Tử vi

Lá số tử vi tam bàn

Về vấn đề “Tam bàn” Lục Bân Triệu phát biểu như sau:

Tử Vi Đẩu Số căn cứ Tử Vi viên, Bắc Đẩu, Nam Đẩu và các nhóm sao khác bay vào các cung độ để luận đoán cát hung họa phúc, đương nhiên chúng ta cần phải có một “bàn đổ” (tinh bàn) để ghi chép động thái của các sao, “bàn đổ” này gọi là “mệnh bàn”.

Mệnh bàn này chia làm 12 cung, lấy 12 địa chi để cố định vị trí, sau đó chiếu theo nguyên tắc để điền các sao vào từng cung trong mệnh bàn. Một mệnh bàn lại chia thành ba “bàn đồ”: Một là “thiên bàn”, hai là “địa bàn”, ba là “nhân bàn”. Ba bàn đổ này có công dụng khác nhau, như sau:

Bạn đang xem: Lá số tử vi tam bàn

1. Thiên bàn

Trong Tử Vi Đẩu Số, thiên bàn là bàn đồ chính, dùng để định ra cách cục cao thấp về tính cách, ý chí, danh lợi và sự nghiệp của mệnh tạo. Còn có thể luận đoán về sự hình khắc và thành bại của cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái; là khái quát về các trạng thái biểu hiện của đời ngươi. Giống như kiến trúc của một toà nhà, thiên bàn chính là phác thảo về ngôi nhà này, qua đó chúng ta có thể biết được toà nhà này to lớn hay nhỏ bé, theo kiểu cổ điển hay là hiện đại,…

2. Địa bàn

Địa bàn dùng để luận đoán về căn nguyên tiên thiên. Giống như kiến trúc của một toà nhà, địa bàn chuyên nghiên cứu nền móng của toà nhà xem nó sâu hay cạn, chất liệu kiến trúc là xi măng cốt thép, hay là cát đất gỗ ván. Nhưng từ thời cận đại trở lại đây, nhiều nhà Đẩu số không còn chú trọng “địa bàn”. Theo Lục Bân Triệu, vào đời Minh, khi luận đoán Đẩu Số ngươi ta đều phải tra xét “địa bàn” để tìm ra căn cơ tiên thiên của mệnh tạo, xem nó có vững vàng hay không.

3. Nhân bàn

Các sao ở các cung lúc người ta sinh ra được ghi hết vào “thiên bàn”, nhưng một người sau khi sinh ra nhất định không thề dừng lại lúc đó, thời gian sẽ không dừng trôi qua, hoàn cảnh và nhân sự cũng không ngừng biến động trong từng giây, cho nên nếu chỉ căn cứ vào “thiên bàn” thì không đủ để luận đoán sự thiên biến vạn hóa của đời người. Vì vậy cần phải có một “bàn đồ” biến động giống như thời gian, nhằm biểu hiện sự biến thiên của nhân sự theo thời gian, “bàn đồ” này gọi là “nhân bàn”.

Liên quan đến “địa bàn” và “nhân bàn”, thảy đều biến hóa từ “thiên bàn” mà ra. Do đó, bưóc đầu tiên là cần phải có tư liệu về giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, và năm sinh của mệnh tạo để trình bày “thiên bàn” cho thật chính xác.

Trên là thuyết minh của Lục Bân Triệu về “tam bàn” của Đẩu Số: trong sách Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa bổ chú, Vương Đình Chi chú giải như sau:

Liên quan đến “thiên bàn”, “địa bàn”, và “nhân bàn” có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay các phái Đẩu số thông thường chỉ luận “Thiên bàn”, không có “địa bàn”, còn “nhân bàn” thì gọi là “lưu bàn”. Riêng phái Trung Châu là có “tam bàn”.

Lục Bân Triệu tiên sinh, luận về “địa bàn” ví như nền móng của một ngôi nhà, dùng để luận đoán về “căn nguyên tiên thiên”; còn “nhân bàn” là “một bản đồ biến động giống như thời gian, nhằm biểu hiện sự biến thiên của nhân sự theo thời gian đây cũng là “lưu bàn” như tục vẫn thường gọi. Đây là một thuyết.

Có thuyết khác cho rằng, dùng “địa bàn” và “nhân bàn” là để luận đoán các trường hợp “giao thế thời” (giờ giao thoa, giờ chuyển tiếp). Tức 15 phút đầu của một giờ thời xưa dùng để tính “địa bàn”, 15 phút cuối của một giờ thời xưa dùng để tính “nhân bàn”.

Ví dụ như, 5 giờ đến 7 giờ sáng là giờ Mão, nên người sinh vào khoảng từ 5 giờ đến 5 giờ 15 phút (hoặc 5 giờ 30 phút) thì dùng “địa bàn”; sau 5 giờ 15 phút (hoặc 5 giờ 30 phút) đến 6 giờ 30 phút (hoặc 6 giờ 45 phút) thì dùng “thiên bàn”; từ sau 6 giờ 30 phút (hoặc 6 giờ 45 phút) đến 7 giờ thì dùng “nhân bàn”.

***

Địa bàn tổng cộng có 14 chính diệu. Về cách an, toàn bộ giống như Thiên bàn, trong đó thì phép an sao Tử Vi có khác.

Tử vi của “Thiên bàn” là lấy thiên can của Năm sinh và ngũ hành Dần thủ, để tìm Nạp âm của cung mệnh, rồi lấy Nạp âm ngũ hành để tra Cục số., thì xác định được cung vị của Tử Vi.

Tử Vi của “Địa bàn” cũng vậy, ta lấy thiên can của Năm sinh, và ngũ hành Dần thủ, nhưng không phải để tìm ngũ hành nạp âm của cung Mệnh, mà là tìm ngũ hành Nạp âm của cung Thân. Do đó “Địa bàn” lấy cung Thân làm chủ. Sau đó tra được nạp âm của cung Thân, chiếu theo phương pháp của “Thiên bàn”, căn cứ ngũ hành Cục số, để tìm cung vị Tử vi.

Sau khi đã biết “Địa bàn”, ta rất dễ xem xét được căn nguyên của thiên tính và bản chất Tiên thiên của mệnh tạo. Nhờ vậy, ta sẽ hiểu tại sao rất nhiều người có địa vị cao quý trong xã hội, nhưng họ lại có những hành vi nhỏ mọn rất là hạ lưu. Đây là vì các sao của cung mệnh tại “Địa bàn” rất tốt, nhưng các sao của cung mệnh ở “Thiên bàn” tiên thiên lại không cao quý cho lắm.

Trái lại, có rất nhiều người nghèo nàn, hoặc không được hưởng một sự giáo dục tốt, nhưng họ lại có tư tưởng rất thanh cao, và hành vi rất đáng khâm phục. Đây là do các sao ở cung mệnh ở “Thiên bàn” phần nhiều là sao xấu, nhưng ở “Địa bàn” lại có nhiều sao rất tốt cung hội chiếu.

Các sao của “Địa bàn” cũng vậy, cần phải chú ý xem chúng nhập miếu hay lạc hãm, sinh vương hay tử mộ, để phân biệt sự cao thấp của chúng.

Xin đơn cử ví dụ, người sinh giờ Tị, ngày 17 tháng 5, năm Quý Sửu, Vương Đình chi tôi chú giải như sau: (sách Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa bổ chú)

Lục tiên sinh chủ trương dùng “địa bàn” để tìm “căn nguyên tiên thiên”. Đây là điểm rất đáng chú ý, không phải là phát biểu của một người hiểu biết nửa vời. Nhưng dùng “địa bàn” để tính “giao thế thời” thì Lục tiên sinh hoàn toàn không có nhắc đến.

Theo Vương Đình Chi, thì mỗi giờ sinh của một người có thể chia thành “tam bàn” Thiên – Địa – Nhân. Điều này, cần phải căn cứ vào Tổ đức để phân biệt, chứ không nhất định giới hạn trong “giao thế thời”.

Liên quan đến phương pháp an sao ở “địa bàn” và “nhân bàn”, điều mà xưa nay vẫn được coi là “bí truyền”, thực ra rất là đơn giản.

Trước tiên, cứ theo phương pháp an sao của mệnh bàn, mệnh bàn này tức là “Thiên bàn”, rồi lấy cung Thân của “thiên bàn” đổi thành cung mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một bàn khác, gọi là “địa bàn”.

Nếu không dùng cung Thân, thì lấy cung Phúc Đức của “thiên bàn” đổi thành cung mệnh, rồi dùng can chi của cung Phúc Đức để định cục ngũ hành, sau đó an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một mệnh bàn khác nữa, gọi là “nhân bàn”, nói một cách chính xác thì đay là “nhân bàn của địa bàn”.

Nếu cung Mệnh và cung Thân đồng cung, thì “thiên bàn” và “địa bàn” hoàn toàn giống nhau. Nếu cung Thân và cung Phúc đức đồng cung, thì “địa bàn” và “nhân bàn của địa bàn” hoàn toàn giống nhau.

Chú ý phân biệt, “Thiên bàn” – “Địa bàn” – “Nhân bàn”, chỉ có cung Mệnh là khác cung độ, trong đó 14 chính diệu được bài bố khác nhau, còn các sao khác ở các cung viên đều không thay đổi.

***

Trang 98 Tử vi đấu số toàn thư – Tập 1 (Nhà xuất bản Thời đại) viết:

“Thiên Bàn: Là sơ đồ sao Tử vi được sắp xếp căn cứ vào ngũ hành nạp âm của cung an Mệnh, đây chính là loại lá số chủ yếu trong mệnh lý Tử vi Đẩu số, thể hiện các thông tin về tính cách, dung mạo, sự nghiệp, tài vận, hôn nhân, phú quý, họa phúc, yểu thọ trong một đời người cùng các điềm triệu tiên thiên về lục thân như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái.

Nhân bàn: Đây là sơ đồ động thái về sự biến hóa của các vận hạn như đại hạn, tiểu hạn, lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật. Nhân bàn phản ánh các thăng trầm trong các giai đoạn của đời người.

Địa bàn: Là sơ đồ bố cục sao căn cứ vào ngũ hành nạp âm của cung Thân. Địa bàn thể hiện các thông tin mang tính tiên thiên, đồng thời phản ánh được về căn khí tính tình ngầm ẩn của con người. Ví dụ một số người có được địa vị xã hội cao, nhưng lại có những hành vi bất lương đê tiện, đó là do họ có cung mệnh thiên bàn tốt nhưng cung mệnh địa bàn lại xấu”.

***

Trước khi kết thúc cuốn sách, xin đưa ra hai điểm sau:

Thứ nhất là quan hệ của phép “địa bàn” và “nhân bàn”. Phép này đường được xem là “Bí pháp bất truyền”, kỳ thực phương pháp này rất đơn giản.

Trước tiên dựa vào “An tinh pháp”, sắp xếp tốt trên mệnh bàn, thì mệnh bàn này được gọi là “Thiên bàn”. Đem “cung Thân biến thành cung Mệnh” của Thiên bàn, cùng can chi của cung Thân để suy định cách cục Ngũ hành, an sao Tử vi với Thiên phủ đến mệnh bàn, thì được gọi là “Địa bàn”.

Nếu không dùng cung Thân, mà lấy cung Phúc đức của “Thiên bàn” sửa thành cung Mệnh, đồng thời dùng “can chi” của cung Phúc đức để xác định cách cục Ngũ hành và an Tử vi Thiên phủ đến Mệnh bàn, thì được gọi là “Nhân bàn”

Nếu như cung Mệnh với cung Thân đồng cung, thì Thiên bàn với Địa bàn hoàn toàn giống nhau, còn nếu cung Thân với cung Phúc đức đồng cung, thì Địa bàn với Nhân bàn hoàn toàn giống nhau.

Chú ý phân biệt “Thiên bàn”, “Địa bàn”, “Nhân bàn”, chỉ có các sao ở cung Mệnh khác nhau, thì sự sắp xếp của 14 chính tinh là khác nhau, còn các sao ở các cung khác đều không thay đổi.

(Trung Châu Tam Hợp Phái tập 1, Nguyễn Anh Vũ biên soạn)

—-

Mình xin ghi chú thế này:

1. Phương pháp tam bàn này là phương pháp rất độc đáo và bí mật, nó ở trong cung đình và tiết lộ ra ngoài rất ít. Nếu khảo sát được tam bàn thì rất nhiều yếu tố ẩn của lá số được tìm ra và luận giải rất tinh thế. Tuy nhiên mình nghĩ nó không được sử dụng ít phần do ít bí quyết được tiết lộ, và phần cũng vì an tam bàn thì 1 lá số tự dưng thành 3 lá số mà các cụ ngày xưa bấm nhẩm ngón tay hoặc an lá số khá vất và do máy tính không có nên cũng hãi. Chứ ngày nay 3 bàn hay 5 bàn cũng an chỉ tính chưa tới 1 phút mà hiển thị lại rất trực quan. Ở PGVN thì vào: menu “lập lá số” >> Gợi ý >> Luận giải tổng hợp, thì click vào đó ra lá số tổng hợp mình viết sẵn có đủ tam bàn và một số gợi ý. Bạn nào quan tâm có thể sử dụng.

2. Về nhân bàn thì rất ít tài liệu viết hoặc nhân bàn thì gán vào việc xem vận năm (lưu niên).

3. Khảo sát tam bàn là tự dưng thành xem 3 lá số liền lúc đấy. Khá là ngại nhưng thông tin mang lại thì vô cùng tuyệt vời. Chắc chỉ dành cho bạn nào thực sự đam mê nghiên cứu tử vi.

4. Ở Việt Nam thông qua diễn đàn Tử Vi Lý Số mình thấy có nhóm cụ Hà Uyên nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Mình xin chép lại một số đoạn tâm đắc bên dưới cho bạn nào có đam mê thì cùng tìm hiểu.

***

Như vậy, Trung Châu phái có sách “Tử vi tinh quyết” thông qua Vương Đình Chi đưa ra khái niệm:

– Lấy bối cảnh văn hóa xã hội làm nền tảng

– Các sao của Thiên bàn và Nhân bàn ảnh hưởng chi phối lẫn nhau, sau đó xét tới Địa bàn.

– Theo “Tử vi tinh quyết” lập Địa bàn thì, cứ theo phương pháp an sao của Mệnh bàn, Mệnh bàn này tức là “Thiên bàn”, rồi lấy cung Thân của “Thiên bàn” đổi thành cung Mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy được thêm một bàn khác, gọi là “Địa bàn”.

***

Xác định Địa bàn đối với lá số có giờ sinh là Tý – Ngọ thì như thế nào? (Thân Mệnh đồng cung)

Theo tìm hiểu của Tôi, hiện có hai trường phái dùng cách thức khác nhau:

– Trường phái thứ nhất lấy cung Phu thê để lập Cục

– Trường phái thứ hai thì lấy cung Phúc đức để lập Cục

Thực tế kiểm nghiệm của cá nhân Tôi, theo cách thức như sau:

– Dương nam Âm nữ thì lấy cung Phúc đức để lập Cục,

– Âm nam Dương nữ thì lấy cung Phu thê để lập Cục

***

Có gì đâu, dùng nhuần nhuyễn vài tháng Tam bàn: Thiên bàn – Nhân bàn – Địa bàn là quen thôi. Chỉ dùng Thiên bàn và Nhân bàn thì mức độ thông tin cũng rất tốt rồi !

Thông qua Địa bàn, có thể nhận thấy tính mất trật tự giữa Thiên và Nhân (Thiên Nhân cảm ứng), cũng có thể tạm gọi là “lỗi hệ thống”. Đây có thể coi là nhân tố đặc trưng của Địa bàn số Tử vi.

***

Tôi vẫn chưa bước ra khỏi tầm ảnh hưởng tư tưởng của Đạo giáo trong học thuyết của Tử vi, cho nên dụ ý mà Tôi muốn nói tới, đó là mối quan hệ giữa Thiên bàn và Địa bàn, khi chúng ta xem xét được cả Thiên (bàn) và Địa (bàn), thì có thể Ta không dùng khái niệm “ưu – nhược” để miêu tả, ví dụ như Ta nói:

– Khi Thiên bàn sinh trợ cho Địa bàn, thì được gọi là “Đạo khí”, có nghĩa là đương số thường hành động mang Phúc của mình đem cho người khác, ám chỉ sự giúp đỡ là bổn phận.

– Khi Địa bàn sinh trợ cho Thiên bàn, thì gọi là “trợ khí”, có nghĩa là đương số tự hưởng lấy Phúc phận của mình

– Khi Thiên bàn khắc Địa bàn thì gọi là “thuận”, trên khắc dưới, thì đương số bẩm khí có thiên uy, có thể tự biết phải làm như thế nào để lãnh đạo người khác

– Khi mà Địa bàn khắc Thiên bàn thì gọi là “nghịch”, dưới khắc trên, thì phần nhiều cuộc đời đương số thường trì trệ, khó để trở nên hiển quý, khi ở vào nơi Tử Tuyệt thì càng tồi tệ, ở vào nơi Sinh Vương mà có đủ tài lực để phát, thì cũng không thể nhanh

(Sưu tầm)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Lá số tử vi tam bàn

Về vấn đề “Tam bàn” Lục Bân Triệu phát biểu như sau:

Tử Vi Đẩu Số căn cứ Tử Vi viên, Bắc Đẩu, Nam Đẩu và các nhóm sao khác bay vào các cung độ để luận đoán cát hung họa phúc, đương nhiên chúng ta cần phải có một “bàn đổ” (tinh bàn) để ghi chép động thái của các sao, “bàn đổ” này gọi là “mệnh bàn”.

Mệnh bàn này chia làm 12 cung, lấy 12 địa chi để cố định vị trí, sau đó chiếu theo nguyên tắc để điền các sao vào từng cung trong mệnh bàn. Một mệnh bàn lại chia thành ba “bàn đồ”: Một là “thiên bàn”, hai là “địa bàn”, ba là “nhân bàn”. Ba bàn đổ này có công dụng khác nhau, như sau:

1. Thiên bàn

Trong Tử Vi Đẩu Số, thiên bàn là bàn đồ chính, dùng để định ra cách cục cao thấp về tính cách, ý chí, danh lợi và sự nghiệp của mệnh tạo. Còn có thể luận đoán về sự hình khắc và thành bại của cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái; là khái quát về các trạng thái biểu hiện của đời ngươi. Giống như kiến trúc của một toà nhà, thiên bàn chính là phác thảo về ngôi nhà này, qua đó chúng ta có thể biết được toà nhà này to lớn hay nhỏ bé, theo kiểu cổ điển hay là hiện đại,…

2. Địa bàn

Địa bàn dùng để luận đoán về căn nguyên tiên thiên. Giống như kiến trúc của một toà nhà, địa bàn chuyên nghiên cứu nền móng của toà nhà xem nó sâu hay cạn, chất liệu kiến trúc là xi măng cốt thép, hay là cát đất gỗ ván. Nhưng từ thời cận đại trở lại đây, nhiều nhà Đẩu số không còn chú trọng “địa bàn”. Theo Lục Bân Triệu, vào đời Minh, khi luận đoán Đẩu Số ngươi ta đều phải tra xét “địa bàn” để tìm ra căn cơ tiên thiên của mệnh tạo, xem nó có vững vàng hay không.

3. Nhân bàn

Các sao ở các cung lúc người ta sinh ra được ghi hết vào “thiên bàn”, nhưng một người sau khi sinh ra nhất định không thề dừng lại lúc đó, thời gian sẽ không dừng trôi qua, hoàn cảnh và nhân sự cũng không ngừng biến động trong từng giây, cho nên nếu chỉ căn cứ vào “thiên bàn” thì không đủ để luận đoán sự thiên biến vạn hóa của đời người. Vì vậy cần phải có một “bàn đồ” biến động giống như thời gian, nhằm biểu hiện sự biến thiên của nhân sự theo thời gian, “bàn đồ” này gọi là “nhân bàn”.

Liên quan đến “địa bàn” và “nhân bàn”, thảy đều biến hóa từ “thiên bàn” mà ra. Do đó, bưóc đầu tiên là cần phải có tư liệu về giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, và năm sinh của mệnh tạo để trình bày “thiên bàn” cho thật chính xác.

Trên là thuyết minh của Lục Bân Triệu về “tam bàn” của Đẩu Số: trong sách Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa bổ chú, Vương Đình Chi chú giải như sau:

Liên quan đến “thiên bàn”, “địa bàn”, và “nhân bàn” có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay các phái Đẩu số thông thường chỉ luận “Thiên bàn”, không có “địa bàn”, còn “nhân bàn” thì gọi là “lưu bàn”. Riêng phái Trung Châu là có “tam bàn”.

Lục Bân Triệu tiên sinh, luận về “địa bàn” ví như nền móng của một ngôi nhà, dùng để luận đoán về “căn nguyên tiên thiên”; còn “nhân bàn” là “một bản đồ biến động giống như thời gian, nhằm biểu hiện sự biến thiên của nhân sự theo thời gian đây cũng là “lưu bàn” như tục vẫn thường gọi. Đây là một thuyết.

Có thuyết khác cho rằng, dùng “địa bàn” và “nhân bàn” là để luận đoán các trường hợp “giao thế thời” (giờ giao thoa, giờ chuyển tiếp). Tức 15 phút đầu của một giờ thời xưa dùng để tính “địa bàn”, 15 phút cuối của một giờ thời xưa dùng để tính “nhân bàn”.

Ví dụ như, 5 giờ đến 7 giờ sáng là giờ Mão, nên người sinh vào khoảng từ 5 giờ đến 5 giờ 15 phút (hoặc 5 giờ 30 phút) thì dùng “địa bàn”; sau 5 giờ 15 phút (hoặc 5 giờ 30 phút) đến 6 giờ 30 phút (hoặc 6 giờ 45 phút) thì dùng “thiên bàn”; từ sau 6 giờ 30 phút (hoặc 6 giờ 45 phút) đến 7 giờ thì dùng “nhân bàn”.

***

Địa bàn tổng cộng có 14 chính diệu. Về cách an, toàn bộ giống như Thiên bàn, trong đó thì phép an sao Tử Vi có khác.

Tử vi của “Thiên bàn” là lấy thiên can của Năm sinh và ngũ hành Dần thủ, để tìm Nạp âm của cung mệnh, rồi lấy Nạp âm ngũ hành để tra Cục số., thì xác định được cung vị của Tử Vi.

Tử Vi của “Địa bàn” cũng vậy, ta lấy thiên can của Năm sinh, và ngũ hành Dần thủ, nhưng không phải để tìm ngũ hành nạp âm của cung Mệnh, mà là tìm ngũ hành Nạp âm của cung Thân. Do đó “Địa bàn” lấy cung Thân làm chủ. Sau đó tra được nạp âm của cung Thân, chiếu theo phương pháp của “Thiên bàn”, căn cứ ngũ hành Cục số, để tìm cung vị Tử vi.

Sau khi đã biết “Địa bàn”, ta rất dễ xem xét được căn nguyên của thiên tính và bản chất Tiên thiên của mệnh tạo. Nhờ vậy, ta sẽ hiểu tại sao rất nhiều người có địa vị cao quý trong xã hội, nhưng họ lại có những hành vi nhỏ mọn rất là hạ lưu. Đây là vì các sao của cung mệnh tại “Địa bàn” rất tốt, nhưng các sao của cung mệnh ở “Thiên bàn” tiên thiên lại không cao quý cho lắm.

Trái lại, có rất nhiều người nghèo nàn, hoặc không được hưởng một sự giáo dục tốt, nhưng họ lại có tư tưởng rất thanh cao, và hành vi rất đáng khâm phục. Đây là do các sao ở cung mệnh ở “Thiên bàn” phần nhiều là sao xấu, nhưng ở “Địa bàn” lại có nhiều sao rất tốt cung hội chiếu.

Các sao của “Địa bàn” cũng vậy, cần phải chú ý xem chúng nhập miếu hay lạc hãm, sinh vương hay tử mộ, để phân biệt sự cao thấp của chúng.

Xin đơn cử ví dụ, người sinh giờ Tị, ngày 17 tháng 5, năm Quý Sửu, Vương Đình chi tôi chú giải như sau: (sách Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa bổ chú)

Lục tiên sinh chủ trương dùng “địa bàn” để tìm “căn nguyên tiên thiên”. Đây là điểm rất đáng chú ý, không phải là phát biểu của một người hiểu biết nửa vời. Nhưng dùng “địa bàn” để tính “giao thế thời” thì Lục tiên sinh hoàn toàn không có nhắc đến.

Theo Vương Đình Chi, thì mỗi giờ sinh của một người có thể chia thành “tam bàn” Thiên – Địa – Nhân. Điều này, cần phải căn cứ vào Tổ đức để phân biệt, chứ không nhất định giới hạn trong “giao thế thời”.

Liên quan đến phương pháp an sao ở “địa bàn” và “nhân bàn”, điều mà xưa nay vẫn được coi là “bí truyền”, thực ra rất là đơn giản.

Trước tiên, cứ theo phương pháp an sao của mệnh bàn, mệnh bàn này tức là “Thiên bàn”, rồi lấy cung Thân của “thiên bàn” đổi thành cung mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một bàn khác, gọi là “địa bàn”.

Nếu không dùng cung Thân, thì lấy cung Phúc Đức của “thiên bàn” đổi thành cung mệnh, rồi dùng can chi của cung Phúc Đức để định cục ngũ hành, sau đó an Tử vi và Thiên phủ, như vậy là được thêm một mệnh bàn khác nữa, gọi là “nhân bàn”, nói một cách chính xác thì đay là “nhân bàn của địa bàn”.

Nếu cung Mệnh và cung Thân đồng cung, thì “thiên bàn” và “địa bàn” hoàn toàn giống nhau. Nếu cung Thân và cung Phúc đức đồng cung, thì “địa bàn” và “nhân bàn của địa bàn” hoàn toàn giống nhau.

Chú ý phân biệt, “Thiên bàn” – “Địa bàn” – “Nhân bàn”, chỉ có cung Mệnh là khác cung độ, trong đó 14 chính diệu được bài bố khác nhau, còn các sao khác ở các cung viên đều không thay đổi.

***

Trang 98 Tử vi đấu số toàn thư – Tập 1 (Nhà xuất bản Thời đại) viết:

“Thiên Bàn: Là sơ đồ sao Tử vi được sắp xếp căn cứ vào ngũ hành nạp âm của cung an Mệnh, đây chính là loại lá số chủ yếu trong mệnh lý Tử vi Đẩu số, thể hiện các thông tin về tính cách, dung mạo, sự nghiệp, tài vận, hôn nhân, phú quý, họa phúc, yểu thọ trong một đời người cùng các điềm triệu tiên thiên về lục thân như cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái.

Nhân bàn: Đây là sơ đồ động thái về sự biến hóa của các vận hạn như đại hạn, tiểu hạn, lưu niên, lưu nguyệt, lưu nhật. Nhân bàn phản ánh các thăng trầm trong các giai đoạn của đời người.

Địa bàn: Là sơ đồ bố cục sao căn cứ vào ngũ hành nạp âm của cung Thân. Địa bàn thể hiện các thông tin mang tính tiên thiên, đồng thời phản ánh được về căn khí tính tình ngầm ẩn của con người. Ví dụ một số người có được địa vị xã hội cao, nhưng lại có những hành vi bất lương đê tiện, đó là do họ có cung mệnh thiên bàn tốt nhưng cung mệnh địa bàn lại xấu”.

***

Trước khi kết thúc cuốn sách, xin đưa ra hai điểm sau:

Thứ nhất là quan hệ của phép “địa bàn” và “nhân bàn”. Phép này đường được xem là “Bí pháp bất truyền”, kỳ thực phương pháp này rất đơn giản.

Trước tiên dựa vào “An tinh pháp”, sắp xếp tốt trên mệnh bàn, thì mệnh bàn này được gọi là “Thiên bàn”. Đem “cung Thân biến thành cung Mệnh” của Thiên bàn, cùng can chi của cung Thân để suy định cách cục Ngũ hành, an sao Tử vi với Thiên phủ đến mệnh bàn, thì được gọi là “Địa bàn”.

Nếu không dùng cung Thân, mà lấy cung Phúc đức của “Thiên bàn” sửa thành cung Mệnh, đồng thời dùng “can chi” của cung Phúc đức để xác định cách cục Ngũ hành và an Tử vi Thiên phủ đến Mệnh bàn, thì được gọi là “Nhân bàn”

Nếu như cung Mệnh với cung Thân đồng cung, thì Thiên bàn với Địa bàn hoàn toàn giống nhau, còn nếu cung Thân với cung Phúc đức đồng cung, thì Địa bàn với Nhân bàn hoàn toàn giống nhau.

Chú ý phân biệt “Thiên bàn”, “Địa bàn”, “Nhân bàn”, chỉ có các sao ở cung Mệnh khác nhau, thì sự sắp xếp của 14 chính tinh là khác nhau, còn các sao ở các cung khác đều không thay đổi.

(Trung Châu Tam Hợp Phái tập 1, Nguyễn Anh Vũ biên soạn)

—-

Mình xin ghi chú thế này:

1. Phương pháp tam bàn này là phương pháp rất độc đáo và bí mật, nó ở trong cung đình và tiết lộ ra ngoài rất ít. Nếu khảo sát được tam bàn thì rất nhiều yếu tố ẩn của lá số được tìm ra và luận giải rất tinh thế. Tuy nhiên mình nghĩ nó không được sử dụng ít phần do ít bí quyết được tiết lộ, và phần cũng vì an tam bàn thì 1 lá số tự dưng thành 3 lá số mà các cụ ngày xưa bấm nhẩm ngón tay hoặc an lá số khá vất và do máy tính không có nên cũng hãi. Chứ ngày nay 3 bàn hay 5 bàn cũng an chỉ tính chưa tới 1 phút mà hiển thị lại rất trực quan. Ở PGVN thì vào: menu “lập lá số” >> Gợi ý >> Luận giải tổng hợp, thì click vào đó ra lá số tổng hợp mình viết sẵn có đủ tam bàn và một số gợi ý. Bạn nào quan tâm có thể sử dụng.

2. Về nhân bàn thì rất ít tài liệu viết hoặc nhân bàn thì gán vào việc xem vận năm (lưu niên).

3. Khảo sát tam bàn là tự dưng thành xem 3 lá số liền lúc đấy. Khá là ngại nhưng thông tin mang lại thì vô cùng tuyệt vời. Chắc chỉ dành cho bạn nào thực sự đam mê nghiên cứu tử vi.

4. Ở Việt Nam thông qua diễn đàn Tử Vi Lý Số mình thấy có nhóm cụ Hà Uyên nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Mình xin chép lại một số đoạn tâm đắc bên dưới cho bạn nào có đam mê thì cùng tìm hiểu.

***

Như vậy, Trung Châu phái có sách “Tử vi tinh quyết” thông qua Vương Đình Chi đưa ra khái niệm:

– Lấy bối cảnh văn hóa xã hội làm nền tảng

– Các sao của Thiên bàn và Nhân bàn ảnh hưởng chi phối lẫn nhau, sau đó xét tới Địa bàn.

– Theo “Tử vi tinh quyết” lập Địa bàn thì, cứ theo phương pháp an sao của Mệnh bàn, Mệnh bàn này tức là “Thiên bàn”, rồi lấy cung Thân của “Thiên bàn” đổi thành cung Mệnh, dùng can chi của cung Thân để định Cục và Ngũ hành, an Tử vi và Thiên phủ, như vậy được thêm một bàn khác, gọi là “Địa bàn”.

***

Xác định Địa bàn đối với lá số có giờ sinh là Tý – Ngọ thì như thế nào? (Thân Mệnh đồng cung)

Theo tìm hiểu của Tôi, hiện có hai trường phái dùng cách thức khác nhau:

– Trường phái thứ nhất lấy cung Phu thê để lập Cục

– Trường phái thứ hai thì lấy cung Phúc đức để lập Cục

Thực tế kiểm nghiệm của cá nhân Tôi, theo cách thức như sau:

– Dương nam Âm nữ thì lấy cung Phúc đức để lập Cục,

– Âm nam Dương nữ thì lấy cung Phu thê để lập Cục

***

Có gì đâu, dùng nhuần nhuyễn vài tháng Tam bàn: Thiên bàn – Nhân bàn – Địa bàn là quen thôi. Chỉ dùng Thiên bàn và Nhân bàn thì mức độ thông tin cũng rất tốt rồi !

Thông qua Địa bàn, có thể nhận thấy tính mất trật tự giữa Thiên và Nhân (Thiên Nhân cảm ứng), cũng có thể tạm gọi là “lỗi hệ thống”. Đây có thể coi là nhân tố đặc trưng của Địa bàn số Tử vi.

***

Tôi vẫn chưa bước ra khỏi tầm ảnh hưởng tư tưởng của Đạo giáo trong học thuyết của Tử vi, cho nên dụ ý mà Tôi muốn nói tới, đó là mối quan hệ giữa Thiên bàn và Địa bàn, khi chúng ta xem xét được cả Thiên (bàn) và Địa (bàn), thì có thể Ta không dùng khái niệm “ưu – nhược” để miêu tả, ví dụ như Ta nói:

– Khi Thiên bàn sinh trợ cho Địa bàn, thì được gọi là “Đạo khí”, có nghĩa là đương số thường hành động mang Phúc của mình đem cho người khác, ám chỉ sự giúp đỡ là bổn phận.

– Khi Địa bàn sinh trợ cho Thiên bàn, thì gọi là “trợ khí”, có nghĩa là đương số tự hưởng lấy Phúc phận của mình

– Khi Thiên bàn khắc Địa bàn thì gọi là “thuận”, trên khắc dưới, thì đương số bẩm khí có thiên uy, có thể tự biết phải làm như thế nào để lãnh đạo người khác

– Khi mà Địa bàn khắc Thiên bàn thì gọi là “nghịch”, dưới khắc trên, thì phần nhiều cuộc đời đương số thường trì trệ, khó để trở nên hiển quý, khi ở vào nơi Tử Tuyệt thì càng tồi tệ, ở vào nơi Sinh Vương mà có đủ tài lực để phát, thì cũng không thể nhanh

(Sưu tầm)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button