Tử vi

BÌNH GIẢI SAO THIÊN KHÔNG

Thiên Không bị kể vào hàng tạp diệu (sao cấp ba) nhưng tác dụng của nó vào số lại mang nhiều kỳ bí. So với Địa Không cùng một tính chất Không nhưng nhu hòa và mềm dẻo, uyển chuyển và thủ đoạn hơn.

Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có ghi một câu ở mục Thái Vi phú chú giải: “Không vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu” nghĩa là tác dụng không vong mạnh hơn hết là Thiên Không.

Trong Bí kinh lại ghi mấy câu:

Bạn đang xem: BÌNH GIẢI SAO THIÊN KHÔNG

Giá tiền nhất vị thị Thiên Không

Thân Mệnh nguyên thị bất khả phùng

Nhị chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ

Diêm Vương bất phạ, hưu anh hùng

Nghĩa là: trước Thái Tuế một cung là Thiên Không, Thân với Mệnh không nên gặp nó. Tử Vi Thiên Phủ hay Lộc Tồn mà gặp Thiên Không thì kể như đi vào đất chết.

“Thân Mệnh nhược phùng tứ Không. Phi tăng tất đạo. Tứ không giả: Thiên Không, Triệt Không, Địa Không, Tuần Không” nghĩa là: Thân với Mệnh không nên hội bốn Không. Bốn Không gồm có: Thiên Không, Triệt Không, Tuần Không và Địa Không, nếu gặp chúng thì chẳng đi tu cũng cô đơn khốn cùng.

Những lời phê trên về tứ Không là võ đoán không đúng và mang tính cách trói voi bỏ rọ. Các sao trong Tử Vi khoa không nông cạn xốc nổi như thế.

Thiên Không không ồn ào như Không Kiếp và biết tiến thoái hơn Không Kiếp ở điểm “tác sự hư không bất thành chính đạo”. Người Mệnh có Thiên Không khó hiểu hơn Mệnh Không Kiếp.

Có câu phú thường thấy ở bất cứ sách Tử Vi nào là: “Kiếp Không hạn lâm Sở Vương táng quốc Lục Châu vong” và “Hạng Vũ anh hùng, hạn chí Thiên Không nhi táng quốc”. Hai câu nói về lý do Hạng Vũ thất bại vì hạn gặp Không.

Câu trên nói Kiếp Không, câu dưới nói rõ Thiên Không. Vậy thì Kiếp Không có thể là Địa Không chứ không phải Thiên Không.

Tuy hai câu khác nhau nhưng khả dĩ kết luận hễ vận hạn gặp Không thì Không nào cũng gây khó khăn cả.

Vài điểm cần chú ý:

  1. Thiên Cơ Cự Môn thủ Mệnh hay Thiên Đồng Thiên Lương đóng Mệnh, gặp Hỏa Tinh (Cơ Cự) gặp Thiên Mã (Đồng Lương) không nên có Thiên Không. Thiên Không ở các trường hợp trên thêm chất phù động thiếu thực tế.
  2. Mệnh Xương Khúc, Hoa Cái mà gặp Thiên Không thì tính chất ảo tưởng trở thành tư tưởng triết lý
  3. Tham Lang đóng Tí gặp Thiên Không số nữ tình duyên rắc rối vì thiếu chuyên nhất. Cự Môn đóng Sửu Hợi gặp Thiên Không lận đận công danh

Những câu phú liên quan đến Thiên Không:

Thiên Không liệt ư Mệnh viên chung thân phong hoa ách

(Mệnh gặp Thiên Không suốt đời vướng tai ách về trai gái.)

Mệnh Không, hạn Không vô cát tấu công danh tắng đằng

(Mệnh Không lại đến hạn Không mà thiếu hẳn các sao tốt ắt công danh lận đận)

Thiên Không, Hóa Kị tối Quan cung, nhi phùng Âm Dương phản bối công danh vãn tuế tất thành

(Thiên Không Hóa Kị gây phiền khi vào cung Quan Lộc, nhưng nếu chúng gặp Nhật Nguyệt hãm thì về già lại thành công thành danh. Không Kị ở đây đã làm đảo lộn tình trạng phản bối của Thái Âm, Thái Dương)

Thìn Tuất Tướng ngộ Thiên Không

Cát tinh gia hội uy trong quyền ngoài

Việt Đà tiếng nói khoan thai

Đồng Không Hư Nhẫn lắm lời thị phi

Mệnh vô chính diệu tam Không

Nhật Nguyệt giao chiếu dự phần công danh

Sinh lại đoán hãy khắc xung

Hễ là Địa Kiếp Thiên Không chẳng nhiều

(cung bào huynh thấy Địa Kiếp Thiên Không thì ít anh em)

Tứ Không ngộ Mã chẳng bàn

Có chồng còn bỏ theo làng bướm hoa

(Một trong bốn sao Không xuất hiện ở cung Phối mà gặp Thiên Mã)

Thiên Mã gặp Không thì phù động thiếu thực tế, gặp số nữ tất thành đa dâm, lăng loàn, hay để ý trai ngoài dù đã có chồng, nên gọi là bỏ theo làng bướm hoa.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm BÌNH GIẢI SAO THIÊN KHÔNG

Thiên Không bị kể vào hàng tạp diệu (sao cấp ba) nhưng tác dụng của nó vào số lại mang nhiều kỳ bí. So với Địa Không cùng một tính chất Không nhưng nhu hòa và mềm dẻo, uyển chuyển và thủ đoạn hơn.

Sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư có ghi một câu ở mục Thái Vi phú chú giải: “Không vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu” nghĩa là tác dụng không vong mạnh hơn hết là Thiên Không.

Trong Bí kinh lại ghi mấy câu:

Giá tiền nhất vị thị Thiên Không

Thân Mệnh nguyên thị bất khả phùng

Nhị chủ Lộc Tồn nhược phùng thủ

Diêm Vương bất phạ, hưu anh hùng

Nghĩa là: trước Thái Tuế một cung là Thiên Không, Thân với Mệnh không nên gặp nó. Tử Vi Thiên Phủ hay Lộc Tồn mà gặp Thiên Không thì kể như đi vào đất chết.

“Thân Mệnh nhược phùng tứ Không. Phi tăng tất đạo. Tứ không giả: Thiên Không, Triệt Không, Địa Không, Tuần Không” nghĩa là: Thân với Mệnh không nên hội bốn Không. Bốn Không gồm có: Thiên Không, Triệt Không, Tuần Không và Địa Không, nếu gặp chúng thì chẳng đi tu cũng cô đơn khốn cùng.

Những lời phê trên về tứ Không là võ đoán không đúng và mang tính cách trói voi bỏ rọ. Các sao trong Tử Vi khoa không nông cạn xốc nổi như thế.

Thiên Không không ồn ào như Không Kiếp và biết tiến thoái hơn Không Kiếp ở điểm “tác sự hư không bất thành chính đạo”. Người Mệnh có Thiên Không khó hiểu hơn Mệnh Không Kiếp.

Có câu phú thường thấy ở bất cứ sách Tử Vi nào là: “Kiếp Không hạn lâm Sở Vương táng quốc Lục Châu vong” và “Hạng Vũ anh hùng, hạn chí Thiên Không nhi táng quốc”. Hai câu nói về lý do Hạng Vũ thất bại vì hạn gặp Không.

Câu trên nói Kiếp Không, câu dưới nói rõ Thiên Không. Vậy thì Kiếp Không có thể là Địa Không chứ không phải Thiên Không.

Tuy hai câu khác nhau nhưng khả dĩ kết luận hễ vận hạn gặp Không thì Không nào cũng gây khó khăn cả.

Vài điểm cần chú ý:

  1. Thiên Cơ Cự Môn thủ Mệnh hay Thiên Đồng Thiên Lương đóng Mệnh, gặp Hỏa Tinh (Cơ Cự) gặp Thiên Mã (Đồng Lương) không nên có Thiên Không. Thiên Không ở các trường hợp trên thêm chất phù động thiếu thực tế.
  2. Mệnh Xương Khúc, Hoa Cái mà gặp Thiên Không thì tính chất ảo tưởng trở thành tư tưởng triết lý
  3. Tham Lang đóng Tí gặp Thiên Không số nữ tình duyên rắc rối vì thiếu chuyên nhất. Cự Môn đóng Sửu Hợi gặp Thiên Không lận đận công danh

Những câu phú liên quan đến Thiên Không:

Thiên Không liệt ư Mệnh viên chung thân phong hoa ách

(Mệnh gặp Thiên Không suốt đời vướng tai ách về trai gái.)

Mệnh Không, hạn Không vô cát tấu công danh tắng đằng

(Mệnh Không lại đến hạn Không mà thiếu hẳn các sao tốt ắt công danh lận đận)

Thiên Không, Hóa Kị tối Quan cung, nhi phùng Âm Dương phản bối công danh vãn tuế tất thành

(Thiên Không Hóa Kị gây phiền khi vào cung Quan Lộc, nhưng nếu chúng gặp Nhật Nguyệt hãm thì về già lại thành công thành danh. Không Kị ở đây đã làm đảo lộn tình trạng phản bối của Thái Âm, Thái Dương)

Thìn Tuất Tướng ngộ Thiên Không

Cát tinh gia hội uy trong quyền ngoài

Việt Đà tiếng nói khoan thai

Đồng Không Hư Nhẫn lắm lời thị phi

Mệnh vô chính diệu tam Không

Nhật Nguyệt giao chiếu dự phần công danh

Sinh lại đoán hãy khắc xung

Hễ là Địa Kiếp Thiên Không chẳng nhiều

(cung bào huynh thấy Địa Kiếp Thiên Không thì ít anh em)

Tứ Không ngộ Mã chẳng bàn

Có chồng còn bỏ theo làng bướm hoa

(Một trong bốn sao Không xuất hiện ở cung Phối mà gặp Thiên Mã)

Thiên Mã gặp Không thì phù động thiếu thực tế, gặp số nữ tất thành đa dâm, lăng loàn, hay để ý trai ngoài dù đã có chồng, nên gọi là bỏ theo làng bướm hoa.

(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button