Tử vi

Nguồn gốc của tử vi đẩu số

Tử vi đẩu số có nguồn gốc từ Thiên Hoàng thị, ông là người đầu tiên làm ra Thiên can Địa chi. Thiên can, tức Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu (rất dễ nhầm với chữ Tuất trong Địa chi), Kỷ (rất dễ nhầm với chữ Tỵ trong Địa chi), Canh, Tân, Nhâm, Quý, tổng cộng là 10, cho nên gọi là thập can. Địa chi tức Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tổng cộng là 12, cho nên gọi là thập nhị chi.

Đến thời Hoàng Đế lại đem Thiên can Địa chi phối với nhau, gọi là “Giáp Tý”, như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão… Cứ 60 năm lại lặp lại 1 lần.

Trước thời Đông Hán, Giáp Tý đơn thuần chỉ được dùng chỉ ngày, từ thời Hán Vũ Đế trở về sau mới được ứng dụng rộng rãi trong niên phần, nguyệt phần, nhật kỳ và thời thần.

Bạn đang xem: Nguồn gốc của tử vi đẩu số

Đến thời Ngũ Đại, có người đem năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình ra xếp thành trò chơi để dự đoán tương lai, đó chính là khởi nguyên của thuật dự trắc. Có người lại mang lý luận tương sinh tương khắc trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) mà nghiên cứu chuyên sâu. Bào Hy thị (tức Phục Hy) thời cổ đại ngẩng trông sự biến hóa của thiên địa và các vì tinh tú, cúi xét sự sinh khắc của vạn vật, xem hình thái của chim thú, hình trạng địa lý, gần thì lấy ỏ thân mình, xa thì lấy ỏ vạn vật rồi làm ra Bát quái để thông suốt cái đức của thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật. Sự ra đời của Bát quái có ý nghĩa rất lớn đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa, trong đó Tử vi đẩu số và Bát quái có quan hệ mật thiết, có câu “Bát quái định cát hung”. Người xưa phàm có hỷ sự đều dùng Bát quái để dự trắc, từ đó có thể dự tính được kết quả một cách tương đối chuẩn xác.

(Lập và giải tử vi đẩu số – Phương pháp đoán mệnh – Phan Tử Ngư)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Nguồn gốc của tử vi đẩu số

Tử vi đẩu số có nguồn gốc từ Thiên Hoàng thị, ông là người đầu tiên làm ra Thiên can Địa chi. Thiên can, tức Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu (rất dễ nhầm với chữ Tuất trong Địa chi), Kỷ (rất dễ nhầm với chữ Tỵ trong Địa chi), Canh, Tân, Nhâm, Quý, tổng cộng là 10, cho nên gọi là thập can. Địa chi tức Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tổng cộng là 12, cho nên gọi là thập nhị chi.

Đến thời Hoàng Đế lại đem Thiên can Địa chi phối với nhau, gọi là “Giáp Tý”, như Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão… Cứ 60 năm lại lặp lại 1 lần.

Trước thời Đông Hán, Giáp Tý đơn thuần chỉ được dùng chỉ ngày, từ thời Hán Vũ Đế trở về sau mới được ứng dụng rộng rãi trong niên phần, nguyệt phần, nhật kỳ và thời thần.

Đến thời Ngũ Đại, có người đem năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình ra xếp thành trò chơi để dự đoán tương lai, đó chính là khởi nguyên của thuật dự trắc. Có người lại mang lý luận tương sinh tương khắc trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) mà nghiên cứu chuyên sâu. Bào Hy thị (tức Phục Hy) thời cổ đại ngẩng trông sự biến hóa của thiên địa và các vì tinh tú, cúi xét sự sinh khắc của vạn vật, xem hình thái của chim thú, hình trạng địa lý, gần thì lấy ỏ thân mình, xa thì lấy ỏ vạn vật rồi làm ra Bát quái để thông suốt cái đức của thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật. Sự ra đời của Bát quái có ý nghĩa rất lớn đối với văn hóa truyền thống Trung Hoa, trong đó Tử vi đẩu số và Bát quái có quan hệ mật thiết, có câu “Bát quái định cát hung”. Người xưa phàm có hỷ sự đều dùng Bát quái để dự trắc, từ đó có thể dự tính được kết quả một cách tương đối chuẩn xác.

(Lập và giải tử vi đẩu số – Phương pháp đoán mệnh – Phan Tử Ngư)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button