Tử vi

Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa _phần 1

Khởi điểm của ông Trị chỉ có đúng địa bàn 12 cung. Với giả sử rằng lý tuần hoàn của trái đất ứng với một đời người (một năm = một đời người chết già) ông suy ra được rằng Thái Âm ứng với tháng, Thái Dương ứng với giờ bằng lý thiên văn.

(Theo tôi, nhìn ra Thái Âm ứng tháng, Thái Dương ứng giờ là đã tìm ra cái chìa khóa quan trọng nhất của khoa Tử Vi. Theo lời ông Trị tự thuật thì ông suy ngẫm về cái bí mật của cặp sao Âm Dương liên tục 18 năm mà không tìm ra manh mối gì cả, sau nhờ thiền đốn ngộ mới hiểu ra cái lý của chúng).

Các sao còn lại là kết quả tất yếu, như sau:

Bạn đang xem: Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa _phần 1

1-Tử Phủ phải có mặt vì Âm Dương không phản ảnh đúng những biến đổi trên mặt địa cầu (lý này do tôi bổ túc).

2-Trong hoàn cảnh quân bình nhất của địa cầu, mọi cung đều phải có sao. Hoàn cảnh này là tháng 2 (tiết xuân phân) và tháng 8 (tiết thu phân). Nhưng địa bàn còn 9 cung trống, số sao thêm phải gần 9 mà thỏa lý âm dương, tức là thỏa lý số chẵn, do đó số sao thêm phải là 10, cộng với 4 sao có sẵn là Âm Dương Tử Phủ, kết quả tổng số sao phải là 14. (Tạ Phồn Trị).

Từ cách hình thành trên đây, có thể thấy Âm Dương Tử Phủ khác với 10 sao còn lại, nên tôi gọi chúng là 4 đế tinh. Hình như cách gọi này nhiều người không thích, nên cần phân biệt thêm là Tử Phủ ví như hai vua ở trung ương (Tử chính Phủ phụ), Âm Dương như hai ông tướng vùng (mỗi người một cõi, không có chính phụ).

3-Dùng lý của hậu thiên bát quái, định ra hai nhóm cung âm dương trên địa bàn, coi nhóm sao bắc đẩu ứng với âm, nhóm nam đẩu ứng với dương thì ra thứ tự các sao ứng với tháng 2 y hệt như lưu truyền, tức Tử Phủ Dần, Thái Âm Mão, Tham Lang Thìn v.v… (Tạ Phồn Trị)

Tái khám phá này là một đột phá to lớn của ông Trị, vì xưa nay những người nghiên cứu hoặc không hiểu 14 chính tinh ở đâu mà ra, hoặc cho rằng mình hiểu thì lý luận lại thiếu tính khoa học.

4-Dùng lý chẵn của âm dương và đòi hỏi tụ tán của tháng 2 (bình hòa), tháng 5 (cực đoan) thì phân ra được hai chùm sao Tử, Phủ. (Phần này do tôi bổ túc).

Kế tiếp, về tứ Hóa:

-Tứ Hóa ứng với 4 sự biến đổi lớn trên địa cầu, do vị trí tương đối của mặt trời mà sinh ra, nên Lộc Quyền Khoa Kỵ chẳng gì khác hơn là 4 thực thể tương ứng của 4 mùa xuân hạ thu đông. (Đây không phải là tái khám phá của ông Trị, vì nhiều nhà nghiên cứu Tử Vi đã tin như vậy từ lâu rồi).

-Hóa ứng với thế cực đoan, thế cùng (cùng tắc biến) nên hoàn cảnh được xử đụng để định tứ hóa là tháng 5 hoặc tháng 11. Hai tháng cho lời giải như nhau nên chọn tháng 5. Thái Âm ứng tháng nên tháng 5 thì Thái Âm cư Ngọ, ngoài ra phải thêm một lý nữa là mượn tính bình đẳng (nhiệt độ) của trục Mão Dậu để đưa hai sao Liêm Phá từ Mão sang Dậu để tăng độ cực đoan đến mức tối đa trong bài giải tứ Hóa. Kết quả được Phủ Tỵ, Đồng Âm Ngọ, Tham Vũ Mùi, Cự Nhật Thân, Liêm Phá Dậu (mượn cung của Tướng), Cơ Lương Tuất, Tử Sát Hợi. (Tạ Phồn Trị).

-“Ta” có bản chất của ta, đồng thời chịu ảnh hưởng bên ngoài, cộng lại thành số mệnh. Trong bài toán tử vi “ta” ứng với tháng ngày giờ, ảnh hưởng bên ngoài ta ứng với năm, gồm có can năm và chi năm. (Phần này do tôi bổ túc).

-Ảnh hưởng bên ngoài ta có thể phân làm hai loại, một là của mặt trời, hai là các thiên thể còn lại trong thái dương hệ. Ảnh hưỏng của các thiên thể còn lại trong thái dương hệ được phản ảnh qua các sao thuộc chi năm, nhất là vòng Thái Tuế. Ảnh hưởng của mặt trời vì thế phải được phản ảnh qua can năm. Do đó tứ Hóa định bằng can năm. (Phần này do tôi bổ túc).

-Phó tinh là sao không có bản sắc riêng, nên không có yếu tố biến hóa. Do đó phó tinh không hóa. Phó tinh gồm có: Tướng là phó tinh của Phá Quân, Phủ là phó tinh của Tử Vi, và Sát là phó tinh của Thiên Phủ (Tạ Phồn Trị).

-Lộc Quyền ứng với hai mùa Xuân Hạ. Xuân Hạ cùng ứng với sự sinh động, tiến bộ, hòa hợp nên Lộc Quyền được xét chung với nhau, theo lý “Lộc trước Quyền sau”. Thêm nữa, vì hai mùa Xuân Hạ phối hợp tốt đẹp với nhau, trong bài toán Tử Vi hai chùm Tử Phủ được phối hợp với nhau và vận chuyển thuận lý (theo chiều thời gian) để định Lộc Quyền. Ra được kết quả y hệt như bảng Lộc Quyền hiện hành. (Tạ Phồn Trị).

Theo tôi đây là một tái khám phá rất vĩ đại, vì nguồn gốc tứ Hóa là một bí mật to lớn của khoa Tử Vi, các lập luận khác mà tôi được đọc qua đều thấy rất hàm hồ tùy hứng.

-Kỵ ứng với mùa đông. Đông có tính chết chóc, thụt lùi, chia rẽ nên bài toán hóa Kỵ có hai đặc điểm. Một là hai chùm Tử Phủ phải tách rời nhau và đều vận chuyển nghịch lý. Hai là năm dương thì chính nhóm sao dương (tức chùm sao Tử Vi) bị hóa Kỵ, năm âm thì chính nhóm sao âm (tức chùm sao Thiên Phủ) bị hóa Kỵ. Dùng luật này suy ra kết quả của nhóm can dương là: Giáp Dương, Bính Liêm, Mậu Cơ, Canh Đồng, Nhâm Vũ. (Tạ Phồn Trị)

Kết quả này của ông Trị hết sức quan trọng, vì nó giải vấn nạn can Canh. “Canh Nhật Vũ Âm Đồng” hay “Canh Nhật Vũ Đồng Âm”. Theo lý luận này của ông Trị can Canh Âm không thể nào hóa Kỵ vì Âm là sao của nhóm âm, không thỏa điều kiện năm dương sao dương hóa Kỵ.

-14 chính tinh không đủ để giải bài toán hóa Kỵ cho 5 can âm, vì vậy Tử Vi phải đặt thêm cặp sao Xương Khúc. (Tạ Phồn Trị).

Đây là một luận đề quan trọng của ông Trị. Nó giải thích lý do tại sao Xương Khúc có mặt trong bài toán Tử Vi.

-Hóa Khoa ứng với mùa thu, dừng lại, điều chỉnh sau sự phát triển quá độ của mùa hạ. Điều chỉnh là không tiến cũng không lùi vì vậy luật định hóa Khoa phải khác với Lộc Quyền, và cũng khác với Kỵ. (Tạ Phồn Trị).

-Khi giải bài toán hóa Khoa, 14 chính tinh và Xương Khúc vẫn chưa đủ, nên phải thêm hai sao Tả Hữu. (Tạ Phồn Trị).

Đây là một luận đề quan trọng khác của ông Trị. Nó giải thích tại sao Tả Hữu có mặt trong bài toán Tử Vi.

Mặc dù có vài góc cạnh bất đồng với ông Trị, tôi tin là ông đã lật mở những bí mật quan trọng bậc nhất của khoa Tử Vi. Thuyết của ông giải thích được tại sao có 14 chính tinh, tại sao các chính tinh lại theo thứ tự như vậy, tại sao tứ hóa lại được an như vậy mà không khác; đều là những vấn nạn hàng đầu của khoa Tử Vi. Ngoài ra, cùng trong cái lý nhất quán ấy ông suy ra được lý do hiện hữu của hai cặp sao bí mật của Tử Vi là Xương Khúc Tả Hữu cũng như lý do tại sao chúng được tham dự trong bài toán tứ Hóa (các sao Không Kiếp Hình Riêu Thiên Địa Giải Thai Cáo Thai Tọa Quang Quý thì có thể suy ra được sau khi chấp nhận sự hiện diện của Xương Khúc Tả Hữu nên không bàn đến ở đây).

Quan trọng hơn nữa đối với tôi là thuyết của ông Trị hoàn toàn phù hợp với phương pháp lý luận của khoa học hiện đại. Điểm này cần nhấn mạnh, vì trước và sau ông Trị đã có nhiều vị cố giải thích lý do hiện hữu của 14 chính tinh và tứ Hóa rồi, nhưng tôi thú thật là đọc qua các lý luận ấy tôi chẳng thấy phù hợp chút nào với kiến thức khoa học hiện đại. Chẳng hạn thuyết cho rằng mỗi chính tinh ứng với một sao trên trời có vấn đề lớn là trục trái đất liên tục xoay trong vũ trụ nên vị trí các sao bây giờ đã khác hẳn mấy ngàn năm trước, và vài ngàn năm sau lại càng khác xa hơn nữa.

Tôi rất vui mừng vì thế hệ sau tôi còn nhiều người muốn nghiên cứu khoa Tử Vi một cách nghiêm chỉnh như anh. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cần nói rõ rằng mấu chốt của bài toán LQKK được ông Trị hé mở mới 11 năm trước thôi (1995), và ngay trong chính lời giải của ông Trị tôi đã thấy có vài vấn đề mà tôi đã mạn phép sửa chữa.

Nói rõ thế để anh cũng như các bạn trẻ khác thấy rằng việc nghiên cứu Tử Vi cũng như nghiên cứu khoa học, chẳng có ai có mọi lời giải, chúng ta -bất chấp tuổi tác phái tính- phải học hỏi lẫn nhau, và trong các vấn đề chưa ngã ngũ thì mỗi người phải tự đốt đuốc mà đi, tìm con đường cho riêng mình, rồi khi thấy người ta có điểm hay thì mạnh dạn bỏ cái dở kém cùa mình mà học cái ưu việt của họ; ngược lại thấy cái sai của người hay cũng phải dám mạnh dạn bỏ đi hoặc sửa lại cho đúng. Tóm lại phải luôn luôn mở mắt ngóng tai, lọc cái sai chọn cái đúng, tuần tự nhi tiến.

Lời mào đầu như vậy đã xong, nay tôi xin vào đề:

Theo tôi, Tử Vi là bài toán tổng hợp của rất nhiều tín hiệu. Chủ trương của tôi là không bỏ tín hiệu nào cả, nhưng phải phân định tín hiệu nào là chính, tín hiệu nào là phụ.

Các cung trên lá số chứa sẵn một loại tín hiệu, đó là tín hiệu ngũ hành. Tín hiệu này dĩ nhiên có ảnh hưởng, nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó mạnh bao nhiêu. Câu hỏi này chỉ trả lời được khi ta xét mỗi một vấn đề từ gốc rễ của nó.

Trong bài toán tứ Hóa, nhờ bài giải nhất quán của ông Trị (phù hợp với cách an tứ Hóa được lưu truyền) ta có thể tin rằng tứ Hóa quả đã được người xưa đặt ra để tương ứng với 4 trạng thái của địa cầu (Xuân Hạ Thu Đông) và phản ánh 4 cảnh biến của đời sống (Sinh Thành Trụ Diệt). “Hóa” như vậy có nghĩa là biến đổi từ một hoàn cảnh có sẵn. Thực thể nhận sự biến đổi dĩ nhiên là các chính tinh liên hệ hoặc Xương Khúc Tả Hữu.

Vì là tác nhân của sự biến đổi, khả năng tạo biến đổi dĩ nhiên phải là tính chất chính của tứ Hóa. Biến đổi có ý nghĩa nhất khi nó chính là đáp số phù hợp với đòi hỏi của hoàn cảnh. Từ đó tôi suy ra rằng hóa Lộc mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Lộc, hóa Quyền mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Quyền v.v…

Lấy trường hợp hóa Lộc. Tôi ví Lộc như đồ ăn. Chính tinh miếu vượng không bị phá cách như nhà giàu no đủ, thêm đồ ăn cũng tốt đấy (nhưng phải coi chừng bội thực hoặc “ăn no rửng mỡ” thành tai hại). Ngược lại chính tinh cực hãm thì như Hàn Tín sắp chết đói, hóa Lộc dù theo lý ngũ hành kém cỏi bao nhiêu vẫn là “bát cơm Phiến mẫu”, chính là yếu tố “cùng tắc biến” thay đổi cả một đời người.

Thành thử tôi cho rằng yếu tố quan trọng nhất để định độ mạnh yếu của LQKK là hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH).

Các thuyết như Lộc Quyền đắc ở mộc hỏa, hãm ở kim thủy, hóa Lộc vô dụng ở tứ Mộ, Kỵ đắc ở tứ mộ v.v… đa số dựa trên lý ngũ hành của các cung.

Chúng ta đều biết các khoa mệnh lý đều dựa trên hai thuyết hợp lại là âm dương và ngũ hành (gọi chung là thuyết âm dương ngũ hành). Dựa trên cách hình thành, tôi cho rằng trong khoa Tử Vi lý âm dương đóng vai chủ yếu, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Thế nhưng các luật ngũ hành của tứ Hóa theo tôi vẫn có chỗ hữu ích, miễn là ta biết giới hạn phạm vi (mà tôi cho là khiêm nhượng) của chúng khi áp dụng vào thực tế.

Vắn tắt, khi luận tứ Hóa tôi coi hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH) là chủ yếu, lý ngũ hành và các lý khác (kể cả Tuần Triệt) như gia vị tăng giảm hiệu ứng mà thôi.

Ngoài ra, cũng xin tiết lộ một tái khám phá của tôi (hoàn toàn lý thuyết, còn cần nhiều kiểm chứng) là Khôi Việt có công năng giải cái nguy của Kỵ. Đặc biệt khi chính tinh hoặc Xương Khúc cực hãm lại hóa Kỵ, được có Khôi hoặc Việt cùng cung hoặc hội họp thì chẳng sợ cái nguy của Kỵ nữa.

Nhưng tôi muốn chia sẻ với bạn thế này. Thời còn trẻ, tôi mê Tử Vi rồi bỏ nó vì thấy nó không trả lời được nhiều câu hỏi có thể gọi là “cắc cớ” của tôi, chẳng hạn:

1. Chính tinh: Tại sao Tử Vi có 14 chính tinh? Chính tinh được đặt ra bằng lý nào? Tại sao đúng 14 chính tinh mà không phải 12 (số cung trên địa bàn) hoặc 16 (vì 16=2×8 mà 8 là bát quái)? Tại sao Tử Vi hành thổ, Thất Sát hành kim v.v…? Một số sao mỗi sách nói một hành khác nhau vậy sách nào đúng, và tại sao đúng? Tại sao Thiên Đồng hãm ở Dậu (cung chính kim, sinh tính thủy của Thiên Đồng), tại sao Tử Vi kém ở Tí mà miếu ở Ngọ v.v…

2. Tứ hóa: Tứ hóa có ý nghĩa gì? Tại sao tứ Hóa an theo can năm mà không theo chi năm, hoặc tháng, hoặc giờ? Tại sao tứ Hóa an theo sao khác thay vì theo cung? Tại sao can Giáp lại Liêm Phá Vũ Dương mà không phải Phá Liêm Dương Vũ chẳng hạn, v.v…

Khi trở lại mệnh lý rồi, đọc nhiều sách tôi vẫn chẳng tìm được lời giải, mãi khi tình cờ đọc được sách của ông Trị mới như thấy ánh sáng cuối đường hầm. Mặc dù ông Trị chưa có lời giải cho 100% mọi câu hỏi của tôi, tôi cho rằng ông đã mở được cánh cửa bí mật nghìn năm của khoa tử vi, hy vọng chúng ta sẽ nương theo đó mà đạt những bước tiến mới giúp khoa Tử Vi nhảy vọt tới trước.

Hình như bạn cũng có nhiều câu hỏi giống tôi ngày xưa. Nhưng bây giờ bạn may mắn hơn vì bạn có một cái chìa khóa quan trọng trong tay, đó là những bước khởi đầu do ông Trị đề ra. Chỉ việc đọc sách cho kỹ (gạn lọc lỗi chính tả) bạn cũng sẽ nắm được cái chìa khóa đó y như tôi vậy.

Chúc việc nghiên cứu của bạn sớm thu hoạch nhiều kết quả.

Vài dòng đóng góp.

Nền tảng của mọi khoa mệnh lý Á đông là thuyết âm dương ngũ hành, điểm này thiết tưởng cần nhấn mạnh, kẻo không chú ý thì bị lạc đề mà không hay.

Tinh đẩu trong Tử Vi không gì khác hơn là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của Tử Vi (cũng như thần sát là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của các khoa ngũ tinh khác với Tử Vi).

Bởi vậy, rất cần chú ý. Đừng nệ vào ngôn từ, mà phải nắm cái gốc. Một khi hiểu tinh đẩu chính là lời giải của âm dương ngũ hành rồi thì sẽ có cái nhìn khác về tinh đẩu.

Tinh đẩu = một cách diễn tả lý âm dương ngũ hành.

Tóm lược lại, theo tôi âm dương ngũ hành là cái lý bề sâu của khoa Tử Vi, tinh đẩu là cách diễn tả bề mặt của cái lý đó cho mọi người dễ hiểu; nên nếu bảo “Tử Vi tinh đẩu quan trọng hơn âm dương ngũ hành” tôi sẽ đồng ý, ấy bởi vì nếu đã hiểu ý nghĩa tinh đẩu rồi mà còn thêm âm dương ngũ hành vào nữa tức là áp dụng một phép tính hai lần, may lắm thì chỉ thừa thãi mà thôi, nhưng nếu xui xẻo thì phạm sai lầm to lờn.

Vậy tại sao phải đặt vấn đề âm dương trọng hay ngũ hành trọng khi xét tinh đẩu? Xin thưa là vì có nhiều vị làm việc “xét lại” ý nghĩa tinh đẩu bằng lý âm dương ngũ hành, rồi thiên về một khía cạnh nào đó mà diễn giải, tạo thành cơ nguy là càng diễn giải càng xa rời cái ý nghĩa của âm dương ngũ hành vốn đã nằm sẵn sau các tinh đẩu. Cần chú ý đến âm dương ngũ hành khi xét tinh đẩu là cốt để tránh cái nguy cơ đó.

Thí dụ: Xét cách Thiên Đồng cư Dậu. Cách này sách bảo là hãm địa. Đây là một kết quả mà người xưa đã tìm ra và đã bao hàm ý nghĩa âm dương ngũ hành ở đằng sau rồi. Thế nhưng đời sau có người không biết lại lập luận rằng “Thiên Đồng thuộc dương thủy, mà Dậu là âm kim sinh thủy, nên Thiên Đồng miếu vượng ở Dậu”. Nếu coi ngũ hành là tiêu chuẩn xét tinh đẩu thì lập luận này có vẻ đúng (nhưng thực ra nó sai). Chính vì thế mà tôi mới nhấn mạnh rằng khi xét cách cục (tức tinh đẩu) thì phải coi âm dương là chính, ngũ hành là phụ. Một khi áp dụng quy luật ấy, sẽ (tái) khám phá rằng quả nhiên Thiên Đồng hãm ở Dậu là hợp lý.

Dĩ nhiên, nếu đã nắm vững ý nghĩa của tinh đẩu rồi thì chẳng cần dùng lý âm dương ngũ hành làm gì cho thừa thãi. Nhưng mấy người trong làng nghiên cứu Tử Vi dám xưng là nắm vững ý nghĩa tinh đẩu? Riêng tôi có chủ trương hồ nghi nên phương pháp của tôi là dùng lý âm dương ngũ hành để tái lập lại ý nghĩa của mọi tinh đẩu (y như kiểu reverse engineering của người tây phương).

Tái lập ý nghĩa tinh đẩu rất tốn công sức, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta đạt một mức hiểu biết có tính gốc rễ đáng tin cậy, thay vì phải học thuộc lòng tính chất tinh đẩu theo các sách xưa, vừa mất công vừa lo ngại họa tam sao thất bổn.

Kế tiếp, xin bàn chuyện sao đồng hành với bản mệnh.

Nhận xét sơ khởi: Tinh đẩu phản ảnh lý âm dương ngũ hành theo quy luật của khoa Tử Vi (có khác với các khoa khác).

Tôi cho rằng trong bài toán Tử Vi, cần phân biệt hai lực lượng là “ta” và “ngoài ta”. Theo suy luận của tôi, trong các tinh đẩu thì “ta” được đại biểu bởi các sao liên hệ đến tháng ngày giờ gồm có chính tinh và các phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu Không Kiếp Quang Quý Thai Tọa Thai Cáo Thiên Địa Giải (Triệt thì tôi còn trong vòng suy nghĩ, chưa ra kết quả tối hậu). “Ngoài ta” thì được đại biểu bằng can năm và chi năm. Tức là Tứ Hóa, vòng Thái Tuế, vòng Lộc Tồn v.v… đều là những lực lượng “ngoài ta” cả.

Còn lại nạp âm của năm sinh, tức là “bản mệnh” thì có liên hệ thế nào với khoa Tử Vi, là “ta” hay “ngoài ta”. Ở đây tôi dùng lời giải có sẵn của thuyết tam tài, theo đó can năm đại biểu trời, chi năm đại biểu đất, “bản mệnh” là thực thể do cả trời đất cộng lại mà thành, nên đại biểu nhân, tức là “ta”. Đây là cái “ta” ngoài lá số.

Cùng ứng với cái “ta” cả thì phải ăn khớp với nhau mới tốt. Bởi vậy có nhu cầu so sánh, xem bản mệnh có phù hợp với cái “ta” trong lá số không. Phù hợp thì như hai bộ phận ráp lại ăn khớp, tất có sự tốt đẹp, không phù hợp thì như hai bộ phận trái cựa, dù tốt cũng không hoàn hảo.

Như vừa trình bảy ở trên, cái “ta” trong lá số được đại biểu bởi chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc và các sao liên hệ. Quan trọng nhất dĩ nhiên là chính tinh.

Vấn đề là làm sao so sánh cái “ta” ngoài số (tức bản mệnh) và cái “ta” trong lá số (tức chính tinh?). Ở đây lý âm dương không có lời giải rõ rệt nào, do đó không có cách nào khác hơn là dùng lý ngũ hành.

Kế tiếp, giữa hai cái “ta” ngoài lá số và trong lá số thì cái nào gần với con người thật của ta? Thiết nghĩ phải là cái ta ngoài lá số, vì cái ta ấy phối hợp can năm và chi năm, nên có giao cảm tự nhiên với thiên (can) và địa (chi). Từ đó suy ra:

1.-Chính tinh đồng hành với bản mệnh là lý tưởng hơn hết, vì như vậy là hai cái ta “như hai mà một”, ứng hợp hoàn toàn.

2.-Chính tinh sinh bản mệnh cũng tốt (vì cái ta thật sự được cái ta lý thuyết sinh cho) nhưng không bằng trường hợp 1, vì như vậy là hai cái ta khác nhau, thế nào cũng phải có lúc trái cựa.

3.-Bản mệnh sinh chính tinh tạm tốt, nhưng kém trường hợp 2, vì cái ta thật sự phải sinh cho cho cái ta lý thuyết, không những có lúc trái cựa, mà còn bị nhiều mệt mỏi nữa.

4.-Bản mệnh khắc chính tinh là cái ta thật khắc cái ta lý thuyết, bất lợi.

5.-Chính tinh khắc bản mệnh là cái ta thật sự bị khắc, bất lợi hơn hết.

Từ lý luận trên, có thể thấy rằng đòi hỏi tương ứng ngũ hành giữa bản mệnh và chính tinh là kết quả của một lập luận hợp lý. Chỉ có vấn đề cấp độ mạnh yếu của tương ứng này là không rõ mà thôi. Tôi cho rằng đây là một tương ứng khá mạnh, ấy bởi vì ngũ hành là cái lý duy nhất có thể xử dụng để suy ra kết quả trong trường hợp này.

Tóm lại, tôi đồng ý sự tương ứng ngũ hành giữa chính tinh và bản mệnh là một yếu tố quan trọng. Về điểm này, tôi tin theo kết luận của cụ Thiên Lương.

Nhưng -vì đã coi âm dương là lý quan trọng nhất của Tử Vi- tôi không tin độ tương ứng (ngũ hành) giữa bản mệnh và chính tinh là yếu tố áp đảo. Về điểm này, chủ trương của tôi có phần khác với học phái Thiên Lương.

Vài dòng đóng góp.

1. Một vị bảo rằng tôi nói ông Tạ Phồn Trị thiền đốn ngộ 18 năm suy ra rằng can Canh Thiên Đồng hóa Kỵ.

Sự thật: Chuyện ông Trị đốn ngộ ra là cái lý của cặp sao Âm Dương, không phải cái lý của tứ Hóa. Ông cũng không hề nói rằng ông ngồi thiền 18 năm, chỉ nói là bế tắc về ý nghĩa của cặp Âm Dương 18 năm, nhờ thiền đốn ngộ mới suy ra (thời gian thiền không rõ, nhưng đốn ngộ có thể trong một giây hoặc một sát na).

Xem lại bài đầu tôi viết trong mục này sẽ thấy y hệt như thế.

2. Một vị khác bảo rằng ông Trị cho rằng thuyết ngũ hành là lời giải gần đúng của thuyết âm dương.

Sự thật: Ông Trị không hề chủ trương ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương (và riêng bản thân tôi nghi rằng ông Trị vẫn cho rằng thuyết ngũ hành là toàn bích như mọi người khác).

Thuyết “ngũ hành chỉ gần đúng” này là do tôi tái khám phá ra bằng phương pháp khoa học, chẳng dính líu gì với ông Trị.

3. Khá nhiều người cho rằng ông Trị chủ trương khảo sát Tử Vi bằng phương pháp hoàn toàn khoa học.

Sự thật: Chủ trương của ông Trị khó biết vì ông chỉ ra đúng một quyển sách mỏng “Chu dịch dữ tử vi đẩu số” rồi biến mất, nhưng từ sách này tôi thấy ông là một dịch lý gia theo nghĩa rất cổ điển, nào là số thái huyền, nào là cách an Tử Vi liên hệ đến “đế xuất hồ Chấn”, nào là cách Cự Nhật ứng với quẻ “thủy hỏa kí tế”, nào là Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau trong hậu thiên bát quái v.v…

Thú thật đọc sách của ông Trị tôi thấy quá huyền hoặc, hiển nhiên không phải là một quyền sách khoa học.

Nhưng đời này rất lạ, có nhiều khi bằng phương pháp phi khoa học người ta lại tìm ra phát kiến mới có giá trị khoa học.

Tôi là người trọng khoa học, đọc sách của ông Trị tôi thấy cái giá trị khoa học ẩn tàng bên trong nên mới dùng ngôn ngữ khoa học để chứng minh những điều ông đã tái khám phá. Một mục đích của tôi là tạo cơ hội cho những người trong giới khoa học nhận ra rằng Tử Vi hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại rồi tham dự vào việc nghiên cứu, giúp Tử Vi mau chóng tiến bộ như mọi ngành khoa học khác thay vì cứ lẩn quẩn như ngàn năm qua trong trạng thái của một khoa học phôi thai.

Nếu việc khoa học hóa những tái khám phá của ông Trị về chính tinh và tứ Hóa có tính gượng ép thì người có tội là tôi, không phải ông Trị, vì -như đã nói- ông Trị không dùng ngôn ngữ khoa học mà chỉ dùng ngôn ngữ của dịch học và thuyết âm dương ngũ hành thôi.

Cuối cùng, một điểm có tính học thuật:

Một vị viết trên vietlyso.com rằng khi can Giáp xuất hiện, cùng sát na đó các can Ất, Bính, Đinh v.v… cũng có mặt trong bài toán Tử Vi; rồi dựa vào đó mà phê bình, rằng thuyết của ông Trị không thỏa lý này.

Tôi e vị này đã hiểu lầm thuyết của ông Trị, vì sự kiện “mọi can cùng hiện” cũng chính là giả sử mà ông Trị sử dụng, không những thế nó chính là một trong những mấu chốt quan trọng nhất (theo tôi thì nó chính là điểm đột phá) giúp ông định được cách an tứ Hóa.

Không phải mọi người đều đồng ý rằng Tử Vi nên được khoa học hóa, nên thiết tưởng cần trả lời tại sao nên khoa học hóa Tử Vi.

Khởi từ nhận xét:

Ở một thời xa xưa Tử Vi chỉ có người dạy và người học. Nhưng trong vòng trăm năm trở lại đây, có lẽ thời gian thẩm thấu đã đủ, người ta bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề với khoa này. Đặt vấn đề với Tử Vi rất dễ dàng, vì xưa nay cách học Tử Vi nặng về khẩu quyết mà thiếu nguyên lý, nên có thể nói rằng bất cứ đề tài nào liên hệ đến Tử Vi cũng có dẫy đầy câu hỏi.

Có đặt câu hỏi thì tất nhiên sẽ có trả lời câu hỏi. Ở Việt Nam trong hạ bán thế kỷ 20 có ông Thiên Lương viết hai tập Tử Vi nghiệm lý, xiển dương một số cách luận có phần khác truyền thống, trong đó quan trọng nhất là cái lý của vòng Thái Tuế. Ở Đài Loan, HK từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990 có thể gọi là một giai đoạn trăm hoa đua nở của khoa Tử Vi. Đột ngột số sách Tử Vi biến từ vài quyển thành mấy trăm quyển, kỳ nhân dị sĩ xuất hiện khắp nơi, trong đó người bảo là có bí mật gia truyền ngàn năm muốn lộ ra ngoài, người bảo mình nhờ thiền mà ngộ ra Tử Vi, nói chung đều xưng cách của mình là “đại đột phá”, “vô tiền khoáng hậu” v.v…

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Đăng bởi: Phật Giáo Việt Nam

Chuyên mục: Học tử vi

Xem thêm Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa _phần 1

Khởi điểm của ông Trị chỉ có đúng địa bàn 12 cung. Với giả sử rằng lý tuần hoàn của trái đất ứng với một đời người (một năm = một đời người chết già) ông suy ra được rằng Thái Âm ứng với tháng, Thái Dương ứng với giờ bằng lý thiên văn.

(Theo tôi, nhìn ra Thái Âm ứng tháng, Thái Dương ứng giờ là đã tìm ra cái chìa khóa quan trọng nhất của khoa Tử Vi. Theo lời ông Trị tự thuật thì ông suy ngẫm về cái bí mật của cặp sao Âm Dương liên tục 18 năm mà không tìm ra manh mối gì cả, sau nhờ thiền đốn ngộ mới hiểu ra cái lý của chúng).

Các sao còn lại là kết quả tất yếu, như sau:

1-Tử Phủ phải có mặt vì Âm Dương không phản ảnh đúng những biến đổi trên mặt địa cầu (lý này do tôi bổ túc).

2-Trong hoàn cảnh quân bình nhất của địa cầu, mọi cung đều phải có sao. Hoàn cảnh này là tháng 2 (tiết xuân phân) và tháng 8 (tiết thu phân). Nhưng địa bàn còn 9 cung trống, số sao thêm phải gần 9 mà thỏa lý âm dương, tức là thỏa lý số chẵn, do đó số sao thêm phải là 10, cộng với 4 sao có sẵn là Âm Dương Tử Phủ, kết quả tổng số sao phải là 14. (Tạ Phồn Trị).

Từ cách hình thành trên đây, có thể thấy Âm Dương Tử Phủ khác với 10 sao còn lại, nên tôi gọi chúng là 4 đế tinh. Hình như cách gọi này nhiều người không thích, nên cần phân biệt thêm là Tử Phủ ví như hai vua ở trung ương (Tử chính Phủ phụ), Âm Dương như hai ông tướng vùng (mỗi người một cõi, không có chính phụ).

3-Dùng lý của hậu thiên bát quái, định ra hai nhóm cung âm dương trên địa bàn, coi nhóm sao bắc đẩu ứng với âm, nhóm nam đẩu ứng với dương thì ra thứ tự các sao ứng với tháng 2 y hệt như lưu truyền, tức Tử Phủ Dần, Thái Âm Mão, Tham Lang Thìn v.v… (Tạ Phồn Trị)

Tái khám phá này là một đột phá to lớn của ông Trị, vì xưa nay những người nghiên cứu hoặc không hiểu 14 chính tinh ở đâu mà ra, hoặc cho rằng mình hiểu thì lý luận lại thiếu tính khoa học.

4-Dùng lý chẵn của âm dương và đòi hỏi tụ tán của tháng 2 (bình hòa), tháng 5 (cực đoan) thì phân ra được hai chùm sao Tử, Phủ. (Phần này do tôi bổ túc).

Kế tiếp, về tứ Hóa:

-Tứ Hóa ứng với 4 sự biến đổi lớn trên địa cầu, do vị trí tương đối của mặt trời mà sinh ra, nên Lộc Quyền Khoa Kỵ chẳng gì khác hơn là 4 thực thể tương ứng của 4 mùa xuân hạ thu đông. (Đây không phải là tái khám phá của ông Trị, vì nhiều nhà nghiên cứu Tử Vi đã tin như vậy từ lâu rồi).

-Hóa ứng với thế cực đoan, thế cùng (cùng tắc biến) nên hoàn cảnh được xử đụng để định tứ hóa là tháng 5 hoặc tháng 11. Hai tháng cho lời giải như nhau nên chọn tháng 5. Thái Âm ứng tháng nên tháng 5 thì Thái Âm cư Ngọ, ngoài ra phải thêm một lý nữa là mượn tính bình đẳng (nhiệt độ) của trục Mão Dậu để đưa hai sao Liêm Phá từ Mão sang Dậu để tăng độ cực đoan đến mức tối đa trong bài giải tứ Hóa. Kết quả được Phủ Tỵ, Đồng Âm Ngọ, Tham Vũ Mùi, Cự Nhật Thân, Liêm Phá Dậu (mượn cung của Tướng), Cơ Lương Tuất, Tử Sát Hợi. (Tạ Phồn Trị).

-“Ta” có bản chất của ta, đồng thời chịu ảnh hưởng bên ngoài, cộng lại thành số mệnh. Trong bài toán tử vi “ta” ứng với tháng ngày giờ, ảnh hưởng bên ngoài ta ứng với năm, gồm có can năm và chi năm. (Phần này do tôi bổ túc).

-Ảnh hưởng bên ngoài ta có thể phân làm hai loại, một là của mặt trời, hai là các thiên thể còn lại trong thái dương hệ. Ảnh hưỏng của các thiên thể còn lại trong thái dương hệ được phản ảnh qua các sao thuộc chi năm, nhất là vòng Thái Tuế. Ảnh hưởng của mặt trời vì thế phải được phản ảnh qua can năm. Do đó tứ Hóa định bằng can năm. (Phần này do tôi bổ túc).

-Phó tinh là sao không có bản sắc riêng, nên không có yếu tố biến hóa. Do đó phó tinh không hóa. Phó tinh gồm có: Tướng là phó tinh của Phá Quân, Phủ là phó tinh của Tử Vi, và Sát là phó tinh của Thiên Phủ (Tạ Phồn Trị).

-Lộc Quyền ứng với hai mùa Xuân Hạ. Xuân Hạ cùng ứng với sự sinh động, tiến bộ, hòa hợp nên Lộc Quyền được xét chung với nhau, theo lý “Lộc trước Quyền sau”. Thêm nữa, vì hai mùa Xuân Hạ phối hợp tốt đẹp với nhau, trong bài toán Tử Vi hai chùm Tử Phủ được phối hợp với nhau và vận chuyển thuận lý (theo chiều thời gian) để định Lộc Quyền. Ra được kết quả y hệt như bảng Lộc Quyền hiện hành. (Tạ Phồn Trị).

Theo tôi đây là một tái khám phá rất vĩ đại, vì nguồn gốc tứ Hóa là một bí mật to lớn của khoa Tử Vi, các lập luận khác mà tôi được đọc qua đều thấy rất hàm hồ tùy hứng.

-Kỵ ứng với mùa đông. Đông có tính chết chóc, thụt lùi, chia rẽ nên bài toán hóa Kỵ có hai đặc điểm. Một là hai chùm Tử Phủ phải tách rời nhau và đều vận chuyển nghịch lý. Hai là năm dương thì chính nhóm sao dương (tức chùm sao Tử Vi) bị hóa Kỵ, năm âm thì chính nhóm sao âm (tức chùm sao Thiên Phủ) bị hóa Kỵ. Dùng luật này suy ra kết quả của nhóm can dương là: Giáp Dương, Bính Liêm, Mậu Cơ, Canh Đồng, Nhâm Vũ. (Tạ Phồn Trị)

Kết quả này của ông Trị hết sức quan trọng, vì nó giải vấn nạn can Canh. “Canh Nhật Vũ Âm Đồng” hay “Canh Nhật Vũ Đồng Âm”. Theo lý luận này của ông Trị can Canh Âm không thể nào hóa Kỵ vì Âm là sao của nhóm âm, không thỏa điều kiện năm dương sao dương hóa Kỵ.

-14 chính tinh không đủ để giải bài toán hóa Kỵ cho 5 can âm, vì vậy Tử Vi phải đặt thêm cặp sao Xương Khúc. (Tạ Phồn Trị).

Đây là một luận đề quan trọng của ông Trị. Nó giải thích lý do tại sao Xương Khúc có mặt trong bài toán Tử Vi.

-Hóa Khoa ứng với mùa thu, dừng lại, điều chỉnh sau sự phát triển quá độ của mùa hạ. Điều chỉnh là không tiến cũng không lùi vì vậy luật định hóa Khoa phải khác với Lộc Quyền, và cũng khác với Kỵ. (Tạ Phồn Trị).

-Khi giải bài toán hóa Khoa, 14 chính tinh và Xương Khúc vẫn chưa đủ, nên phải thêm hai sao Tả Hữu. (Tạ Phồn Trị).

Đây là một luận đề quan trọng khác của ông Trị. Nó giải thích tại sao Tả Hữu có mặt trong bài toán Tử Vi.

Mặc dù có vài góc cạnh bất đồng với ông Trị, tôi tin là ông đã lật mở những bí mật quan trọng bậc nhất của khoa Tử Vi. Thuyết của ông giải thích được tại sao có 14 chính tinh, tại sao các chính tinh lại theo thứ tự như vậy, tại sao tứ hóa lại được an như vậy mà không khác; đều là những vấn nạn hàng đầu của khoa Tử Vi. Ngoài ra, cùng trong cái lý nhất quán ấy ông suy ra được lý do hiện hữu của hai cặp sao bí mật của Tử Vi là Xương Khúc Tả Hữu cũng như lý do tại sao chúng được tham dự trong bài toán tứ Hóa (các sao Không Kiếp Hình Riêu Thiên Địa Giải Thai Cáo Thai Tọa Quang Quý thì có thể suy ra được sau khi chấp nhận sự hiện diện của Xương Khúc Tả Hữu nên không bàn đến ở đây).

Quan trọng hơn nữa đối với tôi là thuyết của ông Trị hoàn toàn phù hợp với phương pháp lý luận của khoa học hiện đại. Điểm này cần nhấn mạnh, vì trước và sau ông Trị đã có nhiều vị cố giải thích lý do hiện hữu của 14 chính tinh và tứ Hóa rồi, nhưng tôi thú thật là đọc qua các lý luận ấy tôi chẳng thấy phù hợp chút nào với kiến thức khoa học hiện đại. Chẳng hạn thuyết cho rằng mỗi chính tinh ứng với một sao trên trời có vấn đề lớn là trục trái đất liên tục xoay trong vũ trụ nên vị trí các sao bây giờ đã khác hẳn mấy ngàn năm trước, và vài ngàn năm sau lại càng khác xa hơn nữa.

Tôi rất vui mừng vì thế hệ sau tôi còn nhiều người muốn nghiên cứu khoa Tử Vi một cách nghiêm chỉnh như anh. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cần nói rõ rằng mấu chốt của bài toán LQKK được ông Trị hé mở mới 11 năm trước thôi (1995), và ngay trong chính lời giải của ông Trị tôi đã thấy có vài vấn đề mà tôi đã mạn phép sửa chữa.

Nói rõ thế để anh cũng như các bạn trẻ khác thấy rằng việc nghiên cứu Tử Vi cũng như nghiên cứu khoa học, chẳng có ai có mọi lời giải, chúng ta -bất chấp tuổi tác phái tính- phải học hỏi lẫn nhau, và trong các vấn đề chưa ngã ngũ thì mỗi người phải tự đốt đuốc mà đi, tìm con đường cho riêng mình, rồi khi thấy người ta có điểm hay thì mạnh dạn bỏ cái dở kém cùa mình mà học cái ưu việt của họ; ngược lại thấy cái sai của người hay cũng phải dám mạnh dạn bỏ đi hoặc sửa lại cho đúng. Tóm lại phải luôn luôn mở mắt ngóng tai, lọc cái sai chọn cái đúng, tuần tự nhi tiến.

Lời mào đầu như vậy đã xong, nay tôi xin vào đề:

Theo tôi, Tử Vi là bài toán tổng hợp của rất nhiều tín hiệu. Chủ trương của tôi là không bỏ tín hiệu nào cả, nhưng phải phân định tín hiệu nào là chính, tín hiệu nào là phụ.

Các cung trên lá số chứa sẵn một loại tín hiệu, đó là tín hiệu ngũ hành. Tín hiệu này dĩ nhiên có ảnh hưởng, nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó mạnh bao nhiêu. Câu hỏi này chỉ trả lời được khi ta xét mỗi một vấn đề từ gốc rễ của nó.

Trong bài toán tứ Hóa, nhờ bài giải nhất quán của ông Trị (phù hợp với cách an tứ Hóa được lưu truyền) ta có thể tin rằng tứ Hóa quả đã được người xưa đặt ra để tương ứng với 4 trạng thái của địa cầu (Xuân Hạ Thu Đông) và phản ánh 4 cảnh biến của đời sống (Sinh Thành Trụ Diệt). “Hóa” như vậy có nghĩa là biến đổi từ một hoàn cảnh có sẵn. Thực thể nhận sự biến đổi dĩ nhiên là các chính tinh liên hệ hoặc Xương Khúc Tả Hữu.

Vì là tác nhân của sự biến đổi, khả năng tạo biến đổi dĩ nhiên phải là tính chất chính của tứ Hóa. Biến đổi có ý nghĩa nhất khi nó chính là đáp số phù hợp với đòi hỏi của hoàn cảnh. Từ đó tôi suy ra rằng hóa Lộc mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Lộc, hóa Quyền mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Quyền v.v…

Lấy trường hợp hóa Lộc. Tôi ví Lộc như đồ ăn. Chính tinh miếu vượng không bị phá cách như nhà giàu no đủ, thêm đồ ăn cũng tốt đấy (nhưng phải coi chừng bội thực hoặc “ăn no rửng mỡ” thành tai hại). Ngược lại chính tinh cực hãm thì như Hàn Tín sắp chết đói, hóa Lộc dù theo lý ngũ hành kém cỏi bao nhiêu vẫn là “bát cơm Phiến mẫu”, chính là yếu tố “cùng tắc biến” thay đổi cả một đời người.

Thành thử tôi cho rằng yếu tố quan trọng nhất để định độ mạnh yếu của LQKK là hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH).

Các thuyết như Lộc Quyền đắc ở mộc hỏa, hãm ở kim thủy, hóa Lộc vô dụng ở tứ Mộ, Kỵ đắc ở tứ mộ v.v… đa số dựa trên lý ngũ hành của các cung.

Chúng ta đều biết các khoa mệnh lý đều dựa trên hai thuyết hợp lại là âm dương và ngũ hành (gọi chung là thuyết âm dương ngũ hành). Dựa trên cách hình thành, tôi cho rằng trong khoa Tử Vi lý âm dương đóng vai chủ yếu, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Thế nhưng các luật ngũ hành của tứ Hóa theo tôi vẫn có chỗ hữu ích, miễn là ta biết giới hạn phạm vi (mà tôi cho là khiêm nhượng) của chúng khi áp dụng vào thực tế.

Vắn tắt, khi luận tứ Hóa tôi coi hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH) là chủ yếu, lý ngũ hành và các lý khác (kể cả Tuần Triệt) như gia vị tăng giảm hiệu ứng mà thôi.

Ngoài ra, cũng xin tiết lộ một tái khám phá của tôi (hoàn toàn lý thuyết, còn cần nhiều kiểm chứng) là Khôi Việt có công năng giải cái nguy của Kỵ. Đặc biệt khi chính tinh hoặc Xương Khúc cực hãm lại hóa Kỵ, được có Khôi hoặc Việt cùng cung hoặc hội họp thì chẳng sợ cái nguy của Kỵ nữa.

Nhưng tôi muốn chia sẻ với bạn thế này. Thời còn trẻ, tôi mê Tử Vi rồi bỏ nó vì thấy nó không trả lời được nhiều câu hỏi có thể gọi là “cắc cớ” của tôi, chẳng hạn:

1. Chính tinh: Tại sao Tử Vi có 14 chính tinh? Chính tinh được đặt ra bằng lý nào? Tại sao đúng 14 chính tinh mà không phải 12 (số cung trên địa bàn) hoặc 16 (vì 16=2×8 mà 8 là bát quái)? Tại sao Tử Vi hành thổ, Thất Sát hành kim v.v…? Một số sao mỗi sách nói một hành khác nhau vậy sách nào đúng, và tại sao đúng? Tại sao Thiên Đồng hãm ở Dậu (cung chính kim, sinh tính thủy của Thiên Đồng), tại sao Tử Vi kém ở Tí mà miếu ở Ngọ v.v…

2. Tứ hóa: Tứ hóa có ý nghĩa gì? Tại sao tứ Hóa an theo can năm mà không theo chi năm, hoặc tháng, hoặc giờ? Tại sao tứ Hóa an theo sao khác thay vì theo cung? Tại sao can Giáp lại Liêm Phá Vũ Dương mà không phải Phá Liêm Dương Vũ chẳng hạn, v.v…

Khi trở lại mệnh lý rồi, đọc nhiều sách tôi vẫn chẳng tìm được lời giải, mãi khi tình cờ đọc được sách của ông Trị mới như thấy ánh sáng cuối đường hầm. Mặc dù ông Trị chưa có lời giải cho 100% mọi câu hỏi của tôi, tôi cho rằng ông đã mở được cánh cửa bí mật nghìn năm của khoa tử vi, hy vọng chúng ta sẽ nương theo đó mà đạt những bước tiến mới giúp khoa Tử Vi nhảy vọt tới trước.

Hình như bạn cũng có nhiều câu hỏi giống tôi ngày xưa. Nhưng bây giờ bạn may mắn hơn vì bạn có một cái chìa khóa quan trọng trong tay, đó là những bước khởi đầu do ông Trị đề ra. Chỉ việc đọc sách cho kỹ (gạn lọc lỗi chính tả) bạn cũng sẽ nắm được cái chìa khóa đó y như tôi vậy.

Chúc việc nghiên cứu của bạn sớm thu hoạch nhiều kết quả.

Vài dòng đóng góp.

Nền tảng của mọi khoa mệnh lý Á đông là thuyết âm dương ngũ hành, điểm này thiết tưởng cần nhấn mạnh, kẻo không chú ý thì bị lạc đề mà không hay.

Tinh đẩu trong Tử Vi không gì khác hơn là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của Tử Vi (cũng như thần sát là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của các khoa ngũ tinh khác với Tử Vi).

Bởi vậy, rất cần chú ý. Đừng nệ vào ngôn từ, mà phải nắm cái gốc. Một khi hiểu tinh đẩu chính là lời giải của âm dương ngũ hành rồi thì sẽ có cái nhìn khác về tinh đẩu.

Tinh đẩu = một cách diễn tả lý âm dương ngũ hành.

Tóm lược lại, theo tôi âm dương ngũ hành là cái lý bề sâu của khoa Tử Vi, tinh đẩu là cách diễn tả bề mặt của cái lý đó cho mọi người dễ hiểu; nên nếu bảo “Tử Vi tinh đẩu quan trọng hơn âm dương ngũ hành” tôi sẽ đồng ý, ấy bởi vì nếu đã hiểu ý nghĩa tinh đẩu rồi mà còn thêm âm dương ngũ hành vào nữa tức là áp dụng một phép tính hai lần, may lắm thì chỉ thừa thãi mà thôi, nhưng nếu xui xẻo thì phạm sai lầm to lờn.

Vậy tại sao phải đặt vấn đề âm dương trọng hay ngũ hành trọng khi xét tinh đẩu? Xin thưa là vì có nhiều vị làm việc “xét lại” ý nghĩa tinh đẩu bằng lý âm dương ngũ hành, rồi thiên về một khía cạnh nào đó mà diễn giải, tạo thành cơ nguy là càng diễn giải càng xa rời cái ý nghĩa của âm dương ngũ hành vốn đã nằm sẵn sau các tinh đẩu. Cần chú ý đến âm dương ngũ hành khi xét tinh đẩu là cốt để tránh cái nguy cơ đó.

Thí dụ: Xét cách Thiên Đồng cư Dậu. Cách này sách bảo là hãm địa. Đây là một kết quả mà người xưa đã tìm ra và đã bao hàm ý nghĩa âm dương ngũ hành ở đằng sau rồi. Thế nhưng đời sau có người không biết lại lập luận rằng “Thiên Đồng thuộc dương thủy, mà Dậu là âm kim sinh thủy, nên Thiên Đồng miếu vượng ở Dậu”. Nếu coi ngũ hành là tiêu chuẩn xét tinh đẩu thì lập luận này có vẻ đúng (nhưng thực ra nó sai). Chính vì thế mà tôi mới nhấn mạnh rằng khi xét cách cục (tức tinh đẩu) thì phải coi âm dương là chính, ngũ hành là phụ. Một khi áp dụng quy luật ấy, sẽ (tái) khám phá rằng quả nhiên Thiên Đồng hãm ở Dậu là hợp lý.

Dĩ nhiên, nếu đã nắm vững ý nghĩa của tinh đẩu rồi thì chẳng cần dùng lý âm dương ngũ hành làm gì cho thừa thãi. Nhưng mấy người trong làng nghiên cứu Tử Vi dám xưng là nắm vững ý nghĩa tinh đẩu? Riêng tôi có chủ trương hồ nghi nên phương pháp của tôi là dùng lý âm dương ngũ hành để tái lập lại ý nghĩa của mọi tinh đẩu (y như kiểu reverse engineering của người tây phương).

Tái lập ý nghĩa tinh đẩu rất tốn công sức, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta đạt một mức hiểu biết có tính gốc rễ đáng tin cậy, thay vì phải học thuộc lòng tính chất tinh đẩu theo các sách xưa, vừa mất công vừa lo ngại họa tam sao thất bổn.

Kế tiếp, xin bàn chuyện sao đồng hành với bản mệnh.

Nhận xét sơ khởi: Tinh đẩu phản ảnh lý âm dương ngũ hành theo quy luật của khoa Tử Vi (có khác với các khoa khác).

Tôi cho rằng trong bài toán Tử Vi, cần phân biệt hai lực lượng là “ta” và “ngoài ta”. Theo suy luận của tôi, trong các tinh đẩu thì “ta” được đại biểu bởi các sao liên hệ đến tháng ngày giờ gồm có chính tinh và các phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu Không Kiếp Quang Quý Thai Tọa Thai Cáo Thiên Địa Giải (Triệt thì tôi còn trong vòng suy nghĩ, chưa ra kết quả tối hậu). “Ngoài ta” thì được đại biểu bằng can năm và chi năm. Tức là Tứ Hóa, vòng Thái Tuế, vòng Lộc Tồn v.v… đều là những lực lượng “ngoài ta” cả.

Còn lại nạp âm của năm sinh, tức là “bản mệnh” thì có liên hệ thế nào với khoa Tử Vi, là “ta” hay “ngoài ta”. Ở đây tôi dùng lời giải có sẵn của thuyết tam tài, theo đó can năm đại biểu trời, chi năm đại biểu đất, “bản mệnh” là thực thể do cả trời đất cộng lại mà thành, nên đại biểu nhân, tức là “ta”. Đây là cái “ta” ngoài lá số.

Cùng ứng với cái “ta” cả thì phải ăn khớp với nhau mới tốt. Bởi vậy có nhu cầu so sánh, xem bản mệnh có phù hợp với cái “ta” trong lá số không. Phù hợp thì như hai bộ phận ráp lại ăn khớp, tất có sự tốt đẹp, không phù hợp thì như hai bộ phận trái cựa, dù tốt cũng không hoàn hảo.

Như vừa trình bảy ở trên, cái “ta” trong lá số được đại biểu bởi chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc và các sao liên hệ. Quan trọng nhất dĩ nhiên là chính tinh.

Vấn đề là làm sao so sánh cái “ta” ngoài số (tức bản mệnh) và cái “ta” trong lá số (tức chính tinh?). Ở đây lý âm dương không có lời giải rõ rệt nào, do đó không có cách nào khác hơn là dùng lý ngũ hành.

Kế tiếp, giữa hai cái “ta” ngoài lá số và trong lá số thì cái nào gần với con người thật của ta? Thiết nghĩ phải là cái ta ngoài lá số, vì cái ta ấy phối hợp can năm và chi năm, nên có giao cảm tự nhiên với thiên (can) và địa (chi). Từ đó suy ra:

1.-Chính tinh đồng hành với bản mệnh là lý tưởng hơn hết, vì như vậy là hai cái ta “như hai mà một”, ứng hợp hoàn toàn.

2.-Chính tinh sinh bản mệnh cũng tốt (vì cái ta thật sự được cái ta lý thuyết sinh cho) nhưng không bằng trường hợp 1, vì như vậy là hai cái ta khác nhau, thế nào cũng phải có lúc trái cựa.

3.-Bản mệnh sinh chính tinh tạm tốt, nhưng kém trường hợp 2, vì cái ta thật sự phải sinh cho cho cái ta lý thuyết, không những có lúc trái cựa, mà còn bị nhiều mệt mỏi nữa.

4.-Bản mệnh khắc chính tinh là cái ta thật khắc cái ta lý thuyết, bất lợi.

5.-Chính tinh khắc bản mệnh là cái ta thật sự bị khắc, bất lợi hơn hết.

Từ lý luận trên, có thể thấy rằng đòi hỏi tương ứng ngũ hành giữa bản mệnh và chính tinh là kết quả của một lập luận hợp lý. Chỉ có vấn đề cấp độ mạnh yếu của tương ứng này là không rõ mà thôi. Tôi cho rằng đây là một tương ứng khá mạnh, ấy bởi vì ngũ hành là cái lý duy nhất có thể xử dụng để suy ra kết quả trong trường hợp này.

Tóm lại, tôi đồng ý sự tương ứng ngũ hành giữa chính tinh và bản mệnh là một yếu tố quan trọng. Về điểm này, tôi tin theo kết luận của cụ Thiên Lương.

Nhưng -vì đã coi âm dương là lý quan trọng nhất của Tử Vi- tôi không tin độ tương ứng (ngũ hành) giữa bản mệnh và chính tinh là yếu tố áp đảo. Về điểm này, chủ trương của tôi có phần khác với học phái Thiên Lương.

Vài dòng đóng góp.

1. Một vị bảo rằng tôi nói ông Tạ Phồn Trị thiền đốn ngộ 18 năm suy ra rằng can Canh Thiên Đồng hóa Kỵ.

Sự thật: Chuyện ông Trị đốn ngộ ra là cái lý của cặp sao Âm Dương, không phải cái lý của tứ Hóa. Ông cũng không hề nói rằng ông ngồi thiền 18 năm, chỉ nói là bế tắc về ý nghĩa của cặp Âm Dương 18 năm, nhờ thiền đốn ngộ mới suy ra (thời gian thiền không rõ, nhưng đốn ngộ có thể trong một giây hoặc một sát na).

Xem lại bài đầu tôi viết trong mục này sẽ thấy y hệt như thế.

2. Một vị khác bảo rằng ông Trị cho rằng thuyết ngũ hành là lời giải gần đúng của thuyết âm dương.

Sự thật: Ông Trị không hề chủ trương ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương (và riêng bản thân tôi nghi rằng ông Trị vẫn cho rằng thuyết ngũ hành là toàn bích như mọi người khác).

Thuyết “ngũ hành chỉ gần đúng” này là do tôi tái khám phá ra bằng phương pháp khoa học, chẳng dính líu gì với ông Trị.

3. Khá nhiều người cho rằng ông Trị chủ trương khảo sát Tử Vi bằng phương pháp hoàn toàn khoa học.

Sự thật: Chủ trương của ông Trị khó biết vì ông chỉ ra đúng một quyển sách mỏng “Chu dịch dữ tử vi đẩu số” rồi biến mất, nhưng từ sách này tôi thấy ông là một dịch lý gia theo nghĩa rất cổ điển, nào là số thái huyền, nào là cách an Tử Vi liên hệ đến “đế xuất hồ Chấn”, nào là cách Cự Nhật ứng với quẻ “thủy hỏa kí tế”, nào là Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau trong hậu thiên bát quái v.v…

Thú thật đọc sách của ông Trị tôi thấy quá huyền hoặc, hiển nhiên không phải là một quyền sách khoa học.

Nhưng đời này rất lạ, có nhiều khi bằng phương pháp phi khoa học người ta lại tìm ra phát kiến mới có giá trị khoa học.

Tôi là người trọng khoa học, đọc sách của ông Trị tôi thấy cái giá trị khoa học ẩn tàng bên trong nên mới dùng ngôn ngữ khoa học để chứng minh những điều ông đã tái khám phá. Một mục đích của tôi là tạo cơ hội cho những người trong giới khoa học nhận ra rằng Tử Vi hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại rồi tham dự vào việc nghiên cứu, giúp Tử Vi mau chóng tiến bộ như mọi ngành khoa học khác thay vì cứ lẩn quẩn như ngàn năm qua trong trạng thái của một khoa học phôi thai.

Nếu việc khoa học hóa những tái khám phá của ông Trị về chính tinh và tứ Hóa có tính gượng ép thì người có tội là tôi, không phải ông Trị, vì -như đã nói- ông Trị không dùng ngôn ngữ khoa học mà chỉ dùng ngôn ngữ của dịch học và thuyết âm dương ngũ hành thôi.

Cuối cùng, một điểm có tính học thuật:

Một vị viết trên vietlyso.com rằng khi can Giáp xuất hiện, cùng sát na đó các can Ất, Bính, Đinh v.v… cũng có mặt trong bài toán Tử Vi; rồi dựa vào đó mà phê bình, rằng thuyết của ông Trị không thỏa lý này.

Tôi e vị này đã hiểu lầm thuyết của ông Trị, vì sự kiện “mọi can cùng hiện” cũng chính là giả sử mà ông Trị sử dụng, không những thế nó chính là một trong những mấu chốt quan trọng nhất (theo tôi thì nó chính là điểm đột phá) giúp ông định được cách an tứ Hóa.

Không phải mọi người đều đồng ý rằng Tử Vi nên được khoa học hóa, nên thiết tưởng cần trả lời tại sao nên khoa học hóa Tử Vi.

Khởi từ nhận xét:

Ở một thời xa xưa Tử Vi chỉ có người dạy và người học. Nhưng trong vòng trăm năm trở lại đây, có lẽ thời gian thẩm thấu đã đủ, người ta bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề với khoa này. Đặt vấn đề với Tử Vi rất dễ dàng, vì xưa nay cách học Tử Vi nặng về khẩu quyết mà thiếu nguyên lý, nên có thể nói rằng bất cứ đề tài nào liên hệ đến Tử Vi cũng có dẫy đầy câu hỏi.

Có đặt câu hỏi thì tất nhiên sẽ có trả lời câu hỏi. Ở Việt Nam trong hạ bán thế kỷ 20 có ông Thiên Lương viết hai tập Tử Vi nghiệm lý, xiển dương một số cách luận có phần khác truyền thống, trong đó quan trọng nhất là cái lý của vòng Thái Tuế. Ở Đài Loan, HK từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990 có thể gọi là một giai đoạn trăm hoa đua nở của khoa Tử Vi. Đột ngột số sách Tử Vi biến từ vài quyển thành mấy trăm quyển, kỳ nhân dị sĩ xuất hiện khắp nơi, trong đó người bảo là có bí mật gia truyền ngàn năm muốn lộ ra ngoài, người bảo mình nhờ thiền mà ngộ ra Tử Vi, nói chung đều xưng cách của mình là “đại đột phá”, “vô tiền khoáng hậu” v.v…

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button