Tử vi

LUẬN NGỮ – Chương 2 – Tiết 17

Chương 2

VI CHÍNH

Tiết 17: Tử Trương hỏi Khổng Tử cách học để cầu có chức tước bổng lộc. Khổng Tử nói:

Bạn đang xem: LUẬN NGỮ – Chương 2 – Tiết 17

” Phải nghe nhiều, có điều gì nghi ngờ thì phải giữ lại, những điểm nào thấy minh bạch chắc chắn thì nói một cách thận trọng, như vậy sẽ giảm được oán trách.

Phải quan sát nhiều, nếu có điều gì nguy hại thì dẹp một bên, đừng làm ; còn những điều gì xét thấy chắc chắn, đảm bảo thì làm một cách thận trọng, như vậy nhất định giảm được nhiều điều hối hận.

Nói ít phạm sai lầm, không có ai oán trách ; làm không để xẩy ra điều gì phải hối hận thì quan tước bổng lộc đã tự có ở trong đó rồi “.

Bình luận:

Khổng Tử giảng phương pháp học tập để làm quan hưởng bộc lộc có bốn điều:

Nghe nhiều: Một người ở quan trường phải giải quyết rất nhiều công việc, điều quan trọng là phải nghe nhiều. Nghe nhiều tiếng nói khác nhau, nghe đủ các loại ý kiến từ mọi phía, cần đặc biệt nghe những ý kiến mà bình thường mình không thể nghe được.

Tai chỉ nghe một phía, trong lòng chỉ có một loại ý kiến, thì không tránh khỏi thiên lệch. Lời nói hay cũng nghe, dở cũng nghe. Lời nói ủng hộ cũng nghe, phản đối cũng nghe. Như vậy, mới có điều kiện đem so sánh đối chiếu, đề xuất được ý kiến, quyết sách đúng đắn, để có thể giải quyết tốt việc công, việc nước.

Điều gì hoài nghi thì phải giữ lại: Khi thi hành phận sự, thường phải giải quyết sự tranh chấp nhân sự, công việc chính trị nhiều, tình hình các ngành nghề phức tạp. Nhưng con người ta không thể cái gì cũng biết, cái gì cũng hay. Khổng Tử đề xướng làm việc gì cũng đều phải luôn tự hỏi: ” Vì sao ? Như thế nào ? ” ; đối với những vấn đề đã hiểu rõ, có thể đưa ra ý kiến của mình, nhưng khi trình bầy, thái độ khi nói phải hết sức thận trọng ; đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu thì phải giữ lại, để tìm hiểu ngọn ngành đầu đôi, tránh phát ngôn tùy tiện bừa bãi.

Đây là thái độ nghiêm túc, thái độ cẩn trọng đối với công việc.

Làm không để xảy ra điều gì phải hối hận: Giải quyết công việc phải có trách nhiệm, đừng để khi làm phạm phải sai lầm, dẫn đến nhiều người oán trách. Quan điểm chủ trương của Khổng Tử khi giải quyết chính sự phải chắc chắn. Mỗi khi định làm việc gì, phải có chủ trương đúng đắn, chuẩn bị cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm với kết quả công việc, thì sẽ không để xảy ra điều gì phải hối hận.

Nếu trước khi làm mà thiếu thận trọng, thiếu chuẩn bị chu đáo, giữ thái độ tắc trách đại khái, vội vàng ra mệnh lệnh chỉ thị, thì sẽ hối hận không kịp.

Hối hận nhiều, oán trách nhiều, khuyết điểm sai lầm nhiều, thì nhất định sẽ làm hỏng chính sự.

Phải quan sát để tận mắt học hỏi nhiều điều trong thực tế: Có như vậy, khi giải quyết vấn đề mới thấu tình đạt lý. Trên thuận đạo trời, dưới hợp đạo người, thì nắm chắc sự thành công, lập nên thành tích. Quan tước bổng lộc đều ở trong đó cả.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm LUẬN NGỮ - Chương 2 - Tiết 17

Chương 2

VI CHÍNH

Tiết 17: Tử Trương hỏi Khổng Tử cách học để cầu có chức tước bổng lộc. Khổng Tử nói:

” Phải nghe nhiều, có điều gì nghi ngờ thì phải giữ lại, những điểm nào thấy minh bạch chắc chắn thì nói một cách thận trọng, như vậy sẽ giảm được oán trách.

Phải quan sát nhiều, nếu có điều gì nguy hại thì dẹp một bên, đừng làm ; còn những điều gì xét thấy chắc chắn, đảm bảo thì làm một cách thận trọng, như vậy nhất định giảm được nhiều điều hối hận.

Nói ít phạm sai lầm, không có ai oán trách ; làm không để xẩy ra điều gì phải hối hận thì quan tước bổng lộc đã tự có ở trong đó rồi “.

Bình luận:

Khổng Tử giảng phương pháp học tập để làm quan hưởng bộc lộc có bốn điều:

Nghe nhiều: Một người ở quan trường phải giải quyết rất nhiều công việc, điều quan trọng là phải nghe nhiều. Nghe nhiều tiếng nói khác nhau, nghe đủ các loại ý kiến từ mọi phía, cần đặc biệt nghe những ý kiến mà bình thường mình không thể nghe được.

Tai chỉ nghe một phía, trong lòng chỉ có một loại ý kiến, thì không tránh khỏi thiên lệch. Lời nói hay cũng nghe, dở cũng nghe. Lời nói ủng hộ cũng nghe, phản đối cũng nghe. Như vậy, mới có điều kiện đem so sánh đối chiếu, đề xuất được ý kiến, quyết sách đúng đắn, để có thể giải quyết tốt việc công, việc nước.

Điều gì hoài nghi thì phải giữ lại: Khi thi hành phận sự, thường phải giải quyết sự tranh chấp nhân sự, công việc chính trị nhiều, tình hình các ngành nghề phức tạp. Nhưng con người ta không thể cái gì cũng biết, cái gì cũng hay. Khổng Tử đề xướng làm việc gì cũng đều phải luôn tự hỏi: ” Vì sao ? Như thế nào ? ” ; đối với những vấn đề đã hiểu rõ, có thể đưa ra ý kiến của mình, nhưng khi trình bầy, thái độ khi nói phải hết sức thận trọng ; đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu thì phải giữ lại, để tìm hiểu ngọn ngành đầu đôi, tránh phát ngôn tùy tiện bừa bãi.

Đây là thái độ nghiêm túc, thái độ cẩn trọng đối với công việc.

Làm không để xảy ra điều gì phải hối hận: Giải quyết công việc phải có trách nhiệm, đừng để khi làm phạm phải sai lầm, dẫn đến nhiều người oán trách. Quan điểm chủ trương của Khổng Tử khi giải quyết chính sự phải chắc chắn. Mỗi khi định làm việc gì, phải có chủ trương đúng đắn, chuẩn bị cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm với kết quả công việc, thì sẽ không để xảy ra điều gì phải hối hận.

Nếu trước khi làm mà thiếu thận trọng, thiếu chuẩn bị chu đáo, giữ thái độ tắc trách đại khái, vội vàng ra mệnh lệnh chỉ thị, thì sẽ hối hận không kịp.

Hối hận nhiều, oán trách nhiều, khuyết điểm sai lầm nhiều, thì nhất định sẽ làm hỏng chính sự.

Phải quan sát để tận mắt học hỏi nhiều điều trong thực tế: Có như vậy, khi giải quyết vấn đề mới thấu tình đạt lý. Trên thuận đạo trời, dưới hợp đạo người, thì nắm chắc sự thành công, lập nên thành tích. Quan tước bổng lộc đều ở trong đó cả.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button