Tử vi

Kình Dương, Đà La

Kình Dương thuộc dương kim, mang tính dương hỏa. Đà La thì thuộc âm kim, mang tính âm hỏa. Kình Dương gọi là sao “hình” (hình phạt), Đà La gọi là sao “kị”. Thông thường, Kình Dương Hỏa Tinh lại chủ về kích phát, Đà La thấy Linh Tinh cũng chủ về trui rèn, lúc này không còn là “hình kị”. Vì Kình Dương gặp Hỏa cũng giống như luyện kim loại thành khí cụ; Đà La gặp Linh cũng giống như nung đúc thành vật liệu; tính hung của tứ sát từ tác động hỗ tương cũng bị triệt tiêu, diễn hóa thành lợi ích.

Kết cấu “Kình Dương, Hỏa Tinh” chủ về “minh tranh”, chính nhờ có “minh tranh” mới có lực kích phát. Kết cấu “Đà La,

Tinh” lại chủ về “ám đấu”, chính nhờ có “ám đấu” mới chủ về trui rèn.

Bạn đang xem: Kình Dương, Đà La

Về cơ bản, Kình Dương có lực phá hoại làm dao động cơ sở, nên gọi là “hình”, sự phá hoại của nó còn xảy ra công khai ngoài sáng, mệnh tạo thấy rõ ràng, nhưng có thể tránh được hay không lại là một chuyện khác. Kình Dương chủ về “hình”, nên thích họp làm quân nhân, cảnh sát, công tác pháp luật, bác sĩ ngoại khoa, hoặc là nhân viên công trình có tính xung lực; không thích hợp buôn bán kinh doanh, cũng không thích hợp làm việc trong chính giới.

Kình Dương ưa ở “Tứ Mộ” (tức 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi); nhất là hai cung Thìn Tuất (Thiên La, Địa Võng) rất ưa Kình Dương kích phát; có Hỏa Tinh cùng hội hợp thì lực kích phát càng lớn.

Kình Dương không ưa Liêm Trinh, cũng không ưa Cự Môn; trường hợp gặp hai sao này mà có thêm Hỏa Tinh đồng độ thì Kình Dương không phải là lực kích phát, mà chủ về thị phi hoặc bệnh tật. Đây là vì Liêm Trinh thuộc âm hỏa, xung đột với bản chất của Hỏa Tinh, Kình Dương; Cự Môn thuộc âm thổ, đủ để chôn dương kim, diệt dương hỏa; cho nên bất kể nam hay nữ, cung mệnh mà gặp chúng thì cuộc đời thường gặp nhiều tai họa bệnh đau.

Cách “Hỏa Tham” hoặc cách “Linh Tham” cũng không ưa thấy Kình Dương, là ý tượng: sau khi phát đạt nhanh chóng, sẽ nảy sinh tinh trạng cạnh tranh, tiềm phục nguy cơ bạo bại, cần phải kịp thời chọn phương châm phòng thủ để giữ thành quả, buông bỏ chuyện cạnh tranh với đối thủ, mới có thể “xu cát tị hung”.

Vũ Khúc có Kình Dương đồng độ lại không nên theo võ nghiệp, nhưng nếu hội hợp Kình Dương ở tam phương, thì thích hợp làm quân nhân, cảnh sát, công tác bảo an.

Tham Lang không ưa có Kình Dương đồng độ; ở cung Ngọ, Tham Lang thành cách “Mộc hỏa thông minh” (mộc hỏa sáng thông u), thấy Kình Dương, tuy cũng gọi là “Mã đầu đới kiếm”, nhưng về phải trải qua gian khổ rồi mới phát đạt và biến thành hanh thông, nhưng hanh thông lại không kéo dài được lâu.

Tham Lang và Kình Dương ở cung Tí, gọi là “Phiếm thủy đào hoa”, là ý tượng: cuộc đời chìm đắm trong tửu sắc, cũng không phải lá kết cấu đẹp.

Đà La chủ về dây dưa kéo dài, cố chấp, thị phi, đố kị, những điều tai hại đều đến từ trong bóng tối, mệnh tạo thường không biết nguyên nhân gây ra những thị phi, rắc rối trở ngại này. Cho nên gọi Đà La là “kị”. “Kị” khác với “hình”, “hình” là “minh thương” (đâm thương ngoài sáng), còn “kị” là “ám tiễn” (mũi tên bắn lén). Cho nên bất lợi do Đà La mang lại rất khó tránh né, mà hậu quả bất lợi cũng thường kéo dài một thời gian.

Đà La cũng ưa ở “Tứ Mộ”, nhưng thích ở hai cung Sửu hoặc Mùi hơn, vì ở Thiên La, Địa Võng sẽ không có lực đột phá. Đà La rất ghét có Tham Lang đồng độ, có lực phá hoại khá lớn đối với cách “Hỏa Tham” và cách “Linh Tham”, vì có thể đột nhiên làm thay đổi tính chất “biến thành hanh thông” thành tính chất “dây dưa: kéo dài”, thế là sinh ra lực phá hoại. Thông thường Tham Lang thấy Đà La, là ý tượng: vì sắc dục mà mắc bệnh khó trị.

Tham Lang có Đà La đồng độ ở cung Dần, gọi là “Phong lưu thái trượng”, là ý tượng: vì chìm đắm trong tửu sắc mà ảnh hưởng đến sự tiến thủ; nhưng ở cung mệnh thì phần nhiều lại là người thông minh tuấn tú.

Đà La không ưa có Cự Môn đồng độ, là ý tượng: có thị phi trùng trùng ở sau lưng, hoặc mắc bệnh tật ngầm.

Đà La không ưa có Thất Sát đồng độ, nhất là nữ mệnh càng không nên, là ý tượng: chồng con li tán, hoặc lấy chồng rất muộn.

Phàm Đà La mà thủ cung phu thê, là ý tượng: chậm kết hôn; thủ cung tử nữ, là ý tượng: có con cái muộn…

Có Đà La cùng hội ở cung sự nghiệp hoặc cung tài bạch, nên theo ngành công nghệ, làm việc trong công trình, không nên buôn bán kinh doanh, thường rơi vào trạng thái bị bám chặt như keo.

Nếu cung mệnh có Đà La đồng độ, cung phúc đức ắt sẽ thấy Kình Dương, thông thường chủ về tư tưởng có lực kích phát, nhưng hành động thường lại do dự, không cương quyết.

Nếu cung mệnh có Kình Dương đồng độ, cung phu thê ắt thấy Đà La, là ý tượng: vợ chồng có tính cách không hợp nhau.

Nam mệnh Thái Âm Hóa Kỵ ở cung mệnh hoặc cung phu thê, có Kình Dương và Đà La giáp cung, là ý tượng: hôn nhân thất lợi, bị vợ con gây lụy.

Nữ mệnh Thái Dương Hóa Kỵ ở cung mệnh hoặc cung phu thê, có Kình Dương và Đà La giáp cung, là ý tượng: gặp chồng không hiền lành hoặc chồng bị bệnh tật.

(Hà Lạc Phái – Phương Ngoại Nhân)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Kình Dương, Đà La

Kình Dương thuộc dương kim, mang tính dương hỏa. Đà La thì thuộc âm kim, mang tính âm hỏa. Kình Dương gọi là sao “hình” (hình phạt), Đà La gọi là sao “kị”. Thông thường, Kình Dương Hỏa Tinh lại chủ về kích phát, Đà La thấy Linh Tinh cũng chủ về trui rèn, lúc này không còn là “hình kị”. Vì Kình Dương gặp Hỏa cũng giống như luyện kim loại thành khí cụ; Đà La gặp Linh cũng giống như nung đúc thành vật liệu; tính hung của tứ sát từ tác động hỗ tương cũng bị triệt tiêu, diễn hóa thành lợi ích.

Kết cấu “Kình Dương, Hỏa Tinh” chủ về “minh tranh”, chính nhờ có “minh tranh” mới có lực kích phát. Kết cấu “Đà La,

Tinh” lại chủ về “ám đấu”, chính nhờ có “ám đấu” mới chủ về trui rèn.

Về cơ bản, Kình Dương có lực phá hoại làm dao động cơ sở, nên gọi là “hình”, sự phá hoại của nó còn xảy ra công khai ngoài sáng, mệnh tạo thấy rõ ràng, nhưng có thể tránh được hay không lại là một chuyện khác. Kình Dương chủ về “hình”, nên thích họp làm quân nhân, cảnh sát, công tác pháp luật, bác sĩ ngoại khoa, hoặc là nhân viên công trình có tính xung lực; không thích hợp buôn bán kinh doanh, cũng không thích hợp làm việc trong chính giới.

Kình Dương ưa ở “Tứ Mộ” (tức 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi); nhất là hai cung Thìn Tuất (Thiên La, Địa Võng) rất ưa Kình Dương kích phát; có Hỏa Tinh cùng hội hợp thì lực kích phát càng lớn.

Kình Dương không ưa Liêm Trinh, cũng không ưa Cự Môn; trường hợp gặp hai sao này mà có thêm Hỏa Tinh đồng độ thì Kình Dương không phải là lực kích phát, mà chủ về thị phi hoặc bệnh tật. Đây là vì Liêm Trinh thuộc âm hỏa, xung đột với bản chất của Hỏa Tinh, Kình Dương; Cự Môn thuộc âm thổ, đủ để chôn dương kim, diệt dương hỏa; cho nên bất kể nam hay nữ, cung mệnh mà gặp chúng thì cuộc đời thường gặp nhiều tai họa bệnh đau.

Cách “Hỏa Tham” hoặc cách “Linh Tham” cũng không ưa thấy Kình Dương, là ý tượng: sau khi phát đạt nhanh chóng, sẽ nảy sinh tinh trạng cạnh tranh, tiềm phục nguy cơ bạo bại, cần phải kịp thời chọn phương châm phòng thủ để giữ thành quả, buông bỏ chuyện cạnh tranh với đối thủ, mới có thể “xu cát tị hung”.

Vũ Khúc có Kình Dương đồng độ lại không nên theo võ nghiệp, nhưng nếu hội hợp Kình Dương ở tam phương, thì thích hợp làm quân nhân, cảnh sát, công tác bảo an.

Tham Lang không ưa có Kình Dương đồng độ; ở cung Ngọ, Tham Lang thành cách “Mộc hỏa thông minh” (mộc hỏa sáng thông u), thấy Kình Dương, tuy cũng gọi là “Mã đầu đới kiếm”, nhưng về phải trải qua gian khổ rồi mới phát đạt và biến thành hanh thông, nhưng hanh thông lại không kéo dài được lâu.

Tham Lang và Kình Dương ở cung Tí, gọi là “Phiếm thủy đào hoa”, là ý tượng: cuộc đời chìm đắm trong tửu sắc, cũng không phải lá kết cấu đẹp.

Đà La chủ về dây dưa kéo dài, cố chấp, thị phi, đố kị, những điều tai hại đều đến từ trong bóng tối, mệnh tạo thường không biết nguyên nhân gây ra những thị phi, rắc rối trở ngại này. Cho nên gọi Đà La là “kị”. “Kị” khác với “hình”, “hình” là “minh thương” (đâm thương ngoài sáng), còn “kị” là “ám tiễn” (mũi tên bắn lén). Cho nên bất lợi do Đà La mang lại rất khó tránh né, mà hậu quả bất lợi cũng thường kéo dài một thời gian.

Đà La cũng ưa ở “Tứ Mộ”, nhưng thích ở hai cung Sửu hoặc Mùi hơn, vì ở Thiên La, Địa Võng sẽ không có lực đột phá. Đà La rất ghét có Tham Lang đồng độ, có lực phá hoại khá lớn đối với cách “Hỏa Tham” và cách “Linh Tham”, vì có thể đột nhiên làm thay đổi tính chất “biến thành hanh thông” thành tính chất “dây dưa: kéo dài”, thế là sinh ra lực phá hoại. Thông thường Tham Lang thấy Đà La, là ý tượng: vì sắc dục mà mắc bệnh khó trị.

Tham Lang có Đà La đồng độ ở cung Dần, gọi là “Phong lưu thái trượng”, là ý tượng: vì chìm đắm trong tửu sắc mà ảnh hưởng đến sự tiến thủ; nhưng ở cung mệnh thì phần nhiều lại là người thông minh tuấn tú.

Đà La không ưa có Cự Môn đồng độ, là ý tượng: có thị phi trùng trùng ở sau lưng, hoặc mắc bệnh tật ngầm.

Đà La không ưa có Thất Sát đồng độ, nhất là nữ mệnh càng không nên, là ý tượng: chồng con li tán, hoặc lấy chồng rất muộn.

Phàm Đà La mà thủ cung phu thê, là ý tượng: chậm kết hôn; thủ cung tử nữ, là ý tượng: có con cái muộn…

Có Đà La cùng hội ở cung sự nghiệp hoặc cung tài bạch, nên theo ngành công nghệ, làm việc trong công trình, không nên buôn bán kinh doanh, thường rơi vào trạng thái bị bám chặt như keo.

Nếu cung mệnh có Đà La đồng độ, cung phúc đức ắt sẽ thấy Kình Dương, thông thường chủ về tư tưởng có lực kích phát, nhưng hành động thường lại do dự, không cương quyết.

Nếu cung mệnh có Kình Dương đồng độ, cung phu thê ắt thấy Đà La, là ý tượng: vợ chồng có tính cách không hợp nhau.

Nam mệnh Thái Âm Hóa Kỵ ở cung mệnh hoặc cung phu thê, có Kình Dương và Đà La giáp cung, là ý tượng: hôn nhân thất lợi, bị vợ con gây lụy.

Nữ mệnh Thái Dương Hóa Kỵ ở cung mệnh hoặc cung phu thê, có Kình Dương và Đà La giáp cung, là ý tượng: gặp chồng không hiền lành hoặc chồng bị bệnh tật.

(Hà Lạc Phái – Phương Ngoại Nhân)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button