhân mình là hậu duệ đừ thứ 41 của Trần Đoàn.

Trong kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ cùng thảo luận một số nghi vấn tồn tại trong việc truyền thừa của Bắc phái.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟐

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊”

Về việc truyền thừa của Bắc phái, một giả thiết đã được nêu ra trong bài viết trước, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 có lẽ vốn xuất thân từ cùng một hệ phái. Trong kỳ này, chúng ta sẽ giải thích rõ hai câu hỏi tiếp theo:

Đầu tiên, có quan điểm cho rằng thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 trong cuốn “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢”, có đề cập đến sự truyền thừa sau đó của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ (có lẽ thầy Thái đã học từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, thầy Chu đã truyền lần lượt hai kỹ pháp Phi tinh và Tứ hóa cho 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧), nội dung trong sách như ảnh dưới đây.

Nhưng ý kiến cá nhân tôi: Đầu tiên, thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 dựa vào đâu lại nói như vậy? Mức độ áp dụng là bao nhiêu? (Rốt cuộc, vấn đề về việc truyền thừa, nếu là người bình thường thì không có gì đáng nói, nó sẽ được chứng thực một cách khách quan. Còn về phía thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, bản thân lại có mâu thuẫn lớn với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, cách nói này của thầy sẽ khó xác mình được là khách quan). Thứ hai, trong sách chỉ nói “thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ chỉ nhận dạy riêng”, không nói rõ là truyền thụ cho ai, nói một cách rất mơ hồ.

Hơn nữa, vào tháng 1 năm 1984, khi đó thầy Thái vẫn nói với học trò của mình trong lớp “Vẫn đang trong giai đoạn thu thập thông tin, không thể giải thích chi tiết, chờ cung cấp tài liệu, sẽ giải thích sau; bây giờ tôi không biết cách sử dụng nó, tôi sẽ dạy bạn khi tôi học được.” (tham khảo tài liệu chép tay “Bí nghi” – Trang 283). Ở thời điểm đó, thầy Chu đã qua đời được hơn một năm, như vậy chúng ta có thể thấy rõ ràng là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 không học từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

Cuối cùng, nếu thầy Thái học Đẩu số Phi tinh từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, còn 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 học với thầy Chu hơn 4 năm. Sau đó, các học trò của thầy Chu thành lập một nhóm nghiên cứu gồm 6 người. Có lẽ 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 không biết mình có một người đồng môn như thầy Thái. Trong sự kiện luận đoán Đẩu số sau này, thầy Thái đã không phớt lờ tình đồng môn, chấp nhận thi đấu.

Thứ hai là về vấn đề “𝐊𝐲̀ 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣ 𝐊𝐲̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡” không xuất hiện trong ghi chép hoặc tài liệu đào tạo của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Một số người nói rằng nó được ghi lại trong cuốn ” 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 ” của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, xuất bản tháng 2/1989. Điều này có nghĩa là phía thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ cũng được truyền thừa? Về vấn đề này, trong ấn bản đầu tiên cuốn “Phân tích” của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 vào tháng 1 năm 1991 (cuốn sách này tương đương với phiên bản được tối ưu hóa và cải tiến của ” 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 “) và trong ấn bản thứ 5 xuất bản năm 2018 không có “𝐊𝐲̀ 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣ 𝐊𝐲̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡 “.

Mặc dù thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 không trực tiếp đề cập đến vấn đề này nhưng trong “Lời nói đầu của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 ” có đoạn viết rằng:

“Người ta nói rằng vào tháng 10 năm 1984, cái tên “thiên cổ bất truyền chi mật” xuất hiện (ý chỉ cuốn Bí nghi Tử vi Đẩu số Phi tinh Tứ hóa Khâm thiên). Nó thực sự gây chấn động trong giới Đẩu số Đài Loan bấy giờ, nội dung trong đó viết về “tứ phượng, tam kỳ, lưỡng nghi”… Những lý thuyết học thuật chưa từng thấy trước đây, nó hoàn toàn mới lạ và thúc đẩy một tầm nhìn mới về việc học Tử vi Đẩu số. Sau này, người ta xác minh rằng độ chính xác có thể không được cải thiện, lúc đó thầy cũng đã qua đời được hơn một năm. Có được tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” này, nó thực sự khiến cho chúng ta đáng phải bỏ thời gian để đọc đi đọc lại, coi nó làm chuẩn tắc chủ đạo. Vì không theo nghiệp “luận mệnh”, nó chỉ mang tính chất như một thú vui với bạn bè, thiếu đi quá trình nghiệm chứng. Nội dung có phần giống với những gì thầy từng truyền dạy. Vì vậy, hầu như không có nghi ngờ gì về lập luận này. Bài đăng nhiều kỳ của ông ấy trên tạp chí Hương Hỏa, có thời gian chúng ta phải bắt buộc tìm đọc!

Mấu chốt nằm ở câu ” Sau này, người ta xác minh rằng độ chính xác có thể không được cải thiện”. Theo suy đoán cá nhân, khi thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 viết ” 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 “, có áp dụng nội dung “𝐊𝐲̀ 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣ 𝐊𝐢̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡” trong cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Nhưng sau đó thầy phát hiện ra một số vấn đề, nên khi viết cuốn “Phân tích”, nội dung liên quan không thể cải thiện độ chính xác đã bị xóa.

“𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” và các vấn đề liên quan xin kết thúc tại đây, sau khi nắm được bối cảnh cơ bản, chúng ta sẽ quay lại tiếp tục thảo luận. Kỳ sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 – Cuộc chiến lôi đài với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟑

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒄𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒍𝒐̂𝒊 đ𝒂̀𝒊 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈

Chúng ta thường thấy các cuộc tranh đấu tỉ thí trên võ đài thông qua màn ảnh truyền hình diễn ra rất lôi cuốn, nhưng thực tế sẽ như thế nào? Dưới đây là nội dung câu chuyện:

Đầu năm 1954, hai trường phái võ thuật ở Hong Kong là Thái Cực Quyền và Bạch Hạc đã xảy ra tranh chấp do thiên kiến bè phái. Đầu tiên họ tranh cãi trên báo chí và chỉ trích lẫn nhau. Hai bên đều cho rằng võ công của mình là giỏi và đối phương không là gì cả. Đến cuối cùng, cả hải bên đều không chịu nhượng bộ, oán hận khó nguôi ngoai, dứt khoát đòi ký sinh tử trạng “Các an thiên mệnh”. Cuộc so tài võ thuật giữa trưởng môn của hai phái (trưởng môn phái Thái Cực là Ngô Công Nghi, 53 tuổi; trưởng môn phái Bạch Hạc là Trần Khắc Phu, 35 tuổi) quyết một phen sống mái. Thời gian dự kiến là 4 giờ chiều ngày 17 tháng 1. Vì đấu võ đài bị luật pháp Hồng Kông cấm nên địa điểm đã được thỏa thuận ở Ma Cao, bên kia bờ biển.

Trước khi thi đấu, các tờ báo lớn đã dốc hết sức để quảng bá cho trận đấu, ôm ấp ảo tưởng về các câu chuyện truyền kỳ võ hiệp, công chúng đã dành sự quan tâm chưa từng có cho cuộc tranh tài này. Nghe nói hai ngày trước trận đấu, tất cả các khách sạn ở Ma Cao đều kín phòng, nhiều người không tìm được chỗ ở phải lang thang trên phố vào ban đêm…

Ngày diễn ra cuộc thi, ban tổ chức đã sử dụng các loại máy quay tiên tiến nhất vào thời điểm đó để ghi lại toàn bộ quá trình thi đấu (mọi người có thể tìm kiếm trên mạng “Bạch Hạc môn đại chiến Thái Cực môn”).

Sau khi trận đấu bắt đầu, thật đáng ngạc nhiên là toàn bộ quá trình không hề rầm rộ sôi nổi, đôi bên đưa đẩy qua lại không thắng không thua, cũng không phải từng đợt cao trào nối tiếp nhau. Trên thực tế, trận đấu này chỉ kéo dài chưa đầy vài phút, đầu trận đấu hai bên còn khởi động tạo dáng vài tư thế quyền thuật. Sau đó, cả hai đã không tự chủ được đấm loạn xa chân tay. Trận đấu kết thúc bằng việc Ngô Công Nghi – trưởng môn của phái Thái Cực Quyền, đấm Trần Khắc Phu – trưởng môn phái phái Bạch Hạc, bằng một cú đấm vào mũi khiến máu chảy khắp mặt.

Sau đó thì sao? Sẽ không có gì sau đó nữa. Tất cả điểm huyệt nội khí, khí công né đòn chỉ là trí tưởng tượng của mọi người mà thôi. Toàn bộ quá trình không khác gì một cuộc chiến giữa những người bình thường với nhau. Có vẻ như việc thi đấu trên cùng một võ đài là cách tốt nhất để kiểm tra khả năng thực sự của họ.

Còn trong giới Đẩu số của Đài Loan, vào cuối năm 1984, một sự kiện thi đấu trên võ đài cũng được diễn ra. Hai nhân vật nổi tiếng của Đẩu số Bắc phái lúc bấy giờ là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Trùng hợp lúc đó có một cuộc họp thường niên, vì tình thế ép buộc, hai người buộc phải tranh đâu trên cùng một võ đài, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?

Khi đó, cùng với doanh số bán chạy của cuốn ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “, tên thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đã trở nên nổi tiếng khắp vùng gần xa. Đẩu số Bắc phái đã bước vào thời kỳ phát triển huy hoàng. Theo thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡:

“Sự xuất hiện của các quảng cáo và thông tin về việc mở lớp có ở khắp mọi nơi, 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐇𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧, 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 … Nhưng vấn đề là gì? Công chúng sẽ không quan tâm, cũng giống như Sư tử hội, Rotary, Tongji…cũng đều tổ chức các lớp học cho hội viên. Cho nên các thầy được lựa chọn cũng chỉ là nhất thời!

Cuối năm 1984, chi nhánh câu lạc bộ Lion (Sư tử hội) ở Đài Trung, đã tổ chức cuộc họp thường niên tại nhà hàng Nhật Bản phía trước miếu Khổng Tử trên đường Song Thập. Ban tổ chức còn mời thầy Đẩu số đến diễn thuyết. Nhân tiện, tuyển sinh và tổ chức các lớp học cho thành viên. Họ đã mời ai? Tất nhiên là phải mời người diễn thuyết nổi tiếng nhất của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” A lúc bấy giờ! (Trong tất cả các bài báo, tên của A đều không được nêu ra trực tiếp, hầu hết đều viết theo kiểu “𝐠𝐚̂𝐲 𝐜𝐡𝐚̂́𝐧 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐥𝐮́𝐜 𝐛𝐚̂́𝐲 𝐠𝐢𝐨̛̀” hoặc “𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧”, duy nhất chỉ có một bài viết nói rõ “𝐭𝐚́𝐜 𝐠𝐢𝐚̉ 𝐜𝐮𝐨̂́𝐧 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”)

Trước khi tổ chức cuộc họp thường niên, một hội viên phản ánh rằng có thầy tên 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, bản thân từng tham gia lớp học của thầy Từ, trình độ Tử Vi của ông ấy cũng rất cao. Nhưng vì buổi sắp xếp phát biểu tại cuộc họp thường niên đã được công bố nên không có gì thay đổi. Vì vậy thầy A là người diễn thuyết chính, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 ngồi bên dưới làm khán giả.

Vào ngày họp mặt thường niên, sau khi thầy A phát biểu xong. Lúc bấy giờ có thể nói học thuyết Đẩu số của Bắc phái còn rất mới, bài giảng của thầy A cũng rất sinh động và được các thành viên yêu thích. Kết thúc buổi họp, các thành viên tham gia báo danh lớp học Đẩu số.

Lúc này có người đề xuất, trong buổi họp có hai thầy, nên chọn thầy nào? Một người khác đề nghị chọn ngẫu nhiên một vài người trong số những người có mặt và để hai thầy luận mệnh tại chỗ trước khi đưa ra quyết định theo học thầy nào. Đề nghị này đã nhận được sự hưởng ứng của mọi người, do thời gian có hạn nên 3 người được chọn ngẫu nhiên để cung cấp mệnh bàn Đẩu số của mình.

Lúc này, cá nhân tôi đoán rằng có thể thầy A đang có 2 luồng suy nghĩ. Một là trong lòng đang nghĩ thầm, là kẻ vô danh tiểu tốt nào dám đến để vượt mặt (chuyện làm ăn) ta đây, chờ lát nữa ta cho đẹp mặt! Hai là khá khen cho Sư tử hội các người, lại có thể sắp xếp võ đài tỉ thí ở đây, nhưng rồi nghĩ tới việc bị ép đến bước đường này. Nếu giờ rời đi, sau này làm sao có thể lặn lộn trên giang hồ được nữa, đành cắn răng chấp nhận thử thách.

Sau khi mệnh bàn Đẩu số của 3 thành viên được cung cấp, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và thầy A đều đăm chiêu nhìn vào mệnh bàn Đẩu số, lát sau người dẫn chương trình sắp xếp để thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 nói kết quả trước. Thầy Từ nói với người dẫn chương trình, mệnh bàn này vào năm xx, cậu đã ly hôn người vợ đầu do nguyên nhân có kẻ thứ 3 xen vào. Đối phương nghe xong liền gật đầu, lập tức cả khán đài vang lên âm thanh lớn tỏ vẻ trầm trồ. Thầy Từ lại nói với chủ nhân của mệnh bàn thứ hai, vào tháng xx trong năm nay, bạn đã chi tiêu hàng triệu Đài tệ! Ngay cả số tiền là bao nhiêu cũng đã được nói ra, và chủ mệnh bàn bấy giờ chỉ biết nói một câu “Đúng vậy!” và xác nhận không có gì sai. Lập tức cả khán phòng xì xào, mọi người cầm mệnh bàn lên xem bí ẩn rốt cuộc nằm ở đâu?

Khi nói đến mệnh bàn thứ ba, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 trả lời, trưa hôm nay cậu mời người ta ăn cơm, cậu làm chủ! Đối phương gật đầu đồng ý, hội trường lập tức trở nên náo động, mọi người vây quanh 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, muốn biết thầy Từ luận đoán như thế nào.

Lúc này người dẫn chương trình cố gắng duy trì trật tự trong khán phóng, dù sao thầy A cũng chưa phân tích 3 mệnh bàn này, nói không chừng gừng càng già càng cay, kịch hay vẫn ở đằng sau thì sao.

Đến lượt thầy A luận giải, kết quả thầy A nói rất nhiều, hầu hết đều rất mơ hồ và chung chung về tính cách và những luận đoán tương tự (Chuyện ngoài lề: Khi mọi người học Đẩu số, nếu bạn gặp một người suốt ngày nói về tâm lý và tính cách của một tinh diệu nào đó. Nó không khác gì khi đang nói về cung Hoàng đạo, lúc này bạn cần phải chú ý. Theo ý kiến thiển cận của tôi, so với các phương pháp khác, một trong những ưu điểm tương đối của Đẩu số là nắm bắt được sự thay đổi của “𝐕𝐚̣̂𝐧”, ngoài ra một số cường giả thậm chí còn cho rằng có thể thông qua mệnh bàn Đẩu số suy luận chi tiết đến tháng, ngày, giờ. Thật như chuyện hài tiếu lâm.)

Vì vậy, sau khi kết quả luận giải được đưa ra, thầy A không còn thần sắc như lúc mới đến. Mọi người tập chung xung quanh thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Lúc này, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã trở nên nổi tiếng “nhất chiến thành danh”. Trở thành một trong những bậc thầy trong giới Đẩu số Đài Loan!

Về phần thầy A, ông không còn dấn thân vào lĩnh vực luận mệnh mà chuyển sang con đường nghiên cứu học thuật, sau này ông viết lên nhiều kiệt tác về những tâm đắc, kinh nghiệm nghiên cứu Đẩu số của bản thân, để lại trong giới mệnh lý Đẩu số truyền thuyết “𝐶ℎ𝑖̉ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑡, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ”.

Sự việc và quá trình trên đây chủ yếu tham khảo thông qua cuốn ” 𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 ” do tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 viết và các bài báo trên mạng. Nội dung cơ bản sẽ không có quá nhiều chênh lệch so với thực tế, nếu có sai sót xin để lại bình luận để mình sửa nhé!

Liên quan đến sự việc này, trong kỳ tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐4

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑷𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒊́𝒄𝒉 𝒔𝒖̛̣ 𝒌𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒍𝒐̂𝒊 đ𝒂̀𝒊

Như đã đề cập trong nội dung kỳ trước, vào năm 1984, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã có một cuộc “thi đấu luận mênh” với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 tại cuộc họp thường niên của Sư tử hội. Trong cuộc tranh đấu, ban tổ chức đã chọn ngẫu nhiên mệnh bàn của ba hội viên ngay tại khán phòng để luận mệnh cho họ. Kết quả là thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 bỗng nhiên nổi tiếng “nhất chiến thành danh”. Liệt vào hàng ngũ bậc thầy trong giới Đẩu số tại Đài Loan lúc bấy giờ.

Về trận quyết đấu này, đó là một sự kiện diễn ra rất tình cờ ngoài sự sắp đặt của ban tổ chức. Trước khi thầy Thái phát biểu tại buổi họp, thầy không hề biết sẽ có cuộc thi đấu. Hơn nữa, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 khi đó cũng không có danh tiếng. Sau đó, khán giả bắt đầu cổ vũ và hy vọng được chứng kiến hai bên thi đấu.

Thứ nhất, thầy Thái không thể rời khỏi sân khấu. Thứ hai, bản thân thầy cũng không rõ lai lịch của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, có thể là hơi có chút khinh thường. Nếu thầy Thái kiên quyết không chịu nghênh đấu, làm bộ tức giận bỏ đi, có lẽ sẽ không xảy ra chuyện này. Một phần là do thầy quá tự tin, coi thường đối phương, mới dẫn đến câu chuyện ngoài dự liệu này. Cũng giống như Mã Bảo Quốc, khi gặp phải đối thủ có võ công thực sự, bản thân không tự lượng sức mình, vì vậy đã dẫn đến kết quả thua một cách bi thảm.

Về sự việc này, quan điểm cá nhân tôi như sau:

Trước hết, có thể thông qua sự việc này để loại trừ khả năng 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 học Đẩu số từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀. Có tin đồn trên mạng Internet rằng thầy Chu đã dạy Phi tinh và Tứ hóa riêng cho 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Từ đó phân chia thành hai phái, nghi vấn này có thể chấm dứt tại đây. Nếu 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 theo học thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ thì ông ấy và 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 sẽ là huynh đệ đồng môn. Trong trường hợp này, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 sẽ không cố tình để xảy ra câu chuyện huynh đệ tương tàn giữa các đồng môn.

Tại sao tôi lại chắc chắn 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 sẽ không làm điều đó? Thành thật mà nói, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 là con người khá khiêm tốn. Ông ấy khiêm tốn đến mức không bao giờ dựa dẫm vào danh tiếng của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ để đề cao bản thân. Như thầy Trần Nghĩa Thừa đã nói, “𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đến lúc chết vẫn nghèo nhưng lại rất chí khí, ông ấy sẽ không bịa đặt tạo dựng câu chuyện. Đây mới là dịch đức – thuận theo bản tính, thuận theo bản ý, thuận theo tự nhiên là đức hạnh.”

Mặc dù có một số học trò của thầy Chu, ngoại trừ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 và một vài người không có tên tiếng trên mạng (không có danh tiếng không có nghĩa là trình độ thấp). Nhưng tôi tin vào trình độ Đẩu số của thầy Chu, khi truyền dạy cũng phải lựa người, nhân phẩm là yếu tố đầu tiên. Nếu như vậy, sẽ không có trường hợp của 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, sư phụ và đệ tử mâu thuẫn với nhau. Nếu 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 là người theo đuổi danh lợi, tìm phóng viên viết một bài về sự việc này và đăng trên báo, có lẽ danh tiếng và tiền tài sẽ đến một cách tự nhiên. Tuy nhiên, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã không làm như vậy, sau khi sự việc xảy ra cũng chỉ được một bộ phận người biết đến. Thứ nữa, cuộc tranh tài này cũng chứng minh được hai nhánh truyền thừa của Bắc phái từng bị nghi ngờ trước đó. Một bên là hệ phái theo lối nghiên cứu học thuật, bên còn lại theo hệ phái thực chiến. Sự va chạm trực tiếp giữa hai nhánh phái khiến chúng ta phải suy nghĩ, làm thế nào để học Đẩu số? Học kiến thức gì?

Đẩu số Bắc phái đã phát triển cho đến ngày nay, có nhiều hệ phái mọc lên như nấm ở Đài Loan, lý thuyết được gói gọn trong ngôn ngữ hiện đại khiến người ta nhất thời choáng váng. Nghĩ lại, trước đó ở thời kỳ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, những gì ông truyền dạy cho 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 không có nhiều lý thuyết hay thuật ngữ. Tại sao nó vẫn chính xác như vậy? Có phải chúng ta đang bị đánh bại bởi lý thuyết?

Cũng có thể những gì tôi nói ở trên sẽ bị nhiều người phê bình, chỉ trích. Nhưng ý định ban đầu của tôi vẫn giống như những gì đã viết ở kỳ đầu tiên. Làm thế nào để học tốt Tử vi Đẩu số? Tìm hiểu thật nhiều như vậy về lịch sử phát triển của Đẩu số Bắc phái, không phải mục đích chỉ để đọc cho vui, nói chuyện phiếm sau cuộc trà dư tửu hậu. Mà là tìm lại và nghiên cứu những kiến thức đáng trân trọng đã ẩn giấu trong quá trình phát triển của Đẩu số, lý thuyết không nhất định phải là càng mới càng tốt. Khi những lý thuyết mới ra đời, mọi người nên sờ vào túi tiền của mình trước khi đưa ra quyết định .

Cuối cùng nói qua một chút về chuyện khác, trước đây tôi đã chia sẻ câu chuyện về sự nổi tiếng của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 trong một group trên WeChat. Một thành viên trong nhóm đã đặt ra câu hỏi, phải chăng những người có cùng mệnh bàn Đẩu số đều ly hôn vào năm đó? Cùng chi tiêu ra hàng triệu Đài tệ? Có phải tất cả họ đều đãi khách vào ngày hôm đó? Ngoài ra, nhiều người cho rằng có nhiều người cùng mệnh bàn như vậy, nó thậm chí còn không đáng tin cậy bằng Bát tự?

Bởi vì ghi chép luận đoán của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 lúc đó vẫn không bị rò rỉ ra ngoài (có lẽ trong những bài giảng tiếp theo của các hội viên, sẽ giải thích về cách suy luận, chỉ đáng tiếc là không có ghi chú nào liên quan xuất hiện). Ở đây tôi chỉ chia sẻ quan điểm cá nhân, trong khi luận đoán về lưu nhật có một phương pháp sử dụng rất nhạy bén. Trong tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” gọi đó là “xúc cơ”, trong bản chép tay của 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 gọi đó là “Mai hoa dịch (Đẩu số)”. Đó đều là những phương pháp bổ sung thông tin ngày tháng khi đặt vấn đề được đưa vào tham luận cùng với mệnh bàn Đẩu số. Tất nhiên, vẫn có sự khác biệt trong phương pháp (trong những ví dụ của thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, rất nhiều vấn đề được đặt ra kèm theo thời gian, điều này ắt có ý nghĩa thâm sau của nó). Như vậy, câu hỏi về mệnh bàn cùng thông tin giống nhau có phải đã được giải quyết? Bởi vì có rất nhiều người sinh cùng một thời điểm, nhưng những người đến tìm bạn luận mệnh có phải là duy nhất hay không?

Phương pháp này chắc cũng giống như “Bát tự hậu thiên” mà tôi đã từng được nghe trước đây. Tức là lấy thời gian sinh là “Bát tự tiên thiên”, thời gian đặt vấn đề là “Bát tự hậu thiên”. Tiên thiên phối hợp với hậu thiên, điều này có thể giải quyết được vấn đề cùng Bát tự nhưng khác nhau về cuộc đời. Nhưng làm thế nào để tiên thiên phối hợp với hậu thiên, ngũ hành bị đảo ngược như thế nào? Đây đều là những bí kíp chưa được truyền ra ngoài, nếu không phải truyền nhân thì không ai biết được.

Đẩu số Bắc phái bắt đầu từ việc truyền thụ “nội bộ” sang “công khai”, để cho phương pháp tiên thiên phối hợp với hậu thiên của Đẩu số được hiện diện ra bên ngoài, đáng để chúng ta học tập, nghiên cứu. Chúng ta nên biết một điều, quá trình truyền thừa công khai của Đẩu số Bắc phái vẫn sẽ tiếp tục lún sâu vào đầm lầy, bạn có thể tìm thấy được vàng trong đó hay không? Tất cả đều phụ thuộc vào cơ duyên, sự lĩnh ngộ và nỗ lực của mỗi người.

Về việc giải quyết vấn đề cùng mệnh bàn, ví như thùy tượng và hiển tượng. Nhưng xét theo luận đoán của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 về sự việc trên, trong suốt quá trình luận giải đều không có bất kỳ sự tham gia thảo luận của mệnh chủ, và cũng có thể là trao đổi qua lại để xác thực mệnh bàn. Tuy nhiên, trong các tài liệu lan truyền đều không đề cập đến trường hợp này nên coi như không có.

Ngoài ra, tôi còn thấy trên mạng có người sử dụng “Đẩu số chiêm sự” (gọi tắt là Tử chiêm), lấy thời điểm ngay lúc đó để lập mệnh bàn, luận đoán những gì đang được hỏi. Đây là “Đẩu số hậu thiên thuần túy”, đối với việc đặt câu hỏi, cũng sẽ có công dụng riêng của nó. Nhưng vì nó bị tách khỏi mệnh bàn Đẩu số tiên thiên nên thông tin phản ánh sẽ không ổn định như mệnh bàn tiên thiên, và ưu điểm là không cần phải hỏi đối phương giờ sinh.

Nội dung kỳ này xin được khép lại tại đây, trong kỳ tiếp theo chúng ta sẽ nói về những câu chuyện khác của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧.

-Cát Nhân-

(Chép lại từ Fanpage: Bắc phái phi tinh đẩu số Lương Nhược Du-北派飛星斗數 梁若瑜)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Chuyện kể về những năm tháng ấy của Tử Vi Bắc Phái

𝑲𝒚̀ 𝟏:

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́ 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒃𝒂̆́𝒕 đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒖̛̀ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒖𝒐̂́𝒏 𝒔𝒂́𝒄𝒉 𝒍𝒂̣̂𝒖 𝒗𝒆𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈

Do sự phức tạp trong quá trình phát triển hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số, cho nên nội dung bài viết này chỉ giới thiệu sơ lược về tình hình phát triển Tử Vi Bắc Phái trong khoảng thời gian đầu những năm 1980…

𝐋𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́?

Tôi tin rằng trong mỗi chúng ta khi mới bắt đầu học Tử vi đẩu số, nhiều bạn học thường dựa vào sách và video do người khác giới thiệu. Khi họ đã nắm vững những kiến thức cơ bản và sẵn sàng đi sâu vào nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng trên thị trường có vô số thông tin tài liệu về Tử vi đẩu số, những thước phim bài giảng của các thầy mệnh lý nổi tiếng, thêm vào đó là nhiều hệ phái khác nhau. Nhìn từ góc độ tổng quan, Tử vi đẩu số được chia thành 2 hệ phái chính là Nam – Bắc phái. Bắc phái lại được phân chia thành Hoa sơn Khâm Thiên tứ hóa, Khâm Thiên tứ hóa, Phi tinh Lương phái, Hà Lạc phái, Khâm Thiên vô cực môn, v.v.. Khiến cho người học cảm thấy choáng ngợp, chưa biết ngã ngũ ra sao.

Năm ấy, bản thân tôi cũng chưa biết phải bắt đầu từ đâu với đống tài liệu vô vàn ấy. Những ngày tháng sau đó, để làm rõ sự phát triển của Tử vi đẩu số, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và hiểu về xuất phát điểm trong hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số. Tôi đã lên mạng tìm kiếm thu thập tài liệu, tiến hành phân tích, sắp xếp lại thông tin…

Quay trở lại khoảng thời gian năm 1996, khi đó tôi có mua một cuốn sách ở sạp ven đường, chất lượng in tương đối kém và sai nhiều lỗi chính tả – “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧” (tác giả 𝐓𝐮̛ Đ𝐨̂̀ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚̂𝐧). Nội dung cuốn sách giới thiệu về hệ phái Hà Lạc, tôi tin rằng đây là cuốn sách đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc đại lục viết về hệ thống Bắc phái, và đó cũng là cuốn sách giấy được lưu hành rộng rãi nhất vào khoảng thời điểm đó.

Vì lúc ấy tôi vẫn còn đang đi học và chương trình học tương đối nặng. Cho nên tôi không nghiên cứu quá sâu về cuốn sách mà chỉ đọc lướt qua nội dung cuốn sách. Tuy nhiên, có một vài chi tiết trong cuốn sách khiến tôi ấn tượng sâu sắc:

“𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑎̂̀𝑛, 𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑘ℎ𝑎́𝑐ℎ 𝑠𝑎̣𝑛 𝑇𝑎̂𝑛 𝑈𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑜̛̉ 𝑇𝑎̂𝑛 𝑇𝑟𝑢́𝑐 𝑣𝑜̣̂𝑖 đ𝑖 𝑡𝑖̀𝑚 𝑣𝑜̛̣ 𝑛𝑒̂𝑛 đ𝑒̂́𝑛 đ𝑎̂𝑦 ℎ𝑜̉𝑖 𝑡ℎ𝑎̆𝑚. 𝐾ℎ𝑖 đ𝑜́, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑥𝑒́𝑡 𝐿𝑢̛𝑢 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑃ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑒̂, 𝑐𝑎𝑛 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝐵𝑖́𝑛ℎ 𝐿𝑖𝑒̂𝑚 𝑇𝑟𝑖𝑛ℎ ℎ𝑜́𝑎 𝐾𝑖̣ 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑝 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝐷𝑎̣̂𝑢, 𝑡𝑜̂̉ ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑐𝑢𝑛𝑔 𝐷𝑎̣̂𝑢 𝑙𝑎̀ 𝐿𝑖𝑒̂𝑚 𝑃ℎ𝑎́. 𝑉𝑖̀ 𝑣𝑎̣̂𝑦, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ đ𝑢̛𝑎 𝑟𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑔𝑖𝑎̉ đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑡𝑎́𝑜 𝑏𝑎̣𝑜: 𝐶𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢̛̉𝑎 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖̣𝑡 𝑙𝑜̛̣𝑛 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑐𝑢̛̉𝑎 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑐𝑎̂𝑦 𝑜̛̉ 𝑐ℎ𝑜̛̣ 𝑇𝑎̂𝑦 𝑀𝑜̂𝑛. 𝑆𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑑𝑜̃𝑖 𝑠𝑢̛̣ 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐, 𝑞𝑢𝑎̉ đ𝑢́𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑑𝑢̛̣ đ𝑜𝑎́𝑛. 𝑇ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖̃ 𝑛𝑎̆𝑚 đ𝑜́ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ 𝐻𝑎̀ (đ𝑎̃ 𝑞𝑢𝑎 đ𝑜̛̀𝑖) 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑠𝑢̛̣ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛, 𝑐ℎ𝑎̆́𝑐 ℎ𝑎̆̉𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑑𝑢̀𝑛𝑔 𝑘𝑦̃ 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑛𝑎̀𝑦 𝑟𝑜̂̀𝑖!”

“𝑇𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑏𝑎̣𝑛 ℎ𝑢̛̃𝑢, 𝑛𝑎̆𝑚 𝑁ℎ𝑎̂𝑚 𝑇𝑢𝑎̂́𝑡 1982 𝑑𝑜 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑎̆𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑡 𝑏𝑎̣𝑖. 𝐶𝑢̀𝑛𝑔 𝑐𝑢̛̣𝑐, 𝑐ℎ𝑎́𝑛 𝑛𝑎̉𝑛 𝑙𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑡𝑖̀𝑚 đ𝑒̂́𝑛 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ 𝐻𝑎̀ đ𝑜𝑎́𝑛 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ 8 𝑙𝑎̂̀𝑛, 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̃𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂ 𝑡𝑎̀𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢. 𝑇ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑙𝑎̀ “𝐿𝑎̂𝑚 𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑡𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑔𝑢̛ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑜̂́𝑖 𝑛ℎ𝑖 𝑘𝑒̂́𝑡 𝑣𝑜̃𝑛𝑔” (𝑇𝑜̛́𝑖 𝑣𝑢̛̣𝑐 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑚𝑜𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑐𝑎́ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑣𝑒̂̀ đ𝑎𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛́𝑖 – 𝑐𝑜𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛ℎ đ𝑜̣̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛̣𝑐 𝑐𝑢̣ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑒̂̉ đ𝑎̣𝑡 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑚𝑢̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝑚𝑖̀𝑛ℎ), 𝑠𝑎𝑢 đ𝑜́ 𝑙𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑡𝑟𝑜̛̉ 𝑣𝑒̂̀ 𝑚𝑢𝑎 𝑠𝑎́𝑐ℎ 𝑡𝑢̛̣ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢. 𝑁𝑎̆𝑚 𝑄𝑢́𝑦 𝐻𝑜̛̣𝑖 1983, 𝑑𝑜 𝑛𝑜̛̣ 𝑛𝑎̂̀𝑛 𝑚𝑎̀ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑟𝑜̂́𝑛 𝑐ℎ𝑎̣𝑦, 𝑙𝑢́𝑐 𝑛𝑎̀𝑜 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑛𝑜̛𝑚 𝑛𝑜̛́𝑝 𝑙𝑜 𝑠𝑜̛̣ đ𝑢̣𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑛𝑜̛̣, đ𝑢́𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 ℎ𝑜̂̀𝑛 𝑛𝑎́𝑡 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑡𝑖́𝑛ℎ, 𝑛𝑔𝑎𝑦 𝑐𝑎̉ 𝑙𝑢́𝑐 𝑛𝑔𝑢̉ 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎𝑜 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝑎̂𝑢 𝑙𝑜. Đ𝑒̂́𝑛 𝑛𝑎̆𝑚 𝐺𝑖𝑎́𝑝 𝑇𝑦́ 1984, 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑡𝑜̛́𝑖 2 𝑛𝑎̆𝑚 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑇𝑢̛̉ 𝑣𝑖, 𝑙𝑎̂̀𝑛 đ𝑎̂̀𝑢 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑡𝑜̂𝑖, 𝑠𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑠𝑜 𝑡𝑎̀𝑖, 𝑡𝑟𝑖̀𝑛ℎ đ𝑜̣̂ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑣𝑎̂̃𝑛 ℎ𝑜̛𝑛 ℎ𝑎̆̉𝑛 𝑡𝑜̂𝑖.”

“𝑁𝑎̆𝑚 𝑛𝑔𝑜𝑎́𝑖, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑜̛̀ 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑔𝑜̛̃ 𝑻𝒖̛̀ 𝑻𝒊̃𝒏𝒉 𝑸𝒖𝒂𝒏, 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑛𝑜́𝑖 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 𝑟𝑎̆̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ 𝑜̛̉ 𝑘ℎ𝑢 𝑣𝑢̛̣𝑐 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝐻𝑜̀𝑎 đ𝑜𝑎́𝑛 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛, 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ đ𝑜𝑎́𝑛 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑥𝑎́𝑐 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 đ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑠𝑒̃ 𝑐ℎ𝑒̂́𝑡, 𝑘𝑒̂́𝑡 𝑞𝑢𝑎̉ ℎ𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑡𝑟𝑢̀𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̛́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑑𝑖 𝑛𝑔𝑜̂𝑛 𝑜̂𝑛𝑔 𝑎̂́𝑦 đ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̣𝑖.”

Thông qua nội dung trong cuốn sách, có thể thấy kiến thức Tứ hóa đẩu số của tác giả chủ yếu được học từ 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧.

“Đ𝑎̂̀𝑢 𝐻𝑎̣ 𝑛𝑎̆𝑚 1984”, 𝑇𝑢̛̀ 𝑇𝑖̃𝑛ℎ 𝑄𝑢𝑎𝑛 (𝑇𝑢́ 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛) đ𝑒̂́𝑛 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑠𝑜 𝑡𝑎̀𝑖, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑝ℎ𝑎́𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑟𝑎 𝑘𝑖𝑒̂́𝑛 𝑡ℎ𝑢̛́𝑐 𝑇𝑢̛́ ℎ𝑜́𝑎 𝑐𝑢̉𝑎 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦 𝑐𝑜́ 𝑛𝑒́𝑡 𝑘ℎ𝑎́ đ𝑜̣̂𝑐 đ𝑎́𝑜, 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑛𝑎𝑦 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑡𝑢̛̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦. 𝑆𝑎𝑢 đ𝑜́ 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑢̛̀𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑏𝑎̣𝑛, 𝑣𝑢̛̀𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦, 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐 ℎ𝑜̉𝑖 𝑙𝑎̂̃𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑢. 𝑇𝑜̂𝑖 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑢̛́ ℎ𝑜́𝑎 𝑡𝑢̛̀ 𝑎𝑛ℎ 𝑎̂́𝑦, đ𝑎̂𝑦 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑢̛́ 4 𝑏𝑎́𝑖 𝑠𝑢̛ 𝑡ℎ𝑒𝑜 ℎ𝑜̣𝑐 𝑇𝑢̛̉ 𝑣𝑖 đ𝑎̂̉𝑢 𝑠𝑜̂́.”

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ 𝐥𝐚̀ 𝐚𝐢?

Người có thể khiến cho tác giả cuốn “Phương thuật dị văn” đưa ra những lời nhận xét, đánh giá cao như vậy. Có thể khiến cho một người 8 lần đến gặp để xem đoán mệnh, và bắt đầu theo học Tử vi đẩu số.

Hơn nữa, thầy Chu Thanh Hà có thể phán đoán chính xác ngày mất của mình. Đây là một dấu hỏi lớn đọng lại trong đầu tôi sau khi đọc xong cuốn sách này.

Tuy nhiên, do thiếu hụt thông tin tài liệu, những ngày tháng sau đó phải ra ngoài làm việc, học tập. Tôi đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Bát tự tứ trụ, Kỳ môn độn giáp, Thiết bản số. Cái tên Tử vi đẩu số Hà Lạc thần bí đó đã lặng lẽ chôn giấu vào một góc trái tim.

Chớp mắt đã hơn 20 năm trôi qua…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑪𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒃𝒊́ 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́ 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒃𝒊́ 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀

Thời gian trôi qua, chớp mắt đã hơn 20 năm…

Năm 2016, tôi may mắn được xem tác phẩm của thầy Lương Nhược Du “𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐧 đ𝐨𝐚́𝐧 𝐜𝐨̛ 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐦𝐨̛̉ 𝐫𝐨̣̂𝐧𝐠 𝟏𝟐 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝟔𝟕𝟐 𝐭𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠”, trang 382 có viết rằng:

“Tưởng nhớ tiên hiền – Bậc thầy Tử vi đẩu số phi tinh thiên cổ 𝐓𝐢𝐞̂𝐧 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀

Trung thu năm 1982, tôi (𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮) ngưỡng mộ danh tiếng mà tìm đến khu vực Trung Hòa – Đài Bắc, lần đầu tiên nhìn thấy thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ liền cảm thấy kinh ngạc tán thán.

Từ đó trở đi, bản thân đam mê hứng thú “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡” mà không thể nào thoát ra được. Năm đó, tôi có đến tìm thầy 2 lần để theo học. Nhưng đối với tôi mà nói, thầy giống như một ngôi sao băng xán lạn, tuy ngắn ngủi nhưng thật đẹp. Cuối năm đó, thầy qua đời vì xuất huyết não.

Ấn tượng mà thầy Chu để lại cho tôi là sự hòa nhã dễ gần, thầy luôn giải đáp mọi thắc mắc mỗi khi tôi hỏi.

Có một người phụ nữ chưa lập gia đình ở vùng quê Miêu Lật, tại Tân Bắc Đài Loan, đến gặp thầy Chu để hỏi về chuyện hôn nhân.

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐧𝐨́𝐢: Sắp rồi, đầu năm sau đính hôn, cuối năm kết hôn.

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐜𝐚𝐮 𝐦𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐮̛𝐚: Bây giờ cũng đã gần cuối năm rồi. Đến Bát tự của tôi thầy còn chưa ngó qua, phải chăng là thầy đang kể chuyện thần thoại?

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 đ𝐚́𝐩: Cô có muốn nghiệm chứng không?

Người phụ nữ háo hức gật đầu.

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐨́𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩: Nghe kỹ đây. Chồng sắp cưới của cô là người làng bên cạnh, bây giờ anh ta bao nhiêu tuổi? Tướng mạo như thế nào? Vào ngày này giờ này tháng sau, anh ta sẽ đi ngang qua ngã ba trước cửa nhà cô.

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐡𝐨̉𝐢: Giờ đó đâu chỉ có một người ngang qua nhà tôi, làm sao có thể phân biệt được đây?

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 đ𝐚́𝐩:Chồng sắp cưới của cô có một nốt ruồi đỏ trên bụng.

Người phụ nữ làm theo chỉ dẫn và chờ đợi, quả đúng như dự đoán, cô nhìn thấy một người đàn ông đi ngang qua giống như trong mô tả của thầy Chu Thanh Hà.

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐛𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐨̛́𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐡𝐨̉𝐢: Anh có phải là người ở làng kế bên không? Năm nay tuổi này phải không?

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 đ𝐚̀𝐧 𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐚̣𝐜 𝐧𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐨́𝐢: Đây là lần đầu chúng ta gặp, làm sao mà cô biết được?

𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐩𝐡𝐮̣ 𝐧𝐮̛̃ 𝐥𝐢𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐨́𝐢 𝐭𝐨̛́𝐢: Tôi không chỉ biết những điều này mà còn biết trên bụng anh có một nốt ruồi đỏ ít người biết.

Người đàn ông ngạc nhiên và hỏi nguyên do tại sao? Người phụ nữ xấu hổ mặt đỏ bừng, kể về câu chuyện đến gặp thầy Chu Thanh Hà, tiếp đó hai người trò chuyện vui vẻ, thật đúng là có duyên với nhau.

Không lâu sau đó hai người họ đã đính hôn và kết hôn với nhau, lời của thầy Chu quả thật ứng nghiệm.”

Sau khi đọc bài viết trên, tôi chợt nhớ đến “𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐇𝐨̀𝐚” được nhắc đến trong cuốn “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”, chẳng lẽ là thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ ở Trung Hòa được nhắc đến trong bài viết này?

Vì vậy, tôi đã tìm kiếm thông tin tài liệu của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, không ngờ rằng đây lại mở ra một cánh cửa chói lọi dẫn tới hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟑

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟏)

Thông qua việc tìm kiếm từ khoá “𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀” trên mạng Internet, tôi đã nhìn thấy rất nhiều câu chuyện luận mệnh ly kỳ lưu truyền về thầy Chu. Nếu như những câu chuyện ly kỳ được nhiều người đồn đại này là sự thật, thì đối với Tử Vi Bắc Phái mà nói thầy Chu Thanh Hà chính là một vị thần sống.

Tất cả những câu chuyện này liệu có phải là thật không?

𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐬𝐨̂́ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐥𝐮̛𝐮 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚̂𝐮 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 đ𝐚̂𝐲:

“Một ngày nọ, có hai người phụ nữ ăn mặc rất thời trang tìm đến thầy Chu muốn xem luận mệnh. Thầy Chu đã luận giải về sự nghiệp, tiền bạc của hai người này vô cùng chính xác. Nhưng hai người phụ nữ này lại đùng đùng tức giận nói rằng, những thầy mệnh lý khác cũng đều nói qua những điều này rồi, không có gì đáng ngạc nhiên cả.

Lúc này thầy Chu Thanh Hà liền nói: “ Không sao, đợi tôi một chút, để tôi xem kỹ lại mệnh bàn.”

Một lúc sau, thầy Chu Thanh Hà chậm rãi nói với cô gái thứ nhất: “Cô là gái làng chơi, hôm qua cô tiếp được 3 khách hàng và kiếm được 1.500 tệ, mỗi khách hàng kiếm được 500 tệ”.

Ngẫm nghĩ một lúc, thầy Chu lại nói với cô gái thứ hai : “Cô cũng tiếp 3 khách hàng và kiếm được 1.800 tệ, mỗi khách hàng cũng kiếm được 500 tệ.

Cô gái thứ nhất liền vặc hỏi lại : “Tại sao hai chúng tôi đều là tiếp 3 khách mà cô ấy lại kiếm được 1.800 tệ? Còn tôi chỉ có 1500 tệ?

Thầy Chu đáp: “ Bởi vì cô ta giúp vị khách thứ 3 làm tình bằng miệng, nên được bo thêm 300 tệ.”

Hai người phụ nữ sững sờ và thốt lên rằng đúng là thần tiên, danh tiếng của thầy Chu Thanh Hà cũng nổi lên từ đó.

Câu chuyện này được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 chia sẻ lại, có lẽ có rất nhiều người sau khi đọc xong câu chuyện này sẽ nghi ngờ về tính xác thực của nó. Về vấn đề này, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 (học trò của thầy Chu Thanh Hà) từng giải thích trong trang 45 cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐒𝐨̂́ 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡” như sau:

“Câu chuyện lan truyền trên mạng về khả năng luận mệnh như thần của thầy Chu Thanh Hà, đó là câu chuyện luận đoán về thu nhập trong ngày của hai cô gái làng chơi. Bọn họ đều tiếp khách cùng thời gian, vậy mà thầy Chu luận đoán rằng một cô gái trong số họ kiếm được thêm 500 tệ, bởi vì cô ấy đã giúp một vị khách hàng cung cấp thêm dịch vụ đặc biệt. Do đó khách hàng rất vui vẻ hài lòng, còn bo cho cô ấy thêm 500 tệ, chuyện như vậy cũng có thể luận đoán được!

Rốt cục, một chuyện riêng tư như vậy cũng có thể luận đoán được sao? ? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người. Còn tôi (Từ Tăng Sinh) đã từng có thời gian đứng cạnh thầy Chu coi luận mệnh cho khách hàng, vì vậy đối với những câu chuyện như thế này đều là chắc chắn mà không nghi ngờ gì nữa. Tử vi đẩu số thực sự có khả năng suy luận được ra những sự vật, sự việc chi tiết như vậy. Trong trường hợp trên, một loại dịch vụ rất đặc biệt, rất tế nhị như “thổi kèn”, nó sử dụng tinh diệu nào? Hóa tượng nào thể hiện như vậy? Tôi vẫn đang tò mò suy nghĩ về chủ đề này.

Đồng thời, thầy Từ Tăng Sinh tiếp tục liệt kê 1 câu chuyện khác mà đích thân thầy đã từng quan sát nghiệm lý ở trong cuốn sách, mà chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn ở số tiếp theo.

(Lưu ý: Thông tin trong bài viết này được tác giả lấy từ Internet và nhiều thông tin tài liệu khác nhau. Nếu có sai sót gì, các bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới)

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟐)”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟒

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (2)

Câu chuyện của hai cô gái làng chơi đến tìm thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ luận mệnh, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 bày tỏ đó đều là chuyện thật mà không có gì phải nghi ngờ. Trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 – 𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́” có kể về một câu chuyện khác ít người biết đến.

Nhắc tới những câu chuyện này, tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 còn có một câu chuyện khác tương tự trong bộ tài liệu sưu tập. Đó là một cô gái Tử – Tham tọa Mệnh tại Dậu, vừa nhìn thoáng qua có thể biết đây là cách cục Đào hoa phạm chủ. Năm nay hơn 40 tuổi vẫn còn đến xem mệnh, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ liền nghĩ chắc hẳn là đến hỏi về chuyện tình cảm.

Nhìn qua cung Phu Thê ngoại trừ Liêm Trinh, Thất Sát, còn có Thiên Diêu, và không còn sao gì khác. Kết hợp với cung Mệnh có thể hình dung ra được cô gái này có đời sống tình cảm phong phú, muôn màu muôn vẻ.

𝐓𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐧𝐨́𝐢 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠: “Cô ấy hả! Một chồng không đủ.”

Tôi chỉ thấy cô ấy gật đầu, hai má đỏ hồng. Quả đúng thật, cô ấy che dấu sau lưng chồng có tình nhân bên ngoài. Vì vậy, tự mình bị mắc kẹt trong ham muốn của dục vọng. Chồng cô là người thật thà, đáng tin cậy nhưng nhạt nhẽo, còn người tình có thể nói là cao thủ tình trường, giỏi chuyện “ấy”, cho nên có thể đáp ứng được ham muốn của cô. Nhưng người tình này ngoài cô ra còn có thêm một người con gái khác, cho nên không dám ly hôn. Không biết phải làm thế nào cho phải?

Lúc đó, thầy Chu có nói một câu: “Cô không nhận thấy anh ta là kẻ biến thái tình dục à. Làm tình còn phải sử dụng “给西”- Tiếng Đài có nghĩa là dụng cụ”.

Cô gái mắt sáng lên và thưa rằng: “Đúng thế! Anh ta dùng gậy massage, còn…”

Tôi xin phép lược qua phần sau vì đó đều là tình tiết tế nhị. Tại đây, tôi lại một lần nữa được mở mang kiến thức, tận mắt thấy được phong cách luận mệnh về Đào hoa phạm chủ. Những lời luận giải mô tả chi tiết về quá trình cô ta và người tình làm chuyện “ấy”. Thầy Chu thoáng qua nhìn tôi thấy vẻ mặt nghi ngờ liền chỉ tay vào mệnh bàn, tôi chợt lĩnh ngộ ra tổ hợp tinh diệu nào kết hợp với nhau sẽ đại diện cho “công cụ xxxtoy”. Người ta vẫn nói “𝐺𝑖𝑎𝑛𝑔 ℎ𝑜̂̀ 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 đ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡, 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑝ℎ𝑎́ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑡𝑟𝑖̣ 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛” (Ý nói: Thủ đoạn giang hồ đâu có nhiều, nói trắng ra thì không còn giá trị gì hết). Do trước đó thầy đã có kinh nghiệm luận mệnh cho cô gái PG tiếp thị rượu nên khi luận về Đào hoa, thầy có thể nắm rõ ràng các hiện tượng trên mệnh bàn.

Tại sao thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ có thể đạt đến trình độ xuất thần nhập hóa như vậy, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 đưa ra những lý do sau đây:

Vì thầy Chu khi còn trẻ làm thầu xây dựng, làm nhà thầu muốn có được hợp đồng dự án thì cần phải làm tốt nghiệp vụ, việc xã giao tiếp khách là điều khó tránh khỏi. Khi đó thầy đã học được Tử vi đẩu số, những cũng chỉ là hứng thú cá nhân. Trong những buổi xã giao, ăn uống tại nhà hàng sẽ có những nữ nhân viên tiếp rượu. Vừa nghe thầy Chu có thể đoán mệnh, họ đổ xô tới để xem. Dù sao cũng đều là xã giao, lại còn miễn phí, liền đi tới nửa giỡn nửa nghe luận mệnh. Một khi đoán sai, PG sẽ nói thẳng ra là năm nào mới đúng vậy. Vì vậy thầy Chu đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm về phương diện này. Cho nên, năm nào lưu lạc dấn thân làm gái? Thời gian nào bị mất trinh? Đều là những chuyện riêng tư cá nhân thì không thể thoát khỏi suy luận của thầy Chu. Nhiều luận đoán bí mật riêng tư cũng đều được đúc kết từ đây. Ví dụ: Năm nào bạn đi phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín? Những điều bí mật tương tự như vậy cũng có thể đoán ra được. Tất nhiên là có thể rồi!

Độ chính xác trong suy luận của Mệnh lý đến từ việc tích lũy kinh nghiệm cuộc sống, nếu thiếu đi nó dù bạn có nắm vững bí quyết thì kết quả suy luận cũng sẽ lệch lạc đi nhiều. Giống như trường hợp của thầy 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐚𝐦 𝐊𝐡𝐚́𝐜𝐡, đệ tử thì luận đoán là vợ chồng cãi nhau, thầy Trương lại đoán người chồng bị vợ cào vào mặt. Mức độ khác nhau chính là ở việc nắm bắt chi tiết và giải tượng.

Thầy 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ trong cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”, bài viết ghi lại cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và sư phụ 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, trong đó có nhắc đến thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: “Thầy có biết thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là ai không?”

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Ông ấy đã mất rồi, cũng là người theo học bên Tam hợp phái, không phải Tứ hóa phi tinh. Ông ấy luận về Đào hoa cực kỳ chính xác, nhưng khi luận về những chuyện khác thì không được tốt lắm. Tôi có quen những không giao thiệp.

Từ cuộc hội thoại trên, thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 quả thực không quen biết lắm với thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀. Cho rằng thầy Chu học bên Tam hợp phái. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ khác cũng xác nhận rằng thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ quả thực nổi tiếng trong việc luận đoán về Đào hoa.

Ngoài ra, về trình độ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 cho biết:

“Một hai năm trước khi thầy Chu qua đời, trình độ của thầy đã đạt đến cảnh giới cao thâm, lô hỏa thần thanh.”

Một cư dân mạng còn cho rằng: “Trong giới Tử vi đồn đại thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ sử dụng Tử vi đẩu số phi tinh có thể luận xuất thần nhập hóa đến vậy, chỉ xuất hiện trong vài năm cuối đời của ông ấy. Vì vậy, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không phải lúc nào cũng luận đoán chính xác như thế nên mọi người đừng có thần thánh hóa.”

Tôi nghĩ đánh giá này rất khách quan, việc nâng cao trình độ là cả một quá trình. Mọi người đều ghi nhận trình độ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ trong mấy năm gần đây quả thực rất xuất sắc.

Kỳ sau tôi sẽ chia sẻ với mọi người về ví dụ thực tế về Đào hoa trong sách của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡.

(𝐋𝐮̛𝐮 𝐲́: Thông tin trong bài viết này được tác giả lấy từ Internet và nhiều thông tin tài liệu khác nhau. Nếu có sai sót gì, các bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới)

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟒)”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟓

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟑)

Trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 – 𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́” của tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 có viết về một ví dụ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ luận Đào hoa như sau:

Một buổi sáng nọ, vào khoảng 10 giờ, trong lúc thầy Chu tản bộ tập thể dục ở khoảnh sân phía sau nhà. Vì từ sau khi bị trúng gió thì thầy Chu rất chú ý chăm chỉ tập thể dục, thường vận động tới khi thân thể toát giã mồ hôi. Lúc này, có hai cô gái thân hình cân đối, mặc đồ thể thao, trên tay cầm vợt tennis có vẻ như họ vừa mới đi chơi tennis về.

Chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ hai người phụ nữ này ắt là vợ của các đại gia giàu có thì mới có thể không cần phải đi làm mà vẫn có tiền để chơi tennis. Bởi vì lúc bấy giờ, bộ môn quần vợt đang rộ lên là một môn thể thao thời thượng, xung quanh thành phố mở ra rất nhiều sân chơi và câu lạc bộ quần vợt, phí tham gia hội viên cung rất đắt đỏ, nên những người tham gia chơi bộ môn này đều cần phải có nguồn lực tài chính tương đối.

Sau khi ngồi xuống lập xong mệnh bàn, thầy Chu liền nói bóng gió rằng: “𝐶𝑜̂ 𝑐𝑜́ 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑡𝑖𝑚 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑚𝑒̂̀𝑚 𝑦𝑒̂́𝑢, 𝑏𝑖̣ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑜̂𝑚 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑚𝑎̣̆𝑐 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜̂́𝑛𝑔 𝑐𝑢̛̣.”

Cô gái lặng lẽ gật đầu, rồi thầy Chu lại nói: “𝐿𝑢́𝑐 𝑙𝑒̂𝑛 6 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖, 𝑐𝑜̂ 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑚𝑒̣ 𝑡𝑎́𝑖 ℎ𝑜̂𝑛.” Thầy tiếp tục từ tốn nói vào trọng điểm, chỉ thấy đối phương trợn tròn to hai mắt, người co rúm lại. Rốt cục trên mệnh bàn Tử vi của cô gái còn có những bí mật gì khác?

Lúc này thầy Chu thẳng thắn nói : ”𝐶𝑜̂ 18 𝑡𝑢𝑜̂̉𝑖 đ𝑎̃ 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑚𝑢𝑎 𝑣𝑢𝑖 𝑐ℎ𝑢𝑜̂́𝑐 𝑐𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑜 đ𝑎̀𝑛 𝑜̂𝑛𝑔.”

Cô gái ăn mặc như một thiên kim tiểu thư thế này, thầy Chu nói vậy khác chi dội gáo nước lạnh vào mặt cô. Nếu câu nói đó của thầy Chu là sai thì chắc chắn không tránh khỏi bị trút một trận mắng chửi lôi đình, ai ngờ rằng mắt đối phương lại đỏ hoe, cô thì thào nói: “𝐿𝑒̃ 𝑛𝑎̀𝑜 đ𝑎̂𝑦 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ!”

Năm 15, 16 tuổi khi cô còn nhỏ, cha dượng nhân cơ hội xâm hại tình dục và sau đó uy hiếp đe doạ cô không được nói với ai, nên cô không dám nói với mẹ mình. Hơn một năm sống trong đau khổ tột cùng, sau đó cô đã quyết định bỏ nhà ra đi. Bởi lẽ cô vốn dĩ chẳng có trình độ học vấn, bằng cấp cũng không, nên cô chẳng còn sự lựa chọn nào khác, phải ngậm ngùi làm việc trong một nhà hàng làm PG gái tiếp rượu mua vui cho đàn ông. Sau đó, cô gặp một chủ doanh nghiệp lớn, ông ta chu cấp, và coi cô như vợ lẽ. Bây giờ cô còn xuân sắc, còn xinh đẹp vẫn có thể được người ta yêu thương cung phụng, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai khi cô không còn xinh đẹp nữa? Mang tâm trạng bất an đó nên hôm nay cô mới đi tìm thầy Chu đoán mệnh.

Trong những câu chuyện lan truyền trên mạng về thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không chỉ có tài luận về Đào hoa chính xác thần kỳ, mà những việc khác luận cũng rất tinh diệu.

Câu chuyện sau đây được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 kể lại:

“Anh trai của một người bạn mà tôi quen xa quê từ thuở thiếu thời, tình cờ lúc đó chúng tôi trong một lần gặp gỡ với thầy Chu, tôi đã nhờ thầy Chu giúp đỡ, và nhận được câu trả lời chính xác như thần khiến tôi vô cùng thán phục!

Từ sau đó, anh ấy thường lui tới chỗ thầy Chu Thanh Hà. Một ngày nọ, sắp đến ngày hết hạn hợp đồng thuê nhà cũ phải chuyển đi, lúc đó nóng lòng muốn tìm thuê nhà mới. Thầy Chu nói: “𝑁𝑒̂́𝑢 𝑐𝑎̣̂𝑢 đ𝑖 𝑡𝑖̀𝑚 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑣𝑎̀𝑜 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑐ℎ𝑎̆́𝑐 𝑐ℎ𝑎̆́𝑛 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑠𝑒̃ 𝑡𝑖̀𝑚 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑜̂𝑖 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑢̛𝑛𝑔 𝑦́! 𝑆𝑜̂́ 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑛𝑔𝑜̃ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑐𝑎̆𝑛 ℎ𝑜̣̂ 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑡𝑎̂̀𝑛𝑔 4. 𝐶ℎ𝑢̉ 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑎̆𝑛 𝑛ℎ𝑎̀ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑙𝑎̀ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑡𝑢̛ 𝑝ℎ𝑎́𝑝 ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̣̂𝑝 đ𝑎̣̆𝑐 𝑡ℎ𝑢̀. 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑎̆𝑚 𝑠𝑎𝑢, 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑚𝑢𝑎 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑛𝑜́ !”

Thời hạn kết thúc hợp đồng thuê sắp đến gần, anh ấy không có thời gian để suy nghĩ thêm, khó khăn lắm mới tìm thuê được một căn hộ mới. Thời gian gấp gáp, đành phải ký hợp đồng, dọn dẹp, thu xếp và chuyển đồ vào nhà mới.

Khi mọi thứ đã dọn dẹp xong, anh bước ra ngoài ban công, châm một điếu thuốc để thư giãn, bình tĩnh lại.

Ồ! Không phải thầy Chu một ngày nào đó sẽ tìm được nhà mới sao? Định thần nghĩ lại, anh đã hoảng hồn, vội vàng ngó xuống nhìn biển số nhà, rồi ngồi phịch ở trước cửa một hồi lâu sau mới đứng dậy được.

Sau khi điều tra dò hỏi, phát hiện ra rằng căn nhà thực sự thuộc sở hữu của một quan chức tư pháp. Một năm sau, anh mua lại nó với giá thấp và định cư ở đó.”

Nhân vật được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 nhắc đến ở trên, thầy Lương từng kể rằng có quan hệ tốt với thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Không biết nhân vật nhắc tới trong câu chuyện này có phải là anh trai của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 là 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 hay không? Ngoài ra, trong P.32 cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡” – Bản in thứ 5, 5/2018. Cũng có đề cấp tới câu chuyện tương tự:

“Sau kỳ nghỉ đầu xuân năm mới, một người bạn khác (anh trai thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 – ý chỉ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡) vì công việc kinh doanh máy dệt kim tròn hoạt động trì trệ, nên đã tìm đến thầy Chu để xin lời khuyên.

Thầy Chu nhìn mệnh bàn nói: “𝐶𝑎̣̂𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑛ℎ𝑎̀ đ𝑖, 𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑛𝑎̀𝑦 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛𝑎̀𝑦 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑥𝑜𝑛𝑔.”

Anh ấy nghĩ chỉ cần có tiền, thì việc chuyển nhà đâu có tốn nhiều thời gian như vậy để. Chẳng bao lâu sau đã tìm thấy một căn nhà phù hợp liền xuống tiền đặt cọc. Lúc ấy anh nghĩ rằng thầy Chu lần này đoán sai rồi. Anh ấy dự định khi nào cầm được giấy phép sử dụng nhà đất sẽ liền chuyển đi vào ngay.

Không ngờ sau hơn một tháng nhùng nhằng chờ đợi, mới nhận được cuộc gọi từ công ty xây dựng, nói rằng do đây là khu vực thuộc quân sự quản lý nên không cho cấp phép sử dụng. Vì vậy công ty sẽ hoàn lại tiền đặt cọc, anh ấy lại phải vội vã nhanh chóng đi tìm nhà mới.

Quả nhiên sau khi tìm được nhà, dọn dẹp vào ở thì cũng ứng với thời gian mà thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ đã dự đoán từ trước, vội vã báo lại cho thầy Chu biết. Ai ngờ thầy Chu lại đưa ra lời luận đoán còn kinh ngạc hơn: “𝐾ℎ𝑖 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑣𝑎̀𝑜 𝑜̛̉, 𝑡𝑎̀𝑖 𝑠𝑒̃ ℎ𝑜̣̂𝑖 𝑣𝑒̂̀.”

Chuyển nhà có liên quan đến việc kiếm tiền! Trên đời nào có chuyện như vậy. Chỉ có tổn thất thêm do phải mua thêm đồ mới hoặc bỏ đi một số đồ đạc cũ không dùng đến. Làm sao có lý do gì để tụ tài? Lúc ấy anh ấy vẫn nửa tin nửa ngờ. Ngày hôm đó chuyển nhà, sau khi tất cả đồ đạc, thiết bị đã được đóng gói và chờ công ty vận chuyển đến. Đột nhiên chuông điện thoại reo, đó là cuộc gọi từ một công ty thương mại, hỏi anh có một đơn đặt hàng muốn nhận hay không. Giá anh đặt ra tương đối cao vào mùa cao điểm nhưng hiện tại giá rớt nhiều hơn vào mùa thấp điểm. Nhưng công ty thương mại này vẫn giữ đơn đặt hàng với giá mùa cao điể. Vì thế mà anh đã kiếm được khoản tiền lớn. Điều này hoàn toàn khớp với luận đoán của thầy Chu: “𝐾ℎ𝑖 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑣𝑎̀𝑜 𝑜̛̉, 𝑡𝑎̀𝑖 𝑠𝑒̃ ℎ𝑜̣̂𝑖 𝑣𝑒̂̀” Anh ta đã dùng số tiền kiếm được từ đơn hàng này tới gặp thầy Chu bái sư theo học Tử vi đẩu số.

Câu chuyện này cũng chính là nói về quá trình thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 bái sư học nghệ.

(Trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 – 𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́” của tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 không chỉ giới thiệu những câu chuyện về Tử Vi Đẩu Số mà còn giải thích các quan niệm quan trọng về Phi tinh tứ hóa Đẩu số, nguồn gốc thay đổi chuyển hóa của tinh diệu (hóa chất, hóa dị, hóa loại, hóa khí), kỹ thuật phi tinh tứ hóa. Cuối cùng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, liệt kê 35 ví dụ. Đây là một cuốn sách tham khảo hiếm hoi về Tử vi phi tinh Tứ hóa. Sách gốc được in màu, mong các độc giả quan tâm có thể ủng hộ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 để có thể xuất bản nhiều tác phẩm hay hơn trong tương lai. Để nâng cao trải nghiệm đọc các bạn nên mua sách chính hãng (sách được bán trên JD..com)

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟒)”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟔

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟒)

Câu chuyện này cũng từng được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 chia sẻ. Phương pháp dùng chính là số của bản thân (thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀) để tiếp cận, trích xuất những đối tượng về người, sự vật, sự việc có liên quan trên mệnh bàn. Có thể đạt tới cảnh giới hễ khi có khách đến xem mệnh, không cần phải hỏi cũng biết trước, luận mệnh một cách xuất thần nhập hóa. Thầy Lương từng nói Tử vi đẩu số có 5 cảnh giới “𝐭𝐡𝐨̂”, “𝐭𝐞̂́”, “𝐯𝐢”, “𝐡𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧”, “𝐝𝐢𝐞̣̂𝐮”. Người thường thông qua việc nỗ lực học tập, có thể đạt được trình độ từ “𝐭𝐡𝐨̂” đến “𝐭𝐞̂́”; muốn đạt được trình độ cao hơn còn phải dựa vào khả năng thiên phú và ngộ tính. Còn thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là người đã đạt tới cảnh giới “𝐝𝐢𝐞̣̂𝐮”.

Có một lần, sau khi thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ vừa thức dậy, tắm gội và dùng xong bữa sáng. Đột nhiên ngẫu hứng đem mệnh bàn của mình ra ngẫm nghĩ suy luận. Hôm nay sẽ có bao nhiêu người tới coi mệnh? Thời gian nào có bao nhiêu người sẽ đến? Trong một ngày có tổng tất cả bao nhiêu người? Những người này sống ở quận, thành phố nào phía Nam? Mấy nam mấy nữ? Xe khởi hành lúc mấy giờ? Vào giờ nào có khách hỏi về hôn nhân? Giờ nào có khách hỏi về bệnh tình của cha? Tiếp theo sau đó, đối tượng khách sẽ như thế nào?

Mục đích của thầy Chu một phần là muốn kiểm tra trình độ của bản thân, một phần là dù sao cũng không có việc gì làm!

Vừa suy luận vừa ghi chép, viết đầy 1 trang giấy. Viết xong, thầy giấu nó dưới tấm thảm bàn rồi ra ngoài hít thở không khí trong lành.

Vị khách đầu tiên đúng như những gì thầy suy luận từ trước, tới vị khách thứ hai cũng khiến chính họ cảm thấy kinh ngạc. Hết người này đến người khác, cả chủ và khách đều sửng sốt, ngạc nhiên.

Ấy vậy mà tài tình chi lắm cho trời đất ghen, “𝐭𝐫𝐢𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̃ 𝐯𝐢𝐞̂̃𝐧” – thánh hiền đã khuất từ lâu.

Câu chuyện sau đây được thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 chia sẻ trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐌𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡”, có thể thấy Phong thủy và mệnh bàn có sự đồng nhất với nhau:

Khoảng thời gian năm 70 Dân Quốc (1981), nhân vật chính là một khách hàng trung niên vì liên tục xảy ra tranh chấp gia đình và bệnh tật triền miên. Đi khắp nơi tìm thầy khám chưa bệnh, những không không thể chữa trị dứt điểm. Đành tìm đến sự giúp đỡ của Tử vi đẩu số.

Thầy Chu vừa lập xong mệnh bàn, sau khi xem xét kỹ càng, thầy ngẩng đầu lên nói với vị khách bằng tiếng Đài: “𝑂̂𝑛𝑔 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐𝑎̣̂𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑏𝑜̛𝑖 đ𝑜́!”

Vị khách sửng sốt một lát rồi trả lời: “𝑂̂𝑛𝑔 𝑛𝑜̣̂𝑖 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑚𝑎̂́𝑡 𝑟𝑜̂̀𝑖.”

Thầy Chu mỉm cười nói: “𝑌́ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑙𝑎̀ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑜̣̂𝑖 𝑐𝑎̣̂𝑢 đ𝑎𝑛𝑔 𝑏𝑖̣ 𝑛𝑔𝑎̂𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐. 𝑂̂𝑛𝑔 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑥𝑖𝑛 𝑐𝑜𝑛 𝑐ℎ𝑎́𝑢 𝑔𝑖𝑢́𝑝 đ𝑜̛̃, 𝑐ℎ𝑖̉ 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑥𝑢̛̉ 𝑙𝑦́ 𝑡𝑜̂́𝑡 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡𝑎̣̂𝑡 𝑐𝑢̉𝑎 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑠𝑒̃ 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑚 𝑡ℎ𝑜̂𝑖.”

Anh khách quay về với vẻ mặt nghi ngờ và khó hiểu. Vài tuần sau, anh ta gọi điện cho thầy Chu nói với giọng ngạc nhiên và biết ơn:

“𝐾ℎ𝑖 𝑟𝑎 𝑣𝑒̂̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑣𝑎̂̃𝑛 𝑐𝑜̀𝑛 𝑛𝑢̛̉𝑎 𝑡𝑖𝑛 𝑛𝑢̛̉𝑎 𝑛𝑔𝑜̛̀. 𝑆𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑚 𝑘ℎ𝑎̉𝑜 𝑦́ 𝑘𝑖𝑒̂́𝑛 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑔𝑖𝑎 𝑚𝑎𝑖 𝑡𝑎́𝑛𝑔, 𝑐ℎ𝑜̣𝑛 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑙𝑎̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂́𝑡 đ𝑒̂̉ đ𝑎̀𝑜 đ𝑎̂́𝑡 𝑚𝑜̣̂. 𝑁𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑝ℎ𝑎́𝑡 ℎ𝑖𝑒̣̂𝑛 đ𝑎̂́𝑡 𝑏𝑒̂𝑛 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑢̛𝑜̛́𝑡, đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜𝑎́𝑡 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖 𝑏𝑖̣ 𝑡𝑎̆́𝑐. 𝑇ℎ𝑒̂́ 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 𝑑𝑎̣𝑛 𝑐𝑎̣𝑦 𝑚𝑜̛̉ 𝑛𝑎̆́𝑝 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖, 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑖̀𝑛 𝑡ℎ𝑎̂́𝑦 𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑜̣̂𝑖 đ𝑎𝑛𝑔 đ𝑎̆̃𝑚 𝑚𝑖̀𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐. 𝑁𝑔𝑎𝑦 𝑠𝑎𝑢 đ𝑜́, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑥𝑜𝑛𝑔 𝑟𝑜̂̀𝑖. “

Hơn nửa năm sau khi vấn đề mai táng được giải quyết, mọi vấn đề bất an trong gia đình đều được xử lý ổn thỏa và bệnh tật cũng thuyên giảm đi nhiều.

Kể cho mọi người nhiều câu chuyện về thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ như vậy là muốn nói rõ việc nghiên cứu Tử vi đẩu số có thể đạt tới cảnh giới như thế nào. Tôi cũng hy vọng rằng nó có thể truyền cảm hứng cho mọi người để có thêm động lực học Tử vi đẩu số, và nỗ lực hơn trên con đường nghiên cứu mệnh lý. Suy cho cùng, việc học giống như “𝐍𝐠𝐡𝐢̣𝐜𝐡 𝐭𝐡𝐮̉𝐲 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐡𝐮, 𝐛𝐚̂́𝐭 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧 𝐭𝐚̆́𝐜 𝐭𝐡𝐨𝐚́𝐢”- Sự học như đi thuyền trên dòng nước ngược không tiến ắt lùi. Muốn giỏi Tử vi đẩu số cần phải không ngừng luyện tập, tích lũy kinh nghiệm nhiều hơn nữa~

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐓𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ (𝟓)”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟕

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ (𝟓)

Đây là kỳ cuối của chuỗi bài “𝐓𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐯𝐞̂̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀”. Dành nhiều thời gian như vậy để giới thiệu về thầy Chu như vậy, chủ yếu là muốn cho chúng ta – những người học Tử vi đẩu số thấy được cảnh giới mà bộ môn này có thể đạt tới. Sau này, tôi sẽ tiếp tục kể những câu chuyện về quá trình lưu truyền Tử vi đẩu số Bắc phái, nội dung chính cũng dựa trên sự truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

Câu chuyện sau đây do thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 giới thiệu chi tiết trong cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐌𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡”. Những gì được trích dẫn ở đây là nguyên văn nội dung trong sách.

Ngày xưa trong phong tục đám cưới của người Đài Loan mỗi khi xem xét một cuộc hôn nhân thì gia đình đôi bên thường nhờ thầy mệnh lý xem Bát tự của hai người có hợp nhau không, sau đó mới có thể tiến tới hôn nhân.

Vào năm 67 Dân Quốc (1978), có một ông chủ tiệm ảnh ở quê tôi (𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡) muốn gả con gái đi lấy chồng. Đương nhiên theo phong tục xưa, ông ấy cũng muốn biết con gái của mình sau khi xuất giá thì hôn nhân có được hạnh phúc tốt đẹp hay không? Sau khi được bạn bè giới thiệu, ông ấy từ thị trấn miền núi ở miền trung đến Trung Hòa, Đài Bắc, để nhờ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ xem mệnh, đoán chuyện hôn nhân của con gái mình sẽ như thế nào? Nghĩ tưởng thầy Chu sẽ nói về tình hình con gái ông sẽ ra sao sau khi kết hôn? Nào ngờ đâu câu đầu tiên của thầy Chu nói: “𝐶𝑜𝑛 𝑔𝑎́𝑖 𝑜̂𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑖 𝑔𝑎̉ đ𝑖 𝑟𝑜̂̀𝑖, 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣𝑜̀𝑛𝑔 𝑏𝑎 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢 𝑏𝑎̀ 𝑛𝑜̣̂𝑖 𝑐𝑢̉𝑎 𝑐ℎ𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑠𝑒̃ 𝑞𝑢𝑎 đ𝑜̛̀𝑖.”

Nghe thấy lời này của thầy Chu tựa như sét đánh ngang tai, đầu óc trống rỗng, ông thậm chí không thể nhớ những gì mà thầy Chu đã nói với mình, ngoại trừ câu nói đó. Sau đó ông quay trở về nhà và không dám nhắc đến chuyện đó với bất kỳ ai, vì sợ chuyện hôn sự của con gái ông bị huỷ bỏ. Đương nhiên trong lòng ông vẫn luôn nghi ngờ liệu lời dự đoán của thầy Chu có trở thành sự thật hay không?

Thấp thỏm lo lắng tổ chức hôn lễ cho con gái, đã hai tháng trôi qua kể từ ngày tổ chức đám cưới, ông thầm nghĩ có lẽ thầy Chu đoán sai rồi. Ai ngờ tới tháng thứ ba, ông nhận được một phong thư từ gia đình thông gia, thông báo tang sự, quả đúng như những gì thầy Chu đã dự đoán.

Từ đó trở đi, ông chủ tiệm ảnh thường kể về câu chuyện này mỗi khi tụ tập nói chuyện với bạn bè, đồng thời ông ấy cũng giới thiệu rất nhiều khách xem Tử vi cho thầy Chu. Bạn bè xung quanh ông ấy cũng gián tiếp nhắc tôi (𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡) đi tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy Chu.

Trước đây, việc chôn cất người chết dưới đất là phổ biến, tất nhiên họ cũng sẽ nhờ các thầy địa lý xem xét vị trí thích hợp để đào huyệt an táng. Cô con gái trong câu chuyện dưới đây đã kể cho chồng mình nghe về luận đoán thần kỳ của thầy Chu Thanh Hà. Vì vậy, chồng cô cũng tới nhờ cậy thầy Chu xem giúp ngày giờ tốt và phương vị phù hợp để an táng cho bà. Sau khi đã chọn được giờ và vị trí chôn cất. Ra tới cửa, bọn họ xỏ giày chuẩn bị rời đi, thầy Chu cũng ra cửa tiễn khách, đột nhiên thầy nói thêm: “𝑇𝑜̂́𝑡 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑘ℎ𝑖𝑒̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̀𝑖.”

Người khách chỉ thản nhiên đáp: “𝑉𝑎̂𝑛𝑔!”

Không nghĩ ngợi gì nhiều và cũng không hỏi tại sao rồi nói lời từ biệt thầy Chu.

Bởi vì theo phong tục việc khiêng quan tài lúc đưa xuống huyệt cần những thanh niên trẻ khỏe nhiều sức lực trong cùng dòng họ. Thời đó vẫn sử dụng sức người là chủ yếu, luôn cần người khoẻ mạnh để khiêng quan tài. Không như ngày nay, sử dụng xe tang chở quan tài. Lúc đưa tang, khiêng chuyển quan tài lại thiếu một người, không thể làm gì khác hơn đành lựa tạm một người trẻ tuổi không có kinh nghiệm trong dòng họ đến giúp một tay. Khi khiêng quan tới nghĩa địa, lúc đưa quan tài vào huyệt, người thanh niên này liền tiện tay ném đòn khiêng quan lên ngay trên mộ. Một vị trưởng bối lập tức ra hiệu dừng việc lấp huyệt, nhặt cây đòn đó lên rồi mới tiếp tục. Mọi chuyện đều diễn ra ổn thoả và không hề có chuyện gì xảy ra.

Sau khi chôn cất được ba tháng, con cháu đến viếng mộ để kiểm tra, nhân tiện tưởng nhớ cúng lễ người đã khuất. Liền phát hiện trên mộ có một cái hố do chó hoang đào bới, rất may quan tài không bị hư hại gì. Vị trí hố chính là nơi cậu thanh niên kia thuận tay ném gậy khiêng quan tài. Sau đó mọi người mới nhớ lại lời thầy Chu lúc trước đã nhắc nhở khi ở cửa ra về, có phải là ám chỉ chuyện này không?

Bởi vì sau đó cũng không còn theo dõi nên không thể chứng thức. Nhưng chuyện này xảy ra rất kỳ quái, có thể còn có quan hệ trùng hợp nào khác. Có lẽ thầy Chu biết trước được việc chôn cất sẽ có vấn đề nên đã đưa ra lời cảnh báo như thế.

Sở dĩ tôi kết thúc bằng câu chuyện này là vì thầy Từ Tăng Sinh đưa ra một câu hỏi trong câu chuyện này: 𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐡𝐚̂̀𝐮 𝐡𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ đ𝐞̂̀𝐮 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐡𝐨̣ 𝐓𝐮̛̀? 𝐓𝐚̂́𝐭 𝐜𝐚̉ 𝐡𝐨̣ đ𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐨̛̉ 𝐜𝐚́𝐜 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐚̂́𝐧 𝐠𝐚̂̀𝐧 đ𝐨́?

Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong kỳ tiếp theo.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐬𝐨̛𝐧 𝐁𝐚̆́𝐜 đ𝐚̂̉𝐮 – 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ 𝐪𝐮𝐚 đ𝐨̛̀𝐢.”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟖

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝒔𝒐̛𝒏 𝑩𝒂̆́𝒄 đ𝒂̂̉𝒖 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀ 𝒒𝒖𝒂 đ𝒐̛̀𝒊.

Thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời vào cuối năm 1982. Về hoàn cảnh trước khi thầy Chu qua đời, tôi đã tìm thấy những thông tin sau từ Internet và trong cuốn “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”, do thời gian trải qua đã lâu nên không thể xác minh tính xác thực của nó. Vì vậy, chúng ta hãy nhìn nhận những câu chuyện này một cách khách quan và hợp lý.

Trong “Lời nói đầu” thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 có nhắc đến:

Cuối năm 1982, tôi (𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡) được cử sang Đức và Thụy Sĩ để đào tạo 4 tháng. Trước khi đi, tôi nói với thầy Chu rằng mình sẽ ra nước ngoài, thầy nói rằng: “𝑁𝑒̂́𝑢 𝑡𝑜̂𝑖 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑜̛̉ đ𝑎̂𝑦, 𝑐𝑎̣̂𝑢 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ ℎ𝑜̣𝑐 𝑣𝑜̛́𝑖 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡.”

Lúc đó tôi không suy nghĩ sâu xa tại sao thầy lại nói như vậy. Cho tới đầu năm 1983 khi trở về nước, ghé qua nhà thầy thì được biết thầy Chu đã qua đời vào cuối năm 1982. Tôi mới đi nước ngoài chưa được bao lâu mà thầy đã mất rồi. Nhớ lại câu nói của thầy trước lúc đi, tôi mới nhận ra rằng thầy đã đoán trước được đại hạn sắp đến. Chỉ trách mình lúc đó quá cẩu thả và không nhận ra kịp thời.

Chuyện thầy Chu mất cũng đã được đề cập trước đó trong số đầu tiên trong cuốn “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”:

Năm ngoái, tôi gặp 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, anh ấy nói với tôi rằng thầy Chu ở Trung Hòa đoán mệnh chuẩn vô cùng, bản thân đã tự suy luận ra khi nào mình sẽ mất, kết quả hoàn toàn trùng khớp với những lời cuối cùng của thầy trong di ngôn.

Về chi tiết trước khi thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 đã nói:

Chuyện kể rằng vào cuối năm thứ 71 Dân Quốc (1982), tiên sinh 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ ở Trung Hòa, đã tự mình tính toán mệnh của mình sắp kết thúc. Ông là người nghiện rượu và bị cao huyết áp nhiều năm nên rất chú trọng việc uống thuốc và đo huyết áp.

Có lẽ thầy nghĩ rằng: Trước đây, tôi đã luận đoán đúng không biết bao nhiêu người, nói rằng họ sẽ chết và quả đúng như vậy. Tất cả những người họ sau khi nghe xong vận số, chưa từng có một ai quay lại quở mắng (có thể là do trước đây thầy luận đoán quá chính xác nên không ai có lý do gì quở trách thầy). Đã là định số quả thực khó mà thay đổi được.

Trong lòng cảm thấy bất an, thầy liền đi tắm (có lẽ thầy muốn đặt một dấu chấm kết thúc đẹp đẽ cho cuộc đời mình). Tắm rửa xong, thầy đo lại huyết áp và nhận thấy không ổn nên lại uống thuốc.

Ngẫm nghĩ lại, quả đúng là kiếp số sắp tận, chỉ còn cách “𝐓𝐚̣̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐬𝐮̛̣”. Thầy nhờ con trai chở đến bệnh viện, có bác sĩ ở bên cạnh phòng bị trước sẽ tránh được hoạ. Nào có ngờ đâu, xe vừa rời khỏi nhà và quẹo một góc đườn, thầy liền chút hơi thở cuối cùng tại đây. Sở bá vương Hạng Vũ nói: “𝐓𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐝𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐭𝐚, 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐝𝐨 𝐥𝐨̂̃𝐢 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐛𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐚!”

Trong một tài liệu khác:

Tình trạng sức khỏe sau này của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không được tốt lắm hoặc thầy bị đột quỵ vào năm 1979, sau đó phải uống thuốc hàng ngày. Cuối cùng qua đời vì xuất huyết não trầm trọng. Lúc đó là giờ Sửu, ngày 12/12 năm Nhâm Tuất 1982 (Âm lịch).

Dưới đây là thông tin mệnh bàn đẩu số của thầy Chu:

𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, 𝐍𝐚𝐦 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡, 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐃𝐚̣̂𝐮, 𝟏𝟗/𝟎𝟔 𝐧𝐚̆𝐦 𝐓𝐚̂𝐧 𝐌𝐮̀𝐢

Từ đó, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐬𝐨̛𝐧 𝐁𝐚̆́𝐜 đ𝐚̂̉𝐮 – 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, giới Đẩu số Đài Loan chuẩn bị bước vào thời kỳ hỗn loạn, nhiều hệ phái khác nhau mọc lên như nấm, tranh đấu giành vị trí độc tôn…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟗

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 đ𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀

𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 đ𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨? 𝐊𝐞̂́ 𝐭𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐭𝐮̛̀ đ𝐚̂𝐮?

40 năm trôi qua kể từ khi thầy Chu qua đời, những nhân vật trong cuộc cũng dần biến mất, không còn bất cứ tài liệu gì được lưu giữ lại. Nhiều câu chuyện trở lên bí ẩn, chưa có lời giải đáp. Dưới đây là nội dung giới thiệu ngắn gọn về tư liệu tôi đã tìm kiếm được.

Nội dung này được thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 kể lại trên trang diễn đàn của mình:

“Thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là con một trong gia đình, được hưởng phúc từ cha mình để lại (tài sản). Khi còn trẻ, thầy đã làm qua công việc về lĩnh vực thiết bị điện lạnh, cũng có người nói rằng thầy làm nhà thầu xây dựng và từng thất bại nhiều lần trong sự nghiệp. Bản thân trước đây có theo học hai thầy mệnh lý bên 𝐓𝐚𝐦 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐩𝐡𝐚́𝐢 (Nam phái Tử vi đẩu số). Cuối cùng, phải từ bỏ sự nghiệp của mình sau khi nghe lời khuyên của sư phụ bên Phi tinh đẩu số. Theo chân sư phụ khổ tập mệnh lý, sau nhiều năm nghiên cứu, cuối cùng thầy cũng đạt được thành tựu to lớn.

Thầy Chu chưa bao giờ chính thức nhận đệ tử, những người muốn học về kỹ thuật phi tinh có thể sử dụng mệnh bàn của mình để nhờ thầy giải thích quá trình phi hóa. Hoặc có thể giới thiệu bạn bè đến xem mệnh, đồng thời đứng bên cạnh xem thầy chỉ dạy, chỉ cần có câu hỏi thầy nhất định sẽ trả lời.”

Một học trò hỏi thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮: “Học trò rất ngưỡng mộ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀! Xin hỏi, thầy và thầy Chu có quan hệ sư đồ không ạ?”

Thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 đáp: “Tôi có quen hai người anh em họ Từ, cả hai người cùng đam mê học thuật Phi tinh đẩu số, họ thường xuyên lui tới nhà thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, và học được không ít kiến thức về kỹ thuật phi tinh. Người em là 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 mỗi lần từ chỗ thầy Chu ra về đều gặp tôi để giảng về kiến thức phi tinh đã học được, thành ra mưa dầm thấm lâu. Khi ấy, tôi thực sự bị say mê đắm chìm trong học thuật Tử vi đẩu số đến nỗi không thể tự thoát ra được. Đáng tiếc chỉ vài tháng sau liền nghe tin thầy Chu qua đời. Sau đó, vì để đạt đến trình độ cao hơn, tôi mới tìm tới thầy Thái Minh Hồng bái sư theo học. Kết hợp kiến thức có được từ hai thầy (𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ + 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠), tôi bắt đầu xây dựng lên hệ thống học thuật về Đẩu số. Sau nhiều năm kinh nghiệm luận mệnh, cho tới hôm nay mới có chút tâm đắc về Đẩu số phi tinh.”

Nghe nói thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã có một khoảng thời gian dài ở bên cạnh thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ nghe giảng. Mỗi khi có nội dung quan trọng, thầy đều ghi chép lại một cách cẩn thận. Sau mỗi lần thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ luận mệnh xong, anh em họ Từ thường chuẩn bị các món lẩu và rượu trắng mời thầy dùng bữa. Chè chén say sưa, thầy lại vui miệng nói thêm vài lời, tất cả những điều ấy giống như đạt được kỳ trân dị bảo. Tổng hợp lại liền có bản tài liệu ghi chép về Tử vi đẩu số phi tinh.

Năm 1982, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, và cũng trong một, hai năm trước khi mất, trình độ của thầy đã đạt đến cảnh giới cao thâm, lô hỏa thần thanh.

Về việc kế thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, các tài liệu lưu hành hiện nay đều không đề cập đến, duy chỉ có một điểm được nhắc đến trong “Lời nó đầu” của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡:

“Thầy Chu nói với tôi, nếu muốn học Tử vi đẩu số, có thể theo thầy học. Học phí là xxx tệ, thầy cũng nói rằng trước đây đã bỏ ra số tiền tương tự để theo học sư phụ Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧. Hồi đó tiền nhiều hơn bây giờ. Nhưng lúc đó, nhà tôi cách nơi thầy sống 3 quận, giao thông đi lại bất tiện. Tôi lại vừa ra ngoài xã hội, trong tay không có nhiều tiền nên không đi học nữa.”

Sư phụ Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧 hay còn gọi là Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧 𝐓𝐢𝐞̂𝐧, thường dùng để chỉ những thầy phong thủy, tướng số từ Trung Quốc di dời đến Đài Loan trước khi triều đại nhà Thanh sụp đổ. Có lẽ điều đó cũng cho thấy sư phụ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không phải là một bậc thầy nổi tiếng, mà đơn thuần chỉ là một cao nhân ẩn dật trong dân gian.

Một cư dân mạng bình luận:

“Ở Đài Loan thầy giỏi nhất là 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, dựa vào hai bản ghi chép tay 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 và 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡, từ đó trực tiếp tạo ra hai hệ phái lớn chủ yếu lấy can cung phi hóa làm trọng tâm: 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐚́𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐩𝐡𝐚́𝐢.”

Giống như phái 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 trong 𝐓𝐢𝐞̂́𝐮 𝐧𝐠𝐚̣𝐨 𝐠𝐢𝐚𝐧𝐠 𝐡𝐨̂̀ đã phát triển thành hai hệ K𝐢𝐞̂́𝐦 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐚̀ 𝐊𝐡𝐢́ 𝐭𝐨̂𝐧𝐠.

Trình độ Đẩu số của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, có lẽ cho tới nay vẫn chưa ai có thể vượt qua được, giống như một ngọn núi cao sừng sững.

Theo ý kiến cá nhân tôi, để đạt tới cảnh giới cao như vậy tất nhiên sẽ có hai yếu tố là sự 𝐥𝐢̃𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐨̂̃ 𝐥𝐮̛̣𝐜. Nhưng quan trọng hơn, có rất ít người nắm được tinh túy Tử vi đẩu số Bắc phái, đồng thời nó luôn được lưu truyền một cách bí mật. Tất cả những kiến thức Đẩu số mà thầy Chu truyền lại đều là kinh nghiệm của bản thân, trải qua việc không ngừng luyện tập, nghiệm chứng. Nói một cách đơn giản, những kiến thức thầy học được đều mang tính thực tiễn. Còn lại kiến thức không thực tế đã được loại bỏ trong quá trình lưu truyền bí mật.

Nhưng kể từ giữa những năm 1980, Tử vi đẩu số Bắc phái sau khi thay đổi từ lưu truyền “𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐛𝐨̣̂” sang “𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚𝐢”. Có rất nhiều người chỉ thu thập được một phần nhỏ kiến thức, sau đó chắp vá vụn vặt liền đứng lên khai tông lập phái, dựng biển chiêu sinh. Cũng có một số người chỉ nắm được một chút khẩu quyết, lo sợ người khác cũng học được liền bóp méo, bẻ cong ý nghĩa của nó. Lại có người không hiểu nội dung, chỉ dựa vào khả năng tưởng tượng của bản thân, nói trắng thành đen. Một số người trong quá trình giảng dạy, để gây hứng thú cho học trò bất đắc dĩ vẽ voi vẽ vượn, hoa hòe hoa sói. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chúng ta thật khó có thể nhìn thấy được dáng vẻ ban đầu của hệ thống học thuật Bắc phái. Những người theo học Bắc phái giống như đang lạc vào mê cung, vùi đầu nghiên cứu cả đời cũng khó mà thoát ra được chứ đừng nói đến việc vượt qua nó?

Vì vậy, tất cả những thông tin tài liệu gần kề với hệ thống học thuật của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, có thể sẽ giúp chúng ta tiếp cận gần hơn với diện mạo thật sự của Tử vi đẩu số Bắc phái.

Đã đến lúc chúng ta cùng khám phá sự truyền thừa trong hệ thống Bắc phái Tử vi đẩu số…

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟎

𝑻𝒖̛̉ 𝑽𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝑷𝒉𝒂́𝒊 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 – 𝑻𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝑻𝒖̛́ 𝒉𝒐́𝒂 𝑷𝒉𝒊 𝒕𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑪𝒉𝒖 𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑯𝒂̀

Quay trở lại câu hỏi nghi vấn mà thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 đưa ra từ bài trước : “𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 đ𝐚 𝐩𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ đ𝐞̂̀𝐮 𝐦𝐚𝐧𝐠 𝐡𝐨̣ 𝐓𝐮̛̀ 𝐯𝐚̀ đ𝐞̂̀𝐮 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐠𝐚̂̀𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐮 𝐪𝐮𝐚𝐧𝐡 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐚̂́𝐧?

Trả lời cho nghi vấn đó chính là câu chuyện về việc kết hôn con gái của ông chủ tiệm chụp ảnh như chúng ta đã biết ở bài kỳ trước. Bởi vì những luận đoán thần kỳ của thầy Chu, hàng năm mỗi khi đến dịp gia đình đoàn tụ, ông lại kể về những câu chuyện này cho mọi người nghe.

Ngay sau đó, câu chuyện 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 (còn có gọi là 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧) theo thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ học Tử vi đẩu số. Trong suốt quá trình đó, dù là lúc ăn lẩu hay uống rượu thì cũng đều là cơ hội để hai anh em họ Từ học hỏi kiến thức. Có lẽ hai người họ là những học trò được thầy Chu chỉ dạy trong thời gian dài.

𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 từng kể rằng bắt đầu từ năm 67 Dân Quốc (1978), ông đã mê mẩn với Tử vi đẩu số (đó cũng là khoảng thời gian đúng năm ông chủ tiệm ảnh nhờ thầy Chu đoán mệnh liên quan tới hôn sự của con gái mình). Nếu tính từ thời điểm đó, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã học với thầy Chu được 4 năm.

Ngoài ra, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 có mối quan hệ không chỉ là đồng nghiệp mà còn là bạn tốt của nhau với thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 (tham khảo trong Lời mở đầu của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, hoặc có lẽ hai người họ cũng có mối quan hệ họ hàng mà thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 không muốn nói ra). Thông qua giới thiệu của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, vào khoảng đầu Thu năm 1980 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 bắt đầu đến tìm thầy Chu luận mệnh rồi ngay lập tức bị sốc kinh ngạc trước khả năng luận mệnh của thầy Chu. Nhưng vì cơ duyên chưa đến, mãi cho tới năm 1981 mới chính thức bái sư theo học Tử vi đẩu số. Sau khi thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ qua đời, nghe theo lời dặn dò của thầy trước đó, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 tiếp tục học Tử vi đẩu số từ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡.

Trang 310 của cuốn “𝐊𝐡𝐚́𝐦 𝐩𝐡𝐚́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐢”, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 có viết:

“𝐴𝑛ℎ 𝑒𝑚 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖 𝑐𝑜́ 𝑡𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 6 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖, 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑏𝑜̂́𝑛 𝑛ℎ𝑜́𝑚 đ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎̉𝑜 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑐ℎ𝑢̉ đ𝑒̂̀”.

Có thể thấy, đúng ra là có 6 học trò chính thức được thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ thu nhận. Ngoài 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, vẫn còn có 3 đệ tử nữa.

Theo như những gì thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 viết trong cuốn 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐌𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡: “𝐶𝑎́𝑐 𝑏𝑎̣𝑛 đ𝑎̃ 𝑏𝑎𝑜 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑛𝑔ℎ𝑖̃ 𝑡𝑎̣𝑖 𝑠𝑎𝑜 𝑐𝑎́𝑐 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢 𝑇ℎ𝑎𝑛ℎ 𝐻𝑎̀ đ𝑎 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 đ𝑒̂̀𝑢 𝑚𝑎𝑛𝑔 ℎ𝑜̣ 𝑇𝑢̛̀ 𝑣𝑎̀ đ𝑒̂̀𝑢 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑔𝑎̂̀𝑛 𝑛ℎ𝑎𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑡ℎ𝑖̣ 𝑡𝑟𝑎̂́𝑛?”

Như vậy, ba người còn lại có lẽ cũng mang họ Từ, chỉ là không nổi danh mà thôi.

Thầy 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦, người từng xuất bản cuốn sách “Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐜𝐡𝐢́ 𝐛𝐚̉𝐨”, trang 124 ông viết: “𝑆𝑎𝑢 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑙𝑎̂̀𝑛 𝑛ℎ𝑎̂𝑛 𝑑𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑐𝑜̛̀, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑏𝑎́𝑖 𝑠𝑢̛ 𝑡ℎ𝑒𝑜 ℎ𝑜̣𝑐 đ𝑒̣̂ 𝑡𝑢̛̉ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑦 𝐶ℎ𝑢, 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑖́𝑐ℎ, 𝑢̛́𝑛𝑔 𝑑𝑢̣𝑛𝑔 𝑇𝑢̛́ ℎ𝑜́𝑎.”

Tuy chưa nói rõ đích danh 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, nhưng 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦 có đề cập đến Tứ hoá trong nội dung cuốn sách. Hoặc cũng có thể là một trong những học trò của thầy Chu, tuy nhiên trong một số tư liệu chỉ ra rằng 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦 là đệ tử bên thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Hoặc có lẽ cũng giống như trường hợp 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 học từ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 thì 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 thay mặt thầy Chu truyền dạy Tử vi đẩu số cho 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦. Còn một trường hợp khác là có thể khi đó thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 mới bắt đầu lộ diện trong giới Đẩu Số nên dùng danh nghĩa của thầy Chu thu nạp học trò.

𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 lại có mối quan hệ bạn bè thân thiết với thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, vì vậy giới thiệu thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 tới chỗ thầy Chu để luận mệnh. Sau đó, thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 có qua chỗ thầy Chu hai lần. Rồi từ đó bị say mê, đắm chìm vào học thuật Đẩu Số.

Khoảng thời gian thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ thu nhận học trò chủ yếu tập trung vào 4 năm cuối đời, tức là từ sau năm 1978. 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 cũng từng nói trong Lời mở đầu là thầy Chu từng chủ động hỏi ông ấy nếu muốn học Tử vi đẩu số thì có thể theo thầy Chu học. Hoặc cũng có thể là do thầy Chu đoán trước được ngày tháng còn lại của mình không nhiều nên mới bắt đầu thu nhận đệ tử, ước nguyện truyền bá học thuật Đẩu số Bắc phái.

Ngoài ra, theo ghi chép trong “𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭 𝐝𝐢̣ 𝐯𝐚̆𝐧”, tác giả là 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠. Mặc dù cuốn sách lấy tên là 𝐓𝐮̛ Đ𝐨̂̀ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐚̂𝐧, nhưng thực ra ông ta là chính là 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠, hay 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 (nhân vật này chúng tôi sẽ đề cập trong các bài viết tiếp theo) nói rằng ông ta đã từng theo 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 học Tứ hoá Phi tinh.

Tổng hợp lại, ta có thể thấy tình hình truyền thừa học thuật Tứ hóa Phi tinh như sơ đồ dưới đây.

𝐆𝐡𝐢 𝐜𝐡𝐮́:

Sơ đồ này chỉ tổng hợp và ghi lại dựa trên thông tin hiện có về tình hình trong khoảng thời gian giữa những năm 1980, hoặc còn có một số thông tin bị thiếu sót. Sơ đồ này cũng không loại trừ trường hợp thầy 𝐓𝐚̂̀𝐧 𝐀𝐧 𝐍𝐚𝐦 và thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, hai người họ cũng từng muốn theo thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ học Tử vi đẩu số Tứ hoá Phi tinh nhưng sau đó lại học từ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Thông tin này tham khảo dựa trên cuốn sách “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 𝐜𝐡𝐢́ 𝐛𝐚̉𝐨”.

𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠, tất cả đều là người vùng Miêu Lật – Đài Loan. Thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 và 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠 chủ yếu học thông qua bản chép tay Tứ hoá Phi tinh của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 truyền lại, đồng thời 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 cũng đã từng mở lớp giảng dạy Tứ hoá Phi tinh. Đây là những thông tin hiện hành trong giới Đẩu số về mạch truyền thừa trong hệ phái của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ (Đ𝐚̂𝐲 đ𝐞̂̀𝐮 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐚̀𝐢 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐡𝐨̣𝐜 𝐦𝐚̀ 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐢̀𝐦 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜).

Mặc dù đã 40 năm trôi qua nhưng những tài liệu này vẫn chỉ nằm trong tay một số ít người và chưa được lưu hành rộng rãi ra ngoài.

Một giả thuyết khác chỉ mang tính tham khảo, người ta nói rằng thầy Chu muốn truyền thụ Tứ hoá Phi tinh lại cho con trai mình, nhưng con trai thầy không muốn học, không còn cách nào khác đành phải truyền lại vợ mình – bà 𝐋𝐮̛𝐮 𝐌𝐲̃ 𝐋𝐢𝐧𝐡.

Về việc giới thiệu quá trình truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ – Tử vi Bắc phái xin tạm dừng tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một mạch truyền thừa khác của Bắc phái trong các bài tiếp theo.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝑻𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 & 𝑻𝒖𝒚𝒆̣̂𝒕 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊 Đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́.”

-Ngọa Long-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟏

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 & 𝑻𝒖𝒚𝒆̣̂𝒕 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊 Đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́.

Về việc truyền thừa học thuật của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, chúng ta tạm thời gác qua một bên và cùng đi tìm hiểu về câu chuyện khác gây chấn động giới Đẩu số tại Đài Loan – 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐢.

Trước những năm 1980, các cuốn sách, tài liệu về Tử vi đẩu số lưu hành trên thị trường chủ yếu là Nam phái Tử vi đẩu số như: Tử vi đẩu số toàn thư, Tử vi đẩu số toàn tập,…cùng các tài liệu cổ thư khác. Hầu hết đều dựa trên tính lý của tinh diệu; sự thay đổi trong các tổ hợp sao; trạng thái miếu, vượng, hãm, lạc; kết hợp tam phương tứ chính để tiến hành luận đoán cát hung.

Tài liệu về Bắc phái Tử vi đẩu số gần như chưa từng xuất hiện bất kỳ thông tin nào trên thị trường. Tuy nhiên, cổ thư không ghi chép không đồng nghĩa với việc nó không tồn tại. Trong tập tài liệu chép tay học thuật của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 do thầy 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠 (𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐧𝐡𝐚̂𝐧) trích dẫn có nói rõ Bắc phái được coi là “𝐚̂̉𝐧 𝐡𝐨̣𝐜”, quan niệm cốt lõi của “𝐚̂̉𝐧 𝐡𝐨̣𝐜” là che dấu không tiết lộ. Tình hình truyền thừa cụ thể ra sao, chỉ có bản thân người được truyền thụ trong nội bộ mới rõ, ngoài ra không ai biết được thực hư sự tình.

Hơn nữa, Bắc phái không hoàn toàn là đơn truyền, ngoài thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ ra, còn có những người khác nữa. Năm 1984, với sự xuất hiện của một tờ báo quảng cáo, Bắc phái Tử vi đẩu số dần dần có mặt trên toàn quốc.

Đây giống như một cuốn sách trong truyền thuyết có thể khai mở hai huyệt đạo Nhâm Đốc, cuốn sách bí nghi giúp người học sở hữu tuyệt thế võ công. Mặc dù giá bán là 15.000 Đài tệ ~ 11,4 triệu VNĐ (trước đây, khi nó được lưu hành lậu, thậm chí còn được rao bán với giá 50.000 Đài tệ ~ 37,8 triệu VNĐ). Tuy nhiên, vẫn có vô số người đổ xô tìm mua.

Trên thực tế, tập tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́” chính là bản chép tay bài giảng đã được chỉnh sửa lại, người dạy là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, người ghi chép và chỉnh sửa lại là thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠.

Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ là người tiên phong trong việc truyền bá học thuật Phi tinh Tứ hóa, ngay sau đó có rất nhiều hệ phái Phi tinh Tứ hóa lớn nhỏ dần xuất hiện trong giới Đẩu số Đài Loan. Hầu như toàn bộ nguồn gốc của nó đều bắt nguồn từ cuốn ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀.

Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ nói rằng ông học theo ” 𝐓𝐨̂́ 𝐭𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 “, vấn đề này đã được đặt ra trong cuộc phỏng vấn với thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ và trong cuốn sách của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧̀.

Mặc dù vẫn còn một số lời chỉ trích, nhưng bất luận thế nào, việc truyền thừa học thuạt Bắc phái Tử vi đẩu số đã được thay đổi từ “𝐧𝐨̣̂𝐢 𝐛𝐨̣̂” sang “𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐚𝐢”, cũng chính bởi thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀, nó giống với Vịnh Xuân của Diệp Vấn. Nhìn từ góc độ này, thật không quá lời khi gọi thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ là tông sư của Bắc phái Tử vi đẩu số.

Bắc phái Tử vi đẩu số của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ được gọi là “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚”. Còn thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ sáng tạo thêm ra hệ phái mới “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”. Kể từ đó, nhiều hệ phái ” 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 ” khác nhau mọc lên như nấm sau cơn mưa.

Một dân mạng đã để lại lời bình luận:

Nếu nhìn vào bản chép tay của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀, bạn sẽ biết ông ấy mạnh đến mức nào. Điểm mạnh của thầy ở chỗ hầu hết các kỹ thuật Tứ hóa đều do ông ấy truyền bá ra ngoài và các kỹ thuật này đều mang tính đột phá mới lạ. Hiện tại, những kỹ thuật về 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 đều có thể được tìm thấy trong tập chép tay của thầy.

Chúng ta hãy tiếp tục nói về bản chép tay bài giảng, thời gian giảng dạy bắt đầu từ ngày 19/7/1982 và kết thúc vào ngày 28/1/1984, tổng cộng 27 buổi (hoặc vẫn còn những buổi học sau đó nữa, thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ cũng nói rằng một số nội dung vẫn chưa bị hé lộ ra ngoài, số liệu ở đây dựa trên ngày tháng được viết trong ghi chép.)

Theo thông tin từ phía 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ (đệ tử của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀), sau khi đến thăm thầy Lý vào tháng 4/2007, đã viết cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”, nội dung nguồn gốc của sự việc như sau:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thưa thầy! Trong hoàn cảnh nào thầy đã tham gia lớp học Đẩu số của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀, học kiến thức gọi là 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Đó là nhân duyên, năm 1981 do đang muốn mở xưởng nên cần phải đăng ký doanh nghiệp, tôi đem hồ sơ đến văn phòng đăng ký doanh nghiệp để giải quyết. Trong lúc rảnh rỗi, ông chủ văn phòng có đề cập rằng bạn ông là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ muốn hợp tác mở lớp Tử vi đẩu số. Ông ấy nói rằng ngày mai thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀ sẽ có buổi diễn thuyết tại văn phòng này và muốn tôi cùng tham dự nghe giảng. Ngày hôm sau tôi đến dự buổi giảng theo đúng thời gian đã định, vì trước đây tôi chưa từng nghe cách sử dụng về Phi tinh Tứ hóa nên cảm thấy rất thú vị. Ngay sau đó liền đóng học phí và bắt đầu tham gia lớp học của thầy.

Về quá trình giảng dạy, trong cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” viết rằng:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thưa thầy! Thầy là học trò của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀? Có chính thức bái sư chưa ạ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Năm đó thầy mở lớp, tôi là một trong những học trò tham dự lớp học, nhưng tôi vẫn chưa chính thức bái sư.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Năm ấy có bao nhiêu học sinh tham gia lớp học Tứ hóa phi tinh Đẩu số với thầy ạ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Lúc đầu có tất cả 10 người trong đó có tôi, nhưng cuối cùng chỉ còn 4, 5 người ở lại học.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thời gian học bao lâu? Tại sao lúc sau lại chỉ còn 4, 5 người?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Có một số vấn đề trong quá trình học, thời gian học không thống nhất, thường bị ngắt quãng. Trong ba, bốn năm, sau khi dạy được một khoảng thời gian, có một số kiến thức ông ấy không muốn truyền dạy, cho nên học sinh cũng không muốn tiếp tục theo học. Còn lại mấy người chúng tôi sau khi bàn bạc thống nhất, mỗi người sẽ đóng góp thêm 2.000 ~ 3.000 tệ (trả theo tháng). Gom đủ tiền nộp học phí, ông ấy mới tiếp tục dạy. Cứ như vậy cho đến cuối cùng chỉ còn lại 4, 5 người. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác ví dụ như trong buổi học ông ấy thường hay giảng về đạo lý làm thế nào để ứng xử, đối nhân xử thế; làm thế nào để tu tâm dưỡng tính…v.v cùng nhiều chủ đề khác rất mất thời gian. Thiết nghĩ tuổi tác của mỗi người chúng tôi đều lớn hơn ông ấy rất nhiều, còn cần phải chỉ dạy nữa sao? Rồi sau mỗi lần ông ấy nói không dạy nữa, chúng tôi lại phải gom tiền nộp thì ông ấy mới tiếp tục dạy. Đây là tu tâm dưỡng tính sao? Những người khác không muốn tiếp tục theo học cũng bởi vì nguyên nhân này.

Còn về bản chép tay sau này bị lộ ra ngoài như thế nào, chúng ta có thể tham khảo thêm trong cuốn “𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧”.

Trong sách có nhắc tới một chi tiết:

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ nói: Tôi theo ông ấy học Phi tinh Tứ hóa, nói đúng ra thì là học trò của ông ấy. Cũng đơn thuần chỉ là học trò ngồi nghe ông ấy giảng, vì vậy tôi vẫn chưa chính thức bái sư. Sau tất cả, tôi luôn biết ơn ông ấy, những gì tôi học được đều là do ông ấy truyền dạy. Tôi không quan tâm ông ấy nghĩ gì về tôi. Vậy mà bây giờ ông ấy lên mạng nói tôi lấy cắp của ông ấy 2 tập tài liệu đem scan bán ra ngoài. Còn nói nếu đưa Phi tinh Tứ hóa tiết lộ ra ngoài sẽ gây chấn động giới Đẩu số. Tôi rất hy vọng rằng ông ấy sẽ nói sự thật và công khai nó với cộng đồng Đẩu số, đồng thời đừng cố gắng che giấu bí mật của mình hoặc cố làm cho nó trở lên huyền bí. Người ngay thẳng thường nói sự thật và không vòng vo. Thích nâng tầm quan trọng, đề cao vai trò cá nhân; vì mục đích kiếm tiền, lấy tôi ra làm công cụ để buộc tội? Nói vậy chứ đúng ra ông ấy nên cảm ơn tôi mới đúng, tài liệu ông ấy dùng để dạy học khá rời rạc, không đầy đủ. Cũng chính tôi là người đã ghi chép lại từng cái một rồi bổ sung, hoàn thiện lại một cách logic và có tính hệ thống. Tôi cũng đã sử dụng tài liệu ghi chép của mình để sắp xếp và biên soạn bìa cứng Tập 4 Tử vi đẩu số do nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 phát hành với giá 1500 tệ. Tôi chỉ có một yêu cầu, bìa bên trong phải có tên tôi để tiện cho việc quảng cáo. Ông ấy đồng ý với yêu cầu của tôi nên tôi đã giúp ông ấy hoàn thành nó, cuốn sách đề tên tác giả là 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̀. Mở cuốn sách ra là bạn có thể thấy được điều này. Chỉ cần so sánh nội dung bản chép tay tôi cho bạn (bạn thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀) mượn để photo đem bán và bản chính là có thể thấy được khác biệt. Vậy mà sao ông ấy có thể vu oan cho tôi ăn cắp hai tập tài liệu sao chép bán ra ngoài?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Có phải thầy đang nói tới cuốn “𝐓𝐚̣̂𝐩 𝟒 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́” do nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 phát hành?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Đúng vậy. Chính là cuốn đó. Cuốn sách được xuất bản vào năm 1990. Mở trang sách bên trong sẽ thấy tên tôi 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̀ hỏi: Thưa thầy, 6 tập này có phải đều do thầy ghi chép lại?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̀ đáp: Đúng vậy. Cậu nhìn tài liệu xem có phải là bút tích của tôi? Những tài liệu đó tôi đã scan lại và cho bạn mượn, cũng chỉ có một phần thôi, không chia thành 6 tập. Sau đó, tài liệu được bạn tôi scan lại, đóng bìa để tiện bán.

Sáu tập kể trên cũng chính là “𝐜𝐮𝐨̂́𝐧 𝐬𝐚́𝐜𝐡 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝟔 𝐭𝐚̣̂𝐩” được nhắc đến trong tờ báo quảng cáo bên trên.

Về việc tập tài liệu này bị lộ ra bên ngoài như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong kỳ tiếp theo.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐕𝐮̣ 𝐫𝐨̀ 𝐫𝐢̉ 𝐯𝐚̀ 𝐥𝐮̛𝐮 𝐭𝐫𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐚̀𝐢 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟐

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑽𝒖̣ 𝒓𝒐̀ 𝒓𝒊̉ 𝒗𝒂̀ 𝒍𝒖̛𝒖 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒂̀𝒊 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒎𝒂̣̂𝒕 𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊 Đ𝒂̂̉𝒖 𝒔𝒐̂́

Bài giảng do thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 trực tiếp giảng dạy, đồng thời thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 là người ghi chép và biên soạn đã nhanh chóng được lưu hành và rao bán ra bên ngoài với một số tiền lớn. Nội dung trong cuốn sách đã gây chấn động giới Đẩu số Đài Loan lúc bấy giờ. Theo như chia sẻ của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, nguyên nhân chủ yếu là do thầy đã đưa bản ghi chép cho một người bạn cùng trong lớp học Tử vi mượn, ngay sau đó tập tài liệu liền bị rò rỉ ra bên ngoài. Nội dung sau đây được trích từ cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 ghi lại:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy! Thầy có thể giải thích rõ ràng hơn một chút về người mà thầy đã cho mượn tập tài liệu được không? Làm thế nào mà ông ấy có thể sao chép và bán chúng? Và tập tài liệu được bán với giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đó là người bạn học cùng lớp Tử vi với tôi do thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 trực tiếp giảng dạy, ông ấy tên là 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nếu đã là bạn cùng lớp, tại sao ông ấy phải mượn bài giảng của thầy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Vì 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠 chỉ sử dụng ghi âm trong giờ học, không có chép tay. Một ngày nọ, ống ấy nói với tôi rằng có những đoạn ghi âm nghe không rõ ràng, có đoạn ghi đoạn không. Vì vậy ông ấy không muốn bật lên nghe lại nên hỏi tôi có thể cho ông ấy mượn bản chép tay của tôi để xem. Vì đều là bạn cùng lớp nên tôi cũng khó từ chối, đành phải photo lại một số nội dung để cho ông ấy mượn đọc. Sau này, bản chép tay đó của tôi đã thu hút sự chú ý của giới Đẩu số và nó được coi như báu vật. Tôi hỏi ông ấy tại sao lại rao bán tập tài liệu, ông ấy nói rằng đó là do con trai của chị gái tự ý rao bán. Có lần nó đến nhà ông ấy hỏi mượn đọc (cũng chính là cháu trai của 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠), thế là cháu trai của ông ấy đã lấy nó, scan lại đóng thành sách rao bán. Có điều đấy là do ông ấy nói vậy, nói không chừng chính họ Lý kia đã scan và rao bán ra ngoài. Nhưng tôi cũng không muốn bới móc, làm rõ vấn đề nên đã mặc kệ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết tập tài liệu đó bán như thế nào? Giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Theo những gì tôi được biết, vào thời điểm đó mỗi bản có giá 50.000 Đài tệ ~ 37,8 triệu VND. Chính ông ấy đã dùng cuốn sách Bí nghi để bán nó khắp nơi và kiếm được hàng triệu tiền lãi. Đó là năm 73 Trung Hoa Dân Quốc (1984), chuyện cũng đã xảy ra hơn 20 năm nay rồi. Khi đó giống như cuộc cách mạng vĩ đại trong giới Tử vi đẩu số, Phi tinh Tứ hóa trở lên nổi tiếng chỉ trong một đêm. Cũng bởi vậy, những người mà lúc trước chỉ biết sử dụng phương thức luận mệnh theo tam hợp, cho đến khi mua được tập tài liệu Bí nghi đó nghiên cứu cũng tự phi hóa lung tung, áp dụng lẫn lộn. Tự đứng ra mở các lớp dạy Tứ hóa, viết sách xuất bản, đọc những cuốn sách ấy vừa buồn cười, lại vừa đau lòng. Độc giả mù quáng nộp tiền theo học, mua hàng đống sách, nhưng vẫn không tài nào bay cao bay xa. Đến khi luận đoán sai liền buông lời nói Tứ hóa phái là giả dối, họ nên tìm một cái lỗ chuột và trốn vào trong đó. Chuối sau khi chín, bóc vỏ ăn mới cảm nhận được hương vị vô tận, ai đời cầm chuối xanh nhét cả vỏ vào miệng nói có nhựa, ăn không ngon. Điều đáng buồn và nực cười là có một vài người mua bản scan chép tay của tôi như 𝐇𝐮𝐞̣̂ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐓𝐮̛̉ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐋𝐢𝐞̂̃𝐮 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐗 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐗, 𝐗𝐗 𝐭𝐫𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐮̉…v.v. Theo tôi biết thì rất nhiều người sử dụng tập tài liệu đó để mở lớp dạy, biên soạn lung tung nhằm mục đích nổi danh. Kết quả càng dạy càng rối tinh rối mù, điều này đã dẫn đến sự chỉ trích rằng Phi tinh Tứ hóa là kiến thức giả tạo, tự biên tự diễn. Quả thật là ông trời có mắt, học thuật của Đạo gia chỉ dành cho những người có Đạo, kẻ vô Đạo có làm thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là vô ích.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 trước đây cũng đã xuất bản, mỗi cuốn sách có giá 3.000 tệ. Tập đầu tiên có nội dung tổng hợp của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”, “𝐓𝐚̂𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”, “𝐊𝐢𝐦 𝐭𝐡𝐚́𝐢 𝐛𝐚̣𝐜𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”. Cuốn sách không ghi rõ tên tác giả, chẳng lẽ đó cũng là tài liệu chép tay do cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠 lấy trộm và bán?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đó là do giám đốc nhà xuất bản 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 mua bản sao chép tay của tôi từ tay cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠, sau đó mang đi biên tập lại và xuất bản. Sau khi cuốn sách được xuất bản liền xuất hiện một số tin đồn, ông ấy lo lắng về vấn đề bản quyền nên đã tìm đến thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 để nói giúp. Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 nói ông ấy rằng đó là bản tài liệu chép tay của tôi, thế là thầy Thái đích thân đưa ông ấy đến gặp tôi để bàn bạc vấn đề, lúc đó tôi cũng không truy cứu thêm. Sau đó, 𝐊𝐢𝐦 𝐋𝐚̆𝐧𝐠 trả tiền bản quyền cho tôi và yêu cầu mua tất cả tài liệu ghi chép của tôi, nhưng tôi đã từ chối. Sau này, thầy Thái cũng yêu cầu tôi tổng hợp tất cả tài liệu nhưng tôi từ chối đưa cho ông ấy, điều này đã gây ra mâu thuẫn giữa hai người chúng tôi. Trên thực tế, thầy Thái cũng nhận thấy tập đầu tiên do NXB Kim Lăng phát hành đạt doanh thu rất tốt và có lãi nên thầy Thái hy vọng tôi có thể biên soạn lại bằng ghi chép của mình và sẽ lấy tên ông ấy làm tên tác giả. Suy cho cùng, ông ấy là thầy của tôi, kiến thức là do ông ấy dạy. Mặc dù tài liệu chứa đựng những ý tưởng ban đầu của cá nhân tôi dựa trên học thuật Dịch lý, bổ sung nhiều logic phù hợp, mạch lạc, có hệ thống. Tôi vẫn giúp ông ấy hoàn thành với tấm lòng biết ơn, và chỉ yêu cầu trang bìa bên trong được sử dụng làm quảng cáo cho tôi.

Từ tình hình thực tế, trong cuốn “𝐓𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – Tập 4” có một trang quảng cáo riêng cho thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠. Tôi nghe nói trước đây thầy Thái và Lý từng có mâu thuẫn với nhau. Rồi thấy tờ bìa quảng cáo của thầy Lý nằm trong sách của thầy Thái khiến tôi rất khó hiểu, cho tới khi đọc xong bài viết này, những nghi ngờ của tôi đã được giải tỏa.

Bởi vì bản chép tay này (𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢) hiện có thể dễ dàng tìm thấy được trên Internet, tôi tin rằng rất nhiều người đã đọc qua nhưng hầu hết đều không biết nguồn gốc của nó.

Nhằm mục đích tìm hiểu sự khác biệt trong học thuật ban đầu của Tử vi đẩu số Bắc phái, tôi đã dành hơn một tháng để đọc từng câu từng chữ trong bản tài liệu chép tay này, sắp xếp lại một lần nữa và đã phát hiện thêm được một số câu chuyện khác. Sau này, tôi sẽ tiếp tục giải thích khi chúng ta thảo luận xem thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 có liên quan đến nhau hay không.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟑

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝑶̂𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒖́𝒄 𝑫𝒖̣ 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑳𝒚́ 𝑻𝒖̛̉ 𝑫𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 (𝟏)

Mối quan hệ giữa thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 vốn dĩ là thầy trò, sau này do vụ việc tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” bị rò rỉ ra ngoài và cùng với nhiều lý do khác khiến mối quan hệ giữa hai người dần trở nên căng thẳng, gay gắt kịch liệt. Sau vụ việc đó, vào khoảng thời gian năm 2006, cả hai đều tham gia phỏng vấn và phát biểu với giới học thuật Đẩu số. Hai cuộc phỏng vấn này đều liên quan đến vụ việc “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” bị rò rỉ, lưu truyền ra bên ngoài. Đồng thời giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển của Tử vi Đẩu số Bắc Phái vào khoảng thời gian từ đầu đến giữa những năm thập niên 80. Hai nhân vật chính là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đều là những người trong cuộc, và có liên quan trực tiếp với tập tài liệu chép tay kia.

Bài viết này ghi chép lại cuộc phỏng vấn giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣. Vì nội dung tương đối dài, nên chúng tôi tách thành hai bài viết. Theo thông tin trên mạng thì thầy 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đã qua đời vào cuối năm 2008. Ông từng theo nghiệp cảnh sát trong suốt quãng thời gian 35 năm, áp dụng học thuật Tử vi Đẩu số vào phá án. Người tôi nói rằng ông ấy đã phá giải được nhiều vụ án nên được mệnh danh là “𝐓𝐡𝐚́𝐦 𝐭𝐮̛̉ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢”.

“𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” – Tác giả 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣

Cách đây vài ngày, một học trò của tôi đã tìm thấy một bài viết trên trang web, cậu ấy liền chuyển một số nội dung của nó kèm theo link bài viết cho tôi xem. Cậu ấy hỏi tôi người được đề cập trong bài viết là 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 có phải là sư phụ của thầy hay không? Cuối cùng thì cơ hội cũng tới, tôi đã âm thầm chờ đợi cơ hội này từ rất lâu rồi, đây chính là thời điểm cần vén bức màn tối ra, để “ông ấy” (ý chỉ thầy Thái) lộ rõ bộ mặt thật của mình.

Tôi trả lời học trò rằng trước đây khi còn làm việc, bản thân tôi luôn tuân thủ nguyên tắc chỉ có một sự thật trong việc giải quyết các vụ án, lúc này đây tôi sẽ vực lại tinh thần để làm rõ vụ việc năm đó, lật tẩy bộ mặt giả dối, đưa sự thật ra ngoài ánh sáng. Qua đó đồng thời cũng có thể giúp đông đảo độc giả yêu thích nghiên cứu mệnh lý Tử vi Đẩu số – Phi tinh Tứ hoá, không nên tin tưởng, sùng bái một cách mù quáng, để người khác lôi kéo dắt mũi. Không nên lãng phí tiền bạc theo đuổi những cuốn sách được gọi là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”.

Tính ra cũng đã hơn một năm không gặp ân sư (tên thật 𝐋𝐲́ 𝐗𝐚́𝐧 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, bút danh 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠). Hôm trước, vào lúc 17h chiều (2/4/2007), tôi có gọi điện thoại cho thầy, hẹn sau bữa cơm tối sẽ đến thăm thầy. Thầy nói rằng vừa từ bên ngoài trở về nhà và bày tỏ sự chào đón bằng giọng điệu thân thiện. Khi tôi rời khỏi nhà, trời mưa to và đúng thời điểm tôin làm, xe cộ ngoài đường kẹt cứng, đến được tới nhà thầy cũng đã gần 20h tối. Người mở cửa chính là ân sư, mái tóc dù đã bạc trắng, nhưng tinh thần vẫn rất tinh tấn, khí sắc rạng rỡ. Tôi cúi chào thầy, hỏi thăm sức khỏe rồi ngồi vào ghế trong phòng khách. Sư mẫu lập tức mang trà dưỡng sinh đã chuẩn bị sẵn bưng lên. Hàn huyên một hồi, tất nhiên câu chuyện sau đây của chúng tôi không nằm ngoài phạm vi học thuật mệnh lý Tử vi Đẩu số.

Dưới đây, tôi sẽ lập hồ sơ trực tiếp dựa trên phương pháp “Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐭𝐫𝐚 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧” được sử dụng để điều tra các vụ án năm đó – để có thể đưa ra sự thật, đúng sai rõ ràng, bởi vốn dĩ sự thật thì chỉ có một. Để từ đó độc giả, bạn học quan tâm, yêu thích nghiên cứu Tử vi Đẩu số Tứ hóa cũng có thể đồng thời đối chiếu, xác minh sự thực. Hãy cùng nhau vén tấm màn đen che mắt chúng tôi bấy lâu nay, nhằm giúp cho giới Tử vi Đẩu số ngày một phát triển lành mạnh, tiến bộ hơn. Và đây cũng là chút tâm huyết nhỏ nhoi của tôi giúp cho việc học tập nghiên cứu một cách đúng đắn nhất, chân chính nhất, xoá đi những bóng mây đen che phủ. Từ đó lên án những kẻ hám lợi, bẻ cong học thuật mệnh lý, và chỉ biết trốn trong góc tối, phủ lên mệnh lý những ý đồ mờ ám thần bí, bám víu vào những lãnh thổ tự phong, xưng vương xưng bá. Thậm chí sử dụng mệnh lý học để trục lợi, thu vét tiền bạc và lừa đảo sắc dục.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa Thầy! Thầy từng là học trò của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, vậy thầy đã chính thức bái sư chưa?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Hồi đó ông ấy mở lớp giảng dạy, tôi chỉ là một trong những người học trò ngồi nghe giảng và chưa từng chính thức bái ông ấy làm sư phụ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy, năm đó có bao nhiêu học sinh tham gia lớp cùng với thầy học Tử vi Đẩu số Tứ hoá Phi tinh?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Lúc đầu tổng cộng có 10 người, nhưng đến cuối cùng kết thúc khoá học chỉ còn 4, 5 người.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thời gian của khoá học kéo dài trong bao lâu? Tại sao kết thúc khóa học chỉ còn lại 4,5 người?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Có một số vấn đề trong quá trình học, thời gian học không thống nhất, thường bị ngắt quãng. Trong ba, bốn năm, sau khi dạy được một khoảng thời gian, có một số kiến thức ông ấy không muốn truyền dạy, cho nên học sinh cũng không muốn tiếp tục theo học. Sau đó, mấy người chúng tôi thảo luận thống nhất cùng nhau mỗi người sẽ đóng 2000~3000 tệ theo tháng. Gom đủ tiền nộp học phí, ông ấy mới tiếp tục dạy. Cứ như vậy cho đến cuối cùng chỉ còn lại 4, 5 người. Ngoài ra, cũng còn có một số nguyên nhân khác nữa chẳng hạn như trong giờ học ông ấy thường hay giảng về đạo lý làm thế nào để ứng xử, đối nhân xử thế; làm thế nào để tu tâm dưỡng tính…v.v cùng nhiều chủ đề khác rất mất thời gian. Thiết nghĩ tuổi tác của mỗi người chúng tôi đều lớn hơn ông ấy rất nhiều, những điều này có cần thiết để ông ấy phải dạy? Thêm nữa, mỗi lần ông ấy nói không dạy, chúng tôi lại phải gom tiền nộp thì ông ấy mới tiếp tục dạy. Đây là tu tâm dưỡng tính sao? Đó cũng là một trong những lý do vì sao một số học trò không tiếp tục đến lớp nữa.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Xin hỏi là năm nay thầy và thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 bao nhiêu tuổi?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Năm nay tôi 74 tuổi, ông ấy cũng chỉ ngoài 60 tuổi thôi, chắc cùng tầm tuổi cậu thôi. Người học trò nhỏ tuổi nhất trong số chúng tôi còn lớn tuổi hơn ông ấy.

[Ghi chú: Trên đây mô tả về quá trình dạy “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠]

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy! Nhân duyên nào dẫn đến việc thầy tham gia lớp học Mệnh lý của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, học kiến thức gọi là Tử vi Đẩu số Khâm Thiên Tứ hoá?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đúng cũng là nhân duyên. Vào năm 1981, khi đó tôi đang muốn mở xưởng nên cần phải đăng ký doanh nghiệp. Tôi đã cầm hồ sơ giấy tờ đến văn phòng một công ty chuyên nhận uỷ quyền làm dịch vụ đăng ký kinh doanh, để giải quyết các vấn đề đăng ký doanh nghiệp. Trong lúc trò chuyện, giám đốc công ty có đề cập tới việc ông ấy và người bạn của mình là 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 muốn hợp tác cùng nhau để mở lớp giảng dạy về Tử vi Đẩu số. Ông ấy nói rằng ngày mai thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 sẽ có buổi giảng đầu tiên tại văn phòng, và muốn mời tôi tới tham dự nghe giảng. Ngày hôm sau, tôi đến dự buổi giảng theo đúng thời gian đã định. Vì trước đây tôi chưa từng nghe cách sử dụng về Phi tinh Tứ hóa nên cảm thấy rất thú vị. Ngay sau đó liền đóng học phí và bắt đầu tham gia lớp học của thầy.

[Ghi chú: Phần trên mô tả lý do tham gia lớp học “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣]

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Nếu đã chưa chính thức bái thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 làm sư phụ, tại sao sau đó thầy lại có bản “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” đưa cho chúng em.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Tôi lập ra “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” cho các các cậu, và lấy tên là“Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧”. Tôi hy vọng các cậu có thể tuân thủ, thường xuyên nhắc nhở bản thân, đồng thời khích lệ chính mình thực thi theo “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧”. Vì thế tôi đã đặt tên là “𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐕𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧 – Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 – 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐒𝐨̂́”, đồng thời nộp đơn xin Bộ Nội vụ phê duyệt đăng ký. Mục đích của tôi cũng chính là muốn tạo sự khác biệt với phong cách và tâm thái của ông ấy (𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠). Sau đó, ông ấy cũng đăng ký với tên là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 Phi tinh Tử vi Đẩu số Khâm Thiên môn – Hoa sơn phái”, và tiếp tục quảng bá nó. Mặc dù tôi mở quán chủ yếu để luận mệnh, chọn ngày, đặt tên, giảng dạy Tử vi nhưng trước nay chưa từng tuyên truyền, làm quảng cáo. Tất cả khách hàng đều là tuỳ duyên mà đến vì vậy bên ngoài ít ai biết chúng tôi là “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Tôi là người sáng lập bản môn, cậu là đệ tử chân truyền đời thứ 2 của Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠, học trò của cậu sẽ là đệ tử đời thứ 3. Nhưng nhất định phải tuân thủ theo “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” đề ra, và chỉ khi chính thức bái sư nhập môn thì mới được coi là đệ tử của bản phái.

Trước đây, cậu có một người học trò họ Hầu mở quán mệnh lý ở trung tâm thương mại Tình Quang, quận Trung Sơn. Tôi có đến xem qua cửa hàng của cậu tôi, trên biển chỉ ghi “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Cậu tôi là học trò tử của cậu, còn cậu là học trò của tôi, đương nhiên tôi đồng ý việc sử dụng tên hiệu “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Nhưng sau này cậu phải nói rõ cho học trò của cậu biết phía sau tên hiệu “Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠” phải thêm “Đời thứ mấy” hoặc viết “Truyền nhân”, điều này là thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân tôi.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Vâng. Em sẽ thông báo và chỉ bảo học trò của mình về vấn đề này, mong thầy bao dung và lượng thứ.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Tốt! (Gật đầu và mỉm cười), học trò của cậu mở quán mệnh lý, cậu không ghé qua xem sao?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Cậu ấy có nói cho em biết, nhưng chưa có ghé qua thăm vì công việc bận quá, chỉ thi thoảng gọi điện hỏi thăm cậu ấy thôi ạ. Có điều, khách hàng của cậu ấy đã ổn định, hiện quán mệnh lý đã chuyển về phòng khách tại nhà, không còn mở ở Trung tâm thương mại Tình Quang nữa.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy, em có sửa đổi điều thứ 4 trong “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” cho đệ tử mới bắt đầu nhập môn. Trong điều 4, thầy nêu rõ: ” 𝐿𝑢̛̀𝑎 𝑑𝑜̂́𝑖 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑏𝑎̣𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑠𝑎̆́𝑐 𝑑𝑢̣𝑐 𝑙𝑎̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎̂́𝑚 𝑘𝑦̣ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̉𝑛 𝑚𝑜̂𝑛, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑖 𝑝ℎ𝑎̣𝑚 𝑡𝑟𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑢𝑛𝑔 “, em sửa thành ” 𝐿𝑢̛̀𝑎 𝑑𝑜̂́𝑖 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑏𝑎̣𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑠𝑎̆́𝑐 𝑑𝑢̣𝑐 𝑙𝑎̀ đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑐𝑎̂́𝑚 𝑘𝑦̣ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̉𝑛 𝑚𝑜̂𝑛, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑛𝑎̀𝑜 𝑣𝑖 𝑝ℎ𝑎̣𝑚 𝑠𝑒̃ 𝑏𝑖̣ 𝑡𝑟𝑢̣𝑐 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑜̉𝑖 𝑠𝑢̛ 𝑚𝑜̂𝑛”. Thầy thấy như vậy có ổn không ạ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Ha ha! Cậu còn nghiêm khắc hơn tôi, khiến cho người tôi không còn đường lui, nhưng cái cách cậu thực hiện “trục xuất” là bằng cách nào? Lời “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” đó thật ra chỉ là phương thức để cảnh báo. Tử vi Đẩu số là học thuật thuộc về Đạo gia, hiểu về số mệnh để có thể tu tâm dưỡng tính, chỉ khi đó mới có thể thực sự giúp đỡ và khuyến khích những người đang lạc lối, mất phương hướng. Đây mới là mục đích cuối cùng của học thuật mệnh lý, tìm hiểu bộ môn học thuật này. Tuyệt đối không được bịa đặt lý do để kiếm lợi, hoặc bị cuốn vào cám dỗ của sắc dục, tình ái.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy! Em có viết 5 cuốn sách, nội dung có công khai một số nguyên tắc chính tông sử dụng phương pháp Tứ hoá Phi tinh để luận mệnh, cũng có tạo ra một chút xáo động trong giới Mệnh lý. Trên mạng có một số người không quen đồng loạt cho rằng con là đệ tử của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, em đều đã phủ nhận điều này, nhưng họ vẫn cương quyết giữ quan điểm đó, khiến em rất là bức xúc. Em trước sau đều nói rằng chỉ là học trò của thầy, nhưng họ lại nói rằng thầy là học trò của thầy Thái, em học theo thầy thì về lý mà nói em cũng sẽ là đệ tử của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Thầy nghĩ sao về vấn đề này?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Tôi theo ông ấy học Tứ hoá Phi tinh, là học trò của ông ấy, điều đó không sai. Tuy nhiên, ngày đó chúng tôi chỉ là những học trò nghe giảng trên lớp, không chính thức bái sư, vì vậy đương nhiên cậu cũng không phải là môn hạ của ông ấy rồi. Còn cậu đã chính thức bái tôi làm thầy, không chỉ có nghi thức nhập môn mà còn có cả “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” – Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠, là môn hạ chính thức của 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐕𝐨̂ 𝐂𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧 – Đ𝐚̣𝐢 𝐃𝐢̣𝐜𝐡 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠. Vì thế, trong nghi thức nhập môn, các cậu chỉ đóng tiền một lần, sau đó bất kể các cậu có tham gia theo học trong mấy năm tiếp theo hay không, hoặc các cậu có vấn đề gì cần tìm đến tôi hỗ trợ, tôi sẽ không bao giờ yêu cầu các cậu phải trả thêm tiền vì bất kỳ lý do nào. Bởi vì các cậu đã có lời thề nhập môn, thân là một người thầy, tôi phải có trạch nhiệm dạy học trò cho thật tốt, tránh việc dạy nửa mà khiến các cậu hiểu sai, đi lầm đường. Vì vậy, trong “𝐒𝐮̛ 𝐡𝐮𝐚̂́𝐧” điều đầu tiên tôi quy định “Nghiên cứu mệnh lý nên tìm hiểu thấu đáo, kiến thức nửa vời, hiểu biết lơ mơ sẽ làm hại người”. Điều thứ 2, tôi quy định “Cần cù bù thông minh, nghiệm chứng nhiều mệnh bàn sẽ ngày một tiến bộ, hiểu được huyền cơ của tạo hoá”. Vì lẽ đó, người thầy như tôi há lại coi các cậu, đệ tử nhập môn như cây rút tiền được sao?? Tất nhiên, các lớp bổ túc giảng dạy dành cho lão sư, và các lớp bổ túc dành cho học trò sẽ có quan hệ không giống nhau. Thêm nữa việc không đóng học phí thì sẽ không dạy, cũng giống như việc học trò tuyên thệ nhập môn, những điều này không cần nói ra nhưng ai cũng biết. Câu chuyện của tôi với thầy Thái, dù sao tôi vẫn luôn biết ơn ông ấy đã dạy cho tôi, kiến thức về Tứ hóa Phi tinh cũng đều là do ông ấy truyền dạy lại. Tôi không quan tâm ông ấy nghĩ gì về tôi. Vậy mà bây giờ ông ấy lên mạng nói tôi lấy cắp của ông ấy 2 tập tài liệu đem scan bán ra ngoài. Còn nói nếu đưa Phi tinh Tứ hóa tiết lộ ra ngoài sẽ gây chấn động giới Đẩu số. Tôi rất hy vọng rằng ông ấy sẽ nói sự thật và công khai nó với cộng đồng Đẩu số, đồng thời đừng cố gắng che giấu bí mật của mình hoặc cố làm cho nó trở lên huyền bí. người quang minh chính đại không nói ẩn ngôn bóng gió mà cần lời lẽ rõ ràng chính trực. Thích nâng tầm quan trọng, đề cao vai trò cá nhân; vì mục đích kiếm tiền, Có cần thiết lôi tôi ra làm công cụ để quảng cáo cho mình không? Nói vậy chứ đúng ra ông ấy nên cảm ơn tôi mới đúng, tài liệu ông ấy dùng để dạy học khá rời rạc, không đầy đủ. Cũng chính tôi là người đã ghi chép lại từng cái một rồi bổ sung, hoàn thiện lại một cách logic và có tính hệ thống. Tôi cũng đã sử dụng tài liệu ghi chép của mình để sắp xếp và biên soạn bìa cứng Tập 4 Tử vi đẩu số do nhà xuất bản Kim Lăng phát hành với giá 1500 tệ. Tôi chỉ có một yêu cầu, bìa bên trong phải có tên tôi để tiện cho việc quảng cáo. Ông ấy đồng ý với yêu cầu của tôi nên tôi đã giúp ông ấy hoàn thành nó, cuốn sách đề tên tác giả là 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Mở cuốn sách ra là bạn có thể thấy được điều này. Chỉ cần so sánh nội dung bản chép tay tôi cho bạn (bạn thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣) mượn để photo đem bán và bản chính là có thể thấy được khác biệt. Vậy mà sao ông ấy có thể vu oan cho tôi ăn cắp hai tập tài liệu sao chép bán ra ngoài?

Đây là trang quảng cáo có tên của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠bên trong cuốn “Tử vi Đẩu số – Tập 4”

[Ghi chú : Liên quan đến những lời nói về việc gây chấn động giới Tử vi Đẩu số như trên đề cập, ý chỉ cuối năm 2006, một học trò của 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 tên “𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” đăng 2 bài viết trên blog 𝐁𝐨̣̂ 𝐋𝐚̣𝐜 𝐂𝐚́𝐜𝐡 với nội dung là cuộc trò chuyện với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Chúng tôi sẽ đăng lên để các bạn cùng tham khảo trong những kỳ sau, để bạn đọc có thêm góc nhìn về sự việc.]

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Có phải thầy đang nói tới cuốn “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐓𝐚̣̂𝐩 𝟒” do nhà xuất bản Kim Lăng phát hành?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đúng vậy. Chính là cuốn đó. Cuốn sách được xuất bản vào năm 1990. Mở trang sách bên trong sẽ thấy tên tôi 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣̣̣̣.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ hỏi: Thưa thầy, 6 tập này có phải là các bản ghi chép của thầy không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Đúng vậy, cậu nhìn xem đây có đúng là chữ viết tay của tôi không? Tôi đã photo lại một số nội dung ghi chép đưa cho bạn mượn, chứ không chia thành 6 tập. Đó là do bạn tôi chia ra đóng bìa, để tiện bán. Làm thế nào mà cậu có được nó?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Trước khi em gia nhập bản môn, trong kỳ nghỉ phép em có dịp tham dự hội thảo phục hồi chức năng xương của hiệp hội võ thuật quốc gia Đài Loan. Khi đó có một vị sư huynh bó xương của 𝐏𝐡𝐮̣𝐧𝐠 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐌𝐨̂𝐧 biết em đang nghiên cứu Bát tự Tử Bình và Tử vi Đẩu số, liền photo một bản làm quà tặng. Lúc đó, em đang theo học Tử vi của một thầy bên Tam hợp phái tên là 𝐇𝐨̂̀ 𝐁𝐚̂́𝐭 𝐐𝐮𝐲, nên không hiểu trong tài liệu này viết gì, bởi vì nội dung hoàn toàn khác biệt so với Tam hợp. Mặc dù cách đây 2,3 năm trước, em từng tiếp nhận vụ án cuốn “𝟏𝟒𝟒 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐁𝐨̣̂ 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐇𝐨̣̂𝐢” của thầy bị đánh cắp và đạo bản in bán. Thầy có đưa cho em một bản sao cuốn sách đó cùng con dấu ngà voi dùng để đóng dấu tác quyền trên tác phẩm nhằm đối chiếu điều tra. Nhưng vì lúc đó em bận xử lý nhiều vụ án quá nên chưa có cơ hội bái thầy theo học. Rồi sau nhân duyên đến, em mới có cơ hội được bái sư nhập môn. Khi nghe tất cả những gì thầy giảng trên lớp so sánh với tập tài liệu này có nhiều phần tương đồng, nét chữ cũng giống, lúc đó mới biết rằng đây là tài liệu do thầy chép lại, và bị người khác lén trộm sao chép đạo bản mang ra ngoài bán. Nhưng em cũng chưa từng dám hỏi qua thầy về việc này, vì thế những bản ghi chép này em vẫn luôn cất trên giá sách từ đó đến nay, hôm nay con mới có dịp mang nó đến để thầy trực tiếp xem xác nhận.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: “Nhận dạng” là thuật ngữ được cảnh sát hình sự hay sử dụng khi giải quyết vụ án! Chỉ cần nhìn thoáng qua là cậu có thể biết những bản ghi chép này không có sự nhất quán và mạch lạc. Những gì tôi dạy các cậu trên lớp đều rất logic tương quan lẫn nhau, nội dung cũng phong phú hơn nhiều có phải không?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣̣̣ đáp: Em luôn ghi lòng tạc dạ những gì mà thày truyền dạy, đó cũng đều là vì em với thầy có duyên sư đồ!

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Đúng, tất cả đều là nhân duyên, tốt hay xấu cũng đều là một chữ duyên. Vô duyên thì bất tương hội.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 (𝟐)”

-Ngọa Long –

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟒

𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝑶̂𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒖́𝒄 𝑫𝒖̣ 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑳𝒚́ 𝑻𝒖̛̉ 𝑫𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 (2)

Để thuận tiện cho việc tìm hiểu quá trình phát triển của Tử vi đẩu số Bắc phái, mọi người nên bắt đầu đọc từ kỳ đầu tiên.

Trong kỳ này, chúng ta tiếp tục nghe cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣, diễn ra vào tháng 4 năm 2007.

“𝐕𝐞́𝐧 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̀𝐧 𝐛𝐢́ 𝐦𝐚̣̂𝐭 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐩𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” viết:

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy! Thầy có thể giải thích rõ ràng hơn một chút về người mà thầy đã cho mượn tập tài liệu được không? Làm thế nào mà ông ấy có thể sao chép và bán chúng? Và tập tài liệu được bán với giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Đó là người bạn học cùng lớp Tử vi với tôi do thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ trực tiếp giảng dạy, anh ấy tên là 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nếu đã là bạn cùng lớp, tại sao ông ấy phải mượn bài giảng của thầy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Vì 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣ chỉ sử dụng ghi âm trong giờ học, không có chép tay. Một ngày nọ, ống ấy nói với tôi rằng có những đoạn ghi âm nghe không rõ ràng, có đoạn ghi đoạn không. Vì vậy ông ấy không muốn bật lên nghe lại nên hỏi tôi có thể cho ông ấy mượn bản chép tay của tôi để xem. Vì đều là bạn cùng lớp nên tôi cũng khó từ chối, đành phải photo lại một số nội dung để cho ông ấy mượn đọc. Sau này, bản chép tay đó của tôi đã thu hút sự chú ý của giới Đẩu số và nó được coi như báu vật. Tôi hỏi ông ấy tại sao lại rao bán tập tài liệu, ông ấy nói rằng đó là do con trai của chị gái tự ý rao bán. Có lần nó đến nhà ông ấy hỏi mượn đọc (cũng chính là cháu trai của 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣), thế là cháu trai của ông ấy đã lấy nó, scan lại đóng thành sách rao bán. Có điều đấy là do ông ấy nói vậy, nói không chừng chính họ Lý kia đã scan và rao bán ra ngoài. Nhưng tôi cũng không muốn bới móc, làm rõ vấn đề nên đã mặc kệ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết tập tài liệu đó bán như thế nào? Giá bao nhiêu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Theo những gì tôi được biết, vào thời điểm đó mỗi bản có giá 50.000 Đài tệ ~ 37,8 triệu VND. Chính ông ấy đã dùng cuốn sách 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ để bán nó khắp nơi và kiếm được hàng triệu tiền lãi. Đó là năm 73 Trung Hoa Dân Quốc (1984), chuyện cũng đã xảy ra hơn 20 năm nay rồi. Khi đó giống như cuộc cách mạng vĩ đại trong giới Tử vi đẩu số, Phi tinh Tứ hóa trở lên nổi tiếng chỉ trong một đêm. Cũng bởi vậy, những người mà lúc trước chỉ biết sử dụng phương thức luận mệnh theo tam hợp, cho đến khi mua được tập tài liệu 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ đó nghiên cứu cũng tự phi hóa lung tung, áp dụng lẫn lộn. Tự đứng ra mở các lớp dạy Tứ hóa, viết sách xuất bản, đọc những cuốn sách ấy vừa buồn cười, lại vừa đau lòng. Độc giả mù quáng nộp tiền theo học, mua hàng đống sách, nhưng vẫn không tài nào bay cao bay xa. Đến khi luận đoán sai liền buông lời nói Tứ hóa phái là giả dối, họ nên tìm một cái lỗ chuột và trốn vào trong đó. Chuối sau khi chín, bóc vỏ ăn mới cảm nhận được hương vị vô tận, ai đời cầm chuối xanh nhét cả vỏ vào miệng nói có nhựa, ăn không ngon. Điều đáng buồn và nực cười là có một vài người mua bản scan chép tay của tôi như 𝐇𝐮𝐞̣̂ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐓𝐮̛̉ 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐋𝐢𝐞̂̃𝐮 𝐗 𝐜𝐮̛ 𝐬𝐢̃, 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐗 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐓𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐗, 𝐗𝐗 𝐭𝐫𝐚𝐢 𝐜𝐡𝐮̉ …v.v. Theo tôi biết thì rất nhiều người sử dụng tập tài liệu đó để mở lớp dạy, biên soạn lung tung nhằm mục đích nổi danh. Kết quả càng dạy càng rối tinh rối mù, điều này đã dẫn đến sự chỉ trích rằng Phi tinh Tứ hóa là kiến thức giả tạo, tự biên tự diễn. Quả thật là ông trời có mắt, học thuật của Đạo gia chỉ dành cho những người có Đạo, kẻ vô Đạo có làm thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là vô ích.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Nhà xuất bản Kim Lăng trước đây cũng đã xuất bản, mỗi cuốn sách có giá 3.000 tệ. Tập đầu tiên có nội dung tổng hợp của 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, 𝐓𝐚̂𝐦 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐭𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, 𝐊𝐢𝐦 𝐭𝐡𝐚́𝐢 𝐛𝐚̣𝐜𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́. Cuốn sách không ghi rõ tên tác giả, chẳng lẽ đó cũng là tài liệu chép tay do cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣ lấy trộm và bán?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Đó là do giám đốc nhà xuất bản Kim Lăng mua bản sao chép tay của tôi từ tay cháu trai 𝐋𝐲́ 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐃𝐮𝐧𝐠̣, sau đó mang đi biên tập lại và xuất bản. Sau khi cuốn sách được xuất bản liền xuất hiện một số tin đồn, ông ấy lo lắng về vấn đề bản quyền nên đã tìm đến thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ để nói giúp. Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ nói ông anh ấy rằng đó là bản tài liệu chép tay của tôi, thế là thầy Thái đích thân đưa ông ấy đến gặp tôi để bàn bạc vấn đề, lúc đó tôi cũng không truy cứu thêm. Sau đó, Kim Lăng trả tiền bản quyền cho tôi và yêu cầu mua tất cả tài liệu ghi chép của tôi, nhưng tôi đã từ chối. Sau này, thầy Thái cũng yêu cầu tôi tổng hợp tất cả tài liệu nhưng tôi từ chối đưa cho ông ấy, điều này đã gây ra mâu thuẫn giữa hai người chúng tôi. Trên thực tế, thầy Thái cũng nhận thấy tập đầu tiên do NXB Kim Lăng phát hành đạt doanh thu rất tốt và có lãi nên thầy Thái hy vọng tôi có thể biên soạn lại bằng ghi chép của mình và sẽ lấy tên ông ấy làm tên tác giả. Suy cho cùng, ông ấy là thầy của tôi, kiến thức là do ông ấy dạy. Mặc dù tài liệu chứa đựng những ý tưởng ban đầu của cá nhân tôi dựa trên học thuật Dịch lý, bổ sung nhiều logic phù hợp, mạch lạc, có hệ thống. Tôi vẫn giúp ông ấy hoàn thành với tấm lòng biết ơn, và chỉ yêu cầu trang bìa bên trong được sử dụng làm quảng cáo cho tôi.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết trình độ học vấn của thầy Thái không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Nghe nói ông ấy học ở trường dạy nghề công nghiệp, tôi không nhớ rõ lắm, điều này cũng không liên quan gì đến chúng ta. Trên thực tế, học lực cao hay thấp không tỷ lệ thuận với mức độ học vấn. Lý thuyết và kinh nghiệm cũng không tỉ lệ thuận với nhau. Ông ấy đã dạy chúng ta những phương pháp hay của Tứ hóa, chúng ta cũng nên cảm ơn ông ấy. Chỉ có điều…ông ấy có những…nhiều quá! Nói thế nào đây? Trên có thần minh soi xét, những gì ta làm đều không thoát khỏi tầm nhìn của thần minh. Ông trời có mắt mà!

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Chữ viết tay của thầy Thái như thế nào, thấy có giáo trình chép tay của thầy ấy ở đây không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Ông ấy không đưa cho chúng tôi bất kỳ tài liệu nào, tôi chỉ ghi âm và chép tay lại. Chữ viết của ông ấy giống như thể chữ khắc trên tấm thép, từng nét chữ đều rất gọn gàng, ngay ngắn.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy đã gặp qua 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 Đ𝐚̣𝐭 chưa?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ đáp: Tôi chưa gặp, chúng tôi chỉ được nghe ông ấy kể lại, không ai biết được nhân vật này có thật hay không?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Hình như thầy Thái từng công bố trên mạng tên thật của 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 Đ𝐚̣𝐭 là 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐀 𝐓𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠. Trước đây từng dạy võ thuật ở Miêu Lật, nhận thấy thầy Thái là người thông minh, nên đã đem 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐌𝐨̂𝐧 truyền lại cho một mình thầy Thái. Thầy nghĩ thế nào dựa trên sự hiểu biết của thầy về ông ấy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ cười: Người khác có thể tin nhưng tôi thì không, những thứ tốt không bao giờ có chuyện đơn truyền 1-1. Cậu là cảnh sát chuyên phá án, thì chỉ cần có tên thật, địa chỉ thường trú, độ tuổi, trước đây từng làm gì? Đặc biệt nếu ông ấy là người từng dạy võ thuật, chắc hẳn cũng phải có chút danh tiếng, việc cậu muốn điều tra không phải rất dễ dàng hay sao? Phải nói rằng, thầy Thái rất thông minh và có đầu óc tốt, tuy nhiên lại có thói quen khi nhìn thấy những thứ tốt ở người khác, thưỡng sẽ chủ động thỉnh cầu, một khi đã thích ông ấy sẽ cố gắng để đạt được nó, sau đó sẽ nghiên cứu và biên soạn thành của riêng mình. Đặc biệt là những kiến thức về Bát Quái, Kinh Dịch, Trung Y, v.v. Những tài liệu luận mệnh Phi tinh Tứ hóa Tử vi đẩu số này đến từ đâu? Tất nhiên chỉ có mình ông ấy mới rõ, ông ấy sử dụng Bát quái để giảng Hà đồ Lạc thư, và nói Tử vi đẩu số là Thiên văn học. Đối với những điều này, tôi luôn bác bỏ quan điểm của ông ấy. Tử vi đẩu số sao có thể là Thiên văn học? Tử vi đẩu số bất luận là áp dụng Tam hợp hay Phi tinh tứ hóa, nó đều là những quy luật mà bậc tiên thánh, tiên hiền đã liên tục kiểm chứng trong nhiều năm qua. Sau đó, tổng hợp số liệu thống kê để trở thành nguyên tắc có thể tuân theo, thuộc về thống kê học. Đó là kinh nghiệm tích lũy của các bậc hiền nhân cổ xưa sử dụng Dịch lý, Dịch thuật. Cũng giống như phương pháp chẩn đoán của Y học cổ truyền Trung Quốc “𝐕𝐨̣𝐧𝐠 𝐯𝐚̆𝐧 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐭” và “𝐁𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐥𝐲́ 𝐡𝐚̀𝐧 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐮̛ 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜”. Cách kê đơn thuốc và số lượng, thành phần từng loại phần lớn dựa trên kinh nghiệm tích lũy, thông kê công dụng để tiến hành tổng hợp thành đơn thuốc, Mệnh lý cũng tương tự như vậy.

** 𝐓𝐨̂́ 𝐭𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 có tồn tại hay không? Trước nay chưa ai từng gặp qua? Cho nên nên có rất nhiều người đã đặt câu hỏi về nó. Nghe nói thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠̣ qua đời vào năm 2014, câu chuyện truyền thừa học thuật Tử vi của ông có thể trở thành bí mật thiên cổ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Tên gọi “𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” và “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣” bắt nguồn từ đâu?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ cười đáp: Là do ông ấy tự sáng tạo ra, đó là cách gọi mà ông ấy lấy từ trong văn bản cổ. Chúng đều là những từ được sử dụng trong một số sách địa lý phong thủy cổ thư. Không phải tôi đã nói ông ấy rất thông minh, có đầu óc tốt sao? Còn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣” cũng là do ông ấy tự đặt tên, “bí” – nghĩa là không biết, không lường trước được, “nghi” – nghĩa là âm dương lưỡng nghi. Phàm tất cả mọi chuyện hoặc luận mệnh đều dựa trên sự suy luận thay đổi của âm dương. Tôi thực sự khâm phục ông ấy vì đã đặt tên là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣”. Chỉ vỏn vẹn vài từ “𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” và “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣”, nó khiến cho người nghe cảm thấy là một thứ gì đó rất học vấn, cũng dễ dàng hấp dẫn thu hút người khác. Cho nên đối với những người không biết họ sẽ cảm thấy vô cùng sùng bái.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy! Thuật ngữ “Đ𝐨̣̂𝐜 𝐛𝐨̣̂ 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚”, “𝐁𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨̣̂𝐢”, “𝐓𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐨̛ 𝐇𝐚̀ 𝐥𝐚̣𝐜” có nguồn gốc từ đâu trong 2 cuốn sách thầy viết là “𝟏𝟒𝟒 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭 𝐁𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐡𝐨̣̂𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ Đ𝐨̣̂𝐜 𝐛𝐨̣̂ 𝐭𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐋𝐚̣𝐜 𝐝𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧” và “𝟏𝟎𝟎 𝐜𝐚̂𝐮 𝐡𝐨̉𝐢 𝐓𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐨̛ 𝐇𝐚̀ 𝐥𝐚̣𝐜 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐋𝐚̣𝐜 𝐝𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧”

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ cười: Đây đều là do tôi sáng tạo ra, tôi tự đặt tên, nó cũng là những từ được sử dụng trong cổ thư phong thủy địa lý. Nhằm mục đích khác biệt với ông ấy, nghe nó cũng khá hấp dẫn phải không? Ha ha. Giống như giới truyền thông và cảnh sát gọi cậu là ” 𝐓𝐡𝐚́𝐦 𝐭𝐮̛̉ 𝐁𝐚́𝐭 𝐪𝐮𝐚́𝐢 𝐯𝐚̀ t𝐡𝐚́𝐦 𝐭𝐮̛̉ 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 “. Tất cả đều là những thuật ngữ do họ tự nghĩ ra, không có gì độc lạ hết.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Cái gọi là “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐚𝐦 𝐱𝐢𝐞̂̉𝐧 𝐥𝐮̣𝐜” từ đâu mà ra?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ nói: Tất cả đều được lấy từ trong cổ văn và cũng được trích dẫn từ các lý thuyết khảo sát địa lý.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, trong lời nói đầu cuốn sách của thầy không phải thầy luôn gọi thầy Thái là “gia sư”, viết lời cảm ơn và tôn trọng ông ấy như vậy. Tại sao ông ấy lại nói những điều không đúng sự thật và gây tổn hại đến thầy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣ nói: Ông ấy biết rõ hơn ai hết, hoặc có thể bản thân sợ người khác sẽ giỏi hơn mình và thay thế vị trí tổ sư mà người khác đang sùng bái ông ấy! Bây giờ con trai của tôi cũng đều thành gia lập nghiệp, sự nghiệp có đủ cả, lại biết hiếu thuận với cha mẹ, không phải lo nghĩ chuyện tiền bạc. Bởi vì cách cục mệnh bàn của tôi cung Mệnh hóa Lộc nhập Tử Nữ, Tử Nữ lại hóa Lộc nhập Mệnh, đây gọi là “Lộc khứ Lộc lai”. Không giống như khi ông nói cung Mệnh của con trai có sao Thiên Lương tọa, tương lai nhất định sẽ làm bác sĩ. Thực tế thì con trai ông ấy hiện đang làm ngành gì? Bác sĩ? Điều này có chính xác không? Trước năm 69 Dân Quốc (1980), ông ấy cũng dạy Đẩu số Tam hợp phái, sau năm 70 Dân Quốc (1981) không biết lấy tài liệu từ đâu về cách sử dụng Phi tinh Tứ hóa, và bắt đầu mở lớp dạy Tứ hóa. Thầy mệnh lý có lúc đoán không đúng là chuyện thường tình! Tục ngữ nói “𝐻𝑢̛̃𝑢 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ, 𝑚𝑜̣̂𝑡 ℎ𝑢̛̃𝑢 𝑡𝑟𝑎̣𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛 𝑙𝑎̃𝑜 𝑠𝑢̛”, người làm thầy phải có tấm lòng rộng mở “𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑥𝑢𝑎̂́𝑡 𝑣𝑢 𝑙𝑎𝑚 𝑛ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑎̆́𝑛𝑔 𝑣𝑢 𝑙𝑎𝑚” – Tre già măng mọc. Làm gì có chuyện thấy người khác giỏi, lại đi nói những điều không thực tế, phải chăng là muốn che mắt những người đang sùng bái mù quáng, nhằm mục đích mưu cầu tư lợi cho bản thân mà quên đi người khác. Những lời nói dối sớm muộn cũng sẽ bị vạch trần, về không thể chịu đựng được thử thách, tôi sẽ không giống ông ấy. Tôi hiểu rõ ông ấy, nên muốn tạo sự khác biệt với ông ấy, đăng ký là “Đ𝐚̣𝐢 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠”. Thực ra, chỉ cần bạn thấy cách ông ấy liên tục quảng cáo về bản thân và nói rằng những điều ông ấy dạy tôi trên lớp (tài liệu chép tay) đều sai. Những kiến thức chuẩn xác đều đã được ông ấy che giấu, cũng đủ hiểu ông ấy mưu mô thế nào. Cũng chỉ là cố làm ra vẻ huyền bí, nhằm tạo sự thu hút từ người khác mà thôi. Còn nữa, đây không phải là cái tát tự vả vào mặt hay sao? Thử hỏi, Tử vi đẩu số là pháp môn Đạo gia, Tứ hóa thuộc Bắc phái, Bắc phái là ẩn sĩ tu hành ẩn dật, đáng lẽ ra không nên tranh chấp với thế sự. Tại sao phải tự quảng cáo bản thân? Đây là cái tát đầu tiên vào mặt ông ấy. Thầy đã thu học phí, sao lại cố ý dạy kiến thức sai cho học trò, giấu diếm học thuật chân chính. Vẫn thu học phí một cách vô lương tâm? Liệu có đủ tư cách làm thầy? Đây là cái tát thứ hai. Nếu những bản tài liệu chép tay trên lớp của tôi là sai, tại sao ông ấy lại vội vàng muốn sử dụng tài liệu đó của tôi để giúp ông ấy biên soạn thành sách xuất bản? Chẳng lẽ ông ấy cũng đang cố tình lừa gạt mọi người? Đây chẳng phải là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác sao? Đây là cái tát thứ ba. Vì ông ấy đã nói “thời cơ đã đến” nên sẽ công khai học thuật từng được che dấu, mọi người hãy chờ xem đi! Tôi cũng muốn xem ông ấy có thể đưa ra những kiến thức vi diệu gì! Tôi chỉ khuyên một số người đang sùng bái mù quáng hãy coi chừng túi tiền của mình.

**Kiến thức thầy Thái dạy cho thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠̣, cũng chính là 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢̣. Nếu nó là thật, thì ông ấy đang cố tình nó sai sự thật, lừa đảo quần chúng. Nếu nó là giả, ông ấy cũng đã thu học phí và dạy sai kiến thức, lừa học trò. Có lẽ rất khó để biện minh cho điều đó.

𝐊𝐲̀ 𝐭𝐢𝐞̂́𝐩 𝐭𝐡𝐞𝐨: “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 (𝟑)”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟓

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝑶̂𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒖́𝒄 𝑫𝒖̣ 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑳𝒚́ 𝑻𝒖̛̉ 𝑫𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 (𝟑)

Trong kỳ này chúng ta vẫn tiếp tục tìm hiểu về Cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 (3)

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Một vị tổ sư tự cho rằng mình có tu vi, địa vị, tôn nghiêm khi nhận được cuộc gọi từ một độc giả mà mình chưa từng gặp hỏi mua sách. Nếu là thầy, thầy sẽ đích thân giao sách cho họ chứ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Nếu là cậu, cậu sẽ làm vậy chứ? Còn tôi thà ở nhà ngồi xem tivi, chứ không nhiệt tình đến mức tự tay đi giao sách cho họ. Cậu không biết gửi bưu phẩm hay sao?

** Điều này được đề cập đến trong bài viết của “Phi thiên”, anh ta thông qua sự giới thiệu của bạn bè trên mạng đã liên hệ mua sách “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐧𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧” của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Được biết thầy Thái sống ở gần khu nhà mình, anh ta nói rằng thấy Thái muốn đích thân giao cuốn sách đến nhà của mình. Nội dung chi tiết câu chuyện chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp trong kỳ sau.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Tại sao thầy Thái lại có thiên kiến lớn với thầy như vậy?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 thở dài và nói: Đó là một câu chuyện dài, thực sự tôi không quan tâm, nhưng vì ông ấy lại lên mạng để nói những điều sai trái về tôi, và nó không đúng sự thật, giống như nếu Thượng Đế muốn tiêu diệt một người, trước tiên phải làm cho anh ta trở lên điên dại.

Hôm nay cậu đến nhà thăm tôi, tôi chỉ có một câu chuyện muốn kể với cậu. Có một lần tôi đến gặp ông ấy, lúc đó những học trò khác cũng đều có mặt, tình cờ có một vị khách đến xin ông ấy luận mệnh. Tất cả mọi người chúng tôi đều cùng nhau nghiên cứu mệnh bàn của vị khách này. Thầy Thái luận đoán họ có vấn đề sức khỏe, nhưng tôi khẳng định không phải. Theo quan điểm của tôi, vị khách này đang lo lắng vì bị vướng vào kiện cáo. Kết quả, người này cho biết họ đang thực sự lo lắng về vụ kiện và không biết kết quả vụ kiện tới đây sẽ ra sao. Từ đó trở đi, thầy Thái bắt đầu ghen tị với tôi và bảo những học trò khác sau này đừng nói với tôi quá nhiều, v.v. Thực ra tôi vẫn rất biết ơn ông ấy, trong số tất cả học trò trong lớp, tôi là người lớn tuổi nhất, còn người nhỏ tuổi nhất cũng lớn tuổi hơn ông ấy. Trước đây, tôi là người duy nhất mang quà đến thăm ông ấy vào mỗi dịp lễ tết, mãi cho tới khi người khác nói với tôi rằng ông ấy đang đố kị với tôi thì mới không đến nhà thăm nữa. Chúng tôi đều là người lớn tuổi, việc dạy những kiến thức tốt và truyền lại những điều tốt đẹp cho thế hệ sau là tâm thái và phong độ của một người thầy nên có. Lẽ nào ông ấy lại không biết đạo lý “𝑇𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝐺𝑖𝑎𝑛𝑔 𝑠𝑜́𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢 𝑥𝑜̂ 𝑠𝑜́𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛́𝑐” vẫn không hề thay đổi trong suốt lịch sử từ xưa tới nay, giang sơn đại hữu hiền nhân xuất? Sự tiến bộ của khoa học cũng vậy, chẳng phải những công nghệ tiên tiến hiện đại đều do thế hệ trẻ tài năng hiện đại phát triển sao? Làm sao những người thế hệ trước có thể nói đó là sản phẩm của mình làm ra? Giống như con cái của chúng ta vậy, nếu chúng có thể đạt được nhiều thành tựu thì chúng ta nên vui mừng, và tự hào mới phải. Làm sao chúng ta có thể nói với con mình rằng: “Các con có được như ngày hôm nay đều là do cha sinh ra, tất cả đều là công lao của cha, con không nên sáng tạo và không thể giỏi hơn cha được.” Con cái đúng là do chúng ta sinh ra, dưỡng dục và dạy dỗ chúng. Chúng cũng cần phải biết tiến bộ, nỗ lực thì mới có thể đánh bại chúng ta! Không thể suốt ngày nói với con cái rằng: “Ngày xưa cha mẹ đã vất vả nuôi con khôn lớn, hôm nay con cũng phải vất vả như cha mẹ ngày trước, không nên chỉ biết theo đuổi sự tiến bộ và vui vẻ như vậy được.” Cậu thậm chí không thể nói cho người khác về số tiền cậu đã cho con trai mình, sau đó nó lại cho bạn của nó mượn tiền và cậu cũng biết người bạn này của nó. Cậu không hề biết rằng số tiền mà bạn của con trai cậu mượn đã bị cháu trai của anh ta lấy trộm để mua súng cướp ngân hàng. Cậu sẽ nói rằng do con trai lấy trộm tiền của tôi để mua súng cho người khác cướp ngân hàng không? Cậu sẽ nói con trai mình là thủ phạm chính trong vụ cướp ngân hàng sao? Cậu chuyên xử lý các vụ án hình sự, điều này chấp nhận được sao? Thử hỏi có người thầy nào lại như vậy không? Nếu thực sự muốn nói về nhân phẩm của ông ấy thì ngồi nguyên một ngày cũng không thể kể hết.

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣: Trong lớp học ông ấy không bao giờ đưa cho ai bất kỳ tài liệu gì. Tôi phải tự chép tay lại, sau đó nhìn thấy những tài liệu đó hay liền yêu cầu tôi trả lại tất cả các bản ghi chép đó cho ông ấy. Tất nhiên là tôi đã không làm vậy, tôi bỏ tiền ra để theo học, tài liệu mà tôi ghi lại sao phải trả cho ông ấy chứ? Thấy tôi như vậy ông ấy liền cảm thấy không vui, có đạo lý như vậy sao?

𝐕𝐢́ 𝐝𝐮̣: Lúc đó tôi đang kinh doanh thất bại và muốn mở lớp dạy thêm để kiếm thêm thu nhập nhưng ông ấy không cho phép tôi làm vậy và gọi tôi đến nhà và nói rằng chỉ có thể dạy thêm cho những học trò thừa ra trong lớp cơ bản của ông ấy. Tất nhiên là tôi phớt lờ và ông ấy cũng cảm thấy không vui. Còn nhiều nữa… Bất cứ ai quen biết đều hiểu rõ tính cách con người ông ấy như thế nào. Ông ấy chỉ có thể đánh lừa thế hệ trẻ không biết ông ấy mà thôi…

Còn nữa, người tự phong cho mình là “đại sư”, có nhân cách, lại đi kể về mối hận thù của mình từ hơn 20 năm trước với một người độc giả chỉ mới gặp lần đầu sao? Tôi với ông ấy thì có ân oán gì chứ? Chỉ là ông ấy thấy người khác giỏi hơn mình nên bịa đặt ra câu chuyện để vu khống người khác. Nếu ông ấy vẫn muốn bịa chuyện, tôi sẽ kể cho cậu nghe từng câu chuyện khi có thời gian và cần thiết. Đồng thời công khai hết toàn bộ cho giới mệnh lý Đẩu số biết.

** Thông qua hai ví dụ trên có thể thấy thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đang đưa ra chất vấn về bài viết của Phi Thiên, nội dung cụ thể chúng ta cùng đón đọc trong kỳ tiếp theo để hiểu toàn diện về câu chuyện.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy là một trong những thành viên của “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”, vậy “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”. là như thế nào? Cửu là có 9 người hay sao?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 cười đáp: Không chỉ có 9 người, khi đó ông ấy tự đặt tên như vậy. Những người tham gia lớp học đều tự điền tên của mình, khoảng hơn 30 người. Hồi đó, có tạp chí tên là “𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐚̂𝐧 𝐓𝐮̛̀ 𝐇𝐚̀𝐧𝐠” cho biết nội dung của tập san được cung cấp bởi “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”. “𝐓𝐮̛̉ 𝐕𝐚̂𝐧 𝐓𝐮̛̀ 𝐇𝐚̀𝐧𝐠” là tên đã thay đổi sau này của “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”. Tất cả chỉ là chơi chữ thôi, những tên này đều được lấy từ trong văn bản cổ và thêm chút sáng tạo mà ra. Học trò của ông ấy đều là “𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧”, và tôi là một trong số đó, không có gì là thần bí hết. Bản thân có năng lực và có thể luận đoán chính xác không đó đều là bí mật.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, em giải thích chữ “bí” có nghĩa là “tìm kiếm”; “nghi” nghĩa là “mất”, “rò rỉ”, “thay đổi”. Có thể hiểu nó như một phương pháp áp dụng thay đổi để nghiên cứu và khám phá những gì bị mất, bỏ sót. Thầy xem như vậy có được không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 cười đáp: Tốt

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết xuất thân của thầy Thái không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Lúc đó ông ấy đang làm nghề trang trí.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thầy có biết thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ là ai không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Ông ấy đã mất rồi, trước theo học bên Tam hợp phái, không phải Phi tinh Tứ hóa. Ông ấy luận về Đào hoa vô cùng chuẩn, nhưng luận về những chuyện khác lại không được tốt lắm. Tôi chỉ biết chứ không có quen thân.

** Trong cuộc nói chuyện giữa Phi thiên với thầy Thái, anh ta cũng hỏi rằng có quen biết với thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không? Thầy Thái nói có quen biết nhưng không rõ việc truyền thừa học thuật bên thầy Chu. Trong cuộc nói chuyện, cả hai dường như đang cố tình đề cập đến mối quan hệ với thầy Chu, nhưng lại cố ý bày tỏ rằng họ không liên quan gì đến thầy Chu. Có lẽ họ muốn chỉ ra rằng vì Phi tinh Tứ hóa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ quá nổi tiếng, nên việc kế thừa học thuật của bản thân không liên quan gì đến thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, em viết sách xuất bản có gây rắc rối gì cho thầy không, hay làm hại tới danh tiếng thầy không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Tất nhiên tôi biết, mỗi một cuốn sách cậu đều nhấn mạnh tôi là ân sư của cậu, thực sự tôi không dám nhận. Các đồng đạo Tử vi hay sư huynh, sư đệ của cậu mỗi khi đọc sách cậu xuất bản đều tới hỏi tôi xác minh. Không có rắc rối gì đâu, điều đó rất tốt, không ảnh hưởng gì đến danh tiếng của tôi hết. Mặc dù phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng luận đoán thì giống nhau, chuẩn là được. Đừng luận đoán sai mà làm tổn hại tới người khác. Năm ngoái tôi đã sửa đổi và cập nhật nội dung cuốn “𝟏𝟒𝟒 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭” mà tôi đã viết cách đây 20 năm. Nội dung có nhắc tới tên cậu, và nói rõ tài liệu do cậu cung cấp và cũng là đệ tử chân truyền của tôi.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói tiếp: Một lần, có một cô gái trước đây từng học Kinh dịch gieo quẻ, đến tìm tôi. Cô gái muốn học Phi tinh Tứ hóa Tử vi đẩu số, bản thân đã tự gieo 1 quẻ nên theo ai học thì tốt (𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣, 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠). Kết quả giải rằng nên theo tôi học. Sau đó, cô gái hỏi tôi học phí là bao nhiêu? Tôi nói học phí nhập môn là X0.000 Đài tệ. Cô ấy chỉ nói “Ồ” rồi bỏ đi, haha! Không có duyên.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ nói tới: Có phải vào 3 tháng trước không ạ? Một người phụ nữ trung niên khoảng 40 tuổi, mặc váy trắng cổ cao, mặt trắng, nhìn qua rất có phúc tướng. Cô ấy cũng đưa một thanh niên trẻ đến gặp em và nói điều tương tự. Cuối cùng, cô ấy nói muốn trả học phí theo tháng. Em không đồng ý thì liền bỏ ra về, chắc có lẽ là cùng một người.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nói: Tôi nhớ cô ấy ăn mặc giống như cậu mô tả, chắc có lẽ là cùng một người.

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 hỏi: Bây giờ cậu có bao nhiêu học trò? Dạy học như thế nào?

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ trả lời: Em dạy 1 lớp chiều, 1 lớp tối, tổng cộng 2 lớp. Chủ yếu dạy vào thứ 5, e có thuê một phòng dưới lầu để làm phòng dạy học. Bây giờ tổng cộng có mười mấy học trò. Nhưng vì có người tham gia dự thính nên chỗ ngồi đôi không đủ.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ hỏi: Thưa thầy, giáo trình “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐭𝐨̂𝐧𝐠 Đ𝐚̣𝐢 𝐝𝐢̣𝐜𝐡 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐯𝐨̂ 𝐜𝐮̛̣𝐜 𝐦𝐨̂𝐧” mà thầy đưa cho chúng em tất cả tài liệu đều do thầy biên soạn phải không?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 trả lời: Đúng vậy. Cậu có thể so sánh nội dung của tập đầu tiên và tập 4 do Kim Lăng xuất bản với những tài liệu chép tay bị đánh cắp mà tôi cho mượn, thì sẽ biết còn có một số kiến thức không nằm trong giáo trình tôi đưa cho các cậu. (lúc này, thầy mở ngăn kéo lấy ra một tập giấy đã ố vàng cho tôi xem)

Tôi nhìn đồng hồ thì thấy đã hơn 10 giờ tối, sợ ảnh hưởng đến việc thầy nghỉ ngơi nên vội đứng dậy chào tạm biệt và nói khi nào đến thăm thầy sẽ quay lại xem sau. Thầy đồng ý, sư mẫu thấy tôi sắp về thì ra khỏi phòng chào và tiễn tôi ra ngoài.

Trên đây là toàn bộ cuộc trò chuyện giữa tôi và ân sư. Về việc tên thật của 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 có phải là ” 𝐕𝐢𝐞̂𝐧 𝐀 𝐓𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 ” hay không, có đúng như lời thầy Thái nói ông ấy là thầy dạy võ thuật. Khi có thời gian tôi sẽ tìm hiểu qua việc liên hệ với công an và cơ quan đăng ký hộ khẩu (tôi mong thầy Thái có thể cho tôi biết cụ thể thông tin ông ấy sống ở thị trấn hay con đường nào). Hy vọng sẽ không giống với nhân vật Ngô Lạc Thiên nói dối rằng cha anh là một bác sĩ Trung y, thuốc của anh ấy là tổ truyền, xuất thân từ một gia đình Trung y, anh ấy là tiến sĩ dược học, ai cũng biết cha của anh ấy một chữ bẻ đôi không biết và chỉ mới tốt nghiệp tiểu học. Bởi vì bố của Ngô Lạc Thiên là thông gia với nhà tôi và là bố chồng của chị gái tôi. Anh cả của anh ấy là anh rể của tôi, Ngô Lạc Thiên phải gọi tôi là chú. Công chúng không hiểu biết thì dễ bị lừa, nhưng những người có hiểu biết thì không thể bị lừa. Trong vụ án Bạch Hiểu Yến bị Trần Tiến Hưng bắt cóc và giết hại. Khi Cục Hình sự tiến hành cuộc tìm kiếm quy mô lớn đối với Trần Tiến Hưng, hắn muốn thể hiện thủ đoạn của mình, thông qua một sĩ quan cảnh sát hình sự của Đội Cảnh sát hình sự Hoa Liên nói với Cục hình sự rằng Trần Tiến Hưng bảo anh ta đi cùng anh ra đầu thú. Muốn gặp trưởng Cục hình sự lúc bấy giờ là Dương Tử Kính để thảo luận về các điều kiện đầu thú. Dương Tử Kính được biết từ Lâm Côn Hoàng (một đội trưởng lúc đó) rằng Ngô Lạc Thiên và tôi có quan hệ họ hàng với nhau. Hỏi tôi người này có gặp Ngô Lạc Thiên chưa, tôi kiên quyết phản đối rằng Ngô Lạc Thiên không có khả năng làm được việc này, cũng không thể quen Trần Tiến Hưng, Trần Tiến Hưng càng không thể thông qua anh ta để đầu thú. May mắn cục trưởng Dương Tử Kính không bị lừa. Khi việc này không thành công, Ngô Lạc Thiên đã dùng Kênh 4 để bịa chuyện và mắng tôi 3 ngày liên tiếp…

**Cuối cùng, 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ đặt ra nghĩ vấn về sự tồn tại Tố Tâm lão nhân…

Ngày nay, việc quảng cáo truyền thông, Internet đều thuận tiện, chỉ cần bạn biết cách đóng gói sản phẩm, marketing thì sẽ nổi tiếng. Khi có “danh” thì sẽ có “lợi”. Nhưng đừng quên rằng trên đầu bạn luôn có thần minh, trong lòng bạn còn có một trái “lương tâm”, đừng vì lợi lộc trước mắt mà làm tổn hại người khác.

Cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 xin khép lại tại đây, kỳ sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “𝐂𝐮𝐨̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐲 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 ”

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟔

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 (𝟏)

Đề nghị mọi người đọc và so sánh nội dung bài viết này với bài viết trước về “Cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠”, hiếm khi cả hai bên liên quan đều lên tiếng phát biểu. Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được nội dung của toàn bộ sự việc thông qua lời nói của đôi bên.

Theo ý kiến cá nhân của tôi, những bài viết trước về “Cuộc nói chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠” tương đối đầy đủ và chi tiết, còn nội dung từ phía thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 hơi trống rỗng. Bài viết của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 giống như khẩu hiệu của các đệ tử phái Tinh Túc trong Thiên Long Bát Bộ “𝑇𝑖𝑛ℎ 𝑇𝑢́𝑐 𝑙𝑎̃𝑜 𝑡𝑖𝑒̂𝑛, 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑔𝑖𝑎́ 𝑇𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑁𝑔𝑢𝑦𝑒̂𝑛, 𝑡ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑡ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̉𝑛𝑔 đ𝑎̣𝑖, 𝑝ℎ𝑎́𝑝 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑣𝑜̂ 𝑏𝑖𝑒̂𝑛!”. Mọi người có thể tự mình đánh giá xem ai đúng ai sai, nội dung chi tiết như sau:

Trên blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã đăng hai bài viết về thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, lần lượt là “Nhân duyên một lần được gặp thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐦𝐨̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧” và “Diệc sư diệc hữu, sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠”, thười gian vào khoảng tháng 10 năm 2006 (bắt nguồn từ việc xuất bản cuốn “Tử vi Đẩu số – Ngộ/ngộ thập bát niên”), thầy 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 (cao nhân Phi tinh, xuất bản cuốn sách ” 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 “) đã ghi chú thích trong bài viết.

Có lẽ việc đăng bài viết này đã dẫn đến “Cuộc trò chuyện giữa 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ và thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠” vào tháng 4 năm 2007, phản bác lại một số nội dung trong hai bài viết của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧.

Cửu Thiên chú thích: “Hôm nay tôi thấy hai bài viết trên blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 về cuộc gặp gỡ của cô ấy với tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – Tông sư Phi tinh Tử vi Đẩu số. Nội dung bài viết phân tích nhiều mối nghi ngờ của phái Phi tinh, mọi người không nên bỏ lỡ bài viết này nên tôi chia sẻ lại ở đây.”

Blog 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – Nhân duyên một lần được gặp thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 – Khâm Thiên môn Hoa Sơn. Tác giả: 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧

Học thuật số là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧. Nhưng bất luận thế nào 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 cảm thấy trách nhiệm của mình là phải cho mọi người nhìn thấy trái của sự thật nên tôi quyết định viết bài viết này.

Ban đầu tôi dự định sẽ giữ nó mãi mãi trong ký ức của mình, nhưng bây giờ cảm thấy mình nên viết nó ra vì không có mấy ai có được cơ duyên như vậy.

Thứ nhất là để đính chính lại một số tin đồn, thứ hai là sợ rằng trí nhớ của tôi sẽ mờ nhạt dần sau thời gian dài.

Bài viết này có thể sẽ gây ra nhiều tranh cãi nhưng có một số vấn đề nhạy cảm được đề cập trong đó, chính tôi đã lấy hết can đảm trực tiếp hỏi người trong cuộc, thầy Thái cũng thẳng thắn trả lời, không hề có sự giả dối, che giấu

Ngoài ra, có một số nội dung thầy Thái nổi giận nên tôi không tiện viết ra vì sợ một số dè dặt vì sợ gây náo loạn.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 là tiền bối của 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠. Đừng hỏi tại sao, hãy coi như tôi đoán mò đi

Câu chuyện xảy ra gần đây khiến 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nhớ đến thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, trưởng môn chân truyền duy nhất của ” 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧”. Người thầy giản dị, khiêm tốn và chân thật này là một học giả có vẻ ngoài không ưa nhìn, tính tình như lão ngoan đồng nhưng lại có tính cách cao ngạo và lòng tự tôn mạnh mẽ và kiên cường.

Đó là duyên phận hiếm hoi, vào ngày 7 tháng 10 năm 2006, lúc đó tôi đang bận rộn sắp xếp, dọn dẹp chuyển nhà. Liền được biết thầy Thái vừa xuất bản cuốn sách mới ” 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐍𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧”, sau đó tôi đã liên hệ với thầy Thái thông qua một người bạn trên mạng để giúp đặt mua sách. Đến lúc đó tôi mới nhận ra rằng 10 năm sống ở khu vực này, hôm nay mới biết được nơi tôi ở và nhà thầy Thái chỉ cách nhau chưa đầy mười phút đi bộ. Thậm chí trong suốt 10 năm qua, tôi đã gặp thầy vài lần khi đi mua đồ gần đó.

Thầy Thái ban đầu muốn đích thân giao cuốn sách đến nhà tôi. Ôi trời ơi! Làm sao có thể để như vậy được! Tất nhiên chính tôi sẽ phải là người trực tiếp đến thăm thấy Thái rồi. Vì vậy, nhân duyên cơ ngộ được gặp thầy một lần từ đây. Chỉ là trong lòng có chút buồn, tại sao lại vào đúng lúc tôi chuyển nhà đi mới được gặp thầy. Tôi ngồi trò chuyện vui vẻ với thầy suốt 2 tiếng rưỡi, cho đến khi nhìn đồng hồ đã gần 0 giờ nên tôi vội chào tạm biệt thầy ra về.

**Trong bài viết trước, thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 nhận xét rằng điều đó là không hợp lý.

𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣̣ hỏi: Một vị tổ sư tự cho rằng mình có tu vi, địa vị, tôn nghiêm khi nhận được cuộc gọi từ một độc giả mà mình chưa từng gặp hỏi mua sách. Nếu là thầy, thầy sẽ đích thân giao sách cho họ chứ?

Thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đáp: Nếu là cậu, cậu sẽ làm vậy chứ? Còn tôi thà ở nhà ngồi xem tivi, chứ không nhiệt tình đến mức tự tay đi giao sách cho họ. Cậu không biết gửi bưu phẩm hay sao?

Nghiên cứu Phi tinh hơn 10 năm qua, có quá nhiều tin đồn và nghi vấn.

Em nhớ trước đây đã tìm kiếm tên thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 trên mạng, người trong ảnh hoàn toàn khác với người mà 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nhìn thấy ngoài đời.

Người đó là ai? Thầy có biết chuyện này không ạ? Thầy không phản kháng sao?

Thầy Thái đáp: Hồi trước có nghe học trò nói qua nhưng tôi không quan tâm lắm, tôi là người không quan tâm đến thế tục. Tôi đã từng thề với với tổ sư rằng, nhất định phải mãn kỳ mới có thể công khai Phi tinh với giới học thuật. Bây giờ thời cơ đã đến, cũng gần tới lúc chuẩn bị truyền thừa lại rồi.

Thầy Thái không tranh giành danh tiếng với người khác: “Ai làm được thì phải qua sông rồi mới biết, không phải cứ nói làm được nghĩa là có thực lực.”

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Thầy nghĩ sao về “xúc cơ” (nghĩa là luận đoán trùng khớp, vừa vặn)

Tôi thấy thầy lấy giấy bút ra viết vài chữ lên đó, nhìn vào thấy có mấy chữ, thầy viết: Học thuật là thô, tế, vi, huyền, diệu. Người thường thông qua việc nỗ lực học tập, có thể đạt được trình độ từ “𝐭𝐡𝐨̂” đến “𝐭𝐞̂́”; căn bản sau khi đã vững vi, huyền, diệu tự khắc sẽ xuất hiện. Giống như Thái cực, cái gọi là “thục năng sinh xảo” cũng chính là “xúc cơ”. Nhưng căn bản nhất định phải vững và đủ mới có thể “dị tưởng thiên khai” – khơi gợi ý tưởng, suy nghĩ kỳ lạ. Học thuật số nếu không có “dị tưởng thiên khai”, vậy thì khó mà học tốt được.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tiếp tục hỏi: Nguồn gốc của 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧?

Sắc mặt thầy Thái tối sầm lại, thầy vẽ hình Lạc đồ: Tôi không quan tâm đến những tin đồn bên ngoài, nói cái gì 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧 là 9 người? 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧 là do tôi đặt, tôi cầm tinh con chuột, Lạc thư là 1, số 9 nằm bên trên, nghĩa là hy vọng học trò có thể lan rộng khắp thiên hạ. Chính là XXX (ý chỉ thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠) đã làm lộ kiến thức của tôi ra ngoài. Nhưng vấn đề ở đây, kiến thức của ông ấy đều không đúng.

** Câu nói “Kiến thức của ông ấy đều không đúng”, đã tự đặt mình vào thế bị động, bạn đọc có thể tham khảo nhận xét của thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 trong bài viết trước – “Ông ấy đã thu học phí, sao lại cố ý dạy kiến thức sai cho học trò, che giấu học thuật chân chính. Vẫn thu học phí một cách vô lương tâm? Liệu có đủ tư cách làm thầy? Đây là cái tát thứ hai. Nếu những bản tài liệu chép tay trên lớp của tôi là sai, tại sao ông ấy lại vội vàng muốn sử dụng tài liệu đó của tôi để giúp ông ấy biên soạn thành sách xuất bản? Chẳng lẽ ông ấy cũng đang cố tình lừa gạt mọi người? Đây chẳng phải là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác sao? Đây là cái tát thứ ba.”

Trong tay tôi có tất cả những bản thảo do tổ sư để lại, đó mới là kiến thức quan trọng nhất của Khâm Thiên môn. Tôi để riêng ở một chỗ, tương lai có cơ hội, sẽ biên soạn lại và công khai với bên ngoài.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 có thực sự tồn tại?

Thầy Thái đáp: Hai chữ 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 là do tôi đặt, bởi vì khi đó tôi nghĩ nếu cứ mượn dùng tên của cổ nhân để truyền bá như vậy, người khác sẽ chỉ nghĩ đó là của cổ nhân, nhưng lại không hiểu rõ tình hình thực tế, 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 đã được gắn mác trong sách từ ngày xưa rồi.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Có phải là 9 người hay không điều đó không quan trọng. Ngược lại, nguồn gốc của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” lại có chút nghi hoặc. Cuốn sách đầu tiên “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛𝐧 – Tập 1” được viết bởi tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (thật đáng tiếc là cuốn sách này không có tập thứ 2).

Trang đầu tiên và trang thứ 6 viết rõ:

Trang 1: “Bí nghi Tử vi Đẩu số, chính danh là 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧”, ban đầu nó là một bản sao viết tay được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tác giả được kế thừa từ 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 (họ Viên, người Mai Huyện, tỉnh Quảng Đông), tiếp tục đơn truyền học thuật của cuốn sách này, không thể để cho học thuật của nó bị mai một. Được sự cho phép của ân sư, đồng thời tuân thủ môn quy “tùy duyên”, âm thầm mở 𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐮̛̉ 𝐊𝐞̂́𝐭 𝐋𝐚𝐧. Để thuận tiện trong việc thừa kế, viết tắt là “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”.

Trang 6: “Thầy Viên học nghệ ở Lạc Dương, học được 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, đã đến Đài Loan được hơn 40 năm”. Nó được ghi rõ trong cuốn 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐇𝐨𝐚 𝐒𝐨̛n – Tập 1 xuất bản năm 1985, ân sư 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 đến từ Lạc Dương sư phụ của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 truyền thụ là cho thầy Thái. Sau đó được sự cho phép của 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧” đã được rút gọn thành “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”. Những gì tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 nói với 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hơi khác so với nội dung cuốn sách ông xuất bản năm 1985, Điều này càng khiến cho Bi nghi Phi tinh trở nên bí ẩn hơn.”

** Chẳng có gì bí ẩn cả, lời mở đầu không khớp với phần tái bút, kiểu gì cũng có chỗ sai lệch.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tiếp tục hỏi: Có phải sau này Phi thinh mới được phát minh? Bởi vì những người hâm mộ khác của các hệ phái khác thường đặt câu hỏi về Phi tinh, nhưng có quá ít sách Phi tinh được xuất bản và thậm chí còn ít người hiểu về nó hơn.

Thầy Thái cưới lớn: Đương nhiên là không phải vậy. Đằng sau Phi tinh còn cả một hệ thống kiến thức vững chắc, cậu không cần phải bận tâm về điều đó. Đừng để ý đến những lời chỉ trích từ phe phái bên ngoài. Nếu thật sự tổ chức hội thảo, Phi tinh tuyệt đối không ngại chất vấn. Tôi không sợ người khác thách đấu, tôi có bằng chứng và chứng cứ rõ ràng. Tôi là người kế thừa duy nhất của Khâm Thiên môn, không ai có thể làm gì được tôi hết.

Nghe xong lời này, 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tôi cảm thấy thực sự vui mừng từ tận đáy lòng, cuối cùng cũng trút bỏ được sự oán giận và cảm thấy bản thân không còn là kẻ hèn nhát nữa.

Mỗi lần thầy nhắc tới ân sư của mình, tôi cảm nhận được rõ ràng những cảm xúc sâu sắc của thầy: Tổ sư nói, trong rừng lớn nhất định phải có cây khô chết, trong một đám người chắc chắn có một kẻ ngốc. Và tôi chỉ muốn trở thành kẻ ngốc đó, bởi vì chỉ khi có cây chết mới có thể thấy một mùa xuân đầy hy vọng, đây là suy nghĩ của tôi.

Kiến thức văn chương của thầy quả thực rất vững chắc, thầy nghe xong lại cười lớn: Đúng vậy. Nếu muốn làm học trò của tôi, cậu có thể phải đọc rất nhiều sách để tham khảo. Nhiều cuốn sách là sự kết tinh trí tuệ của tổ tiên ta, tất nhiên cô đều phải đọc nó.

Tôi cau mày, wow~~ Điều này có chút rắc rối đây.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Về việc thầy XXX làm lộ tài liệu ra ngoài, liệu thầy còn tin tường và thu nhận học trò nữa không?

Thầy Thái đáp: Phẩm chất của một người không được đánh giá từ góc độ này, ngay từ đầu tôi không có sự phân biệt đối xử với học trò, sau này mới nhìn vào căn khí mỗi người, chỉ khi đó mới có thể đánh giá xem ai có thể đủ năng lực để truyền thừa lại. Nếu ngăn chặn ngay từ đầu, cô sẽ không thể tìm thấy họ. Hơn nữa, ngay cả khi tôi dạy, họ cũng không chắc có thể lĩnh hội được.

Lúc này, thầy lấy ra chục cuốn tập ghi chú viết tay của mình, mỗi tập đều rất dày, trong đó còn có cả sách Y: Cậu xem đây, những tài liệu này tôi còn chưa biên soạn thành sách, trong tay học trò cũng không có.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 tôi hận rằng không thể đọc nhanh và có trí nhớ tốt

Ôi trời ơi! Chữ thầy viết rất gọn gàng như dùng dao khắc vậy. Từ chữ đầu tiên cho đến chữ cuối cùng đều rất tỉ mỉ, tôi nhìn thầy với ánh mắt ngạc nhiên, thầy nói: Tôi viết nó một cách chậm rãi, từng chữ một, vì trước đây chưa có máy tính.”

Thầy Thái tiếp tục nói: Cuốn sách “𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ – 𝐍𝐠𝐨̣̂/𝐧𝐠𝐨̣̂ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐛𝐚́𝐭 𝐧𝐢𝐞̂𝐧” cũng chỉ vừa mới biết cái gì gọi là Khâm Thiên môn, đằng sau “môn” tôi còn chưa viết, bây giờ tôi mới bắt đầu biên soạn lại. Nhưng nếu muốn học từ tôi không nên coi đó là sở thích, cũng không nên sử dụng cho việc luận mệnh, mà nên coi là nghiên cứu.”

Một một cuộc trò chuyện đáng đọc hàng vạn cuốn sách, tôi thực sự cảm nhận sâu sắc ngày hôm đó. Từ lời nói của thầy có thể thấy rõ thầy là một học giả tâm huyết với học thuật. Thầy coi thuật số như một môn học suốt đời, nhằm làm tròn trách nhiệm quan trọng mà tổ sư đã giao phó. Tuyệt đối không làm đứt mạch truyền thừa trong tay, thầy thực sự đã chịu đừng nhiều đau khổ. Bởi vì trong lòng thầy, thừa kế là một gánh nặng vô cùng nặng nề nhưng lại hạnh phúc.

Nghĩ đến tính cách của thầy, liền nói: Tôi là một người lôi thôi lếch thếch, chỉ thích tập trung vào học thuật, cậu nhìn cách ăn mặc của tôi là biết.

Phần tái bút:

Con đường đến với thuật số gập ghềnh khó đi, bản thân tôi hiện tại không còn ý định tiếp tục nữa. Thực sự nếu không thể đi theo con đường đúng đắn, chúng ta nên dứt khoát từ bỏ.

Nếu hỏi 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 có hối hận khi tiếp xúc thuật số không. Tại thời điểm này, câu trả lời của tôi là có. Cách nhìn nhận về người, sự vật, sự việc từ thuật số đều rất nguy hiểm nếu không có sự hướng dẫn chính xác của người thầy.

Bởi vì việc tự học sẽ dẫn đến nhiều quan niệm bị hiểu sai, khiến chúng ta dễ đi lầm đường lạc lối. Dù trong học tập hay thậm chí trong cuộc sống, do sự đánh giá sai lầm của bản thân, mà phải trả giá rất nhiều.

Đó là duyện phận thế nào? Tối hay xấu?

Thực ra tất cả đều là do bản thân tự chuốc vạ vào mình?

Trong kỳ sau chúng ta sẽ đi tìm hiểu một bài viết khác của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – “Diệc sư diệc hữu, sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠”.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟕

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒕𝒓𝒐̀ 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈 (𝟐)

Trong kỳ này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về bài viết thứ hai “Diệc sư diệc hữu – Sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠” mà 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã đăng trên blog của mình, thời gian vào khoảng cuối năm 2006. Để biết thêm thông tin liên quan, vui lòng tham khảo bài viết kỳ trước.

Blog 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 – Diệc sư diệc hữu – Sư công 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (Tác giả: 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧)

Gọi bằng thầy là sự tôn trọng đáng có, nhưng đồ tôn lại là tên được thầy dùng để gọi 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đầu tiên. Tuy 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 vẫn chưa nhập môn. Nhưng phải công nhận rằng nó gần gũi hơn việc gọi thầy bằng thầy. Bất luận gọi bằng thầy hay sư công cũng đều được.

Thành công của một người thực sự cần có cơ duyên, ngoài khả năng thiên phú, cũng cần thêm sự kiên trì và bền bỉ. Có lẽ học cả đời này, cũng chẳng có đủ thời gian để nghiên cứu thuật số.

Thầy nói rằng, lúc đầu là do bản thân hoàn toàn tin tưởng những gì tổ sư nói sau khi xem Bát tự cho thầy. Thầy quyết định đặt cược vào những lời nói đó mà không chút do dự và cũng chính lần cược này đã khiến thầy phải đánh đổi bằng nửa phần đời còn lại. Lúc đầu bản thân thầy không biết con đường này sẽ dẫn tới đâu.

Tôi đã trò chuyện rất lâu với thầy, từ việc thầy dấn thân vào thuật số cho đến công trình vĩ đại Phi tinh.

Sư công giống như 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, trong lúc chuyện trò thích sử dụng bút và giấy để vừa nói vừa viết giải thích. Cách sử dụng của Đẩu số khác với Bát tự không thể trộn lẫn vào nói chuyện được, càng không thể sử dụng ngũ hành. Địa chi của cung Phi tinh chỉ là Tượng, còn cần phải tham khảo tính lý của sao. Lý do tại sao tháng nhuận được phân biệt bằng giờ Tý ngày 15.

Đẩu số là việc quan sát sao từ trái đất, tham khảo tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông, đối với những thay đổi trên trái đất như thủy triều… Tất cả đều bị ảnh hưởng khác nhau bởi mặt trăng.

Các hình ô vông và trục xy liên tục vẽ đầy trên trang giấy, sau khi sư công điền vào đó các con số và nó liền trở thành hình kim tự tháp. Sư công còn sử dụng hình địa cầu bổ dọc để nói rõ cho ví dụ, mấu chốt ẩn giấu nằm ở trong đó…

Nhưng sư công ơi, em chỉ hiểu được một nửa thôi, sư công nói nhanh quá! Sự hiểu biết của em thật sự không thể bắt kịp.

Tôi nói tại sao Đẩu số lại chỉ toàn là con số. Sư công đáp: Vốn dĩ đó là trò chơi con số, tất cả ngôn ngữ trên khắp thế giới đều có rào cản riêng, nhưng con số lại là ngôn ngữ chung.

Tôi liên tục lẩm bẩm trong lòng: Sư công, em học kém môn toán. Sư công nhìn qua nói cho tôi nghe: Đây chỉ là những con số đơn giản, không phải hình học, 1+1 cô không biết sao? Vậy có gì mà khó khăn.

Tôi không thể nói gì thêm về Phi tinh vào lúc này vì tôi chưa đủ kiến thức, mặc dù thầy đã đề cập rất nhiều điểm kiến thức nhưng tôi thực sự không thể nhớ hết trong một lúc nên đành bỏ qua để tránh gây nhầm lẫn.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 có rất nhiều vấn đề, nhất định phải hỏi, sợ sau này sẽ quên: “Trong những năm gần đây, việc sử dụng thống kê để nghiên cứu các ví dụ mệnh lý đã trở nên phổ biến trong giới thuật số. Thưa sư công, Đẩu số có thể sử dụng thống kê không? Như em đã đề cập với thầy lần trước, có một người khác nói rằng Phi tinh là do hậu hối sáng tạo và truyền lại cho thế hệ sau dưới vỏ bọc danh nghĩa của cô nhân.”

Thầy Thái đáp: Đẩu số là thiên văn học, tại sao có thể sử dụng thống kê để nghiên cứu. Tất cả Dịch lý tương quan đều liên quan đến thiên văn học và không dính dáng gì đến thống kê.

Nói xong, sư công lấy giấy ra và bắt đầu kể về câu chuyện truyền thừa. Bắt đầu từ thời kỳ Chu Nguyên Chương, trải qua chiến loạn, hệ thống Phi tinh đã ẩn náu trong miếu đền như thế nào để tránh thế sự? Cho đến khi rút về Đài Loan, nó lại một lần nữa được đưa ra ánh sáng.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Ở thời kỳ đầu nhà Minh, thái độ đối với thuật số quả thực rất dè dặt, thận trọng. Thậm chí, đối với những người hiểu về lịch pháp trong dân gian đều bị đưa vào câm cung hoặc bị điều đi ra nước ngoài. Vì vậy giai đoạn lịch sử này rất phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Sư công, em muốn xác nhận thêm một số điều, cuốn sách màu đỏ 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐨𝐚 𝐬𝐨̛𝐧 𝐊𝐡𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐢𝐞̂𝐧 là do được truyền thừa lại hay sư công tự viết?

Thầy bước vào phòng mang ra một cuốn sách, mở trang lời mở đầu và nói rằng: Đương nhiên là do tôi viết rồi, cô xem ở đây tôi có viết rõ nguồn gốc từ đâu…

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Vậy XXX đúng là học trò của sư công, không phải đồng môn với sư công cùng được truyền thừa? Bởi vì bên ngoài đồn rằng sư công và XXX là đồng môn cùng học từ tổ sư, chỉ là lúc đó sư công đã bắt đầu mở lớp dạy rồi.

Thầy Thái đáp: Ông ấy là học trò của tôi, không phải là đồng môn. Những học trò học cùng với ông ấy không có mấy người, năm 1982 tôi bắt đầu mở lớp dạy học. Đến năm 1985, ông ấy mang bài giảng của tôi rao bán ra ngoài.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Sư công nên ra mặt nói rõ cho mọi người bên ngoài cùng biết, nếu không, giới học thuật bên ngoài sẽ bị xáo trộn, mọi người đều đang nghe nhầm đồn bậy. Nếu thầy không ra mặt giải thích thì lâu dần nó sẽ trở thành sự thật.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Người mà thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đang nhắc đến ở đây chính là thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 hỏi: Sư công có quen người tên là 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không? Ông ấy dường như cũng là một thầy Tử vi Phi tinh phái, sư công có biết ông ấy truyền từ từ ai không?

Thầy Thái đáp: Tôi có biết thầy Chu, ông ấy là bạn tôi, tuy nhiên việc truyền thừa học thuật của ông ấy thì tôi thật sự không rõ. Ông ấy cũng đã mất rồi, chưa chính thức thu nhận bất kỳ học trò nào. Chỉ là có một vài người cầm mệnh bàn tới nhờ ông ấy chỉ giáo mà thôi.

𝐂𝐮̛̉𝐮 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 chú thích: Đây được cho là phần quan trọng nhất trong cuộc trò chuyện giữa 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 và tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Một số người bên Tam hợp phái thường chỉ trích gay gắt tiền bối 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, chỉ khống lý luận của Tử vi Đẩu số Phi tinh đều là do ông ấy “ngựa thần lướt gió tung mây” mà sáng tạo ra. Đoạn hội thoại trên chứng tỏ những lời tố cáo đối với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 là không có căn cứ. Bởi vì, ngay cả bản thân thầy Thái cũng thừa nhận Phi tinh còn có mạch truyền thừa khác. Trước đây, tôi vẫn luôn một mình đấu tranh chống lại những lời chỉ trích và buộc tội vô lý và không có căn cứ đối với Phi tinh. Nhưng chỉ với kiến thức hạn chế của tôi thì khó mà chống trả lại được. Bây giờ, thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đã đích thân xác nhận, có thể coi như giải quyết được nghi hoặc về người này đối với giới thuật số. Vấn đề nghi hoặc tiếp theo liên quan đến việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ .

** Điều này trùng khớp với những gì thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮 đã nói: “Thầy Chu chưa chính thức thu nhận đệ tử, những người muốn học kỹ thuật Phi tinh có thể tự mang mệnh bàn của mình đến nhờ thầy Chu giải đáp quá trình Phi hóa. Hoặc đưa bạn bè đến coi mệnh, đồng thời nhờ thầy chỉ điểm, chỉ cần thắc mắc thầy Chu đều sẽ giải thích.” Ngoài ra, trong cuộc nói chuyện với thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 lần trước, 𝐎̂𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐮́𝐜 𝐃𝐮̣ cũng từng hỏi có quen biết thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ không. Có vẻ như câu hỏi này là do cả hai người cố tình sắp xếp chứ không phải tùy tiện hỏi ra. Cá nhân tôi đoán là cả hai người đều muốn làm rõ sự thật rằng họ không liên quan gì đến thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

Sau đó, sư công đứng dậy pha trà và trả lời điện thoại, động tác nhanh nhẹn và linh hoạt. Tôi hỏi không biết bao nhiêu câu hỏi về Phi tinh, sư công liền nói: Cô đừng có làm tôi rối vậy.

Điều này cũng không thể trách tôi được, bên ngoài không có nhiều tài liệu sách viết về Phi tinh, có quá nhiều điều sai lầm trong đó. Nếu sư công viết ra, chúng ta có thể nhìn đúng hướng và đi đúng đường.

Thầy Thái cười lớn: Nghe như là lỗi của tôi, do tôi không viết ra, cũng không thể trách cô được. Tôi dự định viết một cuốn sách khác vào năm tới, khoảng 1001 trang, nội dung chủ yếu nói về kiến thức chính xác của Phi tinh. Hầu hết mọi người đều gặp phải một vấn đề mà họ không hiểu và tôi sẽ viết ra câu trả lời. Có lẽ sau khi đọc xong 1001 trang, mọi người sẽ nghĩ đó là kiến thức viển vông.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Wow~ Không thể nào, 1001 trang. Vậy thầy sớm đặt bút viết đi ạ, năm nay viết 1001 trang thì hơi vội.

Thầy Thái nói: Tới lúc đó, cô có thể giúp tôi sắp xếp lại, tuy nhiên bố cục của cuốn sách có vẻ khác với bố cục chung, tôi sẽ hỏi kỹ lại.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Dạ được. Tuy nhiên, sư công phải viết sớm đi, bây giờ còn chưa viết thì sang năm sao xuất bản được ạ!

Tính cách của sư công giống với 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, giống với một đứa trẻ con vậy. Con đường đến với thuật số khá đơn độc, vừa là bạn vừa là thầy. Có một người bạn cùng chí hướng chúng ta có thể nói chuyện tiến xa hơn, đó là một điều vô cùng may mắn.

Vừa bước vào cửa, sư công bảo tôi theo thầy vào phòng làm việc, lấy trong tủ ra mấy tờ giấy rồi nói với tôi: Tôi đã đọc bài viết này của cô, học trò của tôi đã coppy lại và đưa cho tôi xem.

Khi đó 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đang trong tâm trạng bối rối, trước đó đã viết về cuộc gặp gỡ đầu tiên với sư công mà không có sự đồng ý của thầy. Tôi hỏi thầy: Thầy không tức giận chứ ạ?

Thầy Thái nói: Không sao đâu, tôi vui mà!

Nghe xong lòng tôi chùng xuống, vì tôi cũng chỉ muốn nói ra sự thật mà thôi.

Sau đó, sư công hỏi Bát tự của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Khi học trò coppy bài viết của cô và gửi cho tôi xem, tôi đoán cô hẳn là sinh năm XXX, quả đúng vậy.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Sư công, có nghĩ bây giờ nếu nhìn lại quá khứ, Mệnh rốt cuộc đã được định sẵn hay có thể thay đổi?

Thầy Thái nói: Nó được định sẵn rồi, tuy là được định sẵn, nhưng trong cuộc sống cần phải có mục tiêu mới được.

Sư công kể về lúc tổ sư xem mệnh bàn cho mình, đã bàn giao lại một số việc rất huyền bí…𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 rất thích nghe kể chuyện.

Tổ sư nói với thầy Thái rằng: “Nhìn vào mệnh bàn của cậu, đời này của cậu là “bang vượng”, nghĩa là phù chính cho người khác. Những người ở bên cạnh cậu sẽ trở lên thịnh vượng, chứ không lụi bại nên nếu cậu là người giúp đỡ thì đừng làm ông chủ. Tôi thực sự khuyên cậu, chúng ta rất giống nhau, cậu có thể học hỏi từ tôi và hãy đánh cược một lần đi.”

Than ôi, đánh bạc cũng cần phải có năng khiếu mới biết chơi, thầy đã nhấn mạnh nhiều lần và bảo tôi hãy quyết tâm đi theo con đường này, nhưng nếu tôi không đủ khả năng thiên bẩm thì cũng vô ích.

Lúc sau, sư công hỏi đia chỉ trang web Blog của 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧, chết tiệt, tôi thậm chí còn không thể ghi nhớ blog của mình, nên đã trả lời: Vậy để em gửi nó qua liên hệ trên trang web của thầy nhé ạ. À đúng rồi! Trang web của thầy sao em thấy không cập nhật gì thêm ạ?

Thầy Thái đáp: Bởi vì tôi chưa bao giờ lên web xem!

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Chẳng trách, tôi chỉ nghĩ, sao lần nào xem cũng giống như vậy, hình như không có ai quản lý? Vậy nếu người khác có vấn đề cần hỏi thầy cũng không biết, vậy thầy tạo web làm gì ạ?

Thầy Thái đáp: Tuyệt, cũng có người thực sự quan tâm đến tôi. Vậy đi, nếu sau này tôi viết gì đó, cô có thể xử lý giúp tôi biên tập lại.

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: Dạ được, vấn đề là thầy phải viết ra để em đưa nội dung vào website.

Điều xấu hổ nhất đã đến, sư công nhấc máy nghe điện thoại, đầu dây bên kia nhờ xem xét giúp chuyện mua nhà, sư công ghi lại thông tin Bát tự, quay qua kêu tôi lập mệnh bàn…

𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 nói: À, cái này em biết!

Thấy tôi như vậy, sư công chỉ biết cười. Tôi bắt đầu tự mình làm, nhìn thấy sư công lập mệnh bàn, kẻ vài đường thẳng, vừa làm vừa nói chuyện với tôi. Chưa đầy 5 phút sau, đã quay qua trả lời tin nhắn của khách.

Chao ôi, lợi hại quá, bên ngoài còn ái dám nói sư công chỉ có lý thuyết, chưa bao giờ thấy thực hành luận mệnh? Hôm nay 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã tận mắt chứng kiến trình độ thực sự của sư công rồi.

Gió đêm mát lạnh, vừa thưởng thức trà ngon, vừa bàn luận nhiều chủ đề thú vị, thời gian thực sự quá ngắn, 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 thật may mắn khi có thể thoải mái trò chuyện với một bậc thầy vĩ đại.

Trong tương lai, tôi sẽ còn nhiều thời gian để xin ý kiến của sư công. Thật vui vì sư công không cảm thấy tư chất kém cỏi của tôi làm khó chịu, mà vẫn có thể chịu đựng để nói chuyện với tôi.

Năm đó, tổ sư đã tặng sư công một câu nói: “Trị học nhượng cổ nhân vô chí, bất nhượng kim nhân vô lượng” – Học thức khiến người xưa không mất đi ý chí, nhưng không làm cho con người ngày nay trở nên vô lượng.

Nội dung Cuộc trò chuyện với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 xin khép lại tại đây.

Về những bất bình giữa thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, một cư dân mạng có tên “Thiển mặc viên minh” đã tóm tắt lại:

“Ân oán đúng sai vướng mắc mấy chục năm liền, khi Thái mở lớp, Lý tới học. Tuy nhiên, bài giảng của Thái chưa có tính hệ thống, chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Lý đã tóm tắt lại rất logic và hệ thống, theo thời gian, chúng được biên soạn thành một cuốn sách. Nhưng Thái giảng bài thì nói trước quên sau, vì vậy Thái muốn xin Lý tài liệu chép tay có hệ thống đó nhưng Lý từ chối đưa ra và mâu thuẫn nảy sinh từ đây.

Thái giảng bài tùy hứng và không ngờ rằng Lý là người chuyên tâm, chỉ tiếc rằng theo nhầm thầy. Thế là cuộc chiến đầy hận thù này đã xảy ra.

Kỹ pháp Phi tinh hoàn toàn không phải do Thái sáng tạo ra, chỉ là Thái dựa vào nhu cầu của thị trường Đẩu số, tiến hành đóng gói, gia công. Lý sắp xếp và biên soạn lại mang tính hệ thống.”

Trên đây đều là quá trình và nguyên do chính sự việc, thông qua đối chiếu buổi nói chuyện giữa đôi bên, cá nhân tôi cảm thấy có lẽ vẫn còn nguyên nhân về lới ích cá nhân. Trải qua nhiều bài viết giải thích, tôi tin rằng mọi người cũng phần nào hiểu được về việc truyền thừa trong mạch Bắc phái Đẩu số của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Ban đầu tôi dự định chia sẻ một số cách nhìn nhận về ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ ” Bắc phái trong kỳ tiếp theo. Nhưng trong lúc sắp xếp lại tài liệu, liền nhìn thấy một số thông tin về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Vốn dĩ sự xuất hiện của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 không thuộc vào khoảng thời gian từ đầu đến giữa năm1980. Nhưng vai trò và sự ảnh hưởng quan trọng của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đối với sự phát triển sau này của Tứ hóa Khâm thiên. Trong kỳ tiếp theo tôi sẽ nói về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧.

Trong kỳ sau, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu sự truyền thừa của Đẩu số Bắc phái dưới góc nhìn của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ “.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟖

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑮𝒐́𝒄 𝒏𝒉𝒊̀𝒏 đ𝒖́𝒏𝒈 đ𝒂̆́𝒏 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑯𝒖̛́𝒂 𝑻𝒉𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝑵𝒉𝒂̂𝒏

Nội dung về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, ban đầu không được dự kiến trong loạt bài này. Chủ yếu vẫn là tìm hiểu về sự phát triển nhanh chóng của Bắc phái Đẩu số vào cuối những năm 1980. Do sự xuất hiện của nhiều hệ phái khác nhau, nhiều nội dung tài liệu không có cách nào kiểm chứng, ngoài ra phạm vi liên quan cũng tương đối rộng. Cho nên loạt bài này chỉ giới hạn trong khoảng thời gian từ đầu đến giữa những năm 1980.

Mặc dù thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 nổi lên vào cuối những năm 1980, tuy nhiên, sự đóng góp quan trọng của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 trong việc phát triển của Bắc phái Đẩu số và sự phân chia sau này thành hai hệ phái 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 và 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 trong học thuật Tử vi Đẩu số. Nếu thiếu đi thầy Hứa thì giống như chiếc xe bị mất một bánh. Làm sao có thể tiếp tục bàn luận, tìm hiểu về Bắc phái Đẩu số? Vì vậy, tôi sẽ bổ sung thêm phần giới thiệu về thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 tại đây.

Cuốn sách đầu tiên của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 được xuất bản vào năm 1995.

Sau khi đọc xong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, tiếp tục đọc cuốn sách này mới phát hiện sự lợi hại của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Rất nhiều điểm kiến thức rời rạc đã được thầy Hứa sắp xếp, biên soạn lại một cách hệ thống, nhiều nguyên tắc khác nhau xuyên suốt trong toàn nội dung. Nó hỗ trợ rất nhiều trong việc nắm bắt kiến thức cơ sở cho người mới học. Ví dụ sử dụng những thay đổi vật lý và hóa học để so sánh tượng ý tứ hóa của tinh diệu. Nó thực sự giúp những người không có nền tảng kiến thức căn bản có thể dễ dàng hiểu được sự thay đổi của tinh diệu sau khi phi hóa. Trong lời nói đầu, thầy Hứa chia sẻ về việc bản thân từng phục vụ cho nền giáo dục trong suốt 20 năm. Khả năng tổng hợp, diễn dịch của thầy thực sự khiến cho người khác cảm thấy thán phục.

Tuy nhiên ở đây tôi chỉ có một gợi ý nhỏ, đề nghị mọi người nên đọc và nghiên cứu cuốn sách này cùng với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Ưu điểm của “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢” là tính hệ thống nhưng thiếu đi sự linh hoạt. Nói đơn giản, những nguyên tắc trong cuốn sách này không bao quát được mọi trường hợp, đối với trường hợp đặc biệt cũng cần phải được đặc biệt phân tích (có lẽ đây chính là điểm hấp dẫn trong giáo trình trung cấp và nâng cao, cụ thể thế nào mọi người hãy tự tìm hiểu nghiên cứu thêm). Ưu điểm của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” là các điểm kiến thức tương đối sâu rộng, nhưng vấn đề là không có tính hệ thống, chỉ đọc thôi cũng đã cảm thấy rối loạn rồi. Cả hai cuốn sách này có thể bổ sung và làm tài liệu tham khảo cho nhau; đồng thời nghiệm chứng trong thực tế. Nếu tách khỏi thực tiễn, chúng ta sẽ chỉ là những “nhà lý thuyết” nhắm mắt làm liều, theo ý chủ quan cá nhân, không cần biết đến thực tế khách quan.

Trong cuốn ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 “, thầy Hứa nói rằng sư phụ của thầy là 𝐇𝐨̂̃𝐧 Đ𝐨̣̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, cũng giống như lời tự thuật của thầy Thái về việc được 𝐓𝐨̂́ 𝐓𝐚̂𝐦 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 truyền dạy. Đó đều là những nội dung không thể kiểm chứng được.

Mọi người có thể thấy trang 319 ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 “, 𝐇𝐨̂̃𝐧 Đ𝐨̣̂𝐧 𝐥𝐚̃𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 nói về số Thiên Địa, và nội dung trang 233 trong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” có vẻ như giống nhau?

Đồng thời, ” 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 ” không ngần ngại bộc lộ quan điểm của mình về một người nào đó:

“Điều khiến cho người khác không thể chịu nổi khi nhìn vào cái gọi là “người có lòng tốt”, là kẻ không có địa vị xã hội, nhưng lại làm trò mua danh trục lợi, cố tình vơ vét tiền bạc bừa bãi, thật đáng xấu hổ và lo ngại.” (Lời nói đầu)

“Sau đó do sự nổi tiếng của 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐗𝐗𝐗, “tự dụ ủng cáp tự ngạo” – kiêu ngạo, coi thường người khác và cho rằng mình là người giỏi nhất. Tự đặt ra một loạt khái niệm, thuật ngữ văn vẻ, bịa đặt câu truyện được truyền thừa từ XXX lão nhân (người không ai biết, chưa từng gặp mặt qua); và tự cho rằng bản thân mình có nền tảng nghiên cứu về quốc học, thậm chí tốt hơn so với học viện. Trong những năm gần đây, ông ta dạy lý học, phái triết học duy tâm đời nhà Tống và nhà Minh kết hợp với nguyên tắc Đẩu số. Thật xấu hổ vô cùng.” (Trang 7 – 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢)

Chỉ mấy năm gần đây, có người tự xưng mình là “Đại sư”, “Thái đẩu” trong giới Đẩu số. Nam Hạ tìm đến tác giả thảo luận về việc giảng dạy Đẩu số, đồng thời đưa ra mức giá 100.000 Đài tệ ~ 75 triệu VNĐ, tiền hoa hồng sẽ chia đôi. Tuy nhiên, tác giả lại là người không mưu cầu danh lợi, nên đã từ chối thẳng thừng. Không ngờ cái tên Nam Hạ này, lại dựng cờ hiệu lấy danh nghĩa thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, tìm cách đi đường vòng tham gia vào hiệp hội Mệnh lý. Liến kết với một nhóm phụ nữ chuyên moi vét, đào mỏ ở Chương Hóa – Đài Loan (kiếm tiền bẩn, với mục đích xấu xa thay đổi số mệnh), cùng với nhóm thuật sĩ giang hồ (tất cả đều là học trò và hội viên lớp cao cấp của tác giả) hành nghề lén lút ở thành phố Đài Trung. Lợi dụng việc ăn chia hoa hồng để tiện lấy danh sách hội viên, sau đó liên hệ từng người một qua điện thoại và yêu cầu họ không được cho thầy Hứa biết về hành vi mờ ám của mình. Và tăng học phí thêm 200.000 Đài tệ trong một cuộc thi kiếm tiền, ôm ấp dã tâm ngồi không hưởng lộc, há miệng chờ sung “ăn chặn” tiền người khác, thật không biết xấu hổ, trơ trẽn.” (Trang 310 – 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢)

Tôi tin rằng những ai theo dõi các bài viết trên page, dựa trên những thông tin được tiết lộ trong nội dung trên “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 𝐗𝐗𝐗”, v.v. Không khó để đoán ra kẻ đến “割稻尾 – Cát đạo vĩ” – ngồi mát ăn bát vàng này là ai. Đây chính là nguyên nhân khiến hai người nảy sinh mâu thuẫn (Thái – Hứa). Kể từ đó trờ đi, cả hai lần lượt dựng cờ hiệu “𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐢𝐧𝐡” và “𝐓𝐮̛́ 𝐇𝐨́𝐚”. Giống như phái Hoa Sơn trong Tiếu ngạo giang hồ, chia thành hai phe phái Kiếm tông và Khí tông, khiến cho hậu thế dần rơi vào mê cung của Bắc phái Đẩu số.

Liên quan đến vụ việc “割稻尾 – Cát đạo vĩ”, một cư dân mạng tên “聞道有先後,術業有專攻” từng lên tiếng:

Hứa từng theo học Đẩu số từ Thái (giống như trường hợp của thầy 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐃𝐮, đều là nghe danh “Đại sư” nên tìm đến học, kết quả sau cùng chẳng học được gì cả).

Thời gian đầu, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 dạy Đẩu số ở khu vực Chương Hóa, Đài Trung. Có nhiều học trò theo học được nhiều năm. Sau đó, nghe nói có học trò của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đang hợp tác với Thái, chuyển đến khu Chương Hóa – Đài Trung để tuyển học viên. Sau đó, tự xưng là thầy của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Thu học phí 20 – 30.000 Đài tệ ~ 120 – 220 triệu VNĐ. Cho nên thầy Hứa đã vô cùng tức giận, chửi bới Thái.

Trên đây là quá trình của vụ việc, mọi người cùng tham khảo.

Liên quan đến vụ rò rỉ ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” được đề cập trước đó, mẫu thuẫn giữa Thái và Lý, cùng với vụ việc “割稻尾 – Cát đạo vĩ”. Người quản lý “𝐟𝐥𝐲𝐬𝐭𝐚𝐫𝐜𝐡𝐨𝐮” trang web Mệnh lý 𝐃𝐞𝐬𝐭𝐢𝐧𝐲𝐍𝐞𝐭 cho biết (Nội dung văn bản gốc được đưa dưới đây, cá nhân tôi không đồng ý với nhận định về học thuật của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, bài viết sau sẽ thảo luận về vấn đề này):

“Tôi sẽ không có ý kiến gì về việc này! Chuyện này giao cho anh Trần bàn luận, dù sao anh ấy là người học Tứ hóa Khâm Thiên, còn tôi theo học Phi tinh Lương phái. Và cũng chỉ có anh Trần mới có quyền lên tiếng, chí nguyên của anh ấy là muốn kết hợp cả 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚.

𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐇𝐨́𝐚 “bản tự đồng căn sinh, tương tiễn hà thái cấp” – vốn cùng một gốc, sao nỡ đốt thiêu nhau. Sau nhiều năm anh ấy điều tra nghe ngóng, phát hiện đều là giả tạo qua nhiều thế hệ. Anh ấy tìm thấy một vài kiến thức gì đó trong bản thảo của 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, sau đó, nó đã được chứng minh trong cuốn sách của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Có thể nói, cả hai hệ phái học thuật đều đến từ 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, chỉ có điều tại sao thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ lại truyền hai kỹ pháp cho những người khác nhau?

Anh ấy không hiểu được điều đó.

Bản thảo của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, đã tạo ra Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́ 𝐇𝐚̀ 𝐋𝐚̣𝐜, 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐋𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚́𝐢, 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐁𝐚̆́𝐜 𝐩𝐡𝐚́𝐢.

Về việc cùng thế hệ với 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, điều này là tôi nghe anh Trần nói. Trước tiên hãy nói về Cửu Tử kết lan, là học trò của 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Nghe nói, những người này đã gom tiền cho Thái đi học, sau đó quay lại dạy cho mọi người.

Lúc này, chỉ vì 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 không muốn giao tài liệu chép tay cho Thái nên đã dẫn đến mâu thuẫn giữa đôi bên. Đây cũng là thời kỳ Phi Tinh náo nhiệt nhất.

Hứa và Thái giống nhau, đều áp dụng phương pháp này để học. Chỉ vì có sự cố xảy ra, chính là Thái đã bí mật trực tiếp tiếp cận học trò của Hứa để tuyển học viên mà không có sự đồng ý của Hứa. Trong giới Đẩu số gọi vụ việc này là “割稻尾 – Cát đạo vĩ”. Vì thế, Hứa và Thái mẫu thuẫn cãi nhau và đây là thời kỳ Tứ hóa bắt đầu.

Vì vậy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 khá bất mãn, sau khi xuất bản sách đã vạch trần sự bê bối của Khâm Thiên.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bây giờ chúng ta phải tách biệt vai vế. Bởi vì, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đều đã qua đời. Chỉ những người thuộc thế hệ chúng tôi trở lên mới biết những điều này. Đương nhiên, 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐍𝐠𝐡𝐢̃𝐚 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 không muốn gây phiền toái cho Khâm Thiên, mà chỉ là mong muốn theo đuổi học thuật. Suy cho cùng, học thuật là thật, bắt nguồn từ 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀. Đó chỉ là quảng cáo đã được dàn dựng qua nhiều thế hệ, bạn chỉ nên tham khảo thôi.

Những thông tin trên được anh Trần và các thầy khác đưa ra để mọi người cùng tham khảo.

Hãy coi nó như một câu chuyện, nghe cho biết thôi.

Về phần truyền thừa của thầy Hứa, cá nhân tôi nghĩ có liên quan tới ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “, một cư dân mạng 触摸到的阳光 cho biết như sau:

“Học thuật của 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 không loạn như 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, Có thể thấy nó giống với phương pháp ban đầu của Thái.”

Vì vậy, đây cũng chính là lý do tôi khuyên mọi người nên đọc và nghiên cứu “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢” kết hợp với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”.

Cuối cùng, thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 đã qua đời vào tháng 3 năm 2014 (âm lịch) (hưởng thọ 65 tuổi), xin cảm ơn thầy đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy sự phát triển của Bắc phái Đẩu số!

Mệnh bàn của thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧

Kỳ sau, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 có liên quan với nhau hay không?

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟏𝟗

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊” (𝟏)

Thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 giảng dạy, đồng thời thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 ghi chép và biên soạn bài giảng – 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́, gọi tắt là 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢. Vào thời điểm đó có thể nói nó là một cuốn sách “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” tương đối ổn. Đưa hệ thống Bắc phái hiện diện công khai với giới Đẩu số.

Với mong muốn hiểu sâu hơn về thời kỳ đẩu của Đẩu số Bắc phải, tôi muốn tìm ra một con đường đúng đắn để học Đẩu số Bắc phái. Đồng thời, tài liệu trong thời kỳ trước, chưa thông qua sự thay đổi, gia công lý luận của các “đại sư” sau này. Vì vậy, nó vẫn có thể giữ nguyên được diện mạo ban đầu của Đẩu số Bắc phái. Tôi đã bỏ ra gần hai tháng, đánh máy và sắp xếp lại cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Mặc dù Nhà xuất bản Kim Lăng sau đó đã xuất bản tập đầu tiên và tập 4 của bộ “𝐓𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́”, biên soạn và xuất bản cuốn ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “. Nhưng một số nội dung đã bị xóa bỏ.

Đối với “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ”, quan điểm cá nhân của tôi như sau:

Trước hết, việc giảng dạy “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” là một hình ảnh thu nhỏ trong quá trình học và nắm vững kiến thức Đẩu số Bắc phái của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Căn cứ vào tài liệu chép tay bài giảng mà tôi đã xem, toàn bộ quá trình học luôn trong tình trạng trì hoãn và mất nhiều thời gian. Bắt đầu từ buổi đầu tiên vào ngày 19/07/1982, cho đến hết buổi cuối cùng ngày 28/1/1984 (nghe nói có một số ghi chép sau đó vẫn chưa được cung cấp). Tổng cộng có 27 bài giảng, thời gian trì hoãn chậm nhất là 1 tuần, dài nhất là vài tháng.

Có người từng nói: “Thầy Thái vừa học vừa dạy, thu học phí của học trò, rồi đi tìm thầy theo học, học xong quay trở lại dạy cho học trò của mình.”

Dựa trên việc phân tích nội dung tài liệu ghi chép, tôi nhận thấy khả năng này là cực kỳ cao. Bởi vì, trong bản chép tay “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” ngày 28/1/1984 có ghi rằng: “Vẫn đang trong giai đoạn thu thập thông tin, không thể giải thích chi tiết, chờ cung cấp tài liệu, sẽ giải thích sau; bây giờ tôi không biết cách sử dụng nó, tôi sẽ dạy bạn khi tôi học được.” Nội dung này không có trong tập đầu tiên và tập 4 của bộ “𝐓𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 𝐡𝐨̣𝐜 𝐓𝐮̛̉ 𝐯𝐢 Đ𝐚̂̉𝐮 𝐬𝐨̂́” do NXB Kim Lăng xuất bản, ảnh chụp bản thảo như dưới đây.

Vì vậy, có thể thấy kiến thức Đấu số Bắc phái của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 khi đó cũng đang trong giai đoạn học tập và nắm bắt.

𝐂𝐡𝐮𝐲𝐞̣̂𝐧 𝐧𝐠𝐨𝐚̀𝐢 𝐥𝐞̂̀:

Việc vừa học vừa giảng dạy, dường như đang là xu hướng trong giới Đẩu số ở Đài Loan lúc bấy giờ. Thầy Thái mở lớp dạy học Tử vi Đẩu số cũng là khi ông bắt đầu theo học; sau khi thầy 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 kết thúc khóa học, tài liệu chép tay của thầy bị bạn cùng lớp tiết lộ ra ngoài. Còn thầy 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠, sau khi lấy được tài liệu của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, ông đã sao chép gần như nguyên vẹn và bán cho học trò. Sau này, khi các thầy Tử vi khác có được cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ”, họ đã sao chép một số lượng lớn nội dung vào trong tác phẩm của mình và xuất bản. Vì vậy, rất nhiều cuốn sách Đẩu số từ cuối những năm 1980 đến 1990 gần như đều có bóng dáng “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 ” trong đó.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự truyền thừa của Tử vi Đẩu số Bắc phái thông qua cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “, vì nội dung tương đối nhiều nên tôi sẽ chia ra thảo luận thành nhiều vấn đề. Hẹn gặp lại các bạn trong kỳ tiếp theo.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟎

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊” (𝟐)

Trong kỳ này chúng ta sẽ tiếp tục nói về cách nhìn nhận của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”:

Ngay sau đó, sự xuất hiện của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” vào giữa những năm 1980 đã chứng tỏ sự lan rộng của Bắc phái Đẩu số ở Đài Loan. Trước những năm 1980, có ít nhất hai nhánh hệ Bắc phái (thậm chí còn nhiều hơn nữa). Một nhánh học từ bên thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, nhánh còn lại học bên thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠. Có thể nhánh bên thầy Thái thuộc hệ phái “𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭”, còn phía thầy Chu là phái “𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐧”. Điều này không có nghĩa là thầy Chu không chú ý đến lý thuyết, chỉ là tôi muốn nhấn mạnh sự khác biệt trong việc truyền thừa.

Kiến thức thầy Thái học được chính là những gì được miêu tả trong “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, đầu tiên là tính trật tự, trình bày mạch lạc, nhiều nội dung tổng kết, và đặc biệt liên quan đến rất nhiều lời giải thích về Dịch lý và Đẩu số, cũng như độ sâu của lý thuyết. Rõ ràng là mạnh hơn nhánh của thầy Chu (cũng có thể học trò của thầy Chu chủ yếu nghiên cứu học thuật thông qua ví dụ thực tế cho nên thầy Chu ít khi nhắc về nội dung lý thuyết với họ). Ví dụ như Kỳ phổ thập nhị Kị tinh, phân loại các sao Kị. Thầy Thái lúc đó vẫn còn đang trong giai đoạn học Tử vi, trước tiên cũng thật khó để thầy tóm tắt một cách có hệ thống như vậy, kế đến độ sâu rộng trong nội dung lý thuyết rất khó có thể nắm bắt ngay đối với người mới học. Vì vậy, nhìn chung nội dung của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” chỉ có thể được truyền lại như vậy.

Vì không có thông tin tài liệu về những gì thầy Chu từng học nên chúng ta chỉ có thể hiểu gián tiếp qua các bài giảng của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và bản sao tài liệu mà thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 – 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐇𝐮̀𝐧𝐠 chép tay lại của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧.

Đầu tiên, đánh giá từ hai bản tài liệu này, chúng ta sẽ thấy nó không có tính hệ thống cao và có cấu trúc lộn xộn. Nó phù hợp với phương pháp vừa học vừa hỏi, theo kiểu hỏi tới đâu, nghĩ tới đâu thì giảng tới đó. Ngoài ra, phần lớn nội dung còn mang tính “đoạn quyết”, có rất ít lời giải thích về nguyên tắc của những“đoạn quyết” này.

Thứ hai, nội dung mang tính lý luận học thuật Đẩu số dù được nhắc đến nhưng lại không có chiều sâu như “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”.

Thứ ba, hai tài liệu liên quan đến 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 không có nội dung nào về Kỳ phổ thập nhị Kị tinh. Vì vậy con đường thầy Chu đã đi có thể chỉ là luận mệnh trực tiếp cho người khác, những gì được tổng hợp, chắt lọc trong quá trình thực chiến cũng gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Vì thế, chúng ta gọi nó là phái “𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐢𝐞̂́𝐧”.

Còn con đường mà thầy Thái đi đa phần đều được nghiên cứu dưới góc độ lý thuyết học thuật. Giống như những gì 𝐏𝐡𝐢 𝐓𝐡𝐢𝐞̂𝐧 đã từng nói trong cuộc trò chuyện với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 rằng: “Thầy từng nói học Tử vi Đẩu số không chỉ sử dụng cho việc luận mệnh, mà còn cần phải nghiên cứu.” Vì thế, chúng ta gọi nó là phái “𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐡𝐮𝐚̣̂𝐭” cũng tương đối phù hợp.

Đây là phương pháp quan trọng để nhìn vào sự khác biệt trong việc truyền thừa khác nhau từ hai nhánh hệ Bắc phái Đẩu số.

Ngoài ra, xét về khía cạnh vận dụng thủ pháp cụ thể, nội dung trong cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” cũng có một số điểm khác biệt với hai tài liệu mà thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 để lại (nhưng tựu chung là như nhau). Nội dung của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, có những luận đoán về vận hạn lưu niên hôn nhân cũng gần với diện mạo cuộc sống lúc bấy giờ hơn. Còn thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 thì mang tính truyền thống (có lẽ vì lý do này mà nhiều luận đoán sẽ chính xác hơn nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, “𝑃ℎ𝑢̣ 𝑚𝑎̂̃𝑢 𝑐ℎ𝑖 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ, 𝑚𝑜̂𝑖 𝑐ℎ𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐ℎ𝑖 𝑛𝑔𝑜̂𝑛” – khi mà con cái đến tuổi thường bị cha mẹ ép buộc phải kết hôn. Tuy nhiên, quan điểm của xã hội ngày nay về hôn nhân và tình yêu đã khác xa với quan điểm thời xưa, nếu bảo thủ áp dụng những luận đoán đó sẽ làm sai lệch so với thực tế).

Một ví dụ khác về luận đoán tử vong, trong cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” của thầy Thái, chủ yếu là “𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐤𝐡𝐢́ 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐮̛̉ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭”, nhưng trong tài liệu của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 lại không có cách nói như vậy. Thay vào đó là quan tâm nhiều hơn đến cung Điền Trạch (một trong những nhân tố liên quan tử vong).

Liên quan đến tử vong phải xét cung Điền Trạch, tôi có thấy một câu chuyện được cư dân mạng có tên là “魏什么斗数研究” giới thiệu, xin chia sẻ lại với mọi người:

“𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, đều là những bậc tiền bối trong giới Đẩu số nổi tiếng ở Đài Loan, họ đã có được một cuộc đời viên mãn ở độ tuổi năm mươi, sáu mươi, và qua đời đều là do mắc bệnh.

Trên mang lưu truyền rất nhiều câu chuyện luận mệnh kinh ngạc của 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, khiến cho người nghe phải trầm trồ, thán phục, chỉ cần bạn lên mạng gõ là sẽ ra. Tôi nghe thầy giáo kể chuyện trong giờ học, thầy Chu qua đời vì đột quỵ, trước khi qua đời, ông đã suy luận được năm, tháng, ngày, giờ mình sẽ mất.

Nhớ lại câu chuyện thầy kể cách đây mấy năm trước, có thể có một số điểm khác biệt. Một ngày nọ, thầy Chu thức dậy và đi tắm như thường lệ. Nhưng hôm đó thầy ăn mặc rất gọn gàng, chỉnh tề. Sau khi dùng bữa trưa xong, thầy đột nhiên ngất lịm, thầy qua đời trên đường đến bệnh viện. Sau đó, người nhà tìm thấy một tờ giấy trong túi của thầy Chu, trên đó ghi rõ thời gian mất mà thầy đã dự đoán. Nhưng tại sao thầy Chu không thông báo trước cho gia đình hay chuẩn bị trước cho bản thân thì không ai rõ. Có lẽ đó là phong thái của bậc cao nhân.

Sau khi thầy Chu qua đời, không một ai trong số những học trò biết làm thế nào mà thầy lại suy luận ra được ngày mất của mình. Thầy Chu chưa có dạy điều này. Sau khi cùng nhau nghiên cứu và thảo luận, các học trò nhận ra rằng điều mà thầy Chu quan tâm chủ yếu chính là “cung Điền Trạch”. Điền Trạch là nơi sống, trú ngụ, khi nơi sống bị thay đổi, cũng là lúc lên thiên đàng.”

Vậy mối liên hệ giữa hai nhánh hệ Bắc phái này là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong kỳ sau nha.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟏

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊” (𝟑)

Về mối quan hệ trong việc truyền thừa của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, cá nhân tôi có một suy đoán táo bạo như sau:

Nhìn chung hai người đều có cùng hướng về mặt kỹ pháp, có lẽ là sư công của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ truyền dạy lại cho hai người, một là sư phụ của thầy Chu (trong lời mở đẩu của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 từng nhắc đến sư phụ Đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐒𝐨̛𝐧) sau đó truyền lại cho thầy Chu. Nhánh này dựa trên việc không ngừng luận mệnh thực tế, sau đó được tổng hợp lại để sát với thực tế. Vì vậy nó có độ chính xác cao hơn. Người còn lại chính là sư phụ của thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 (hoặc sư công của ông ấy), nhánh này có trình độ văn hóa cao hơn và hoàn cảnh sống cũng tốt hơn hẳn. Cho nên họ sẽ ít khi luận mệnh cho người khác, phần lớn thiên về nghiên cứu học thuật và có trình độ lý luận tương đối cao.

Sở dĩ tại sao lại suy đoán nguồn gốc từ sư công của thầy Chu. Đầu tiên, nó được gắn liền với thời điểm chính quyền Quốc dân đảng rút về Đài Loan với một số lượng lớn nhân sự trước khi giải phóng. Thứ hai, tư duy luận đoán của cả hai nhánh Bắc phái Đẩu số đều có cùng hướng chung, cho thấy thời gian truyền thừa giữa hai nhánh cách nhau không xa. Ví dụ, giống với việc học thuật của Đẩu số ngày nay đang không ngừng đổi mới. Nói cách khác, vài thập kỷ sau, “mẹ anh ấy thậm chí còn không nhận ra anh ấy nữa”. Mọi người hãy nhìn vào “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, tiếp tục nhìn vào các môn phái hiện nay, học thuật mới lạ đang tràn ngập khắp nơi, rốt cuộc còn bao nhiêu phiên bản khác của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” nữa?

Nói cách khác, có lẽ sự đổi mới về mặt học thuật nhằm mục đích:

Một là gây giật gân, thu hút sự chú ý, sau đó trở nên nổi tiếng để bạn có thể xuất bản sách và bắt đầu mở lớp học kiếm tiền.

Thứ hai là vá lại mắt xích còn thiếu trong hệ thống học thuật của bản thân, còn việc miếng vá đó có thực sự hữu dụng hay không thì không ai biết. Nếu không hữu dụng thì tiếp tục đưa ra học thuật mới và nâng cấp bản vá lên v2.0. …Cách tân, đổi mới càng nhiều, bản vá cũng nhiều hơn. Vậy mới có “mẹ” của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”, người mẹ này thậm chí không còn nhận ra được những đứa con 𝐏𝐡𝐢 𝐭𝐢𝐧𝐡 và 𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 của mình.

Chẳng phải trước đây Bắc phái Đẩu số không có những học thuật đổi mới này sao? Nếu không có những bản vá này, việc luận đoán sẽ không còn chính xác? Đây là điểm mấu chốt chúng ta cần suy nghĩ, làm thế nào để học Đẩu số? Học những gì?

Một số cư dân mạng trước đây đã để lại lời nhắn rằng phương pháp “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” áp dụng đã lạc hậu. Sau này có 𝐍𝐠𝐨̂ 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐓𝐡𝐚̀𝐧𝐡, 𝐂𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐓𝐮 và một vài đệ tự khác của thầy Thái; gần đây nhất là 𝐋𝐮̛𝐮 𝐊𝐢𝐦 𝐏𝐡𝐮̉ cũng tương đối tốt.

Nói thật tài liệu của những thầy này tôi không đi sâu nghiên cứu cụ thể nên không có quyền lên tiếng.

Tuy nhiên, gợi ý cá nhân của tôi là khi bạn đọc rất nhiều lý thuyết mà vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã học được, bạn có thể quay lại và đọc kỹ hơn nội dung cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Mặc dù “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” có những hạn chế nhưng nó cũng là tài liệu ít bị tạp nham, lẫn lộn nhất. Đáng để bạn bỏ thời gian, công sức để tìm đọc, nghiên cứu, chắt lọc hấp thụ tinh hoa từ đó. Hãy tìm ra những hạn chế của nó và sau đó điều chỉnh nội dung dựa trên sự hiểu biết của bạn về xã hội thực tế.

Hoặc sau khi bạn đã có nền tảng kiến thức cơ bản rồi hãy nghiên cứu tài liệu ghi chép “𝐓𝐮̛́ 𝐡𝐨́𝐚 đ𝐨𝐚̣𝐧 𝐪𝐮𝐲𝐞̂́𝐭” của thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧. Có rất nhiều đoạn quyết “khó hiểu” trong đó, khoảng 60 – 70% được sao chép lại từ ghi chú của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Giúp bạn có thể nhìn sơ qua dược phong mạo ban đầu trong nhánh phái của thầy Chu (Chú thích: Có hai phiên bản ghi chép của thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 một là sao chép trực tiếp từ tài liệu chép tay của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và bán cho học trò, sau đó đã bị người bên ngoài chỉ trích. Bản ghi chép này về cơ bản phản ánh rõ rệt dáng vẻ ban đầu trong tài liệu ghi chép gốc của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, ít được lưu truyền ra ngoài và có giá trị học thuật cao. Một phiên bản khác có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường, nội dung mang lối hành văn gãy gọn, dứt khoát, đi thẳng vào vấn đề, nhiều kiến thức tự bản thân thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 khai triển. Bản này chép lại 60 -70% ghi chép của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, nhưng một có số nội dung đã thay đổi…)

Giả thuyết nêu trên cho rằng thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đều xuất thân từ cùng một nhánh phái. Do không có tài liệu bằng chứng, nên chỉ dừng lại ở giả thuyết, có lẽ sau này cũng không còn cách nào có thể xác thực được. Hầu hết không có tài liệu và bằng chứng nào cho việc truyền thừa này, hoặc nó chỉ có thể được ghi chép lại trong nội bộ phái, người bên ngoài không biết, hoặc nó cũng có thể là do con người tự tạo dựng lên. Giống như nhiều năm trước, có người họ Thiệu tự nhận mình là cháu trai đời thứ 29 của Thiệu Ung và một người họ Trần tự nhân mình là hậu duệ đừ thứ 41 của Trần Đoàn.

Trong kỳ tiếp theo, chúng ta sẽ cùng thảo luận một số nghi vấn tồn tại trong việc truyền thừa của Bắc phái.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟐

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑻𝒊̀𝒎 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒔𝒖̛̣ 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒒𝒖𝒂 “𝑩𝒊́ 𝒏𝒈𝒉𝒊”

Về việc truyền thừa của Bắc phái, một giả thiết đã được nêu ra trong bài viết trước, thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ và 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 có lẽ vốn xuất thân từ cùng một hệ phái. Trong kỳ này, chúng ta sẽ giải thích rõ hai câu hỏi tiếp theo:

Đầu tiên, có quan điểm cho rằng thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 trong cuốn “𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚̉𝐢”, có đề cập đến sự truyền thừa sau đó của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ (có lẽ thầy Thái đã học từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, thầy Chu đã truyền lần lượt hai kỹ pháp Phi tinh và Tứ hóa cho 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧), nội dung trong sách như ảnh dưới đây.

Nhưng ý kiến cá nhân tôi: Đầu tiên, thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 dựa vào đâu lại nói như vậy? Mức độ áp dụng là bao nhiêu? (Rốt cuộc, vấn đề về việc truyền thừa, nếu là người bình thường thì không có gì đáng nói, nó sẽ được chứng thực một cách khách quan. Còn về phía thầy 𝐇𝐮̛́𝐚 𝐓𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, bản thân lại có mâu thuẫn lớn với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠, cách nói này của thầy sẽ khó xác mình được là khách quan). Thứ hai, trong sách chỉ nói “thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ chỉ nhận dạy riêng”, không nói rõ là truyền thụ cho ai, nói một cách rất mơ hồ.

Hơn nữa, vào tháng 1 năm 1984, khi đó thầy Thái vẫn nói với học trò của mình trong lớp “Vẫn đang trong giai đoạn thu thập thông tin, không thể giải thích chi tiết, chờ cung cấp tài liệu, sẽ giải thích sau; bây giờ tôi không biết cách sử dụng nó, tôi sẽ dạy bạn khi tôi học được.” (tham khảo tài liệu chép tay “Bí nghi” – Trang 283). Ở thời điểm đó, thầy Chu đã qua đời được hơn một năm, như vậy chúng ta có thể thấy rõ ràng là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 không học từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀.

Cuối cùng, nếu thầy Thái học Đẩu số Phi tinh từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, còn 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 học với thầy Chu hơn 4 năm. Sau đó, các học trò của thầy Chu thành lập một nhóm nghiên cứu gồm 6 người. Có lẽ 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 không biết mình có một người đồng môn như thầy Thái. Trong sự kiện luận đoán Đẩu số sau này, thầy Thái đã không phớt lờ tình đồng môn, chấp nhận thi đấu.

Thứ hai là về vấn đề “𝐊𝐲̀ 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣ 𝐊𝐲̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡” không xuất hiện trong ghi chép hoặc tài liệu đào tạo của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Một số người nói rằng nó được ghi lại trong cuốn ” 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 ” của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, xuất bản tháng 2/1989. Điều này có nghĩa là phía thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ cũng được truyền thừa? Về vấn đề này, trong ấn bản đầu tiên cuốn “Phân tích” của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 vào tháng 1 năm 1991 (cuốn sách này tương đương với phiên bản được tối ưu hóa và cải tiến của ” 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 “) và trong ấn bản thứ 5 xuất bản năm 2018 không có “𝐊𝐲̀ 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣ 𝐊𝐲̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡 “.

Mặc dù thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 không trực tiếp đề cập đến vấn đề này nhưng trong “Lời nói đầu của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 ” có đoạn viết rằng:

“Người ta nói rằng vào tháng 10 năm 1984, cái tên “thiên cổ bất truyền chi mật” xuất hiện (ý chỉ cuốn Bí nghi Tử vi Đẩu số Phi tinh Tứ hóa Khâm thiên). Nó thực sự gây chấn động trong giới Đẩu số Đài Loan bấy giờ, nội dung trong đó viết về “tứ phượng, tam kỳ, lưỡng nghi”… Những lý thuyết học thuật chưa từng thấy trước đây, nó hoàn toàn mới lạ và thúc đẩy một tầm nhìn mới về việc học Tử vi Đẩu số. Sau này, người ta xác minh rằng độ chính xác có thể không được cải thiện, lúc đó thầy cũng đã qua đời được hơn một năm. Có được tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” này, nó thực sự khiến cho chúng ta đáng phải bỏ thời gian để đọc đi đọc lại, coi nó làm chuẩn tắc chủ đạo. Vì không theo nghiệp “luận mệnh”, nó chỉ mang tính chất như một thú vui với bạn bè, thiếu đi quá trình nghiệm chứng. Nội dung có phần giống với những gì thầy từng truyền dạy. Vì vậy, hầu như không có nghi ngờ gì về lập luận này. Bài đăng nhiều kỳ của ông ấy trên tạp chí Hương Hỏa, có thời gian chúng ta phải bắt buộc tìm đọc!

Mấu chốt nằm ở câu ” Sau này, người ta xác minh rằng độ chính xác có thể không được cải thiện”. Theo suy đoán cá nhân, khi thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 viết ” 𝐓𝐡𝐚𝐦 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 “, có áp dụng nội dung “𝐊𝐲̀ 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐡𝐢̣ 𝐊𝐢̣ 𝐭𝐢𝐧𝐡” trong cuốn “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”. Nhưng sau đó thầy phát hiện ra một số vấn đề, nên khi viết cuốn “Phân tích”, nội dung liên quan không thể cải thiện độ chính xác đã bị xóa.

“𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” và các vấn đề liên quan xin kết thúc tại đây, sau khi nắm được bối cảnh cơ bản, chúng ta sẽ quay lại tiếp tục thảo luận. Kỳ sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 – Cuộc chiến lôi đài với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐𝟑

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑪𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒄𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒍𝒐̂𝒊 đ𝒂̀𝒊 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝑯𝒐̂̀𝒏𝒈

Chúng ta thường thấy các cuộc tranh đấu tỉ thí trên võ đài thông qua màn ảnh truyền hình diễn ra rất lôi cuốn, nhưng thực tế sẽ như thế nào? Dưới đây là nội dung câu chuyện:

Đầu năm 1954, hai trường phái võ thuật ở Hong Kong là Thái Cực Quyền và Bạch Hạc đã xảy ra tranh chấp do thiên kiến bè phái. Đầu tiên họ tranh cãi trên báo chí và chỉ trích lẫn nhau. Hai bên đều cho rằng võ công của mình là giỏi và đối phương không là gì cả. Đến cuối cùng, cả hải bên đều không chịu nhượng bộ, oán hận khó nguôi ngoai, dứt khoát đòi ký sinh tử trạng “Các an thiên mệnh”. Cuộc so tài võ thuật giữa trưởng môn của hai phái (trưởng môn phái Thái Cực là Ngô Công Nghi, 53 tuổi; trưởng môn phái Bạch Hạc là Trần Khắc Phu, 35 tuổi) quyết một phen sống mái. Thời gian dự kiến là 4 giờ chiều ngày 17 tháng 1. Vì đấu võ đài bị luật pháp Hồng Kông cấm nên địa điểm đã được thỏa thuận ở Ma Cao, bên kia bờ biển.

Trước khi thi đấu, các tờ báo lớn đã dốc hết sức để quảng bá cho trận đấu, ôm ấp ảo tưởng về các câu chuyện truyền kỳ võ hiệp, công chúng đã dành sự quan tâm chưa từng có cho cuộc tranh tài này. Nghe nói hai ngày trước trận đấu, tất cả các khách sạn ở Ma Cao đều kín phòng, nhiều người không tìm được chỗ ở phải lang thang trên phố vào ban đêm…

Ngày diễn ra cuộc thi, ban tổ chức đã sử dụng các loại máy quay tiên tiến nhất vào thời điểm đó để ghi lại toàn bộ quá trình thi đấu (mọi người có thể tìm kiếm trên mạng “Bạch Hạc môn đại chiến Thái Cực môn”).

Sau khi trận đấu bắt đầu, thật đáng ngạc nhiên là toàn bộ quá trình không hề rầm rộ sôi nổi, đôi bên đưa đẩy qua lại không thắng không thua, cũng không phải từng đợt cao trào nối tiếp nhau. Trên thực tế, trận đấu này chỉ kéo dài chưa đầy vài phút, đầu trận đấu hai bên còn khởi động tạo dáng vài tư thế quyền thuật. Sau đó, cả hai đã không tự chủ được đấm loạn xa chân tay. Trận đấu kết thúc bằng việc Ngô Công Nghi – trưởng môn của phái Thái Cực Quyền, đấm Trần Khắc Phu – trưởng môn phái phái Bạch Hạc, bằng một cú đấm vào mũi khiến máu chảy khắp mặt.

Sau đó thì sao? Sẽ không có gì sau đó nữa. Tất cả điểm huyệt nội khí, khí công né đòn chỉ là trí tưởng tượng của mọi người mà thôi. Toàn bộ quá trình không khác gì một cuộc chiến giữa những người bình thường với nhau. Có vẻ như việc thi đấu trên cùng một võ đài là cách tốt nhất để kiểm tra khả năng thực sự của họ.

Còn trong giới Đẩu số của Đài Loan, vào cuối năm 1984, một sự kiện thi đấu trên võ đài cũng được diễn ra. Hai nhân vật nổi tiếng của Đẩu số Bắc phái lúc bấy giờ là thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Trùng hợp lúc đó có một cuộc họp thường niên, vì tình thế ép buộc, hai người buộc phải tranh đâu trên cùng một võ đài, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?

Khi đó, cùng với doanh số bán chạy của cuốn ” 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢 “, tên thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 đã trở nên nổi tiếng khắp vùng gần xa. Đẩu số Bắc phái đã bước vào thời kỳ phát triển huy hoàng. Theo thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡:

“Sự xuất hiện của các quảng cáo và thông tin về việc mở lớp có ở khắp mọi nơi, 𝐂𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐇𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧, 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 … Nhưng vấn đề là gì? Công chúng sẽ không quan tâm, cũng giống như Sư tử hội, Rotary, Tongji…cũng đều tổ chức các lớp học cho hội viên. Cho nên các thầy được lựa chọn cũng chỉ là nhất thời!

Cuối năm 1984, chi nhánh câu lạc bộ Lion (Sư tử hội) ở Đài Trung, đã tổ chức cuộc họp thường niên tại nhà hàng Nhật Bản phía trước miếu Khổng Tử trên đường Song Thập. Ban tổ chức còn mời thầy Đẩu số đến diễn thuyết. Nhân tiện, tuyển sinh và tổ chức các lớp học cho thành viên. Họ đã mời ai? Tất nhiên là phải mời người diễn thuyết nổi tiếng nhất của “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” A lúc bấy giờ! (Trong tất cả các bài báo, tên của A đều không được nêu ra trực tiếp, hầu hết đều viết theo kiểu “𝐠𝐚̂𝐲 𝐜𝐡𝐚̂́𝐧 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐥𝐮́𝐜 𝐛𝐚̂́𝐲 𝐠𝐢𝐨̛̀” hoặc “𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̣̂𝐭 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐬𝐮̛̣ 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧”, duy nhất chỉ có một bài viết nói rõ “𝐭𝐚́𝐜 𝐠𝐢𝐚̉ 𝐜𝐮𝐨̂́𝐧 𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢”)

Trước khi tổ chức cuộc họp thường niên, một hội viên phản ánh rằng có thầy tên 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, bản thân từng tham gia lớp học của thầy Từ, trình độ Tử Vi của ông ấy cũng rất cao. Nhưng vì buổi sắp xếp phát biểu tại cuộc họp thường niên đã được công bố nên không có gì thay đổi. Vì vậy thầy A là người diễn thuyết chính, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 ngồi bên dưới làm khán giả.

Vào ngày họp mặt thường niên, sau khi thầy A phát biểu xong. Lúc bấy giờ có thể nói học thuyết Đẩu số của Bắc phái còn rất mới, bài giảng của thầy A cũng rất sinh động và được các thành viên yêu thích. Kết thúc buổi họp, các thành viên tham gia báo danh lớp học Đẩu số.

Lúc này có người đề xuất, trong buổi họp có hai thầy, nên chọn thầy nào? Một người khác đề nghị chọn ngẫu nhiên một vài người trong số những người có mặt và để hai thầy luận mệnh tại chỗ trước khi đưa ra quyết định theo học thầy nào. Đề nghị này đã nhận được sự hưởng ứng của mọi người, do thời gian có hạn nên 3 người được chọn ngẫu nhiên để cung cấp mệnh bàn Đẩu số của mình.

Lúc này, cá nhân tôi đoán rằng có thể thầy A đang có 2 luồng suy nghĩ. Một là trong lòng đang nghĩ thầm, là kẻ vô danh tiểu tốt nào dám đến để vượt mặt (chuyện làm ăn) ta đây, chờ lát nữa ta cho đẹp mặt! Hai là khá khen cho Sư tử hội các người, lại có thể sắp xếp võ đài tỉ thí ở đây, nhưng rồi nghĩ tới việc bị ép đến bước đường này. Nếu giờ rời đi, sau này làm sao có thể lặn lộn trên giang hồ được nữa, đành cắn răng chấp nhận thử thách.

Sau khi mệnh bàn Đẩu số của 3 thành viên được cung cấp, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và thầy A đều đăm chiêu nhìn vào mệnh bàn Đẩu số, lát sau người dẫn chương trình sắp xếp để thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 nói kết quả trước. Thầy Từ nói với người dẫn chương trình, mệnh bàn này vào năm xx, cậu đã ly hôn người vợ đầu do nguyên nhân có kẻ thứ 3 xen vào. Đối phương nghe xong liền gật đầu, lập tức cả khán đài vang lên âm thanh lớn tỏ vẻ trầm trồ. Thầy Từ lại nói với chủ nhân của mệnh bàn thứ hai, vào tháng xx trong năm nay, bạn đã chi tiêu hàng triệu Đài tệ! Ngay cả số tiền là bao nhiêu cũng đã được nói ra, và chủ mệnh bàn bấy giờ chỉ biết nói một câu “Đúng vậy!” và xác nhận không có gì sai. Lập tức cả khán phòng xì xào, mọi người cầm mệnh bàn lên xem bí ẩn rốt cuộc nằm ở đâu?

Khi nói đến mệnh bàn thứ ba, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 trả lời, trưa hôm nay cậu mời người ta ăn cơm, cậu làm chủ! Đối phương gật đầu đồng ý, hội trường lập tức trở nên náo động, mọi người vây quanh 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, muốn biết thầy Từ luận đoán như thế nào.

Lúc này người dẫn chương trình cố gắng duy trì trật tự trong khán phóng, dù sao thầy A cũng chưa phân tích 3 mệnh bàn này, nói không chừng gừng càng già càng cay, kịch hay vẫn ở đằng sau thì sao.

Đến lượt thầy A luận giải, kết quả thầy A nói rất nhiều, hầu hết đều rất mơ hồ và chung chung về tính cách và những luận đoán tương tự (Chuyện ngoài lề: Khi mọi người học Đẩu số, nếu bạn gặp một người suốt ngày nói về tâm lý và tính cách của một tinh diệu nào đó. Nó không khác gì khi đang nói về cung Hoàng đạo, lúc này bạn cần phải chú ý. Theo ý kiến thiển cận của tôi, so với các phương pháp khác, một trong những ưu điểm tương đối của Đẩu số là nắm bắt được sự thay đổi của “𝐕𝐚̣̂𝐧”, ngoài ra một số cường giả thậm chí còn cho rằng có thể thông qua mệnh bàn Đẩu số suy luận chi tiết đến tháng, ngày, giờ. Thật như chuyện hài tiếu lâm.)

Vì vậy, sau khi kết quả luận giải được đưa ra, thầy A không còn thần sắc như lúc mới đến. Mọi người tập chung xung quanh thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Lúc này, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã trở nên nổi tiếng “nhất chiến thành danh”. Trở thành một trong những bậc thầy trong giới Đẩu số Đài Loan!

Về phần thầy A, ông không còn dấn thân vào lĩnh vực luận mệnh mà chuyển sang con đường nghiên cứu học thuật, sau này ông viết lên nhiều kiệt tác về những tâm đắc, kinh nghiệm nghiên cứu Đẩu số của bản thân, để lại trong giới mệnh lý Đẩu số truyền thuyết “𝐶ℎ𝑖̉ 𝑛𝑔ℎ𝑖𝑒̂𝑛 𝑐𝑢̛́𝑢 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑡, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑙𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑚𝑒̣̂𝑛ℎ”.

Sự việc và quá trình trên đây chủ yếu tham khảo thông qua cuốn ” 𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐦𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐯𝐚̣̂𝐧 ” do tác giả 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡 viết và các bài báo trên mạng. Nội dung cơ bản sẽ không có quá nhiều chênh lệch so với thực tế, nếu có sai sót xin để lại bình luận để mình sửa nhé!

Liên quan đến sự việc này, trong kỳ tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục bàn luận.

-Cát Nhân-

***

𝐊𝐲̀ 𝟐4

𝑪𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒌𝒆̂̉ 𝒗𝒆̂̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒂̆𝒎 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈 𝒂̂́𝒚 𝒄𝒖̉𝒂 𝑻𝒖̛̉ 𝒗𝒊 𝑩𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒂́𝒊 – 𝑷𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒊́𝒄𝒉 𝒔𝒖̛̣ 𝒌𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒍𝒐̂𝒊 đ𝒂̀𝒊

Như đã đề cập trong nội dung kỳ trước, vào năm 1984, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã có một cuộc “thi đấu luận mênh” với thầy 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 tại cuộc họp thường niên của Sư tử hội. Trong cuộc tranh đấu, ban tổ chức đã chọn ngẫu nhiên mệnh bàn của ba hội viên ngay tại khán phòng để luận mệnh cho họ. Kết quả là thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 bỗng nhiên nổi tiếng “nhất chiến thành danh”. Liệt vào hàng ngũ bậc thầy trong giới Đẩu số tại Đài Loan lúc bấy giờ.

Về trận quyết đấu này, đó là một sự kiện diễn ra rất tình cờ ngoài sự sắp đặt của ban tổ chức. Trước khi thầy Thái phát biểu tại buổi họp, thầy không hề biết sẽ có cuộc thi đấu. Hơn nữa, thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 khi đó cũng không có danh tiếng. Sau đó, khán giả bắt đầu cổ vũ và hy vọng được chứng kiến hai bên thi đấu.

Thứ nhất, thầy Thái không thể rời khỏi sân khấu. Thứ hai, bản thân thầy cũng không rõ lai lịch của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧, có thể là hơi có chút khinh thường. Nếu thầy Thái kiên quyết không chịu nghênh đấu, làm bộ tức giận bỏ đi, có lẽ sẽ không xảy ra chuyện này. Một phần là do thầy quá tự tin, coi thường đối phương, mới dẫn đến câu chuyện ngoài dự liệu này. Cũng giống như Mã Bảo Quốc, khi gặp phải đối thủ có võ công thực sự, bản thân không tự lượng sức mình, vì vậy đã dẫn đến kết quả thua một cách bi thảm.

Về sự việc này, quan điểm cá nhân tôi như sau:

Trước hết, có thể thông qua sự việc này để loại trừ khả năng 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 học Đẩu số từ thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀. Có tin đồn trên mạng Internet rằng thầy Chu đã dạy Phi tinh và Tứ hóa riêng cho 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧. Từ đó phân chia thành hai phái, nghi vấn này có thể chấm dứt tại đây. Nếu 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 theo học thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ thì ông ấy và 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 sẽ là huynh đệ đồng môn. Trong trường hợp này, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 sẽ không cố tình để xảy ra câu chuyện huynh đệ tương tàn giữa các đồng môn.

Tại sao tôi lại chắc chắn 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 sẽ không làm điều đó? Thành thật mà nói, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 là con người khá khiêm tốn. Ông ấy khiêm tốn đến mức không bao giờ dựa dẫm vào danh tiếng của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀ để đề cao bản thân. Như thầy Trần Nghĩa Thừa đã nói, “𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đến lúc chết vẫn nghèo nhưng lại rất chí khí, ông ấy sẽ không bịa đặt tạo dựng câu chuyện. Đây mới là dịch đức – thuận theo bản tính, thuận theo bản ý, thuận theo tự nhiên là đức hạnh.”

Mặc dù có một số học trò của thầy Chu, ngoại trừ thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 và thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐒𝐢𝐧𝐡, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐮́ 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 và một vài người không có tên tiếng trên mạng (không có danh tiếng không có nghĩa là trình độ thấp). Nhưng tôi tin vào trình độ Đẩu số của thầy Chu, khi truyền dạy cũng phải lựa người, nhân phẩm là yếu tố đầu tiên. Nếu như vậy, sẽ không có trường hợp của 𝐓𝐡𝐚́𝐢 𝐌𝐢𝐧𝐡 𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠 và 𝐋𝐲́ 𝐓𝐮̛̉ 𝐃𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠, sư phụ và đệ tử mâu thuẫn với nhau. Nếu 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 là người theo đuổi danh lợi, tìm phóng viên viết một bài về sự việc này và đăng trên báo, có lẽ danh tiếng và tiền tài sẽ đến một cách tự nhiên. Tuy nhiên, 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 đã không làm như vậy, sau khi sự việc xảy ra cũng chỉ được một bộ phận người biết đến. Thứ nữa, cuộc tranh tài này cũng chứng minh được hai nhánh truyền thừa của Bắc phái từng bị nghi ngờ trước đó. Một bên là hệ phái theo lối nghiên cứu học thuật, bên còn lại theo hệ phái thực chiến. Sự va chạm trực tiếp giữa hai nhánh phái khiến chúng ta phải suy nghĩ, làm thế nào để học Đẩu số? Học kiến thức gì?

Đẩu số Bắc phái đã phát triển cho đến ngày nay, có nhiều hệ phái mọc lên như nấm ở Đài Loan, lý thuyết được gói gọn trong ngôn ngữ hiện đại khiến người ta nhất thời choáng váng. Nghĩ lại, trước đó ở thời kỳ của thầy 𝐂𝐡𝐮 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, những gì ông truyền dạy cho 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 không có nhiều lý thuyết hay thuật ngữ. Tại sao nó vẫn chính xác như vậy? Có phải chúng ta đang bị đánh bại bởi lý thuyết?

Cũng có thể những gì tôi nói ở trên sẽ bị nhiều người phê bình, chỉ trích. Nhưng ý định ban đầu của tôi vẫn giống như những gì đã viết ở kỳ đầu tiên. Làm thế nào để học tốt Tử vi Đẩu số? Tìm hiểu thật nhiều như vậy về lịch sử phát triển của Đẩu số Bắc phái, không phải mục đích chỉ để đọc cho vui, nói chuyện phiếm sau cuộc trà dư tửu hậu. Mà là tìm lại và nghiên cứu những kiến thức đáng trân trọng đã ẩn giấu trong quá trình phát triển của Đẩu số, lý thuyết không nhất định phải là càng mới càng tốt. Khi những lý thuyết mới ra đời, mọi người nên sờ vào túi tiền của mình trước khi đưa ra quyết định .

Cuối cùng nói qua một chút về chuyện khác, trước đây tôi đã chia sẻ câu chuyện về sự nổi tiếng của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 trong một group trên WeChat. Một thành viên trong nhóm đã đặt ra câu hỏi, phải chăng những người có cùng mệnh bàn Đẩu số đều ly hôn vào năm đó? Cùng chi tiêu ra hàng triệu Đài tệ? Có phải tất cả họ đều đãi khách vào ngày hôm đó? Ngoài ra, nhiều người cho rằng có nhiều người cùng mệnh bàn như vậy, nó thậm chí còn không đáng tin cậy bằng Bát tự?

Bởi vì ghi chép luận đoán của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 lúc đó vẫn không bị rò rỉ ra ngoài (có lẽ trong những bài giảng tiếp theo của các hội viên, sẽ giải thích về cách suy luận, chỉ đáng tiếc là không có ghi chú nào liên quan xuất hiện). Ở đây tôi chỉ chia sẻ quan điểm cá nhân, trong khi luận đoán về lưu nhật có một phương pháp sử dụng rất nhạy bén. Trong tài liệu “𝐁𝐢́ 𝐧𝐠𝐡𝐢” gọi đó là “xúc cơ”, trong bản chép tay của 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧 gọi đó là “Mai hoa dịch (Đẩu số)”. Đó đều là những phương pháp bổ sung thông tin ngày tháng khi đặt vấn đề được đưa vào tham luận cùng với mệnh bàn Đẩu số. Tất nhiên, vẫn có sự khác biệt trong phương pháp (trong những ví dụ của thầy 𝐏𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐍𝐡𝐚̂𝐧, rất nhiều vấn đề được đặt ra kèm theo thời gian, điều này ắt có ý nghĩa thâm sau của nó). Như vậy, câu hỏi về mệnh bàn cùng thông tin giống nhau có phải đã được giải quyết? Bởi vì có rất nhiều người sinh cùng một thời điểm, nhưng những người đến tìm bạn luận mệnh có phải là duy nhất hay không?

Phương pháp này chắc cũng giống như “Bát tự hậu thiên” mà tôi đã từng được nghe trước đây. Tức là lấy thời gian sinh là “Bát tự tiên thiên”, thời gian đặt vấn đề là “Bát tự hậu thiên”. Tiên thiên phối hợp với hậu thiên, điều này có thể giải quyết được vấn đề cùng Bát tự nhưng khác nhau về cuộc đời. Nhưng làm thế nào để tiên thiên phối hợp với hậu thiên, ngũ hành bị đảo ngược như thế nào? Đây đều là những bí kíp chưa được truyền ra ngoài, nếu không phải truyền nhân thì không ai biết được.

Đẩu số Bắc phái bắt đầu từ việc truyền thụ “nội bộ” sang “công khai”, để cho phương pháp tiên thiên phối hợp với hậu thiên của Đẩu số được hiện diện ra bên ngoài, đáng để chúng ta học tập, nghiên cứu. Chúng ta nên biết một điều, quá trình truyền thừa công khai của Đẩu số Bắc phái vẫn sẽ tiếp tục lún sâu vào đầm lầy, bạn có thể tìm thấy được vàng trong đó hay không? Tất cả đều phụ thuộc vào cơ duyên, sự lĩnh ngộ và nỗ lực của mỗi người.

Về việc giải quyết vấn đề cùng mệnh bàn, ví như thùy tượng và hiển tượng. Nhưng xét theo luận đoán của 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧 về sự việc trên, trong suốt quá trình luận giải đều không có bất kỳ sự tham gia thảo luận của mệnh chủ, và cũng có thể là trao đổi qua lại để xác thực mệnh bàn. Tuy nhiên, trong các tài liệu lan truyền đều không đề cập đến trường hợp này nên coi như không có.

Ngoài ra, tôi còn thấy trên mạng có người sử dụng “Đẩu số chiêm sự” (gọi tắt là Tử chiêm), lấy thời điểm ngay lúc đó để lập mệnh bàn, luận đoán những gì đang được hỏi. Đây là “Đẩu số hậu thiên thuần túy”, đối với việc đặt câu hỏi, cũng sẽ có công dụng riêng của nó. Nhưng vì nó bị tách khỏi mệnh bàn Đẩu số tiên thiên nên thông tin phản ánh sẽ không ổn định như mệnh bàn tiên thiên, và ưu điểm là không cần phải hỏi đối phương giờ sinh.

Nội dung kỳ này xin được khép lại tại đây, trong kỳ tiếp theo chúng ta sẽ nói về những câu chuyện khác của thầy 𝐓𝐮̛̀ 𝐓𝐢̃𝐧𝐡 𝐐𝐮𝐚𝐧.

-Cát Nhân-

(Chép lại từ Fanpage: Bắc phái phi tinh đẩu số Lương Nhược Du-北派飛星斗數 梁若瑜)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button