Tử vi

Quẻ Cấn

[Cấn]:cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân; hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân. Vô cữu.

[Quẻ Cấn tượng trưng cho sự ghìm lại]: Ghìm lại ở sau lưng để tránh sự phát hiện, không để cho thân thể trực tiếp hướng vào phía tư dục đáng phải ghìm ngăn; ví như ở trong sân mà quay lưng lại với nhau, cùng không nhìn thấy điều tà ác bị ghìm ngăn lại, tất không cữu hại.

Chú thích: quẻ Cấn: ghìm lại, ngăn lại, dừng. Cấn kỳ bối, nói lên khi ghìm ngăn lòng dục của người ta, thì nên bất ngờ chặn đứng ngay khi người ta còn chưa phát hiện ra là có “tà dục”; như thể ta ghìm lại ở “sau lưng” thì người bị chặn sẽ không thấy được tà dục là cái gì, cũng như Vương Bật nói là “mắt không nhìn thấy được họa hoạn vậy”. Án, tượng của quẻ Cấn là núi, có nghĩa là “chặn đứng”, cho nên Thoán truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái truyện đều nói: “Cấn là ngăn, là chặn, có nghĩa là chặn đứng, đây là quẻ có tượng là núi; người ta lấy chữ “cấn” đặt tên cho nó, ứng vào sự đời đó là sự ghìm lại, ngăn lại để phòng sự động lòng dục, cho nên nói là “ghìm lại, ngăn lại”.

Bạn đang xem: Quẻ Cấn

Tượng núi, có ý yên lặng, nặng nề, bền thực. Càn Khôn giao nhau ba lần, tới lần thứ ba mà thành Cấn. Một dương ở trên hai âm, dương động là vật tiến lên, dương đã quá trung thì dừng lại; Âm thì tĩnh, trên đã ngừng mà dưới thì tĩnh, cho nên làm Cấn – thấy hình mà không thấy tiếng, đối lập với Chấn, là nghe thấy tiếng mà không thấy hình. Có tượng ngăn chặn, ức chế ở sau lưng mà không cảm thấy bị giám sát, bị theo dõi.

Cấn kì bối, lời này nói rõ cách làm sự ngăn, làm sự ngăn mà được, thì đạo dễ thành, còn việc ngăn chặn mà làm không được, thì công khó thành. Cho nên, Lão Tử nói: “Không thấy cái gây nên điều dục, thì lòng không loạn vậy”.

Án, Cao Hanh nói: “Chữ cấn đáng được xem trọng. Cấn, cấn kì bối, chữ cấn trên là tên quẻ, chữ cấn dưới là lời quẻ, đây là thông lệ của toàn sách vậy. Thuyết này chấp nhận được, cho nên trong lời quẻ, thêm một chữ cấn là tên quẻ, có móc đơn để phân biệt.

Bất hoạch kỳ thân, như nói “thân mình không được về phía mà (ta muốn) ngăn lại”, câu này có nghĩa khi “chặn lại” ở sau lưng, thì bản thân người bị “chặn” không hướng về phía tư dục cần ghìm ngăn, nghĩa là “chỉ đắc kỳ sở” (chặn được đúng chỗ). Vương Bật nói: “Cái cần ngăn ở phía sau, cho nên bản thân không thấy được”. 

Chỉ bối, cũng như người bị “chặn” đi ở trong sân, từng đôi một quay lưng vào nhau; khi thực hiện sự “chặn” thì người nọ không nhìn thấy điều tà ác cần được ghìm chặn của người kia, là do lưng của hai người quay vào nhau. Dùng cách này để ứng xử với quẻ Cấn thì công “ghìm chặn tà dục” ắt thành, cho nên vô cữu. Súc chỉ nghĩa là chế súc, lấy sức mà ngăn; Cấn chỉ nghĩa là an chỉ, ngừng có nơi vậy.

Thuyết minh: cách thức ghìm chặn được nói tới tập trung ở chữ “bối”, thực hiện sự ngăn chặn trong tình trạng “quay lưng vào nhau”, thì có thể ngăn được lòng dục khi nó còn chưa manh nha, như vậy là ghìm chặn được đúng chỗ. Vì vậy ,Vương Bật tổng kết lời quẻ nói: “Cấn là quẻ nói về ghìm chặn không cho thông giao với nhau. Mọi chỗ đều bị ghìm chặn thì không qua lại được với nhau, sao được vô cữu ? Chỉ có không nhìn nhau là được thôi. Thực hiện được sự ghìm chặn ở sau lưng, thì không cần phải ngăn cách vật dục. Lưng là vật không thấy được, không nhìn thấy được là tự nhiên bị chặn đứng, chặn đứng lại mà không nhìn thấy là bất hoạch kỳ thân. Quay lưng lại nhau, tuy gần mà không nhìn thấy, cho nên hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân”.

Người ta thấy, chỉ thấy phía trước, chẳng thấy sau lưng. Ngừng ở nơi chẳng thấy, thì không ham muốn để rối loạn tâm thần. Chẳng được mình tức là chẳng thấy mình, có nghĩa là không có ta, không có ta thì ngừng vậy. Sân là nơi rất gần gũi mà chẳng thấy người, có ý nói chẳng giao tiếp với vật; cho nên vật ngoài thì chẳng tiếp, vật trong thì chẳng muốn nảy mầm – đó là ngừng; ngừng được đạo như vậy thì không lỗi.

Hồ Vân Phong nói: “Người ta lấy trước mặt làm thân, sau mặt làm lưng. Quái thể cũng giống như lưng với mặt người ta, mà đứng thì ngừng ở lưng mà chẳng được thân, cũng như đi ở sân mà chẳng thấy người. Chia ra hai thể mà nói, nội thể là không có ta là tượng chẳng thấy ta; ngoại thể thì người với ta là hai chẳng tương ứng, thì còn có lỗi gì vậy? “.

Bạch thư Chu dịch chép: “Căn kì bắc, bất hoạch kì thân, hành kì đình, bất kiến kì nhân, vô cữu”. Từ Tử Hùng dịch: “Cởi bỏ trách nhiệm, trả lại quan chức, lui về ở ẩn, trong trốn triều đình nhìn chẳng thấy bóng người, đến sân nhà người tìm cũng chẳng thấy, người ấy đã cao bay xa chạy rồi, để khỏi phải rước lấy tai họa”. Trương Lập Văn dịch: “Quẻ Cấn: chỉ lo quan tâm đến xương sống của mình, mà không quan tâm đến thân thể, về đến nhà không thấy người thân, tuy có khó khăn, nhưng cuối cùng không có tai họa gì”. Wilhelm dịch: “Cấn tức là giữ cho yên, ví như giữ cho cái lưng được yên, để thân thể không còn cảm giác gì nữa. Đi vào trong sân và không thấy người của mình. Không có lỗi”.

Thoán viết: Cấn, chỉ dã. Thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành; Động tĩnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang minh. “Cấn kỳ chỉ”, chỉ kỳ sở dã. Thượng hạ địch ứng, bất tương dữ dã, thị dĩ “bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu” dã.”

Thoán truyện nói: “Cấn” nghĩa là ghìm chặn. Thời nên ghìm chặn thì ghìm chặn, nên đi lên thì đi lên; Hoặc động hoặc tĩnh thích đáng không phạm vào thời, thì lẽ “ghìm chặn” sẽ sáng láng. Ý nghĩa chính của quẻ Cấn tượng trưng cho sự ghìm chặn, điều này nói lên sự ghìm chặn phải thích đáng đúng chỗ. Sáu hào trong quẻ đều đối địch với nhau, không đi lại thân mật với nhau, cho nên giống như sự “không để cho thân mình hướng về phía tư dục đang bị ghìm ngăn, ví như đi trong sân mà từng đôi quay lưng lại với nhau, cùng không nhìn thấy tà ác đang bị ghìm ngăn của đối phương, có như vậy thì mới không bị cữu hại.”

Chú thích: tên quẻ Cấn có nghĩa là “chặn”, nói rõ thêm lẽ “ghìm chặn” phải được dùng cho đúng thời, thì mới có thể động – tĩnh đúng mức, và cái lẽ ghìm chặn nhân thế mà sáng láng. Vương Bật nói: “Đạo chặn không thể thường dùng, tất phải thực hiện ở cái không thể đi lên, phải thích hợp với thời, thì đạo mới sáng láng được”.

Cấn kỳ chỉ, là ngừng lại nơi phải ngừng, nghĩa là chỗ cần ghìm chặn là lưng, lưng là nơi đáng bị ngăn chặn. Khổng Dĩnh Đạt nói: “chỉ kì sở dã, câu này giải thích nơi ghìm chặn; cấn kì chỉ là nhắc lại lời kinh cấn kì bối; bối trong Dịch được nói là chỉ, để nói rõ bối là vật không nhìn thấy, tức là nơi ghìm chặn được. Lại nói cấn đã được giải thích là “ngừng lại”, nay nói cấn kì chỉ là ngừng lại nơi phải ngừng, cho nên nói cấn kì chỉ, chỉ kì sở vậy”. Nhìn thấy và không nhìn thấy – từ hai sườn núi, hình thành giá trị tạo nghĩa.

Địch ứng, như nói đối địch, nói về mối quan hệ của sáu hào, các hào đối ứng quẻ trên với quẻ dưới đều là đồng tính đối địch với nhau, cho nên nói Thượng hạ địch đối, bất tương dữ, mà sáu hào đối địch không thân hòa với nhau, chính giống với lẽ “tương bối” mà “ức chỉ”. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Thoán nói: bất hoạch kì thân, hành kì đình, bất kiến kì nhân, vô cữu; những câu này lấy sự không tương xứng của sáu hào để giải thích tên quẻ Cấn, và còn giải thích rõ: hễ là ứng thì phải một âm một dương, hai thể không đối địch nhau; nay các ngôi quẻ trên quẻ dưới, tuy là tương đương mà các hào đều đối lập, không giao hòa với nhau, cho nên nói thượng hạ địch ứng, bất tương dữ dã. Song, trong tám quẻ thuần, thì cả sáu hào của chúng đều không ứng nhau, mà sao lại chỉ nói tới quẻ này? Vì rằng quẻ này đã ghìm chặn mà không giao nhau, hào lại trơ cứng mà không ứng, tương hợp với nghĩa của “chỉ”, cho nên kiêm các lẽ đó mà nói như vậy”.

Chẳng mất thời tức là thuận lý mà hợp nghĩa, ở vật là lý, xử với vật là nghĩa. Có vật ắt có phép tắc, như cha chỉ ở từ, con chỉ ở hiếu, vua chỉ ở nhân, tôi chỉ ở kính, muôn vật mọi sự đều có nơi có chốn, được nơi chốn thì yên, mất nơi chốn thì trái. Thánh nhân sở dĩ khiến được thiên hạ thuận trị cũng bởi làm cho vật có phép tắc, nghĩa là các vật ngừng có nơi chốn. Trong chẳng thấy mình ngoài chẳng thấy người, như vậy mà không lỗi sao ?

Tượng viết: Kiêm sơn, cấn, quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.

Tượng truyện nói: Hai núi chồng nhau, tượng trưng cho sự “ghìm chặn”, người quân tử nhân vậy tự mình ghìm nén tà dục trong lòng, mọi điều suy nghĩ không vượt khỏi ngôi mình.

Chú thích: Kiêm sơn, cấn – kiêm, như nói “trùng”. Khổng Dĩnh Đạt giảng: “Hai núi có nghĩa là trùng, nói là “kiêm sơn” vậy. Một núi đứng dựng đứng, đã có thể chấn được sự “chỉ”, nay lại hai núi trùng điệp, thì nghĩa của “chỉ” lại càng lớn, cho nên nói “kiêm sơn, cấn” vậy”. vị là ngôi của mình, chỉ ngôi giữa của phận mình, tức là địa phận chỗ mình ở vậy. Trình Di nói: “Người quân tử coi tượng “chỉ” của quẻ Cấn, mà nghĩ chỗ “chỉ” không vượt ra ngoài ngôi mình. Ngôi tức là phận mình ở. Muôn việc đều có nơi chốn, hễ đúng nơi chốn thì “chỉ” mà yên. Nếu đáng “hành” mà lại “chỉ”, đáng nhanh mà lại lâu, hoặc quá, hoặc bất cập, đều là “xuất kỳ vị” vậy, huống hồ lại vượt bổn phận của mình một cách không có căn cứ sao?”. Khâu Kiến An nói: “Vị là chỗ ngừng lại. Tư bất xuất kì vị là lúc ngừng thì biết chỗ ngừng, có ý nói hai núi đối lập chẳng lấn vượt nhau”.

Dương Vạn Lý nói: “Lớn thay là đạo “chỉ”! Có “chỉ” mà tuyệt được điều đó, có “chỉ” mà ở được chỗ đó, có “chỉ” mà gọn được việc đó. Cấn kì bối vì thế tuyệt được lòng dục mà vẫn giữ trọn được lẽ trời, sự “chỉ” này là tuyệt được điều đó; thời chỉ thời hành, tất là “chỉ” ở đạo, sự “chỉ” này là ở được chỗ đó; tư bất xuất kì vị mà mọi cái đều ngừng ở phận mình, sự “chỉ” này là gọn được việc vậy”. Thuyết này nêu rằng: Cấn là “chỉ” có ba hàm nghĩa: một là “ức chỉ” tà ác, hai là “chỉ” ở chính đạo, ba là “chỉ” theo phận mình. Luận lý của ba điều này thật rõ ràng, nhưng nếu gộp cả lại mà xét, thì nếu “chỉ tà dục”, tức là nghĩa thứ nhất có thể bao quát được cả hai nghĩa sau, tức là “dừng được tà dục”. “Chỉ” theo hàm nghĩa là dừng, thuyết này phần nhiều được người đời sau theo.

Sơ Lục, cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh.

Hào Sáu Đầu, biết ghìm chặn ở ngón chân khi cất bước, tất không tội lỗi, lợi về sự giữ vững chính bền lâu dài.

Chú thích: Sáu Đầu âm mềm, chất yếu, ở dưới cùng, có tượng ngón chân; nó thực hiện sự “chỉ” giống như cách thực hiện với ngón chân (bản năng), trước khi cất bước không làm điều gì để mất chính đạo, cho nên mới nói vô cữu. Trình Di nói: “Hào Sáu ở dưới cùng, là tượng ngón chân; ngón chân là nơi động trước nhất vậy. Cấn kì chỉ, chặn ở nơi đầu sự động. Mọi sự mà được chặn từ khi mới đầu, thì không mất chính, cho nên vô cữu vậy”. Lợi vĩnh trinh – câu này là do hào Sáu Đầu âm mềm, chất yếu, nên khuyến khích nó bằng câu “lợi vĩnh trinh”, như nói trước sau giữ chính, thì có thể thường giữ vô cữu. Chu Hy nói: “Hào Sáu Đầu âm mềm, sợ rằng nó chỉ có đầu mà không có cuối, nên răn là lợi vĩnh trinh, muốn lâu dài thì phải chính bền vậy”. Ghìm chặn trước khi hành động thì dễ, ghìm chặn lại sau khi đã hành động thì là việc khó.

Cấn kì chỉ là ngừng ngay lúc mới động, việc ngừng ngay ở lúc đầu thì chưa mất chỗ ngừng. Âm nhu thường hay lo không giữ được thường bền, cho nên lúc mới ngừng, răn rằng lợi ở thường và lâu bền thì không mất đạo chỉ. 

Cao Hanh giảng: “Cấn tức là chiếu cố, cấn lì chỉ cũng như nói quan tâm chiếu cố đến bàn chân. Nếu đã chiếu cố săn sóc đến bàn chân, tức là không dám đi bậy bạ”.

Tượng viết: “Cấn kì chỉ”, vị thất chính dã.

Tượng truyện nói: “Biết ghìm chặn ở ngón chân trước khi cất bước”, nói lên hào Sáu Đầu chưa từng vi phạm chính đạo.

Thuyết minh: Khổng Dĩnh Đạt nói: “Vị thất chính – Đi thì có lỗi, chặn lại thì không mất chính đạo, cho nên muốn lâu dài thì phải chính bền vậy (lợi vĩnh trinh)”. 

Hào Đầu được vô hại, là do có thể ngăn điều tà nguy khi còn chưa manh nha. Ngô Lâm Xuyên nói: “Ngừng ở dưới thì ngôi đầu không đáng, nhưng không mất chính vậy”. Quách Ung nói: “Ghìm chặn trước khi hành động thì dễ, mà ghìm chặn lại sau khi đã hành động thì khó. Tượng truyện nói “vị thất chính” là do ghìm chặn trước khi chưa hành động, chưa có việc mất chính vậy”.

Lục Nhị, cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tùy, kỳ tâm bất khoái.

Hào Sáu Hai, ghìm chặn sự cử động của cẳng chân, chưa thể bước lên trên để đội kẻ vốn nên đi theo, trong lòng không được khoan khoái.

Chú thích: phì – chẳng chân, giống với chú giải hào Hai quẻ Hàm; chửng, thông nghĩa với thừa, là cử, ở đây có nghĩa là “bước lên trên để đội”. Câu này nói lên hào Sáu Hai lấy chất mềm ở ngôi giữa, vốn là phải đội hào Ba dương, nhưng cẳng chân lại bị ép ghìm chặn, đáng là đi mà không đi được, cho nên nói “bất chửng kì tùy”. Đáng là đi mà không đi được, chí “thừa” hào dương không toại nguyện, cho nên nói “kì tâm bất khoái”.

Hào Hai được trung chính là được đạo chỉ, trên không ứng viện chẳng được thấy vua. Tam làm chủ thể “chỉ” nhưng cương mà mất trung chẳng được tiện nghi mà ngừng. Cương thì ngừng ở trên, chẳng phải xuống mà cầu ở dưới, Nhị tuy có đức trung chính mà chẳng theo được, vì sự đi hay ngừng của Nhị tùy ở chủ mà chẳng được tự do, cho nên có tượng “bắp chân”, cũng như đùi động thì bắp chân phải động theo, động hay ngừng là ở đùi chẳng phải bắp chân. Nhị đã chẳng lấy được cái trung chính mà cứu bất trung chính của Tam, thì ắt miễn cưỡng đi theo nó; dẫu có lỗi cũng không ở mình, nhưng đâu phải là lòng mình muốn như vậy, không thực thi theo chí mình nên trong lòng chẳng vui. Như đức Khổng và thầy Mạnh ở thời gặp vua, can chẳng được nói chẳng nghe, thì bỏ mà thôi, nếu miễn cưỡng theo thì không còn đúng nghĩa thời chỉ vậy.

Thượng Bỉnh Hòa nói: “Công dụng của cẳng chân là để đi, nay chặn cẳng chân thì không đi được. Nhưng thiên chức của âm là thuận theo dương, nên vẫn phải “tùy dương”. Đã không thể động lại phải “tùy dương”, không thể tự chủ, cho nên kì tâm bất khoái”.

Bạch thư Chu dịch chép: “Căn kì phì bất đăng kì tùy kì tâm bất khoái”.

Tượng viết: “Bất chửng kì tùy”, vị thoái thính dã.

Tượng truyện nói: “Hào Sáu Hai không thể bước lên đội kẻ vốn nên đi theo”, lại không có cách nào lui nghe mệnh lệnh, ghìm chặn (vì vậy trong lòng không khoan khoái).

Thuyết minh: thính, là nghe; câu này hợp với câu bất chửng kì tùy ở trên, nói lên hào Hai bị ép phải ghìm chặn, tiến thì không thể “thừa” kẻ vốn nên đi theo, lui thì không thể nghe theo mệnh lệnh. Thượng Bỉnh Hòa nói: “Thính là theo, công dụng của cẳng chân là cất bước đi lên, “bất chửng” là không động, không đi lên mà “thoái thính” vậy; nhưng hào dương ở trên, nghĩa là tất phải theo đi, thế mà lại không thể “thoái thính”; tiến lui không thể tự chủ, cho nên tâm bất khoái”.

Sở dĩ chẳng cứu được thì đi theo vậy, là người trên chưa biết nghe theo kẻ dưới. Chu Hy nói: “Người trên tức là Tam chẳng chịu lui xuống mà nghe theo Nhị vậy”. Hồ Vân Phong nói: “Nhị và Tam đều có chữ Tâm, Nhị nói chẳng cứu được nên tâm bất khoái, Tam chẳng nghe Nhị nên có lệ huân tâm (đốt cháy lòng)”.

Hào Sáu Hai mềm, ở ngôi giữa được ngôi, trên đội hào Chín Ba, động không có gì không chính, thế mà bị cưỡng ép “chỉ”. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Đây là tình trạng thực hiện sự “chỉ” không đúng chỗ”.

Cửu Tam, cấn kỳ hạn, liệt kỳ di, lệ huân tâm.

Hào Chín Ba, ghìm chặn sự vận động của lưng đến nỗi đứt cả chỗ thăn lưng (nơi trên dưới giao nhau ở cơ thể), nguy hiểm như cháy ruột.

Chú thích: hạn, là giới hạn, trong câu này chỉ chỗ trên dưới giao nhau của cơ thể người, tức là lưng; liệt, Thích văn dẫn lời Mã Dung nói “là thăn lưng vậy”. Câu này nói lên hào Chín Ba ở giữa quẻ trên và quẻ dưới như lưng ở cơ thể người; nếu sự cử động của lưng bị ghìm chặn, chỗ thăn lưng bị đứt, sẽ có sự nguy cháy ruột, như vậy thì hung là biết được. Vương Bật nói: “Hạn là phần giữa thân người, hào Ba ở giữa hai tượng, cho nên nói cấn kì hạn; di là thăn lưng, chỉ ngay chỗ hạn, phân cắt ở khoảng giữa thân thể, cho nên liệt kì di mà lo như cháy ruột vậy”.

Hào Ba cương ở ngôi cương lại bất trung, mà làm chủ quẻ Cấn là quyết ngừng; nơi phân cách trên dưới đều hàm nghĩa ngừng, đó là ngừng hẳn mà không trở lại (vãng lai). Xương sống người ta, đốt sống trên dưới chẳng phụ thuộc nhau sao? ý nói ngừng bên dưới thì bền, nghĩa là tĩnh dưới thì trên mới có thể động; đạo ngừng chỉ quý ở được tiện nghi (hàm nghĩa theo xương sống và đốt sống), ví như khi còn chưa bị thoái hóa cột sống; trái lại thì ngược với đời, lìa tuyệt với vật, cũng như Nhị âm nhu bị cương khống chế nên chẳng vui, còn Tam dương cương bị nhu hãm nên nguy cháy ruột vậy.

Tượng viết: “Cấn kì hạn”, nguy huân tâm dã.

Tượng truyện nói: “Ghìm chặn sự vận động của lưng”, nói lên sự nguy hiểm của hào Chín Ba sẽ như cháy ruột.

Thuyết minh: Hào Chín Ba dương cứng, được ngôi, chính là nên thận trọng trong sự đi, thế mà lại bị “chỉ”, khiến đứt thăn. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Hào này cũng nêu rõ sự “chỉ” ở đây là không đúng chỗ”. Khi cứ đứng bền mãi một chỗ, chẳng thể tiến lui được, đây là hiện tượng như lửa đốt lòng. 

Lục Tứ, cấn kì thân, vô cữu.

Hào Sáu Bốn, ghìm chặn ở phần thân mình, không để vọng động, tất không cữu hại.

Chú thích: thân là thân mình, ở đây chỉ hào Sáu Bốn như phần thân của con người, nên có tượng như vậy. Lấy chất mềm ở ngôi mềm, “chỉ” đúng chỗ, do vậy nên vô cữu. Vương Bật nói: “Phía trên của phần giữa gọi là thân, “xéo” đúng ngôi, cầu “chỉ” ở nơi thân mình được đúng chỗ, cho nên không bị rơi vào lỗi lầm vậy”.

Tứ là ngôi Đại thần, ngừng cái việc đáng ngừng trong thiên hạ. Âm nhu không ứng tức là chẳng gặp dương cương, cho nên chẳng ngăn được vật, tuy tự mình ngừng thì không lỗi. Trương Trung Khê nói: “Các quẻ, duy có Hàm và Cấn lấy thân làm tượng, đó là nghĩa “cận thủ chư thân”. Tứ thì chính, là ngôi của tâm, lại chẳng nói tâm mà nói thân, là vì tâm chẳng thấy được, mà thân là bờ cõi của tâm, thấy thân ngừng thì biết tâm ngừng, thì sao có lỗi về sự động càn bậy”.

Tượng viết: “Cấn kì thân”, chỉ chư cung dã.

Tượng truyện nói: “Ghìm chặn nơi thân mình không để vọng động”, nói lên Sáu Bốn có thể tự ghìm chặn yên giữ ngôi mình.

Thuyết minh: Chỉ chư cung – câu này như nói tự ghìm chặn. Vương Bật nói: “Tự ghìm chặn thân mình, không phân ra toàn cơ thể”. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Cung, cũng như thân mình vậy. Nói rõ có thể chặn đứng ở thân mình, không gấp vội mà động vậy”. Nếu vậy thì thật là ức chế, bộc lộ sự kìm hãm bản năng trong khuôn khổ chữ “đức”.

Không làm được việc ngừng của thiên hạ, mà chỉ ngừng lấy thân mình, há đủ xưng là Đại thần sao ?

Lời quẻ nói bất hoạch kì thân, hào Bốn nói cấn kì thân, hai câu này hàm nghĩa khác nhau. Lời quẻ nói về đang ở vào thời “chỉ”, không để thân mình quay về phía tà dục, là nơi bị ghìm chặn, có nghĩa là không nhìn thấy nơi tà dục, lòng không biết thì không loạn; Còn đối với lời hào Bốn nói về sự ghìm chặn tự thân không để vọng động, về nghĩa thì giống với Đại tượng truyện nói là tư bất xuất kì vị, yên ngừng ở phận mình.

Lục Ngũ, cấn kì phụ, ngôn hữu tự, hối vong.

Hào Sáu Năm, ghìm chặn miệng mình, không để nói càn, nói phải rành mạch đâu ra đấy, hối hận sẽ mất. 

Chú thích: phụ, hàm răng trên, giống phụ chú hào Sáu Trên quẻ Hàm, ở quẻ này chỉ miệng; tự chỉ rành mạch. Lời hào nói lên Sáu Năm mềm, ở ngôi cao tôn quý, ở giữa không lệch, như ở vị trí của miệng; có tượng thận trọng “chặn” miệng lại mà nói rành mạch đâu ra đấy cho nên hối sẽ tiêu tan.

Hào Sáu Năm làm chủ quẻ Cấn, làm chủ việc ngừng trong thiên hạ, mà tài âm nhu, sợ rằng chẳng đương nổi trách nhiệm giữa lời nói và việc làm về nghĩa của nó. Mồm mép là nơi phát ra của lời nói, ngừng ở mồm mép thì ăn năn mất. Cấn kỳ phụ là ngừng ở trong xương quai hàm, sao lại nói có ăn năn ? Là vì âm ở ngôi dương vậy.

Vương Bật nói: “Làm sự “chỉ” ở “phụ, ở vào ngôi giữa, cho nên miệng không để cho nói chọn lời “hối” vậy” (như sẽ làm mất hối).

Tượng viết: “Cấn kì phụ”, dĩ trung chính dã.

Tượng truyện nói: “Ghìm chặn miệng mình, không để nói càn”, nói lên hào Sáu Năm có thể ở ngôi giữa giữ chính.

Thuyết minh: Chu Hy nói: “Chữ ‘chính’ là chữ thừa, khớp vần đủ thấy”. Lời này rât đáng chấp nhận. Cung Hoán nói: “Cấn kì phụ, không phải là không nói, nói rành mạch đâu ra đấy, do vì là ‘cấn’ vậy”.

Cái thiện của hào Năm là được ‘trung’, nói ‘cấn kì phụ’ là ngừng ở trong. Lời nói lấy được trung để thực hiện sự chính, ví như vua Cao Tôn ba năm không nói, mà khi nói một tiếng thì bốn bể cảm phục, vua Uy Vương ba năm chẳng kêu, mà khi la một tiếng thì nước Tề phải sợ, cho nên nói có đức thì phát ra lời nói.

Thượng Cửu, đôn cấn, cát.

Hào Chín Trên, lấy phẩm đức đôn hậu để ghìm chặn ta dục, tốt lành.

Chú thích: Hào Chín Trên ở cuối quẻ Cấn, là tượng ghìm chặn cùng cực, cho nên tuy là dương cứng mà lại đôn hậu; dùng đức đó để ghìm chặn tà dục, nên được tốt lành. Chín (cửu) lấy cương thực ở trên, đôn là rất thực, người ta ở lúc ngừng khó giữ được lâu, cho nên phải có khí tiết, hoặc dời đi ở lúc giữ muộn, hoặc mất ở việc trót, hoặc bỏ ở sự lâu, đều là việc lo của người ta – cho nên nói, cẩn thận ở sự ngừng thì cát.

Vương Bật nói: “Ở ngôi cuối sự “chỉ”, là sự “cực chỉ” vậy. Lấy sự đôn hậu làm trọng trên hết, không bị sa vào điều trái, điều càn, nên là cát vậy”.

Tượng viết: “Đôn cấn chi cát”, dĩ hậu trung dã.

Tượng truyện nói: “Lấy phẩm đức đôn hậu để ghìm chặn ta dục mà được tốt lành”, nói lên hào Chín Trên với bản chất tốt đẹp đã giữ vững đến lúc cuối.

Thuyết minh

Trinh Di nói: “Việc trong thiên hạ, duy giữ được đến lúc cuối là khó. Đôn hậu trong sự “chỉ” là kẻ có cuối đó; hào Trên mà tốt, là do có thể dốc lòng, dốc sức vào cuối vậy”.

Chu Hy nói: “Cấn là một quẻ rất tốt, động mà chẳng mất thời thì đạo được sáng tỏ, lại cương kiện mà đốc thực, làm cho đức ngày càng sáng thêm mới, đều là tượng Cấn”.

Khâu Kiến An nói: “Sáu hào quẻ Cấn là Tam và Thượng làm chủ, Tam liền với hai hào âm ở trên có tượng quẻ Chấn, thành ra mất đi cái nghĩa “cấn chỉ”, mà cái thời dụng của “cấn chỉ” là ở trên, cho nên Thương nói “đôn cấn cát”, còn Tam thì nói “cấn lệ huân tâm”. Bốn hào âm đều theo dương mà ngừng, cho nên hợp cả hai thể của quẻ Cấn thì biết được nghĩa trùng cấn vậy”.

Lý Kính Trì cho đôn là giả tá cho đoan. Thuyết văn giải tự giảng đoan là: “lúc khởi đầu của muôn vật”. Thêm nữa, Đoàn Ngọc Tài chú Thuyết văn giải tự giảng: “Đoan cũng giống như đầu”. Tham khảo thêm Hệ từ nghĩa quẻ Cấn: kết thúc và khởi đầu.

LỜI BÀN

Quẻ Cấn lấy nghĩa ở sự “chỉ” để đi sâu phân tích lẽ “ghìm chặn” sự tà dục. Lễ ký – Nhạc kí nói: “Dâm thanh loạn sắc không để lại sự thông minh; dâm nhạc tà lễ không tiếp nối được tâm thuật; phong khí lười biếng tà dịch, không nên tồn giữ ở trên người”. Chính các điều gọi là “không để lại”, “không tiếp nối”, “không tồn giữ” là tương thông với lẽ “ghìm chặn” của quẻ Cấn. 

Ý của “cấn kỳ bối” trong lời quẻ để triển khai phương thức đẹp nhất của sự “chỉ tà”, là khiến cho người ta “cách tuyệt tà dục”, nhấn mạnh công hiệu của điều “tâm bất loạn” thì hà tất phải “chỉ”. Tiền Trung Thư dẫn câu “Gương quý trong truyện phong nguyệt là nên soi mặt trái” trong Hồng lâu mộng, nói rằng: “hễ cứ soi mặt trái là có thể trị được sự “vọng động”, khớp hợp một cách kỳ diệu với ý tưởng của quẻ Cấn.

Ý nghĩa sáu hào trong quẻ lần lượt “thủ” tượng từ các bộ phận của cơ thể con người, nhằm bộc lộ các tình trạng hoặc được, hoặc mất của sự “ghìm chặn” từ mỗi góc độ khác nhau. Sáu Hai như “cẳng chân” đáng đi mà không đi được. Chín Ba như “phần lưng” nên động mà không thể động, đồng thời thuộc tượng thực hiện sự “chỉ” không thích đáng. Sáu Đầu “chỉ” ngay trước khi “ngón chân” chuẩn bị cất bước. Sáu Bốn tự “chỉ” ở thân mình. Sáu Năm thận trọng “chỉ” ở “miệng” mình. Chín Trên đôn hậu trong sự “chỉ”, đều là tượng thực hiện sự “chỉ” đúng lẽ. 

Nghĩa lý sâu của quẻ Cấn dụ ý “ghìm chặn” ở đây không phải tuyệt đối nhấn mạnh “bất hành”. Lời Thoán nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa “hành” với “chỉ”, thông qua hào Sáu Năm sau khi “ghìm chặn miệng”, sẽ nói năng được rành mạch đâu ra đấy, “tượng lệ” rõ ràng của sự lấy “chỉ” mà cầu “hành”, nói lên mục đích của sự “chỉ” là ở chỗ giữ sao cho cầu “hành” được chính xác. Đó là hàm nghĩa tinh tế “hành chính” tất trước tiên phải “chỉ tà”, lấy sự “ghìm chặn” làm tiền đề cho sự “tiến thủ”.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Quẻ Cấn

[Cấn]:cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân; hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân. Vô cữu.

[Quẻ Cấn tượng trưng cho sự ghìm lại]: Ghìm lại ở sau lưng để tránh sự phát hiện, không để cho thân thể trực tiếp hướng vào phía tư dục đáng phải ghìm ngăn; ví như ở trong sân mà quay lưng lại với nhau, cùng không nhìn thấy điều tà ác bị ghìm ngăn lại, tất không cữu hại.

Chú thích: quẻ Cấn: ghìm lại, ngăn lại, dừng. Cấn kỳ bối, nói lên khi ghìm ngăn lòng dục của người ta, thì nên bất ngờ chặn đứng ngay khi người ta còn chưa phát hiện ra là có “tà dục”; như thể ta ghìm lại ở “sau lưng” thì người bị chặn sẽ không thấy được tà dục là cái gì, cũng như Vương Bật nói là “mắt không nhìn thấy được họa hoạn vậy”. Án, tượng của quẻ Cấn là núi, có nghĩa là “chặn đứng”, cho nên Thoán truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái truyện đều nói: “Cấn là ngăn, là chặn, có nghĩa là chặn đứng, đây là quẻ có tượng là núi; người ta lấy chữ “cấn” đặt tên cho nó, ứng vào sự đời đó là sự ghìm lại, ngăn lại để phòng sự động lòng dục, cho nên nói là “ghìm lại, ngăn lại”.

Tượng núi, có ý yên lặng, nặng nề, bền thực. Càn Khôn giao nhau ba lần, tới lần thứ ba mà thành Cấn. Một dương ở trên hai âm, dương động là vật tiến lên, dương đã quá trung thì dừng lại; Âm thì tĩnh, trên đã ngừng mà dưới thì tĩnh, cho nên làm Cấn – thấy hình mà không thấy tiếng, đối lập với Chấn, là nghe thấy tiếng mà không thấy hình. Có tượng ngăn chặn, ức chế ở sau lưng mà không cảm thấy bị giám sát, bị theo dõi.

Cấn kì bối, lời này nói rõ cách làm sự ngăn, làm sự ngăn mà được, thì đạo dễ thành, còn việc ngăn chặn mà làm không được, thì công khó thành. Cho nên, Lão Tử nói: “Không thấy cái gây nên điều dục, thì lòng không loạn vậy”.

Án, Cao Hanh nói: “Chữ cấn đáng được xem trọng. Cấn, cấn kì bối, chữ cấn trên là tên quẻ, chữ cấn dưới là lời quẻ, đây là thông lệ của toàn sách vậy. Thuyết này chấp nhận được, cho nên trong lời quẻ, thêm một chữ cấn là tên quẻ, có móc đơn để phân biệt.

Bất hoạch kỳ thân, như nói “thân mình không được về phía mà (ta muốn) ngăn lại”, câu này có nghĩa khi “chặn lại” ở sau lưng, thì bản thân người bị “chặn” không hướng về phía tư dục cần ghìm ngăn, nghĩa là “chỉ đắc kỳ sở” (chặn được đúng chỗ). Vương Bật nói: “Cái cần ngăn ở phía sau, cho nên bản thân không thấy được”. 

Chỉ bối, cũng như người bị “chặn” đi ở trong sân, từng đôi một quay lưng vào nhau; khi thực hiện sự “chặn” thì người nọ không nhìn thấy điều tà ác cần được ghìm chặn của người kia, là do lưng của hai người quay vào nhau. Dùng cách này để ứng xử với quẻ Cấn thì công “ghìm chặn tà dục” ắt thành, cho nên vô cữu. Súc chỉ nghĩa là chế súc, lấy sức mà ngăn; Cấn chỉ nghĩa là an chỉ, ngừng có nơi vậy.

Thuyết minh: cách thức ghìm chặn được nói tới tập trung ở chữ “bối”, thực hiện sự ngăn chặn trong tình trạng “quay lưng vào nhau”, thì có thể ngăn được lòng dục khi nó còn chưa manh nha, như vậy là ghìm chặn được đúng chỗ. Vì vậy ,Vương Bật tổng kết lời quẻ nói: “Cấn là quẻ nói về ghìm chặn không cho thông giao với nhau. Mọi chỗ đều bị ghìm chặn thì không qua lại được với nhau, sao được vô cữu ? Chỉ có không nhìn nhau là được thôi. Thực hiện được sự ghìm chặn ở sau lưng, thì không cần phải ngăn cách vật dục. Lưng là vật không thấy được, không nhìn thấy được là tự nhiên bị chặn đứng, chặn đứng lại mà không nhìn thấy là bất hoạch kỳ thân. Quay lưng lại nhau, tuy gần mà không nhìn thấy, cho nên hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân”.

Người ta thấy, chỉ thấy phía trước, chẳng thấy sau lưng. Ngừng ở nơi chẳng thấy, thì không ham muốn để rối loạn tâm thần. Chẳng được mình tức là chẳng thấy mình, có nghĩa là không có ta, không có ta thì ngừng vậy. Sân là nơi rất gần gũi mà chẳng thấy người, có ý nói chẳng giao tiếp với vật; cho nên vật ngoài thì chẳng tiếp, vật trong thì chẳng muốn nảy mầm – đó là ngừng; ngừng được đạo như vậy thì không lỗi.

Hồ Vân Phong nói: “Người ta lấy trước mặt làm thân, sau mặt làm lưng. Quái thể cũng giống như lưng với mặt người ta, mà đứng thì ngừng ở lưng mà chẳng được thân, cũng như đi ở sân mà chẳng thấy người. Chia ra hai thể mà nói, nội thể là không có ta là tượng chẳng thấy ta; ngoại thể thì người với ta là hai chẳng tương ứng, thì còn có lỗi gì vậy? “.

Bạch thư Chu dịch chép: “Căn kì bắc, bất hoạch kì thân, hành kì đình, bất kiến kì nhân, vô cữu”. Từ Tử Hùng dịch: “Cởi bỏ trách nhiệm, trả lại quan chức, lui về ở ẩn, trong trốn triều đình nhìn chẳng thấy bóng người, đến sân nhà người tìm cũng chẳng thấy, người ấy đã cao bay xa chạy rồi, để khỏi phải rước lấy tai họa”. Trương Lập Văn dịch: “Quẻ Cấn: chỉ lo quan tâm đến xương sống của mình, mà không quan tâm đến thân thể, về đến nhà không thấy người thân, tuy có khó khăn, nhưng cuối cùng không có tai họa gì”. Wilhelm dịch: “Cấn tức là giữ cho yên, ví như giữ cho cái lưng được yên, để thân thể không còn cảm giác gì nữa. Đi vào trong sân và không thấy người của mình. Không có lỗi”.

Thoán viết: Cấn, chỉ dã. Thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành; Động tĩnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang minh. “Cấn kỳ chỉ”, chỉ kỳ sở dã. Thượng hạ địch ứng, bất tương dữ dã, thị dĩ “bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu” dã.”

Thoán truyện nói: “Cấn” nghĩa là ghìm chặn. Thời nên ghìm chặn thì ghìm chặn, nên đi lên thì đi lên; Hoặc động hoặc tĩnh thích đáng không phạm vào thời, thì lẽ “ghìm chặn” sẽ sáng láng. Ý nghĩa chính của quẻ Cấn tượng trưng cho sự ghìm chặn, điều này nói lên sự ghìm chặn phải thích đáng đúng chỗ. Sáu hào trong quẻ đều đối địch với nhau, không đi lại thân mật với nhau, cho nên giống như sự “không để cho thân mình hướng về phía tư dục đang bị ghìm ngăn, ví như đi trong sân mà từng đôi quay lưng lại với nhau, cùng không nhìn thấy tà ác đang bị ghìm ngăn của đối phương, có như vậy thì mới không bị cữu hại.”

Chú thích: tên quẻ Cấn có nghĩa là “chặn”, nói rõ thêm lẽ “ghìm chặn” phải được dùng cho đúng thời, thì mới có thể động – tĩnh đúng mức, và cái lẽ ghìm chặn nhân thế mà sáng láng. Vương Bật nói: “Đạo chặn không thể thường dùng, tất phải thực hiện ở cái không thể đi lên, phải thích hợp với thời, thì đạo mới sáng láng được”.

Cấn kỳ chỉ, là ngừng lại nơi phải ngừng, nghĩa là chỗ cần ghìm chặn là lưng, lưng là nơi đáng bị ngăn chặn. Khổng Dĩnh Đạt nói: “chỉ kì sở dã, câu này giải thích nơi ghìm chặn; cấn kì chỉ là nhắc lại lời kinh cấn kì bối; bối trong Dịch được nói là chỉ, để nói rõ bối là vật không nhìn thấy, tức là nơi ghìm chặn được. Lại nói cấn đã được giải thích là “ngừng lại”, nay nói cấn kì chỉ là ngừng lại nơi phải ngừng, cho nên nói cấn kì chỉ, chỉ kì sở vậy”. Nhìn thấy và không nhìn thấy – từ hai sườn núi, hình thành giá trị tạo nghĩa.

Địch ứng, như nói đối địch, nói về mối quan hệ của sáu hào, các hào đối ứng quẻ trên với quẻ dưới đều là đồng tính đối địch với nhau, cho nên nói Thượng hạ địch đối, bất tương dữ, mà sáu hào đối địch không thân hòa với nhau, chính giống với lẽ “tương bối” mà “ức chỉ”. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Thoán nói: bất hoạch kì thân, hành kì đình, bất kiến kì nhân, vô cữu; những câu này lấy sự không tương xứng của sáu hào để giải thích tên quẻ Cấn, và còn giải thích rõ: hễ là ứng thì phải một âm một dương, hai thể không đối địch nhau; nay các ngôi quẻ trên quẻ dưới, tuy là tương đương mà các hào đều đối lập, không giao hòa với nhau, cho nên nói thượng hạ địch ứng, bất tương dữ dã. Song, trong tám quẻ thuần, thì cả sáu hào của chúng đều không ứng nhau, mà sao lại chỉ nói tới quẻ này? Vì rằng quẻ này đã ghìm chặn mà không giao nhau, hào lại trơ cứng mà không ứng, tương hợp với nghĩa của “chỉ”, cho nên kiêm các lẽ đó mà nói như vậy”.

Chẳng mất thời tức là thuận lý mà hợp nghĩa, ở vật là lý, xử với vật là nghĩa. Có vật ắt có phép tắc, như cha chỉ ở từ, con chỉ ở hiếu, vua chỉ ở nhân, tôi chỉ ở kính, muôn vật mọi sự đều có nơi có chốn, được nơi chốn thì yên, mất nơi chốn thì trái. Thánh nhân sở dĩ khiến được thiên hạ thuận trị cũng bởi làm cho vật có phép tắc, nghĩa là các vật ngừng có nơi chốn. Trong chẳng thấy mình ngoài chẳng thấy người, như vậy mà không lỗi sao ?

Tượng viết: Kiêm sơn, cấn, quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.

Tượng truyện nói: Hai núi chồng nhau, tượng trưng cho sự “ghìm chặn”, người quân tử nhân vậy tự mình ghìm nén tà dục trong lòng, mọi điều suy nghĩ không vượt khỏi ngôi mình.

Chú thích: Kiêm sơn, cấn – kiêm, như nói “trùng”. Khổng Dĩnh Đạt giảng: “Hai núi có nghĩa là trùng, nói là “kiêm sơn” vậy. Một núi đứng dựng đứng, đã có thể chấn được sự “chỉ”, nay lại hai núi trùng điệp, thì nghĩa của “chỉ” lại càng lớn, cho nên nói “kiêm sơn, cấn” vậy”. vị là ngôi của mình, chỉ ngôi giữa của phận mình, tức là địa phận chỗ mình ở vậy. Trình Di nói: “Người quân tử coi tượng “chỉ” của quẻ Cấn, mà nghĩ chỗ “chỉ” không vượt ra ngoài ngôi mình. Ngôi tức là phận mình ở. Muôn việc đều có nơi chốn, hễ đúng nơi chốn thì “chỉ” mà yên. Nếu đáng “hành” mà lại “chỉ”, đáng nhanh mà lại lâu, hoặc quá, hoặc bất cập, đều là “xuất kỳ vị” vậy, huống hồ lại vượt bổn phận của mình một cách không có căn cứ sao?”. Khâu Kiến An nói: “Vị là chỗ ngừng lại. Tư bất xuất kì vị là lúc ngừng thì biết chỗ ngừng, có ý nói hai núi đối lập chẳng lấn vượt nhau”.

Dương Vạn Lý nói: “Lớn thay là đạo “chỉ”! Có “chỉ” mà tuyệt được điều đó, có “chỉ” mà ở được chỗ đó, có “chỉ” mà gọn được việc đó. Cấn kì bối vì thế tuyệt được lòng dục mà vẫn giữ trọn được lẽ trời, sự “chỉ” này là tuyệt được điều đó; thời chỉ thời hành, tất là “chỉ” ở đạo, sự “chỉ” này là ở được chỗ đó; tư bất xuất kì vị mà mọi cái đều ngừng ở phận mình, sự “chỉ” này là gọn được việc vậy”. Thuyết này nêu rằng: Cấn là “chỉ” có ba hàm nghĩa: một là “ức chỉ” tà ác, hai là “chỉ” ở chính đạo, ba là “chỉ” theo phận mình. Luận lý của ba điều này thật rõ ràng, nhưng nếu gộp cả lại mà xét, thì nếu “chỉ tà dục”, tức là nghĩa thứ nhất có thể bao quát được cả hai nghĩa sau, tức là “dừng được tà dục”. “Chỉ” theo hàm nghĩa là dừng, thuyết này phần nhiều được người đời sau theo.

Sơ Lục, cấn kỳ chỉ, vô cữu, lợi vĩnh trinh.

Hào Sáu Đầu, biết ghìm chặn ở ngón chân khi cất bước, tất không tội lỗi, lợi về sự giữ vững chính bền lâu dài.

Chú thích: Sáu Đầu âm mềm, chất yếu, ở dưới cùng, có tượng ngón chân; nó thực hiện sự “chỉ” giống như cách thực hiện với ngón chân (bản năng), trước khi cất bước không làm điều gì để mất chính đạo, cho nên mới nói vô cữu. Trình Di nói: “Hào Sáu ở dưới cùng, là tượng ngón chân; ngón chân là nơi động trước nhất vậy. Cấn kì chỉ, chặn ở nơi đầu sự động. Mọi sự mà được chặn từ khi mới đầu, thì không mất chính, cho nên vô cữu vậy”. Lợi vĩnh trinh – câu này là do hào Sáu Đầu âm mềm, chất yếu, nên khuyến khích nó bằng câu “lợi vĩnh trinh”, như nói trước sau giữ chính, thì có thể thường giữ vô cữu. Chu Hy nói: “Hào Sáu Đầu âm mềm, sợ rằng nó chỉ có đầu mà không có cuối, nên răn là lợi vĩnh trinh, muốn lâu dài thì phải chính bền vậy”. Ghìm chặn trước khi hành động thì dễ, ghìm chặn lại sau khi đã hành động thì là việc khó.

Cấn kì chỉ là ngừng ngay lúc mới động, việc ngừng ngay ở lúc đầu thì chưa mất chỗ ngừng. Âm nhu thường hay lo không giữ được thường bền, cho nên lúc mới ngừng, răn rằng lợi ở thường và lâu bền thì không mất đạo chỉ. 

Cao Hanh giảng: “Cấn tức là chiếu cố, cấn lì chỉ cũng như nói quan tâm chiếu cố đến bàn chân. Nếu đã chiếu cố săn sóc đến bàn chân, tức là không dám đi bậy bạ”.

Tượng viết: “Cấn kì chỉ”, vị thất chính dã.

Tượng truyện nói: “Biết ghìm chặn ở ngón chân trước khi cất bước”, nói lên hào Sáu Đầu chưa từng vi phạm chính đạo.

Thuyết minh: Khổng Dĩnh Đạt nói: “Vị thất chính – Đi thì có lỗi, chặn lại thì không mất chính đạo, cho nên muốn lâu dài thì phải chính bền vậy (lợi vĩnh trinh)”. 

Hào Đầu được vô hại, là do có thể ngăn điều tà nguy khi còn chưa manh nha. Ngô Lâm Xuyên nói: “Ngừng ở dưới thì ngôi đầu không đáng, nhưng không mất chính vậy”. Quách Ung nói: “Ghìm chặn trước khi hành động thì dễ, mà ghìm chặn lại sau khi đã hành động thì khó. Tượng truyện nói “vị thất chính” là do ghìm chặn trước khi chưa hành động, chưa có việc mất chính vậy”.

Lục Nhị, cấn kỳ phì, bất chửng kỳ tùy, kỳ tâm bất khoái.

Hào Sáu Hai, ghìm chặn sự cử động của cẳng chân, chưa thể bước lên trên để đội kẻ vốn nên đi theo, trong lòng không được khoan khoái.

Chú thích: phì – chẳng chân, giống với chú giải hào Hai quẻ Hàm; chửng, thông nghĩa với thừa, là cử, ở đây có nghĩa là “bước lên trên để đội”. Câu này nói lên hào Sáu Hai lấy chất mềm ở ngôi giữa, vốn là phải đội hào Ba dương, nhưng cẳng chân lại bị ép ghìm chặn, đáng là đi mà không đi được, cho nên nói “bất chửng kì tùy”. Đáng là đi mà không đi được, chí “thừa” hào dương không toại nguyện, cho nên nói “kì tâm bất khoái”.

Hào Hai được trung chính là được đạo chỉ, trên không ứng viện chẳng được thấy vua. Tam làm chủ thể “chỉ” nhưng cương mà mất trung chẳng được tiện nghi mà ngừng. Cương thì ngừng ở trên, chẳng phải xuống mà cầu ở dưới, Nhị tuy có đức trung chính mà chẳng theo được, vì sự đi hay ngừng của Nhị tùy ở chủ mà chẳng được tự do, cho nên có tượng “bắp chân”, cũng như đùi động thì bắp chân phải động theo, động hay ngừng là ở đùi chẳng phải bắp chân. Nhị đã chẳng lấy được cái trung chính mà cứu bất trung chính của Tam, thì ắt miễn cưỡng đi theo nó; dẫu có lỗi cũng không ở mình, nhưng đâu phải là lòng mình muốn như vậy, không thực thi theo chí mình nên trong lòng chẳng vui. Như đức Khổng và thầy Mạnh ở thời gặp vua, can chẳng được nói chẳng nghe, thì bỏ mà thôi, nếu miễn cưỡng theo thì không còn đúng nghĩa thời chỉ vậy.

Thượng Bỉnh Hòa nói: “Công dụng của cẳng chân là để đi, nay chặn cẳng chân thì không đi được. Nhưng thiên chức của âm là thuận theo dương, nên vẫn phải “tùy dương”. Đã không thể động lại phải “tùy dương”, không thể tự chủ, cho nên kì tâm bất khoái”.

Bạch thư Chu dịch chép: “Căn kì phì bất đăng kì tùy kì tâm bất khoái”.

Tượng viết: “Bất chửng kì tùy”, vị thoái thính dã.

Tượng truyện nói: “Hào Sáu Hai không thể bước lên đội kẻ vốn nên đi theo”, lại không có cách nào lui nghe mệnh lệnh, ghìm chặn (vì vậy trong lòng không khoan khoái).

Thuyết minh: thính, là nghe; câu này hợp với câu bất chửng kì tùy ở trên, nói lên hào Hai bị ép phải ghìm chặn, tiến thì không thể “thừa” kẻ vốn nên đi theo, lui thì không thể nghe theo mệnh lệnh. Thượng Bỉnh Hòa nói: “Thính là theo, công dụng của cẳng chân là cất bước đi lên, “bất chửng” là không động, không đi lên mà “thoái thính” vậy; nhưng hào dương ở trên, nghĩa là tất phải theo đi, thế mà lại không thể “thoái thính”; tiến lui không thể tự chủ, cho nên tâm bất khoái”.

Sở dĩ chẳng cứu được thì đi theo vậy, là người trên chưa biết nghe theo kẻ dưới. Chu Hy nói: “Người trên tức là Tam chẳng chịu lui xuống mà nghe theo Nhị vậy”. Hồ Vân Phong nói: “Nhị và Tam đều có chữ Tâm, Nhị nói chẳng cứu được nên tâm bất khoái, Tam chẳng nghe Nhị nên có lệ huân tâm (đốt cháy lòng)”.

Hào Sáu Hai mềm, ở ngôi giữa được ngôi, trên đội hào Chín Ba, động không có gì không chính, thế mà bị cưỡng ép “chỉ”. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Đây là tình trạng thực hiện sự “chỉ” không đúng chỗ”.

Cửu Tam, cấn kỳ hạn, liệt kỳ di, lệ huân tâm.

Hào Chín Ba, ghìm chặn sự vận động của lưng đến nỗi đứt cả chỗ thăn lưng (nơi trên dưới giao nhau ở cơ thể), nguy hiểm như cháy ruột.

Chú thích: hạn, là giới hạn, trong câu này chỉ chỗ trên dưới giao nhau của cơ thể người, tức là lưng; liệt, Thích văn dẫn lời Mã Dung nói “là thăn lưng vậy”. Câu này nói lên hào Chín Ba ở giữa quẻ trên và quẻ dưới như lưng ở cơ thể người; nếu sự cử động của lưng bị ghìm chặn, chỗ thăn lưng bị đứt, sẽ có sự nguy cháy ruột, như vậy thì hung là biết được. Vương Bật nói: “Hạn là phần giữa thân người, hào Ba ở giữa hai tượng, cho nên nói cấn kì hạn; di là thăn lưng, chỉ ngay chỗ hạn, phân cắt ở khoảng giữa thân thể, cho nên liệt kì di mà lo như cháy ruột vậy”.

Hào Ba cương ở ngôi cương lại bất trung, mà làm chủ quẻ Cấn là quyết ngừng; nơi phân cách trên dưới đều hàm nghĩa ngừng, đó là ngừng hẳn mà không trở lại (vãng lai). Xương sống người ta, đốt sống trên dưới chẳng phụ thuộc nhau sao? ý nói ngừng bên dưới thì bền, nghĩa là tĩnh dưới thì trên mới có thể động; đạo ngừng chỉ quý ở được tiện nghi (hàm nghĩa theo xương sống và đốt sống), ví như khi còn chưa bị thoái hóa cột sống; trái lại thì ngược với đời, lìa tuyệt với vật, cũng như Nhị âm nhu bị cương khống chế nên chẳng vui, còn Tam dương cương bị nhu hãm nên nguy cháy ruột vậy.

Tượng viết: “Cấn kì hạn”, nguy huân tâm dã.

Tượng truyện nói: “Ghìm chặn sự vận động của lưng”, nói lên sự nguy hiểm của hào Chín Ba sẽ như cháy ruột.

Thuyết minh: Hào Chín Ba dương cứng, được ngôi, chính là nên thận trọng trong sự đi, thế mà lại bị “chỉ”, khiến đứt thăn. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Hào này cũng nêu rõ sự “chỉ” ở đây là không đúng chỗ”. Khi cứ đứng bền mãi một chỗ, chẳng thể tiến lui được, đây là hiện tượng như lửa đốt lòng. 

Lục Tứ, cấn kì thân, vô cữu.

Hào Sáu Bốn, ghìm chặn ở phần thân mình, không để vọng động, tất không cữu hại.

Chú thích: thân là thân mình, ở đây chỉ hào Sáu Bốn như phần thân của con người, nên có tượng như vậy. Lấy chất mềm ở ngôi mềm, “chỉ” đúng chỗ, do vậy nên vô cữu. Vương Bật nói: “Phía trên của phần giữa gọi là thân, “xéo” đúng ngôi, cầu “chỉ” ở nơi thân mình được đúng chỗ, cho nên không bị rơi vào lỗi lầm vậy”.

Tứ là ngôi Đại thần, ngừng cái việc đáng ngừng trong thiên hạ. Âm nhu không ứng tức là chẳng gặp dương cương, cho nên chẳng ngăn được vật, tuy tự mình ngừng thì không lỗi. Trương Trung Khê nói: “Các quẻ, duy có Hàm và Cấn lấy thân làm tượng, đó là nghĩa “cận thủ chư thân”. Tứ thì chính, là ngôi của tâm, lại chẳng nói tâm mà nói thân, là vì tâm chẳng thấy được, mà thân là bờ cõi của tâm, thấy thân ngừng thì biết tâm ngừng, thì sao có lỗi về sự động càn bậy”.

Tượng viết: “Cấn kì thân”, chỉ chư cung dã.

Tượng truyện nói: “Ghìm chặn nơi thân mình không để vọng động”, nói lên Sáu Bốn có thể tự ghìm chặn yên giữ ngôi mình.

Thuyết minh: Chỉ chư cung – câu này như nói tự ghìm chặn. Vương Bật nói: “Tự ghìm chặn thân mình, không phân ra toàn cơ thể”. Khổng Dĩnh Đạt nói: “Cung, cũng như thân mình vậy. Nói rõ có thể chặn đứng ở thân mình, không gấp vội mà động vậy”. Nếu vậy thì thật là ức chế, bộc lộ sự kìm hãm bản năng trong khuôn khổ chữ “đức”.

Không làm được việc ngừng của thiên hạ, mà chỉ ngừng lấy thân mình, há đủ xưng là Đại thần sao ?

Lời quẻ nói bất hoạch kì thân, hào Bốn nói cấn kì thân, hai câu này hàm nghĩa khác nhau. Lời quẻ nói về đang ở vào thời “chỉ”, không để thân mình quay về phía tà dục, là nơi bị ghìm chặn, có nghĩa là không nhìn thấy nơi tà dục, lòng không biết thì không loạn; Còn đối với lời hào Bốn nói về sự ghìm chặn tự thân không để vọng động, về nghĩa thì giống với Đại tượng truyện nói là tư bất xuất kì vị, yên ngừng ở phận mình.

Lục Ngũ, cấn kì phụ, ngôn hữu tự, hối vong.

Hào Sáu Năm, ghìm chặn miệng mình, không để nói càn, nói phải rành mạch đâu ra đấy, hối hận sẽ mất. 

Chú thích: phụ, hàm răng trên, giống phụ chú hào Sáu Trên quẻ Hàm, ở quẻ này chỉ miệng; tự chỉ rành mạch. Lời hào nói lên Sáu Năm mềm, ở ngôi cao tôn quý, ở giữa không lệch, như ở vị trí của miệng; có tượng thận trọng “chặn” miệng lại mà nói rành mạch đâu ra đấy cho nên hối sẽ tiêu tan.

Hào Sáu Năm làm chủ quẻ Cấn, làm chủ việc ngừng trong thiên hạ, mà tài âm nhu, sợ rằng chẳng đương nổi trách nhiệm giữa lời nói và việc làm về nghĩa của nó. Mồm mép là nơi phát ra của lời nói, ngừng ở mồm mép thì ăn năn mất. Cấn kỳ phụ là ngừng ở trong xương quai hàm, sao lại nói có ăn năn ? Là vì âm ở ngôi dương vậy.

Vương Bật nói: “Làm sự “chỉ” ở “phụ, ở vào ngôi giữa, cho nên miệng không để cho nói chọn lời “hối” vậy” (như sẽ làm mất hối).

Tượng viết: “Cấn kì phụ”, dĩ trung chính dã.

Tượng truyện nói: “Ghìm chặn miệng mình, không để nói càn”, nói lên hào Sáu Năm có thể ở ngôi giữa giữ chính.

Thuyết minh: Chu Hy nói: “Chữ ‘chính’ là chữ thừa, khớp vần đủ thấy”. Lời này rât đáng chấp nhận. Cung Hoán nói: “Cấn kì phụ, không phải là không nói, nói rành mạch đâu ra đấy, do vì là ‘cấn’ vậy”.

Cái thiện của hào Năm là được ‘trung’, nói ‘cấn kì phụ’ là ngừng ở trong. Lời nói lấy được trung để thực hiện sự chính, ví như vua Cao Tôn ba năm không nói, mà khi nói một tiếng thì bốn bể cảm phục, vua Uy Vương ba năm chẳng kêu, mà khi la một tiếng thì nước Tề phải sợ, cho nên nói có đức thì phát ra lời nói.

Thượng Cửu, đôn cấn, cát.

Hào Chín Trên, lấy phẩm đức đôn hậu để ghìm chặn ta dục, tốt lành.

Chú thích: Hào Chín Trên ở cuối quẻ Cấn, là tượng ghìm chặn cùng cực, cho nên tuy là dương cứng mà lại đôn hậu; dùng đức đó để ghìm chặn tà dục, nên được tốt lành. Chín (cửu) lấy cương thực ở trên, đôn là rất thực, người ta ở lúc ngừng khó giữ được lâu, cho nên phải có khí tiết, hoặc dời đi ở lúc giữ muộn, hoặc mất ở việc trót, hoặc bỏ ở sự lâu, đều là việc lo của người ta – cho nên nói, cẩn thận ở sự ngừng thì cát.

Vương Bật nói: “Ở ngôi cuối sự “chỉ”, là sự “cực chỉ” vậy. Lấy sự đôn hậu làm trọng trên hết, không bị sa vào điều trái, điều càn, nên là cát vậy”.

Tượng viết: “Đôn cấn chi cát”, dĩ hậu trung dã.

Tượng truyện nói: “Lấy phẩm đức đôn hậu để ghìm chặn ta dục mà được tốt lành”, nói lên hào Chín Trên với bản chất tốt đẹp đã giữ vững đến lúc cuối.

Thuyết minh

Trinh Di nói: “Việc trong thiên hạ, duy giữ được đến lúc cuối là khó. Đôn hậu trong sự “chỉ” là kẻ có cuối đó; hào Trên mà tốt, là do có thể dốc lòng, dốc sức vào cuối vậy”.

Chu Hy nói: “Cấn là một quẻ rất tốt, động mà chẳng mất thời thì đạo được sáng tỏ, lại cương kiện mà đốc thực, làm cho đức ngày càng sáng thêm mới, đều là tượng Cấn”.

Khâu Kiến An nói: “Sáu hào quẻ Cấn là Tam và Thượng làm chủ, Tam liền với hai hào âm ở trên có tượng quẻ Chấn, thành ra mất đi cái nghĩa “cấn chỉ”, mà cái thời dụng của “cấn chỉ” là ở trên, cho nên Thương nói “đôn cấn cát”, còn Tam thì nói “cấn lệ huân tâm”. Bốn hào âm đều theo dương mà ngừng, cho nên hợp cả hai thể của quẻ Cấn thì biết được nghĩa trùng cấn vậy”.

Lý Kính Trì cho đôn là giả tá cho đoan. Thuyết văn giải tự giảng đoan là: “lúc khởi đầu của muôn vật”. Thêm nữa, Đoàn Ngọc Tài chú Thuyết văn giải tự giảng: “Đoan cũng giống như đầu”. Tham khảo thêm Hệ từ nghĩa quẻ Cấn: kết thúc và khởi đầu.

LỜI BÀN

Quẻ Cấn lấy nghĩa ở sự “chỉ” để đi sâu phân tích lẽ “ghìm chặn” sự tà dục. Lễ ký – Nhạc kí nói: “Dâm thanh loạn sắc không để lại sự thông minh; dâm nhạc tà lễ không tiếp nối được tâm thuật; phong khí lười biếng tà dịch, không nên tồn giữ ở trên người”. Chính các điều gọi là “không để lại”, “không tiếp nối”, “không tồn giữ” là tương thông với lẽ “ghìm chặn” của quẻ Cấn. 

Ý của “cấn kỳ bối” trong lời quẻ để triển khai phương thức đẹp nhất của sự “chỉ tà”, là khiến cho người ta “cách tuyệt tà dục”, nhấn mạnh công hiệu của điều “tâm bất loạn” thì hà tất phải “chỉ”. Tiền Trung Thư dẫn câu “Gương quý trong truyện phong nguyệt là nên soi mặt trái” trong Hồng lâu mộng, nói rằng: “hễ cứ soi mặt trái là có thể trị được sự “vọng động”, khớp hợp một cách kỳ diệu với ý tưởng của quẻ Cấn.

Ý nghĩa sáu hào trong quẻ lần lượt “thủ” tượng từ các bộ phận của cơ thể con người, nhằm bộc lộ các tình trạng hoặc được, hoặc mất của sự “ghìm chặn” từ mỗi góc độ khác nhau. Sáu Hai như “cẳng chân” đáng đi mà không đi được. Chín Ba như “phần lưng” nên động mà không thể động, đồng thời thuộc tượng thực hiện sự “chỉ” không thích đáng. Sáu Đầu “chỉ” ngay trước khi “ngón chân” chuẩn bị cất bước. Sáu Bốn tự “chỉ” ở thân mình. Sáu Năm thận trọng “chỉ” ở “miệng” mình. Chín Trên đôn hậu trong sự “chỉ”, đều là tượng thực hiện sự “chỉ” đúng lẽ. 

Nghĩa lý sâu của quẻ Cấn dụ ý “ghìm chặn” ở đây không phải tuyệt đối nhấn mạnh “bất hành”. Lời Thoán nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa “hành” với “chỉ”, thông qua hào Sáu Năm sau khi “ghìm chặn miệng”, sẽ nói năng được rành mạch đâu ra đấy, “tượng lệ” rõ ràng của sự lấy “chỉ” mà cầu “hành”, nói lên mục đích của sự “chỉ” là ở chỗ giữ sao cho cầu “hành” được chính xác. Đó là hàm nghĩa tinh tế “hành chính” tất trước tiên phải “chỉ tà”, lấy sự “ghìm chặn” làm tiền đề cho sự “tiến thủ”.

(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button