Tử vi

Phân tích của bác VDTT về Tứ Hóa Phi Tinh Lương Nhược Du

Viết tắt:

Bản mệnh = mệnh như trên lá số.

Hạn mệnh = cung chính của đại hạn.

Bạn đang xem: Phân tích của bác VDTT về Tứ Hóa Phi Tinh Lương Nhược Du

Lưu mệnh = cung chính của lưu niên (như năm nay là Kỷ Hợi, tất lưu mệnh là cung Hợi).

————-

Khác biệt sắc nét đầu tiên của phái Lương Châu so với mọi phái khác là tính “luồng” của cả hóa Kị và hóa Lộc.

Hãy xét niên Kị (tức sao Kị của năm sinh, như sinh năm Giáp thì sao Kị ở cung có Thái Dương, năm Ất ở cung có Thái Âm v.v…) Giả như cung A thuộc can Ất có sao Thái Dương thì các phái phi tinh khác xem đây là “Kị nhập cung A” và thường dừng ở đó. Về ngoại lệ, có phái cho Kị của cung A nhập cung B, rồi kị của cung B nhập cung C, nhưng lý do tại sao thì (tối thiểu theo tôi) rất mơ hồ, có khi chẳng đưa lý do gì cả.

Trái lại ông LND thì có chủ trương rất rõ ràng: Ảnh hưởng của niên Kị không chỉ ở cung A, mà còn theo can của A nhập cung B nữa, và về sức mạnh thì Kị ở B chẳng thua gì Kị ở A. Như trường hợp này giả sử sinh năm Giáp, tất Thái Dương ở Hợi hóa Kị, nhưng vì Hợi can Ất (ứng tháng 10 năm Giáp), nên Thái Âm ở Mão hóa Kị; vậy là vì sinh năm Giáp nên chẳng phải chỉ sao Thái Dương, mà cả cặp Âm Dương đều chịu ảnh hưởng mạnh của niên Kị.

Còn niên Lộc thì sao? Theo lý thường mà đoán ta tưởng ông LND sẽ dựa theo can của cung A mà tìm hóa Lộc ở cung B. Như trường hợp vừa kể Thái Dương cư Hợi tất Liêm Trinh cư Ngọ, Giáp Liêm Phá Vũ Dương nên Liêm hóa niên Lộc, can của cung Ngọ là Canh, nên theo Canh Nhật Vũ Âm Đồng đoán là kế tiếp cho Nhật hóa Lộc. Sự thật không phải vậy. Ông LND lý luận rằng muốn tải Lộc phải có vật tải, sức tải thì chỉ có Kị đủ mạnh mà thôi; thế nên không phải chỉ Kị, mà Lộc cũng phải chuyển bằng Kị. Thành thử vì Canh Nhật Vũ Âm Đồng mà cung kế tiếp chịu ảnh hưởng của niên Lộc là cung có Thiên Đồng, tức cung Dậu. Cần chú ý kỹ rằng trong trường hợp này cả hai cung Ngọ (Liêm) và Dậu (Đồng) đều chịu ảnh hưởng của niên Lộc.

Một khác biệt khá rõ ràng giữa ông LND và các phái phi tinh khác là ông không ngừng ở năm sinh, mà thêm cung mệnh, thành thử các sao hóa chính không chỉ có niên Kị, niên Lộc mà thêm mệnh Kị, mệnh Lộc, tổng cộng 4 sao.

Vì mỗi sao ảnh hưởng 2 cung như đã trình bày, 4 sao Lộc Kị (2 niên và 2 mệnh) ảnh hưởng 8 cung, dù một số cung trùng nhau có thể cũng đủ cho ta thấy hình ảnh phác sơ của cách cục. Ta hãy thử ấn chứng xem sao. Phương pháp ấn chứng của tôi luôn luôn là dùng lá số danh nhân. Lần này xin dùng lá số ông Mao Trạch Đông

Ví dụ: Lá số Mao Trạch Đông

Niên kị: Tham Kị nhập mệnh, mệnh can Canh Đồng hóa Kị nên niên Kị cũng có ảnh hưởng trên cung tử tức (và dĩ nhiên có tác dụng lớn trong đại hạn 33-42 tuổi)

Mệnh kị: Mệnh can Canh nên cung tử tức lại phải chịu hóa Kị thêm một lần nữa (có thể đoán ngay là tử tức xấu lắm). Cung tử tức can Đinh nên chuyển Kị sang Dậu (Cự Kị), là cung phụ mẫu (sau này sẽ giải thích tại sao như vậy phụ mẫu cũng chẳng tốt).

Niên Lộc: Phá Lộc nhập tài ở Thìn, chuyển Kị (can Bính) sang Liêm ở Di ở Dần, gây ra ảnh hưởng tốt ở cung này, (mặc dù ở đây có tự Lộc chẳng thể coi là lý tưởng). Với người đấu tranh giành thắng như ông Mao, không may mắn nào bằng may mắn ở cung di, ứng hoàn cảnh mà ông được hưởng hoặc phải đương đầu, nên đây là cách rất tốt cho ông! Nó cũng cho biết đại hạn Thìn của ông chẳng tệ (hai lần được trời cứu, một lần mượn tay Trương Học Lương năm 1936, một lần mượn tay quân Nhật từ 1937 trở đi).

Mệnh Lộc: Mệnh can Canh Nhật hóa Lộc ở huynh đệ (từ nay xin gọi là bào cho ngắn), nhưng bào can Kỉ, chuyển Kị (Khúc) trở về mệnh, tức là mệnh Lộc làm tốt cho chính ông Mao.

Vi dụ: Lá số Tôn Dật Tiên

Niên Kị: Năm Bính Liêm Kị cư Giáp Ngọ là cung tử tức, Giáp chuyển Kị (Dương) nhập Hợi là cung phúc.

Mệnh Kị: Mệnh cư Đinh Dậu, Cự Kị nhập tài ở cung Quý Tị, Quý chuyển Kị (Tham) nhập Thìn là cung tật.

Niên Lộc: Năm Bính Đồng Lộc cư Đinh Dậu là cung mệnh, Đinh chuyển Kị (Cự) đưa Lộc đến cung tài ở Tị.

Mệnh Lộc: Mệnh Đinh Dậu khiến Âm hóa Lộc ở Tân Mão là cung di, Tân chuyển Kị (Xương) đưa Lộc đến Thân là cung bào.

Luận: Xét niên Kị trước. Liêm Kị cư Giáp Ngọ thì có thể dùng pháp luận của phái tam hợp nên đây tạm không bàn. Phúc trong phái Lương Châu là một trong hai cung “quả báo” (cung kia là di), nên bị niên Kị tràn sang là điềm bất tường, sẽ bàn thêm sau.

Mệnh Kị và niên Lộc cùng có ảnh hưởng trên cung tài. Đa số các phái phi tinh đều coi Lộc Kị một chỗ là “song Kị”. Phái Lương Châu phức tạp hơn, nhưng đây tạm chưa bàn tốt xấu vẫn khẳng định ngay được rằng cung “tài” là một yếu tố lớn trong đời ông Tôn. Sự thật quả là như vậy, vì ông luôn luôn phải làm việc gây quỹ để đấu tranh lật đổ nhà Thanh.

Mệnh Kị lan sang cung tật, lại ảnh hưởng Tham Lang. Tham ở cung tật ứng bệnh gan, đây chính là bệnh khiến ông Tôn qua đời năm 1925. Ông chết như vậy là chưa sống hết một con Giáp, coi là đoản thọ, có thể nói là ứng với điềm bất tường của cung phúc đã nói trên.

Mệnh Lộc ứng hai cung là di và bào. Cái may của di thật quý báu, vì nhờ đó mà đường đi lại của ông Tôn có những diễn biến ly kì e còn hơn tiểu thuyết, ngay cả khi bị bắt giam trong sứ quán nhà Thanh -để mang về xử tử- vẫn thoát nạn như thường. Còn bào thì rõ ràng ứng với người anh của ông ở Hawaii, nơi mà ông ghé qua năm 13 tuổi và ở lại khá lâu, hình thành ý tưởng cách mạng trong đầu. Người anh này tiếp tục yểm trợ ông một cách tích cực sau này trên đường tranh đấu.

Ví dụ: Lá số Tưởng Giới Thạch

Niên Kị: Sinh năm Đinh niên Kị ở Phúc (Ngọ, Cự), Phúc can Bính nên chuyển đi hóa Kị tiếp ở Phụ (Tị, Liêm).

Mệnh Kị: Mệnh can Giáp nên mệnh Kị ở Di (Tuất, Dương), Tuất can Canh nên chuyển Kị sang quan (Thân, Đồng).

Niên Lộc: Niên Lộc ở Mệnh (Thìn, Nguyệt), Mệnh can Giáp nên chuyển Kị (Nhật) đưa Lộc sang Di (Tuất). Thêm Mệnh Kị vừa nói đến ở trên, vậy là di có cả Kị lẫn Lộc.

Mệnh Lộc: Mệnh can Giáp nên mệnh Lộc ở Phụ (Tị, Liêm), Tị can Ất nên chuyển Kị (Nguyệt) đưa Lộc trở lại mệnh (Thìn).

Luận: Niên Kị ở ngay phúc là cung “quả báo” thì thấy ngay là chẳng có kết quả xứng ý. Phụ và Di trong phái Lương Châu có tính hiển hiện (dễ thấy, dễ quan sát), thêm quan cũng có Kị có thể đoán ông Tưởng vì công danh mà một đời lao toái.

Niên Lộc cho ta thấy cung di có cả Kị lẫn Lộc, rõ ràng cung di là một yếu tố lớn trong đời ông Tưởng, thành bại bất thường. Sẽ bàn thêm sau.

Mệnh Lộc cho thấy ông Tưởng là một loại người may mắn tương tự như ông Mao Trạch Đông. Thảo nào thất bại rồi vẫn hùng cứ một phương, chết rồi lại có con giỏi giang kế nghiệp.

Trước khi tạm ngưng xin đưa một vấn đề khá lý thú ứng với cả hai ông Tôn và Tưởng. Hai ông đều có niên Lộc trong mệnh. Ông Tôn cung tài có cả Lộc lẫn Kị (niên Lộc –sau khi chuyển Kị- và mệnh Kị). Tương tự, ông Tưởng cung di có cả Lộc lẫn Kị.

Từ đó suy ra luật chung là nếu có niên Lộc trong mệnh tất phải có một cung bị cảnh Lộc Kị đấu tranh tức là có cả Lộc lẫn Kị. Đây phải coi là một vấn nạn của phái Lương Châu. Đọc các sách của ông Lương Nhược Du và học trò của ông là Trương Thế Hiền tôi không thấy họ nói phải giải quyết thế nào, nhưng theo suy luận của tôi họ đã có cách giải quyết ổn thỏa.

———————

Trường hợp 2 Kị trong phái Lương Châu không phức tạp như trường hợp Lộc Kị, “bí quyết” phán đoán là cứ trên 1 Kị là không tốt, càng nhiều Kị càng xấu

Rốt ráo thì khác biệt lớn nhất của phái Lương Châu so với mọi phái, bất luận tam hợp hoặc phi tinh, là cách xem dựa trên “luồng”, với hai luồng chính là luồng Kị và luồng Lộc. Thế nào là “luồng”? Như Kị của cung A nhập cung B, ta có liên hệ A-B, đây là liên hệ bình thường, đã thấy trong cả hai phái tam hợp và phi tinh. Nay giả sử Kị của cung B nhập cung C, ta có hai liên hệ A-B và B-C, chú ý rằng theo các cách cũ thì A-B và B-C thường không có liên hệ gì với nhau, mà nếu có liên hệ thì cũng không theo một quy luật nào rõ rệt.

Trái lại, theo phái Lương Châu thì ta có “luồng Kị” A-B-C. Cách thành luồng dĩ nhiên có điều kiện, nhưng một khi được coi là “thành luồng” thì 3 cung A, B, C trở thành liên hệ mật thiết với nhau. Khác biệt đáng kể so với các phái cũ là A và C không được coi là rời rạc nữa, mà có liên hệ mật thiết với nhau.

Luồng không nhất thiết phải dừng ở A-B-C. Nếu C thỏa điều kiện “có sao khác trong cung có thể hóa Kị”, từ nay gọi là điều kiện “khả Kị” cho ngắn gọn, thì Kị của cung C sẽ đến cung D, rồi nếu D “khả Kị” thì Kị của D sẽ đến cung E, cứ thế cứ thế…

Nhưng thế nào là điều kiện “khả Kị”? Cần phân biệt luồng Lộc và luồng Kị.

Luồng Lộc: Là luồng được bắt đầu bằng Lộc (niên Lộc, mệnh Lộc, cung A hóa Lộc nhập cung B], sau đó kế tiếp bằng Kị cả. Muốn có Kị kế tiếp thì phải thỏa một trong những điều kiện sau:

-Cung hiện cư có niên Lộc, mệnh Lộc, tự Lộc, hoặc có thể xuất Lộc sang cung xung (như đang ở cung Tí, can Giáp, cung xung là Ngọ lại có Liêm Trinh, vì Giáp khiến Liêm hóa Lộc nên đây là một trường hợp có thể xuất Lộc sang cung xung).

-Được đến cung hiện cư là do chuyển Kị, nhưng sao hóa Kị cũng đồng thời có thể hóa Lộc (như cung Tí có Thái Dương, cung trước có can Giáp nên hóa Kị nhập cung Tí, vì Thái Dương có thể hóa Lộc nên thỏa điều kiện). Chú ý rằng điều kiện này không được thỏa nếu được vào cung vì Xương hóa Kị (can Tân) hoặc vì Khúc hóa Kị (can Kỷ), ấy bởi vì Xương và Khúc đều không thể hóa Lộc. Vì lý do này mọi luồng Lộc đều chấm dứt sau khi gặp can Tân hoặc can Kỷ.

Điều kiện tiên quyết dĩ nhiên là cung hiện tại không tự Kị, vì đã tự Kị thì chẳng thể chuyển Kị sang cung khác. Tóm lại luồng Lộc bị chấm dứt khi gặp tự Kị hoặc Xương, Khúc hóa Kị.

Luồng Kị: Là luồng được bắt đầu bằng Kị (niên Kị, mệnh Kị, hoặc cung A hóa Kị nhập cung B] và kế tiếp bằng Kị. Muốn có Kị kế tiếp thì phải thỏa một trong những điều kiện sau:

-Cung hiện cư có niên Kị, mệnh Kị, hoặc có thể xuất Kị sang cung xung (như đang ở cung Tí, can Giáp, cung xung là Ngọ lại có Thái Dương, vì Giáp khiến Thái Dương hóa Kị nên đây là một trường hợp có thể xuất Kị sang cung xung).

-Cung hiện cư có một sao khác trong cung có thể hóa Kị. Thí dụ 1: Cung Tí có Thái Dương, cung trước có can Giáp nên hóa Kị nhập cung Tí. Vì Thái Dương độc thủ ở Tí, giả như Tí không có một trong hai sao Xương hoặc Khúc thì luồng Kị chấm dứt. Thí dụ 2: Cũng là Thái Dương hóa Kị, nhưng ở cung Sửu, vì ở đây Nhật Nguyệt đồng lâm nên thỏa điều kiện có sao khác hóa Kị (Nguyệt), thành thử cứ dùng can của cung Sửu mà tiếp tục luồng Kị.

Dĩ nhiên cung hiện cư không thể tự Kị, vì tự Kị khiến luồng Kị chấm dứt (y như luồng Lộc).

Ví dụ: Lá số Tưởng Giới Thạch

Thử bắt đầu bằng di (Canh Tuất) hóa Kị nhập quan (Đồng ở Mậu Thân). Quan chỉ có Đồng có thể hoá Kị là không thỏa điều kiện “khả Kị”, nhưng theo luật thì luôn luôn được chuyển Kị một lần sau khi bắt đầu nên quan hóa Kị nhập tài (Cơ ở Nhâm Tí). Nhâm Tí chỉ có Cơ có thể hóa Kị nên không thỏa điều kiện “khả Kị”. Thành thử luồng Kị bắt đầu ở di chấm dứt ở tài, tức luồng Di-Quan-Tài.

Thử bắt đầu lại bằng mệnh (Giáp Thìn) hóa Kị nhập di (Nhật ở Canh Tuất), tất nhiên được chuyển Kị sang quan (Đồng Kị ở Mậu Thân), nhưng Mậu Thân chỉ có Đồng có thể hóa Kị nên không thỏa điều kiện “khả Kị”, do đó luồng này ngừng ở Mậu Thân, thành luồng Mệnh-Di-Quan.

Thử bắt đầu lại lần nữa bằng phúc ở Bính Ngọ, cung này có niên Kị (Cự) thủ, tự nhiên được chuyển Kị sang cung phụ (Liêm Kị ở Ất Tị). Phụ có Tham tức là thỏa điều kiện “khả Kị” do đó can Ất chuyển Kị sang cung mệnh (Âm Kị ở Giáp Thìn). Mệnh có sao khác có thể hóa Kị (Xương) do đó can Giáp chuyển Kị sang cung di (Dương Kị ở Canh Tuất). Di có sao khác có thể hóa Kị (Khúc) do đó can Canh chuyển Kị sang cung quan (Đồng Kị ở Mậu Thân). Vì Đồng là sao duy nhất có thể hóa Kị ở cung Mậu Thân nên luồng Kị dừng ở đây. Tóm lại luồng Kị là Ngọ-Tị-Thìn-Tuất-Thân, tức Phúc-Phụ-Mệnh-Di-Quan.

————————

Phái Lương Châu chủ trương phải có cách cục mới có vận hạn, ngoài ra, phái Lương Châu chủ trương tín hiệu cách cục phải có ý nghĩa thời gian –> tìm thời gian (Theo tam tài Thiên Địa Nhân – Thiên Bàn (lá số gốc), Địa Bàn (đại hạn bàn), Nhân Bản (lưu niên bàn)) để tín hiệu cách cục xảy ra 

Hóa Lộc và hóa Quyền có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đại khái không có Quyền giúp đắc lực thì Kị thắng Lộc, có Quyền giúp đắc lực thì Lộc có thể đương cự với Kị, thậm chí có thể thắng Kị.

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Phân tích của bác VDTT về Tứ Hóa Phi Tinh Lương Nhược Du

Viết tắt:

Bản mệnh = mệnh như trên lá số.

Hạn mệnh = cung chính của đại hạn.

Lưu mệnh = cung chính của lưu niên (như năm nay là Kỷ Hợi, tất lưu mệnh là cung Hợi).

————-

Khác biệt sắc nét đầu tiên của phái Lương Châu so với mọi phái khác là tính “luồng” của cả hóa Kị và hóa Lộc.

Hãy xét niên Kị (tức sao Kị của năm sinh, như sinh năm Giáp thì sao Kị ở cung có Thái Dương, năm Ất ở cung có Thái Âm v.v…) Giả như cung A thuộc can Ất có sao Thái Dương thì các phái phi tinh khác xem đây là “Kị nhập cung A” và thường dừng ở đó. Về ngoại lệ, có phái cho Kị của cung A nhập cung B, rồi kị của cung B nhập cung C, nhưng lý do tại sao thì (tối thiểu theo tôi) rất mơ hồ, có khi chẳng đưa lý do gì cả.

Trái lại ông LND thì có chủ trương rất rõ ràng: Ảnh hưởng của niên Kị không chỉ ở cung A, mà còn theo can của A nhập cung B nữa, và về sức mạnh thì Kị ở B chẳng thua gì Kị ở A. Như trường hợp này giả sử sinh năm Giáp, tất Thái Dương ở Hợi hóa Kị, nhưng vì Hợi can Ất (ứng tháng 10 năm Giáp), nên Thái Âm ở Mão hóa Kị; vậy là vì sinh năm Giáp nên chẳng phải chỉ sao Thái Dương, mà cả cặp Âm Dương đều chịu ảnh hưởng mạnh của niên Kị.

Còn niên Lộc thì sao? Theo lý thường mà đoán ta tưởng ông LND sẽ dựa theo can của cung A mà tìm hóa Lộc ở cung B. Như trường hợp vừa kể Thái Dương cư Hợi tất Liêm Trinh cư Ngọ, Giáp Liêm Phá Vũ Dương nên Liêm hóa niên Lộc, can của cung Ngọ là Canh, nên theo Canh Nhật Vũ Âm Đồng đoán là kế tiếp cho Nhật hóa Lộc. Sự thật không phải vậy. Ông LND lý luận rằng muốn tải Lộc phải có vật tải, sức tải thì chỉ có Kị đủ mạnh mà thôi; thế nên không phải chỉ Kị, mà Lộc cũng phải chuyển bằng Kị. Thành thử vì Canh Nhật Vũ Âm Đồng mà cung kế tiếp chịu ảnh hưởng của niên Lộc là cung có Thiên Đồng, tức cung Dậu. Cần chú ý kỹ rằng trong trường hợp này cả hai cung Ngọ (Liêm) và Dậu (Đồng) đều chịu ảnh hưởng của niên Lộc.

Một khác biệt khá rõ ràng giữa ông LND và các phái phi tinh khác là ông không ngừng ở năm sinh, mà thêm cung mệnh, thành thử các sao hóa chính không chỉ có niên Kị, niên Lộc mà thêm mệnh Kị, mệnh Lộc, tổng cộng 4 sao.

Vì mỗi sao ảnh hưởng 2 cung như đã trình bày, 4 sao Lộc Kị (2 niên và 2 mệnh) ảnh hưởng 8 cung, dù một số cung trùng nhau có thể cũng đủ cho ta thấy hình ảnh phác sơ của cách cục. Ta hãy thử ấn chứng xem sao. Phương pháp ấn chứng của tôi luôn luôn là dùng lá số danh nhân. Lần này xin dùng lá số ông Mao Trạch Đông

Ví dụ: Lá số Mao Trạch Đông

Niên kị: Tham Kị nhập mệnh, mệnh can Canh Đồng hóa Kị nên niên Kị cũng có ảnh hưởng trên cung tử tức (và dĩ nhiên có tác dụng lớn trong đại hạn 33-42 tuổi)

Mệnh kị: Mệnh can Canh nên cung tử tức lại phải chịu hóa Kị thêm một lần nữa (có thể đoán ngay là tử tức xấu lắm). Cung tử tức can Đinh nên chuyển Kị sang Dậu (Cự Kị), là cung phụ mẫu (sau này sẽ giải thích tại sao như vậy phụ mẫu cũng chẳng tốt).

Niên Lộc: Phá Lộc nhập tài ở Thìn, chuyển Kị (can Bính) sang Liêm ở Di ở Dần, gây ra ảnh hưởng tốt ở cung này, (mặc dù ở đây có tự Lộc chẳng thể coi là lý tưởng). Với người đấu tranh giành thắng như ông Mao, không may mắn nào bằng may mắn ở cung di, ứng hoàn cảnh mà ông được hưởng hoặc phải đương đầu, nên đây là cách rất tốt cho ông! Nó cũng cho biết đại hạn Thìn của ông chẳng tệ (hai lần được trời cứu, một lần mượn tay Trương Học Lương năm 1936, một lần mượn tay quân Nhật từ 1937 trở đi).

Mệnh Lộc: Mệnh can Canh Nhật hóa Lộc ở huynh đệ (từ nay xin gọi là bào cho ngắn), nhưng bào can Kỉ, chuyển Kị (Khúc) trở về mệnh, tức là mệnh Lộc làm tốt cho chính ông Mao.

Vi dụ: Lá số Tôn Dật Tiên

Niên Kị: Năm Bính Liêm Kị cư Giáp Ngọ là cung tử tức, Giáp chuyển Kị (Dương) nhập Hợi là cung phúc.

Mệnh Kị: Mệnh cư Đinh Dậu, Cự Kị nhập tài ở cung Quý Tị, Quý chuyển Kị (Tham) nhập Thìn là cung tật.

Niên Lộc: Năm Bính Đồng Lộc cư Đinh Dậu là cung mệnh, Đinh chuyển Kị (Cự) đưa Lộc đến cung tài ở Tị.

Mệnh Lộc: Mệnh Đinh Dậu khiến Âm hóa Lộc ở Tân Mão là cung di, Tân chuyển Kị (Xương) đưa Lộc đến Thân là cung bào.

Luận: Xét niên Kị trước. Liêm Kị cư Giáp Ngọ thì có thể dùng pháp luận của phái tam hợp nên đây tạm không bàn. Phúc trong phái Lương Châu là một trong hai cung “quả báo” (cung kia là di), nên bị niên Kị tràn sang là điềm bất tường, sẽ bàn thêm sau.

Mệnh Kị và niên Lộc cùng có ảnh hưởng trên cung tài. Đa số các phái phi tinh đều coi Lộc Kị một chỗ là “song Kị”. Phái Lương Châu phức tạp hơn, nhưng đây tạm chưa bàn tốt xấu vẫn khẳng định ngay được rằng cung “tài” là một yếu tố lớn trong đời ông Tôn. Sự thật quả là như vậy, vì ông luôn luôn phải làm việc gây quỹ để đấu tranh lật đổ nhà Thanh.

Mệnh Kị lan sang cung tật, lại ảnh hưởng Tham Lang. Tham ở cung tật ứng bệnh gan, đây chính là bệnh khiến ông Tôn qua đời năm 1925. Ông chết như vậy là chưa sống hết một con Giáp, coi là đoản thọ, có thể nói là ứng với điềm bất tường của cung phúc đã nói trên.

Mệnh Lộc ứng hai cung là di và bào. Cái may của di thật quý báu, vì nhờ đó mà đường đi lại của ông Tôn có những diễn biến ly kì e còn hơn tiểu thuyết, ngay cả khi bị bắt giam trong sứ quán nhà Thanh -để mang về xử tử- vẫn thoát nạn như thường. Còn bào thì rõ ràng ứng với người anh của ông ở Hawaii, nơi mà ông ghé qua năm 13 tuổi và ở lại khá lâu, hình thành ý tưởng cách mạng trong đầu. Người anh này tiếp tục yểm trợ ông một cách tích cực sau này trên đường tranh đấu.

Ví dụ: Lá số Tưởng Giới Thạch

Niên Kị: Sinh năm Đinh niên Kị ở Phúc (Ngọ, Cự), Phúc can Bính nên chuyển đi hóa Kị tiếp ở Phụ (Tị, Liêm).

Mệnh Kị: Mệnh can Giáp nên mệnh Kị ở Di (Tuất, Dương), Tuất can Canh nên chuyển Kị sang quan (Thân, Đồng).

Niên Lộc: Niên Lộc ở Mệnh (Thìn, Nguyệt), Mệnh can Giáp nên chuyển Kị (Nhật) đưa Lộc sang Di (Tuất). Thêm Mệnh Kị vừa nói đến ở trên, vậy là di có cả Kị lẫn Lộc.

Mệnh Lộc: Mệnh can Giáp nên mệnh Lộc ở Phụ (Tị, Liêm), Tị can Ất nên chuyển Kị (Nguyệt) đưa Lộc trở lại mệnh (Thìn).

Luận: Niên Kị ở ngay phúc là cung “quả báo” thì thấy ngay là chẳng có kết quả xứng ý. Phụ và Di trong phái Lương Châu có tính hiển hiện (dễ thấy, dễ quan sát), thêm quan cũng có Kị có thể đoán ông Tưởng vì công danh mà một đời lao toái.

Niên Lộc cho ta thấy cung di có cả Kị lẫn Lộc, rõ ràng cung di là một yếu tố lớn trong đời ông Tưởng, thành bại bất thường. Sẽ bàn thêm sau.

Mệnh Lộc cho thấy ông Tưởng là một loại người may mắn tương tự như ông Mao Trạch Đông. Thảo nào thất bại rồi vẫn hùng cứ một phương, chết rồi lại có con giỏi giang kế nghiệp.

Trước khi tạm ngưng xin đưa một vấn đề khá lý thú ứng với cả hai ông Tôn và Tưởng. Hai ông đều có niên Lộc trong mệnh. Ông Tôn cung tài có cả Lộc lẫn Kị (niên Lộc –sau khi chuyển Kị- và mệnh Kị). Tương tự, ông Tưởng cung di có cả Lộc lẫn Kị.

Từ đó suy ra luật chung là nếu có niên Lộc trong mệnh tất phải có một cung bị cảnh Lộc Kị đấu tranh tức là có cả Lộc lẫn Kị. Đây phải coi là một vấn nạn của phái Lương Châu. Đọc các sách của ông Lương Nhược Du và học trò của ông là Trương Thế Hiền tôi không thấy họ nói phải giải quyết thế nào, nhưng theo suy luận của tôi họ đã có cách giải quyết ổn thỏa.

———————

Trường hợp 2 Kị trong phái Lương Châu không phức tạp như trường hợp Lộc Kị, “bí quyết” phán đoán là cứ trên 1 Kị là không tốt, càng nhiều Kị càng xấu

Rốt ráo thì khác biệt lớn nhất của phái Lương Châu so với mọi phái, bất luận tam hợp hoặc phi tinh, là cách xem dựa trên “luồng”, với hai luồng chính là luồng Kị và luồng Lộc. Thế nào là “luồng”? Như Kị của cung A nhập cung B, ta có liên hệ A-B, đây là liên hệ bình thường, đã thấy trong cả hai phái tam hợp và phi tinh. Nay giả sử Kị của cung B nhập cung C, ta có hai liên hệ A-B và B-C, chú ý rằng theo các cách cũ thì A-B và B-C thường không có liên hệ gì với nhau, mà nếu có liên hệ thì cũng không theo một quy luật nào rõ rệt.

Trái lại, theo phái Lương Châu thì ta có “luồng Kị” A-B-C. Cách thành luồng dĩ nhiên có điều kiện, nhưng một khi được coi là “thành luồng” thì 3 cung A, B, C trở thành liên hệ mật thiết với nhau. Khác biệt đáng kể so với các phái cũ là A và C không được coi là rời rạc nữa, mà có liên hệ mật thiết với nhau.

Luồng không nhất thiết phải dừng ở A-B-C. Nếu C thỏa điều kiện “có sao khác trong cung có thể hóa Kị”, từ nay gọi là điều kiện “khả Kị” cho ngắn gọn, thì Kị của cung C sẽ đến cung D, rồi nếu D “khả Kị” thì Kị của D sẽ đến cung E, cứ thế cứ thế…

Nhưng thế nào là điều kiện “khả Kị”? Cần phân biệt luồng Lộc và luồng Kị.

Luồng Lộc: Là luồng được bắt đầu bằng Lộc (niên Lộc, mệnh Lộc, cung A hóa Lộc nhập cung B], sau đó kế tiếp bằng Kị cả. Muốn có Kị kế tiếp thì phải thỏa một trong những điều kiện sau:

-Cung hiện cư có niên Lộc, mệnh Lộc, tự Lộc, hoặc có thể xuất Lộc sang cung xung (như đang ở cung Tí, can Giáp, cung xung là Ngọ lại có Liêm Trinh, vì Giáp khiến Liêm hóa Lộc nên đây là một trường hợp có thể xuất Lộc sang cung xung).

-Được đến cung hiện cư là do chuyển Kị, nhưng sao hóa Kị cũng đồng thời có thể hóa Lộc (như cung Tí có Thái Dương, cung trước có can Giáp nên hóa Kị nhập cung Tí, vì Thái Dương có thể hóa Lộc nên thỏa điều kiện). Chú ý rằng điều kiện này không được thỏa nếu được vào cung vì Xương hóa Kị (can Tân) hoặc vì Khúc hóa Kị (can Kỷ), ấy bởi vì Xương và Khúc đều không thể hóa Lộc. Vì lý do này mọi luồng Lộc đều chấm dứt sau khi gặp can Tân hoặc can Kỷ.

Điều kiện tiên quyết dĩ nhiên là cung hiện tại không tự Kị, vì đã tự Kị thì chẳng thể chuyển Kị sang cung khác. Tóm lại luồng Lộc bị chấm dứt khi gặp tự Kị hoặc Xương, Khúc hóa Kị.

Luồng Kị: Là luồng được bắt đầu bằng Kị (niên Kị, mệnh Kị, hoặc cung A hóa Kị nhập cung B] và kế tiếp bằng Kị. Muốn có Kị kế tiếp thì phải thỏa một trong những điều kiện sau:

-Cung hiện cư có niên Kị, mệnh Kị, hoặc có thể xuất Kị sang cung xung (như đang ở cung Tí, can Giáp, cung xung là Ngọ lại có Thái Dương, vì Giáp khiến Thái Dương hóa Kị nên đây là một trường hợp có thể xuất Kị sang cung xung).

-Cung hiện cư có một sao khác trong cung có thể hóa Kị. Thí dụ 1: Cung Tí có Thái Dương, cung trước có can Giáp nên hóa Kị nhập cung Tí. Vì Thái Dương độc thủ ở Tí, giả như Tí không có một trong hai sao Xương hoặc Khúc thì luồng Kị chấm dứt. Thí dụ 2: Cũng là Thái Dương hóa Kị, nhưng ở cung Sửu, vì ở đây Nhật Nguyệt đồng lâm nên thỏa điều kiện có sao khác hóa Kị (Nguyệt), thành thử cứ dùng can của cung Sửu mà tiếp tục luồng Kị.

Dĩ nhiên cung hiện cư không thể tự Kị, vì tự Kị khiến luồng Kị chấm dứt (y như luồng Lộc).

Ví dụ: Lá số Tưởng Giới Thạch

Thử bắt đầu bằng di (Canh Tuất) hóa Kị nhập quan (Đồng ở Mậu Thân). Quan chỉ có Đồng có thể hoá Kị là không thỏa điều kiện “khả Kị”, nhưng theo luật thì luôn luôn được chuyển Kị một lần sau khi bắt đầu nên quan hóa Kị nhập tài (Cơ ở Nhâm Tí). Nhâm Tí chỉ có Cơ có thể hóa Kị nên không thỏa điều kiện “khả Kị”. Thành thử luồng Kị bắt đầu ở di chấm dứt ở tài, tức luồng Di-Quan-Tài.

Thử bắt đầu lại bằng mệnh (Giáp Thìn) hóa Kị nhập di (Nhật ở Canh Tuất), tất nhiên được chuyển Kị sang quan (Đồng Kị ở Mậu Thân), nhưng Mậu Thân chỉ có Đồng có thể hóa Kị nên không thỏa điều kiện “khả Kị”, do đó luồng này ngừng ở Mậu Thân, thành luồng Mệnh-Di-Quan.

Thử bắt đầu lại lần nữa bằng phúc ở Bính Ngọ, cung này có niên Kị (Cự) thủ, tự nhiên được chuyển Kị sang cung phụ (Liêm Kị ở Ất Tị). Phụ có Tham tức là thỏa điều kiện “khả Kị” do đó can Ất chuyển Kị sang cung mệnh (Âm Kị ở Giáp Thìn). Mệnh có sao khác có thể hóa Kị (Xương) do đó can Giáp chuyển Kị sang cung di (Dương Kị ở Canh Tuất). Di có sao khác có thể hóa Kị (Khúc) do đó can Canh chuyển Kị sang cung quan (Đồng Kị ở Mậu Thân). Vì Đồng là sao duy nhất có thể hóa Kị ở cung Mậu Thân nên luồng Kị dừng ở đây. Tóm lại luồng Kị là Ngọ-Tị-Thìn-Tuất-Thân, tức Phúc-Phụ-Mệnh-Di-Quan.

————————

Phái Lương Châu chủ trương phải có cách cục mới có vận hạn, ngoài ra, phái Lương Châu chủ trương tín hiệu cách cục phải có ý nghĩa thời gian –> tìm thời gian (Theo tam tài Thiên Địa Nhân – Thiên Bàn (lá số gốc), Địa Bàn (đại hạn bàn), Nhân Bản (lưu niên bàn)) để tín hiệu cách cục xảy ra 

Hóa Lộc và hóa Quyền có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đại khái không có Quyền giúp đắc lực thì Kị thắng Lộc, có Quyền giúp đắc lực thì Lộc có thể đương cự với Kị, thậm chí có thể thắng Kị.

(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button